SKKN Đa dạng hóa hình thức hoạt động luyện tập khi dạy phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11

Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập của giáo viên khi dạy môn Ngữ văn

Trước đây, do tâm lí coi nặng môn Văn là môn thuyết giảng nên nhiều giáo

viên còn đề cao việc giảng cho trò chép sau đó củng cố lại bằng mục ghi nhớ về

nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, nếu có bài tập thì chủ yếu giao về

nhà.

Hoạt đông luyện tập đã có từ trước, trong dạy học Văn được cụ thể hóa là

mục củng cố và ghi nhớ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên do áp lực thời gian giảng dạy

quá ngắn (chỉ 45 phút cho một tiết học) trong khi kiến thức lại nhiều nên chỉ chú

trọng việc giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh, không dành thời gian cho

hoạt động luyện tập, củng cố. Nhiều giáo viên xem đây là một hoạt động không

cần thiết và tốn thời gian vì cho rằng học sinh đã lĩnh hội được kiến thức trong quá

trình dạy học. Do đó, họ thường dùng thời gian của hoạt động luyện tập, củng cố

cho việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Một thực tế là do hoạt động luyện tập rơivào cuối giờ, học sinh thường lơ là không chú ý đến học tập, khiến giáo viên

không tổ chức hoạt động luyện tập củng cố cho các em.

Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đổi mới dạy học theo định hướng

năng lực, giờ học văn đã thay đổi nhiều từ cách thức tổ chức đến sử dụng phương

pháp tuy nhiên hầu hết chúng ta còn chú ý đến hoạt động khởi động mà chưa có sự

thay đổi nhiều về hoạt động luyện tập để kích thích đam mê cho học sinh. Trong

khi đó, luyện tập là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong việc phát triển năng

lực tư duy cho học sinh không chỉ đối với môn tự nhiên mà còn cả môn Ngữ văn.

Khi tham gia vào hoạt động luyện tập, học sinh được đặt vào các tình huống có vấn

đề, yêu cầu sử dụng các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh. để giải

quyết nhiệm vụ, bài tập. Tiến trình thực hiện hoạt động luyện tập được tiến hành

như sau:

• Mục đích

• Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

• Phương tiện

• Thời gian

• Tiến trình thực hiện

pdf51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đa dạng hóa hình thức hoạt động luyện tập khi dạy phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,5% 
13 
30,9% 
2 
4,8% 
 Qua kết quả của bảng điều tra và điểm kiểm tra test, chúng ta cũng nhận 
thấy phần lớn học sinh đều trả lời khi thầy cô thiết kế các hoạt động luyện tập 
trong quá trình dạy học các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng 
cao hơn. Ở lớp được vận dụng, hiệu quả tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng 
kiến thức của các em tốt hơn ở lớp không được vận dụng. 
 Bản thân tôi qua các tiết dạy học có các hoạt động luyện tập phù hợp, tôi 
nhận thấy học sinh tập trung học, hứng thú học, tích cực trao đổi làm việc, mạnh 
 6 ứ 
G ỏ 26 10
Khá 14 17
TB 3 13
Y 0 2
0
5
10
15
20
25
30
dạn phát biểu những suy nghĩ của bản thân. Các giờ học môn văn trở nên sôi động, 
hấp dẫn và nhất là đã lôi cuốn được nhóm đối tượng học sinh “lười học, lười suy 
nghĩ” chăm chú hơn vào bài học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu và nhiệm vụ của 
người dạy nên giáo viên cần sáng tạo trong sử dụng các phương tiện và phương 
pháp dạy học. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện và phương pháp dạy học thể 
hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư, đổi mới của giáo viên. Việc thiết kế và áp dụng 
thường xuyên hoạt động luyện tập trong dạy học góp phần làm cho các tiết dạy 
thêm phần sinh động, hấp dẫn, tránh nhàm chán. Nhờ vậy học sinh nắm được kiến 
thức bài học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, có thái độ tích cực và yêu thích 
môn học hơn. Và trong tổ chức các hoạt động học, trong đó có hoạt động luyện tập 
thì điều cốt lõi cuối cùng là mong muốn đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. 
 Theo tôi đề tài nghiên cứu này rất phù hợp với thực tế giảng dạy ở các 
trường THPT hiện nay. Nên tôi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo 
viên tham khảo và áp dụng. 
Ngoài ra, các giải pháp của đề tài không chỉ áp dụng cho phần văn học 
Trung đại mà còn được vận dụng cho tất cả các nội dung của phân môn Ngữ văn 
trong chương trình Ngữ văn và bản thân tôi đã và đang áp dụng cho bộ các tiết dạy 
của mình. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
 2.1. Đối với người học 
 - Thông qua quá trình tổ chức thực hiện đề tài, học sinh phát huy tính chủ 
động sáng tạo, tự học, tự chủ của bản thân. 
 - Nhiều học sinh khẳng định được sở trường, năng khiếu của mình để định 
hướng cho nghề nghiệp tương lai 
 - Thông qua đó, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, các em có cơ 
hội khẳng định bản thân, tự tin, tự giác, có trách nhiệm cao đối với tập thểgóp 
phần đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu xã hội. 
 2.2. Đối với giáo viên: 
 - Thực hiện đúng phương châm giáo dục : “học đi đôi với hành, lí luận gắn 
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. 
 - Bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho học sinh về niềm tự hào về văn hóa dân tộc, 
làm giàu thêm tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ đất nước, nỗ lực cố gắng để xây 
dựng quê hương đất nước thông qua các văn bản văn học Trung đại trong chương 
trình. 
- Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi tiếp cận và nắm vững hơn đề án đổi 
mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng 
giảng dạy và có những định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. 
- Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo, có thể áp dụng vào 
hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên và học sinh đã rất ấn tượng, thích thú khi dự 
giờ những tiết dạy của tôi và mong muốn được mở rộng, phát triển hơn nữa đề tài 
này để có thể áp dụng vào nhiều các phần nội dung kiến thức ớ các khối lớp học 
khác nhau 
3. Kiến nghị 
Để đề tài có thể áp dụng được rộng rãi, thường xuyên thì của bản thân 
tôi xin trình bày một số mong muốn, đề nghị như sau: 
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp: 
+ Các giáo viên cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra 
những kinh nghiệm quý báu sau các tiết dự giờ, trong đó có cả góp ý cho hoạt 
động luyện tập. 
+ Nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi về 
vấn đề chuyên môn, nhất là các vấn đề đổi mới về phương pháp, hoạt động mà 
Sở Giáo dục đã tập huấn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để sau này giáo viên 
dễ dàng tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học 
mới. 
- Với nhà trường và cấp trên: cần tăng cường hỗ trợ và trang bị cơ sở vật 
chất, phương tiện dạy học cho nhà trường (nhất là máy chiếu, ti vi thông minh có 
kết nối internet ở từng phòng học) để có thể tổ chức các hoạt động hiệu quả hơn, 
trong đó có hoạt động luyện tập. 
Với sự nỗ lực cố gắng và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã thiết kế 
cho bài dạy của mình một số các hoạt động luyện tập trong phần văn học Trung đại 
Ngữ văn 11. Tuy nhiên, trong quá trình soạn giảng và áp dụng, đề tài chắc chắn sẽ 
