SKKN Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Sinh học 11 góp phần phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh
Những năm gần đây, nhà trường đã tiệm cận thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá, hướng đến sự tiến bộ của HS, HS được đánh giá qua nhiều hoạt động như thi khoa học kĩ thuật, tham gia giải chạy Srace, thi hội khỏe Phù Đổng Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu quả.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều HS phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học còn hạn chế.
- Lý luận về PPDH và kiểm tra, đánh giá chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; nghèo nàn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục.
- Năng lực quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá từ các cơ quan quản lý giáo dục và hiệu trưởng các trường THPT còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với đổi mới PPDH. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT chưa mang lại hiệu quả cao.
- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các PPDH, hình thức kiểm tra, đánh giá hiện đại.
i phần: 50g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ. + Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay, vì sao?. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy. (4). Báo cáo sản phẩm: - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - Mỗi HS làm một bản tường trình: (5). Kiểm tra đánh giá. - GV đánh giá chung kết quả của từng nhóm. - Tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm yếu. (6). Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực HS - Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận biết Tên bài dạy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật - Trình bày các bước thí nghiệm. - Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. - Thực hiện thí nghiệm. - Giải thích được các hiện tượng thực tiễn liên quan. - Dặn dò: HS rửa và trả dụng cụ, dọn vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ, chuẩn bị bài mới. Hình 1. Làm thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. 4. Đánh giá qua các sản phẩm học tập. Sản phẩm học tập của HS rất đa dạng bao gồm sản phẩm nhóm, sản phẩm dự án, sản phẩm trải nghiệm hay sản phẩm thuyết trình.Sản phẩm có thể là sản phẩm cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp. Việc đánh giá HS thông qua các sản phẩm học tập giúp HS có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có thể giúp HS nâng cao các năng lực về công nghệ thông tin, thuyết trình, hợp tác nhóm Thông qua các hoạt động học tập để hoàn thiện sản phẩm, HS còn được nâng cao tính tự chủ, tự lực, chủ động và sáng tạo. Mặt khác, qua quan sát cách học tập của HS sẽ giúp GV thu thập thông tin về HS thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những hoạt động, phản ứng, thái độ, sắc thái tình cảm... trong những tình huống cụ thể. Bằng quan sát, GV đánh giá được các thao tác, các phản ứng, kĩ năng giải quyết vấn đề. Từ đó, GV có thể đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn. Việc kiểm tra, đánh giá qua sản phẩm học tập của HS cần được tiến hành theo các bước như sau: GV giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách làm cho HS, xây dựng và công khai các công cụ đánh giá để HS tham gia vào quá trình đánh giá. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá tương đối mới nên nhiều GV còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ(có thể là cá nhân, cặp/nhóm, cả lớp) để hoàn thành sản phẩm học tập, GV cần quan sát theo các tiêu chí và dựa trên các tiêu chí đã được định tính, định lượng cụ thể để quá trình đánh giá HS đạt được hiệu quả cao hơn. Ví dụ 1: Sau khi học về hệ sắc tố thực vật, tôi cho HS vận dụng hiểu biết về các loại sắc tố để hoàn thành sản phẩm học tập là Mứt dừa ngũ sắc hoặc Xôi ngũ sắc. Tôi đã thiết kế quy trình và xây dựng tiêu chí đánh giá như sau: (1) Mục tiêu: - Nhận biết và phân loại các loại sắc tố thực vật. - Chuẩn bị được dụng cụ thí nghiệm. - Biết cách tiến hành làm thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit trong lá, quả, củ. - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm. - Các năng lực hướng tới: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực tính toán. (2) Chuẩn bị: - Cơm dừa hoặc nếp. - Các loại nguyên liệu thực vật có sắc tố khác nhau như: quả gấc, lá cơm nếp, hoa đậu biếc, củ nghệ, quả dành dành, quả chanh leo, quả thanh long ruột đỏ... - Đường kính. - Sữa tươi. - Các dụng cụ làm mứt hoặc nấu xôi. (3) Tiến trình tổ chức: Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em. Mỗi em hoàn thành một sản phẩm, trong mỗi nhóm HS lựa chọn màu sắc không trùng nhau. HS được tự chọn làm Mứt dừa ngũ sắc hoặc Xôi ngũ sắc. Bước 2: Xây dựng tiêu chí đánh giá. Tên nhóm Sản phẩm đẹp Ngon, an toàn Giá rẻ Quy trình Sáng tạo Kinh nghiệm Tổng điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 10 ............ ............ ............ ............ Bước 3: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm. Tôi tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu về nguyên liệu, phân biệt được các loại sắc tố thực vật, quy trình, tính sáng tạo, ý nghĩa của sản phẩm, rút kinh nghiệm. Một số sản phẩm của HS đã thực hiện được sau đây: Hình 2. Mứt dừa ngũ sắc. Hình 3. Xôi ngũ sắc. Với hiểu biết về sắc tố thực vật, HS đã hoàn thành được sản phẩm là mứt dừa hoặc xôi ngũ sắc, trong đó, các em phân biệt được: - Màu cam: sắc tố carotennoit của quả gấc. - Màu vàng: sắc tố carotennoit của củ nghệ hoặc chanh leo. - Màu xanh biếc: hoạt chất anthocyanin – flavonoid trong hoa đậu biếc. - Màu đỏ: sắc tố Betalains trong quả thanh long ruột đỏ. - Màu xanh lá: sắc tố diệp lục của lá cây cơm nếp hoặc lá trà xanh... Bước 4: Rút kinh nghiệm. Ví dụ 2: Sau khi học về sinh trưởng ở thực vật, tôi cho HS vận dụng kiến thức để hoàn thành sản phẩm học tập là Làm giá đỗ. Tôi đã thiết kế quy trình và xây dựng tiêu chí đánh giá như sau: (1) Mục tiêu: - Nêu được các điều kiện nảy mầm của hạt và vai trò sự nẩy mầm của hạt đối với đời sống con người - HS giải thích được sản phẩm giá đỗ được tạo ra là do sự nảy mầm của hạt đỗ như: giá đỗ tương, giá đỗ xanh,. - HS làm được thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. - HS có ý thức bảo vệ môi trường ổn định để cần thiết cho sự nảy mầm của hạt. - Môn tin học: Chụp ảnh hoặc quay VIDEO các bước và thao tác làm giá đỗ, biết sử dụng internet tìm tư liệu, làm clip,..để báo cáo. - Các năng lực hình thành và phát triển cho HS: + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. + Năng lực chuyên biệt: NLNT sinh học, năng lực nghiên cứu. (2) Chuẩn bị: - Hạt đỗ các loại (định hướng: hạt đỗ xanh). + Đồ dùng và dụng cụ cần thiết để làm giá đỗ: chai nhựa, rá, lon thiếc, thanh tre, lá tre, nước sạch... (3) Tổ chức các hoạt động: Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ cá nhân, mỗi em hoàn thành một sản phẩm. HS tự chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện tại nhà, trước thời điểm trưng bày 5 ngày. Bước 2: Xây dựng tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm của HS A B C D E Nguyên liệu 1 Vật liệu 1 Sổ tay ghi chép 1 Ý thức 1 Báo cáo 1 Sản phẩm: giá có màu trắng, mập, vị ngọt 5 Tổng 10 Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ. Dựa trên nhiệm vụ được giao, HS tự nghiên cứu quy trình (có thể hỏi bố mẹ, mạng internet) và thực hiện tại nhà. + HS có thể chọn và thiết kế các dụng cụ theo ý tưởng nhóm. + Giống nhau: Khối lượng đỗ xanh: 100g + GV yêu cầu các nhóm trong quá trình hoàn thành sản phẩm ghi chép hoặc chụp lại các bước tiến hành làm gía đỗ tạo thành video clip hoặc bài trình chiếu để giờ sau báo cáo (đặc biệt ghi chép lại số lần tưới nước, lượng nước cho giá, vị trí để, thao tác kĩ thuật,) - Các nhóm HS tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức thực nghiệm tại nhà, ghi nhật kí thực hiện, quay phim, chụp ảnh, Bước 4: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm. - GV chiếu phiếu đánh giá và định hướng cách chấm điểm của các nhóm và lưu ý (cộng điểm cho mỗi nhóm có câu hỏi và giải thích tốt). - GV yêu cầu đại diện các nhóm HS báo cáo, thuyết trình trên mẫu sản phẩm giá đỗ của nhóm + hình ảnh các bước cũng như quy trình mà nhóm đã thực hiện. - GV có thể hỏi một số câu hỏi định hướng như: + Theo em dựa vào sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra sản phẩm nào để cung cấp thực phẩm cho con người ? + Nêu các dụng cụ và các bước làm giá đỗ ? + Trong