có những hạn chế nhất định, kính mong các thầy, cô đồng nghiệp chân thành góp 
ý. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Hiền 
PHỤ LỤC 1 
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG PHẦN VĂN HỌC TRUNG 
ĐẠI- NGỮ VĂN 11 
 Thời gian: 45 phút 
Họ và tên: 
Lớp:.. 
Phần thi: Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau: 
Câu 1. Câu văn nào dưới đây trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh không nói 
về sự giàu sang của phủ Chúa? 
A."Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa 
thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ 
cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". 
B. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành 
mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe 
nói thôi". 
C. "Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là 
hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một 
cái sập thếp vàng. Trên sập đặt một cái võng điếu. Trước sập và hai bên, bày bàn 
ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". 
D. "Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm "Hậu mã quân túc trực". Điếm làm bên cái 
hồ, có những cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn 
vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp". 
Câu 2. Câu nào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cho thấy tấm lòng của 
tác giả trong việc trị bệnh cũng như đối với nước? 
A. "Chỗ của tôi không xa chỗ ở của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến thăm 
nhưng phiền một nỗi là không có dịp". 
B. "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay 
phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và 
làm nguồn gốc cho cái 
hậu thiên". 
C. "Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không 
sai bao nhiêu". 
D. "Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để tiếp nối 
cái lòng trung của cha ông mình mới được". 
Câu 3. Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có 
nét đặc sắc gì? 
A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽ. 
B. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩa. 
C. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu cao. 
D. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quan. 
Câu 4. Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ 
Xuân Hương? 
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp 
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi 
C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc 
D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn 
Câu 5. Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài 
II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình 
ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì? 
A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh 
thần. 
B. Tâm trạng bị dồn nén, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, 
chán chường. 
C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu. 
D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự 
nhàm chán. 
Câu 6. Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong 
bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là: 
A. Chán đến mức hoang mang, dao động. 
B. Cảm thấy không yên lòng. 
C. Chán chường trước sự đối nghịch của thời gian và tuổi trẻ 
D. Ngại đến mức sợ hãi. 
Câu 7. Dòng nào sau đây đúng nhất khi nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ 
“Tự tình” II của Hồ Xuân Hương? 
A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và khao khát hạnh phúc lứa 
đôi 
B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang 
C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh 
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình 
Câu 8. Giọng điệu của bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương được viết 
với sắc thái nào? 
A. Hờn oán, bực dọc 
B. Buồn đau, phẫn uất 
C. Nhớ thương 
D. Tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phẫn uất, chua chát 
Câu 9. Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là: 
A. Màu vàng úa 
B. MÀU XANH NGắT 
C. Mùa trắng toát 
D. Mùa đỏ 
Câu 10. Sáu câu thơ đầu trong bài “Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến 
cùng được ngắt nhịp theo: 
A. 2/2/3. 
B. 3/2/2. 
C. 3/4. 
D. 4/3. 
Câu 11. Điểm nhìn trong bài “Câu cá mùa thu” rất đặc sắc, được thể hiện: 
 A. Cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa. 
B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại gần. 
C. Cảnh thu được đón nhận không theo một trật tự nào. 
D. Cảnh thu được ngắm theo trình tự thời gian. 
Câu 12."Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá 
mùa thu - Nguyễn Khuyến) gợi lên điều gì? 
 A. RấT VắNG, KHÔNG CÓ HOạT ĐộNG CủA CON NGƯờI. 
B. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt. 
C. Vắng vẻ và thưa thớt. 
D. Cô đơn, hun hút, không một bóng người 
 Câu 13: Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài “Câu cá mùa 
thu” là vùng quê nào? 
A. Đồng bằng Trung Bộ 
C. Đồng bằng sông Cửu Long 
B. ĐồNG BằNG BắC Bộ 
D. Đồng bằng duyên hải miền Trung. 
Câu 14. Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ "lơ lửng" trong bài Câu cá mùa 