quá trình làm giá đỗ cần lưu ý những điều kiện gì? + Vai trò của giá đỗ đối với con người? - HS nhóm khác nhận xét chất vấn những nội dung cần làm rõ.Ví dụ như: + Tại sao trước khi cho vào dụng cụ làm giá, phải xát nhẹ làm vỏ hạt mỏng đi hoặc phải ngâm vào nước 8 tiếng (hoặc ngâm nước ấm khoảng 4-5 tiếng sau đó vớt ra)? + Tại sao trong quá trình làm giá phải tránh ánh sáng + Tại sao dụng cụ là chai nhựa thì phải đục lỗ + Để làm được giá đỗ ta phải dựa vào những kiến thức nào? * Một số sản phẩm của HS với các mức đạt khác nhau sau đây: Hình 4. Giá đỗ ủ bằng lá tre. Bước 5: Rút kinh nghiệm. - Ngâm trong nước gạo giá sẽ ngọt và mập hơn - Vỏ mỏng để khả năng nảy mầm nhanh hơn - Ngâm nước để hạt hút nhiều nước, trương lên tạo điều kiện hạt nảy mầm nhanh hơn. - Không để hạt đỗ xanh tiếp xúc với ánh sáng tránh quang hợp - Để nơi thoáng mát (không có ánh sáng) - Ngâm nước 10- 15 phút vào 3 lần trên ngày (sáng, trưa và tối). - Chọn hạt mẩy và chất lượng hạt tốt - Dụng cụ là chai nhựa thì phải đục lỗ để dễ thoát nước, hạt không bị úng - Dụng cụ là lon thiếc phù hợp với các làm giá bằng lá tre. 5. Đánh giá qua hồ sơ học tập. - Trước đây, hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập của HS ít được GV chú ý, chủ yếu là chấm vở ghi, vở soạn bài, vở bài tập, của HS. Để hướng dẫn HS xây dựng hồ sơ học tập giúp HS tích lũy kiến thức và thể hiện sự nỗ lực trong quá trình học tập, GV cần hướng dẫn cách xây dựng hồ sơ học tập như sau: + Về chủng loại hồ sơ: gồm vở ghi, vở soạn, vở bài tập,...cũng có thể là hồ sơ đọc: HS lưu trữ một hồ sơ tất cả tài liệu đọc độc lập của các em ở trường và ở nhà hoặc các ấn phẩm của HS. Hồ sơ học tập cũng có thể là một tập hợp sản phẩm học tập của HS thuộc một lĩnh vực nội dung của môn học. + Về nội dung : hồ sơ cần chứa đựng các sản phẩm đã hoàn thành và những sản phẩm mới bắt đầu nhưng chưa hoàn thành, giúp GV biết được mức độ phát triển của người học, gợi ý các cách thức để GV có thể khích lệ bổ sung. - Trong mỗi sản phẩm của HS đều nên có nhận xét của GV hoặc tự đánh giá của HS. GV hoặc HS có thể đối chiếu sản phẩm đầu với lần lượt các sản phẩm tiếp theo để đưa ra nhận xét về quá trình HS tiến bộ ở từng chỉ báo. Từ đó, biết bản thân tiến bộ đến đâu, cần hoàn thiện ở mặt nào, đồng thời tạo ra thói quen, ý thức tôn trọng và yêu thích bộ môn. Để tạo sự hứng thú cho HS đối với hình thức kiểm tra, đánh giá này, tôi thường tổ chức các buổi triển lãm hồ sơ học tập của HS cuối mỗi kì hay cuối năm học để HS có thể chiêm ngưỡng và nhận xét, đánh giá hồ sơ lẫn nhau. Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho việc đó vào đầu mỗi năm học, tôi thường dưa ra các yêu cầu cần có về hồ sơ học tập của HS và công khai phiếu chấm với các tiêu chí cụ thể như bố cục có đa dạng không, chất lượng như thế nào và cách bảo quản, trình bày đã hợp lý hay chưa....cho HS thảo luận, thống nhất và có sự chuẩn bị tốt nhất về hồ sơ học tập của bản thân. Ví dụ: sau khi học xong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, tôi đánh giá qua hồ sơ học tập là sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức của chủ đề. Một số sản phẩm của HS đã làm như sau: Hình 5. Sơ đồ tư duy Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Hoặc tôi đánh giá qua hồ sơ học tập trực tuyến (nhóm facebook): Hình 6. Hồ sơ học tập trực tuyến qua nhóm facebook. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Kết quả thực nghiệm về kiểm tra đánh giá. 1. Mục tiêu thực nghiệm. - Nhằm kiểm tra tính khả thi của việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá để hình thành và rèn luyện một số năng lực cho HS tại một số trường học trên địa bàn thành phố Vinh qua dạy học bộ môn Sinh học. - Cùng với đó, thông qua việc so sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC, đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về các các giải pháp đã thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm. 2. Đối tượng thực nghiệm. Tôi tiến hành thực nghiệm từ năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 với tổng cộng 480 HS lớp 11 của 3 trường trong thành phố: THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh, trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh, THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An,. Các lớp được lựa chọn TN và ĐC có sĩ số, lực học tương đương nhau. Sau đây tôi chỉ đưa ra số liệu thực nghiệm của năm học 2020 – 2021. - Ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh có tổng cộng 83 HS thuộc lớp 11D3, (41 HS), lớp 11D4 (42 HS). Lớp 11D3 được chọn làm lớp TN1, lớp 11D4 được chọn làm lớp ĐC1. - Ở trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh có tổng cộng 85 HS thuộc lớp 11A1 (42 HS), lớp 11A2 (43 HS). Lớp 11A1 được chọn làm lớp TN2, lớp 11A2 được chọn làm lớp ĐC2. - Ở trường THPT Dân tộc nội trú có tổng cộng 70 HS thuộc lớp 11A3 (35 HS), lớp 11A4 (35 HS). Lớp 11A3 được chọn làm lớp TN3, lớp 11A4 được chọn làm lớp ĐC3. Bảng 4. Danh sách trường, GV, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm TT Trường Họ tên GV Lớp TN Lớp ĐC Lớp Số HS Lớp Số HS 1 THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh Đào Thị Linh 11D3 41 11D4 42 2 Trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh Nguyễn Việt Hoa 11A1 42 11A2 43 3 Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An Lương Thị Ngọc Hoàn 11A3 35 11A4 35 3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm. - Đối với nhóm TN: Áp dụng đa dạng các hình thức KTĐG. Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc KTĐG theo cách thông thường, không áp dụng các giải pháp trên. - Sau khi tiến hành TN quy trình sử dụng đa dạng hóa các hình thức KTĐG mà tôi đã đưa ra đối với nhóm TN, chúng tôi cho hai nhóm làm phiếu điều tra để đánh giá mức độ yêu thích môn học và các kĩ năng, năng lực của HS. - Các kết quả TN được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel 2013 nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 4. Phân tích kết quả thực nghiệm. * Khảo sát về mức độ yêu thích của HS đối với các hình thức KTĐG (Áp dụng đối với HS 3 lớp khối 11 của trường năm học 2020 - 2021 với tổng số là 118 HS) Hình thức Mức độ Vấn đáp KT viết KT thực hành KT qua SPHT KT qua HSHT SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Hứng thú 58 49,2 44 37,3 78 66,1 90 76,3 84 71,2 Bình thường 48 40,7 47 39,8 22 18,7 20 16,9 21 17,8 Chưa hứng thú 12 10,1 27 22,9 18 15,2 8 6,8 13 11,0 * Kết quả thực hiện biện pháp: - Thống kê kết quả tham gia hoạt động đánh giá của HS (Học kì I - Năm học 2020-2021) Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 11D3 41 7 17,1 22 53,6 11 26,9 1 2,4 11A1 42 5 11,9 20 47,7 14 33,3 3 7,1 11A3 35 7 20 16 45,7 12 34,3 0 0 - Thống kê kết quả tham gia hoạt động đánh giá của HS ( nửa học kì II- Năm học 2020-2021) Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 11D3 41 9 22 23 56 9 22 0 0 11A1 42 8 19,1 22 52,4 11 26,2 1 2,3 11A3 35 9 25,7 18 51,4 8 22,9 0 0 Như vậy, việc đổi mới KTĐG trong môn Sinh học đã khắc phục được các thực trạng như HS không yêu thích môn học, học thực dụng, chỉ quan trọng các giờ kiểm tra để lấy điểm và khắc phục tình trạng đánh giá thời điểm sang đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ, vì định hướng phát triển năng lực của người học. Khắc phục được các tình trạng trên, HS sẽ yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Mặt khác, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên vừa thực hiện thông tư 26 vửa đáp ứng được yêu cầu đổi mới để thực hiện chương trình 2018 sắp tới, từ dạy HS biết được cái gì sang HS làm được cái gì. II. Nhận xét của HS. Sau khi tiến hành thu thập ý kiến của HS, tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các em. Hầu hết các em đều hứng thú với các hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng. Việc nhận và thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề thực tiễn khiến các em sôi nổi, hứng thú hơn, có ý thức thi đua giữa các nhóm với nhau. Các em cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng sống, trách nhiệm của mình trong các hoạt động thực tiễn. Được tham gia vào nhiều hoạt động hữu ích, các em cảm thấy hào hứng hơn, tự tin hơn, nhiều em còn có cơ hội thể hiện tài năng (vẽ, thuyết trình...) và sự sáng tạo của bản thân. Một số em còn tự xây dựng và nêu ý tưởng về nhiều hoạt động nhằm truyền thông về vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. III. Nhận xét của GV. Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình từ GV và HS các trường tham gia thực nghiệm. Các GV đều gửi cho tôi những phản hồi tích cực từ hoạt động thực nghiệm, hiệu quả của các giải pháp tôi thực hiện (các phản hồi tôi nhận được là “các hoạt động bổ ích”, “HS tham gia hào hứng, tích cực”, “giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả”...) Kết quả trên đây chứng tỏ phần nào việc áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học đã mang lại những hiệu quả nhất định, việc đổi mới kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết để góp phần vào việc đổi mới PPDH, thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành” trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Các hoạt động giáo dục này giúp hình thành, củng cố, mở rộng những kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ thiết thực trong đời sống, đúng theo xu hướng dạy học tích cực mà nền giáo dục trên thế giới cũng như ở nước ta đang hướng tới. PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT I. Kết luận. 1) Đề xuất được một số giải pháp để đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá để phát triển phẩm chất và năng lực người học. 2) Kết quả thực nghiệm ở ba trường: THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh, phổ thông Hermann Gmeiner Vinh, THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An - số 1 cho thấy hướng đi của đề tài là khả thi. II. Ý nghĩa của đề tài. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá góp phần giảm tải bớt những kiến thức sâu, tăng cường thời lượng cho phần thực hành, thí nghiệm và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời tiệm cận sớm với những đổi mới của chương trình GDPT môn Sinh học 2018. Góp phần tạo ra một cách tiếp cận mới trong kiểm tra đánh giá cho HS các trường THPT. II. Kiến nghị, đề xuất “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 11 vào thực tiễn cuộc sống” cho HS THPT là một nội dung cần thiết, người dạy cần phải nắm bắt được nội dung và đặc điểm môn học; lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm khai thác được hết kiến thức và hiểu biết thực tiễn của HS; từ đó giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất. Như vậy, đòi hỏi người GV cần có kiến thức sâu và thời gian nghiên cứu các môn học, các nội dung kiến thức phù hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm gây hứng thú cho HS. Từ đó, các em thấy được kiến thức ở các môn học là một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau nhưng lại có thể có các cách nhìn khác nhau rất đa dạng; đồng thời các em biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống và sản xuất, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt đức – trí – thể - mĩ và hình thành được các kĩ năng, năng lực thiết thực. 1. Về phía Sở GD và ĐT: - Tôi mong muốn được tham gia trực tiếp và đầy đủ các buổi tập huấn, hội thảo của Sở GD và ĐT để lĩnh hội một cách trọn vẹn hơn tinh thần đổi mới của chương trình phổ thông tổng thể 2018. - Mong muốn Sở GD và ĐT triển khai các mô hình điểm để chúng tôi được tham quan, học tập kinh nghiệm giáo dục và dạy học từ các đồng nghiệp. 2. Về phía nhà trường: - Nhà trường cần hoàn thiện hơn trang thiết bị phòng phòng thực hành Sinh học. - Nhà trường tạo điều kiện để cho GV tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ gây hứng thú cho HS một cách hiệu quả. Trên đây là kết quả nghiên cứu và ứng dụng của tôi về đa dạng hóa các hình thức KTĐG trong dạy học Sinh học 11, tôi nhận thấy đề tài đã bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, khi thực hiện đề tài, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN 4: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách GV môn Sinh học lớp 10, 11, 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục ) 4. Tư liệu dạy học môn Sinh học lớp 10, 11, 12 (Nhà xuất bản Giáo dục) 5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học (Nhà xuất bản Giáo dục) 6. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên về KTĐG (Bộ Giáo dục) 7. Một số vấn đề về đổi mới giáo dục Sinh học cấp THPT (Nhà xất bản Giáo dục) 8. Chương trình Sinh học THPT (Bộ Giáo dục) 9. Khai thác thông tin từ mạng Internet.
File đính kèm:
- skkn_da_dang_hoa_cac_hinh_thuc_kiem_tra_danh_gia_trong_day_h.docx