thu của Nguyễn Khuyến? 
A. Cách đánh thức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển 
động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung. 
B. Ở TRạNG THÁI DI ĐộNG NHẹ ở KHOảNG GIữA, LƯNG CHừNG, KHÔNG 
DÍNH VÀO ĐÂU, KHÔNG BÁM VÀO ĐÂU. 
C. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, 
đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp. 
D. Nổi lên thành những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng qua thấy qua trên bề mặt 
phẳng. 
Câu 14. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu của 
Nguyễn Khuyến là: 
A. Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của 
thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học Trung đại 
C. Bài thơ cũng cho tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông từ bỏ lối sống 
mưu cầu danh lợi để trở về quê sống thanh nhàn, ẩn dật 
D. Tất cả đều đúng 
Câu 16. Câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" trong bài Thương vợ của 
Trần Tế Xương, có nội dung gần với câu ca dao nào nhất? 
A. "Con cò mà đi ăn đêm - Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..." 
B. "Nước non lận đận một mình - Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay". 
C. "Cái cò là cái cò con - Mẹ đi xúc tép để con ở nhà". 
D. "Con cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non". 
Câu 17. Đề tài bài Thương vợ của Tú Xương là: 
A. Viết về người vợ của nhà thơ. 
B. Viết về tình cảm gia đình. 
C. Viết về người phụ nữ. 
D. Viết về tình yêu lứa đôi. 
Câu 18. Hình ảnh bà Tú được gợi lên như thế nào trong hai câu thơ đầu bài 
Thương vợ của Tú Xương? 
A. Nhỏ bé, tội nghiệp 
B. Tần tảo, đảm đang 
C. Thông minh, sắc sảo 
D. Vất vả, cô đơn 
Câu 19. Tác phẩm ... đã nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ? 
A. Tự tình (bài II). 
B. Thương vợ. 
C. Khóc Dương Khuê. 
D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
Câu 20. Hai câu thực trong bài Thương vợ của Tú Xương sử dụng những biện 
pháp tu từ 
A. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. 
B. Nhân hóa, đảo ngữ, hoán dụ. 
C. Đảo ngữ, đối xứng, ẩn dụ. 
D. Đối xứng, nhân hóa, ẩn dụ. 
Câu 21. Vì sao hai câu kết trong bài Thương vợ của Tú Xương được coi là một 
lời chửi? 
A. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "ăn ở bạc". 
B. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "hờ hững". 
C. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "cha mẹ". 
D. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "thói đời". 
Câu 22. Nghĩa của từ "hờ hững" trong câu kết bài Thương vợ của Tú Xương 
là 
A. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý. 
B. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm. 
C. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải. 
D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến. 
Câu 23. Câu thơ "Eo sèo mặt nước buổi đò đông" trong bài Thương vợ của 
Trần Tế Xương không gợi lên điều gì? 
A. Cảnh bà Tú buôn bán cực khổ nơi chợ búa, bến sông. 
B. Cảnh bà Tú phải cãi vã với mọi người nơi chợ búa, bến sông. 
C. Cảnh bà Tú phải bon chen nơi chợ búa, bến sông. 
D. Những nguy hiểm mà bà Tú có thể gặp phải nơi chợ búa, bến sông. 
Câu 24. Nội dung ba câu kết Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là 
A. Nguyễn Công Trứ nêu ra những việc lớn mà mình đã làm được trong đời. 
B. Nguyễn Công Trứ tổng kết về cuộc đời và con người mình. 
C. Tự đánh giá về tài năng và lòng trung quân của ông đối với triều đình 
D. Sự ghi nhận của triều đình đối với công lao của Nguyễn Công Trứ. 
Câu 25. Ý nào nói không đúng đặc điểm của thể "hát nói"? 
A. Có sự chuyển hóa linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau. 
B. Gồm cả nhạc, cả thơ và lời nói. 
C. Dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau. 
D. Số câu trong bài không cố định, dao động từ 7 đến 23 câu. 
Câu 26. Mặc dù biết làm quan là gò bó, mất tự do, nhưng tại sao Nguyễn 
Công Trứ vẫn làm? 
A. Vì đó là cách thể hiện bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. 
B. Vì để trọn đạo vua tôi và để cống hiến sức mình cho sự vững bền của triều đại. 
C. Vì tác giả muốn làm quan là khát vọng lập công và lập danh của bản thân. 
D. Vì làm quan là yêu cầu bắt buộc với nam nhi dưới thời phong kiến. 
Câu 27. Từ nào sau đây chỉ vị trí trong khoa cử? 
A. Phủ doãn. 
B. Tổng đốc. 
C. Thủ khoa. 
D. Tham tán. 
Câu 28. Từ "ngất ngưởng" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ 
có ý nghĩa chỉ 
A. Chiều cao của ngoại hình. 
B. Phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính. 
C. Người có năng lực phi phàm. 
D. Cách sống lập dị, khác thường. 
Câu câu 29."Vũ trụ nội mạc phi phận sự" trong Bài ca ngất ngưởng cho thấy 
Nguyễn Công Trứ là con người 
A. Có lòng yêu nước thiết tha. 
B. Có tài năng xuất chúng, hơn người. 
C. Có trách nhiệm cao với cuộc đời. 
D. Có niềm tin sắt đá vào bản thân 
Câu 30. Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát là dụng ý gì của Cao Bá 
Quát? 
A. Đi trên cát là một việc khó nhọc giống như con đường đi tìm công danh của tác 
giả cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn 
B. Đi trên cát là việc không mấy khó đối với bậc nam tử giàu ý chí. 
C. Cát xuất hiện rất nhiều ở những nơi tác giả đi qua. Nó có ý nghĩa tượng trưng 
cho sự nghèo khổ đáng thương của nhân dân. 
D. Tác giả muốn phê phán những kẻ mải mê mưu cầu danh lợi. 
E. Nó tượng trưng cho khát vọng cháy bỏng của những người đi tìm danh vọng ở 
đời. 
Câu 31. Câu thơ “Đi một bước như lùi một bước” trong bài thơ “Sa hành đoản 
ca” của Cao Bá Quát có ý nghĩa thế nào? 
A. Phản ánh tình trạng sa sút sức khoẻ vì đi trên con đường dài đầy cát. 
B. Phản ánh sự mất hết ý chí của nhân vật trữ tình. 
C. Phản ánh sự bảo thủ, trì trệ, kém phát triển của triều đình nhà Nguyễn. 
D. Phản ánh đời sống khốn khổ, nghèo đói của nhân dân. 
Câu 32 Ý nghĩa ẩn dụ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc 
đường cùng” là : 
A. Hoàn cảnh trái ngang, bẽ bàng. 
B. Hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan (tiến, lùi đều khó). 
C. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. 
D. Con đường không có lối ra. 
Câu 33. Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” dưới triều vua nào sau đây? 
A. Vua Lê Hiến Tông 
B. Vua Lê Chiêu Thống 
C. Vua Quang Trung 
D. Vua Gia Long 
Câu 34. “Chiếu cầu hiền” ra đời nhằm mục đích gì? 
A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn. 
B. Kêu gọi các Nho sĩ ôn đi thi. 
C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước. 
D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn. 
Câu 35. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước 
được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn văn nào? 
A. Trước đây thời thế suy vi, trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong 
ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè 
không dám lên tiếng. 
B. Nay đang ở buồi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi 
triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. 
C. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, 
những ai có tài có đức hãy cùng cố lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, 
cùng nhau hưởng phúc làm tôn vinh. 
D. Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời 
cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. 
Câu 36. Những nhận định và cảm nhận nào sau đây không đúng với tinh thần 
bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu? 
A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những 
nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những 
nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau 
thương nhưng hào hùng của dân tộc. 
C. LÀ TIếNG KHÓC BI LUỵ CủA NGUYễN ĐÌNH CHIểU VÀ NHÂN DÂN NAM 
KÌ TRƯớC CÁI CHếT CủA NHữNG NGHĨA SĨ CầN GIUộC. 
D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng 
nhân vật 
Câu 37. Từ "nghĩa sĩ" trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" có nghĩa là: 
A. Là người đỗ đầu một kì thi. 
B. Là người có tài năng quân sự. 
C. Là người có tài năng nhiều mặt, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. 
D. LÀ NGƯờI CÓ CHÍ KHÍ, KHÔNG NGạI HI SINH VÌ NGHĨA NHƯ GIÚP ĐờI, 
CứU NƯớC. 
Câu 38. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần 
Giuộc” xuất thân vốn là? 
A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước. 
B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực. 
C. XUấT THÂN LÀ QUÂN CƠ, QUÂN Vệ CủA TRIềU ĐÌNH. 
D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết 
ruộng trâu, ở trong làng bộ”. 
Câu 39. Những điểm nào sau đây biểu hiện giá trị nghệ thuật của bài “Văn tế 
nghĩa sĩ cần Giuộc”? 
A. Độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật. 
B. Ngôn ngữ sinh động, trong sáng và bình dị. 
C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và hiện thực. 
D. TấT Cả CÁC Ý. 
Câu 40. Ý nào dưới đây chưa thể hiện đúng giá trị của bài "Văn tế nghĩa sĩ 
Cần Giuộc" 
A. Bài văn tế được chọn để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ trong trận tấn 
công đồn Cần Giuộc 
B. Bài văn tế là tiếng khóc cao cả: khóc cho các nghĩa sĩ và khóc cho Tổ quốc đau 
thương. 
C. BÀI VĂN Tế ĐÃ XÂY DựNG MộT TƯợNG ĐÀI NGHệ THUậT HIếM CÓ Về 
NGƯờI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ, TƯƠNG XứNG VớI Vẻ ĐẹP TÂM HồN VÀ PHẩM 
CHấT CủA Họ. 
D. Bài văn tế thể hiện trong sự kết hợp giữa tính trữ tình và tính hiện thực và giọng 
điệu bi tráng. 
PHỤ LỤC 2 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
PHỤ LỤC 3 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Vinh Hiển, Sách giáo khoa hướng tới phương pháp và kĩ thuật dạy học 
tích cực, 2017. 
2. dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 11, Nhà xuất bản giáo dục 
Việt Nam 
3.Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT môn Ngữ văn 
4.Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và 
hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn, Tài liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo, năm 
2017. 
5.Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Ngữ văn 11, Nhà xuất bản giáo dục Việt 
Nam. 
6. Bài tập trắc nghệm Ngữ văn 11, NXB Trẻ Việt Nam 
7. Một số trang mạng về giáo dục (internet). 

File đính kèm:

  • pdfskkn_da_dang_hoa_hinh_thuc_hoat_dong_luyen_tap_khi_day_phan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan