SKKN Công tác tham mưu đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản trong trường học

Cơ sở thực tiễn.

 Tôi làm kế toán tại trường cũng đã được một thời gian bản thân tôi thấy cơ sở vật chất của trường chỉ mới đạt ở mức tương đối, trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Tỉnh, Thành phố, Phòng giáo dục và Phường Gia Cẩm trường đã sửa chữa nâng cấp được các phòng học tương đối khang trang nhưng còn phòng học bộ môn thực hành công nghệ, phòng học âm nhạc, sân trường và khu vệ sinh của học sinh do xây dựng từ quá lâu nên đã bong chóc nguy hiểm cho học sinh khi tham gia các hoạt động ngoài sân trường. Đồ dùng dụng cụ, các hóa chất thực hành còn ít và cần trang bị máy chiếu, máy vi tính trên lớp cho học sinh để đáp ứng với thời ký đổi mới giáo dục theo công nghệ thông tin:

- Cần có kế hoạch xin cấp trên sửa chữa nâng cấp phòng học thực hành công nghệ và phòng học âm nhạc, lát gạch sân trường, làm khu vệ sinh tự hoại cho học sinh để đảm bảo vệ sinh trong trường.

- Mua sắm mới trang thiết bị dạy và học.

- Trang bị thêm máy vi tính để đảm bảo cho học sinh học thực hành môn tin học.

- Mua sắm máy tính xách tay, máy vi tính và máy chiếu trên các lớp học để phục vụ cho công tác dạy và học.

- Sửa chữa một số bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên và một số công cụ, dụng cụ khác để phục vụ tốt công tác dạy và học.

- Sửa chữa lại hệ thống điện và mua sắm thêm một số quạt điện cho các lớp học.

- Mua sắm bổ sung một số sách tham khảo và truyện đọc để phục vụ tốt công tác chuyên môn, đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

- Mua sắm thêm một số tranh ảnh phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Trang trí hội trường, khán đài, lớp học, các phòng làm việc, phòng thư viện.

- Lợp lại mái nhà các lớp học do lợp ploxi măng lâu ngày đã bở, mục.

- Xây dựng cảnh quan sư phạm, đổ đất xây bồn hoa, trồng cây cảnh trong sân trường, san ủi sân chơi bãi tập.

Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi tham mưu với Hiệu trưởng. cùng với Hiều trưởng nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiết kiệm từ nguồn chi hoạt động của đơn vị để có được nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, qui định sử dụng tài sản một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh hồ sơ sổ sách một cách khoa học, thiết lập thêm biểu mẫu để tiện cho việc quản lý, sử dụng tài sản được tốt hơn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác tham mưu đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:  MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
THAM MƯU ĐẦU TƯ MUA SẮM, SỬA CHỮA CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
	Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, như Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, vì vậy chúng ta phải đặc biệt quan tâm và chú trọng để tạo mọi điểu kiện cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển có thể: “Sánh vai với các cường quốc năm châu”.
	Trường học là nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách theo mục tiêu của ngành đã đề ra. Để phục vụ cho công tác dạy và học được tốt thì cơ sở vật chất có tầm quan trọng rất lớn, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát triển toàn diện, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trọng điểm và trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản nếu có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
	Trường trung học cơ sở Gia Cẩm được thành lập tháng 8 năm 1986 là một trường có bề dày truyền thống về dạy và học. Trong suốt mấy chục năm qua trường đã góp phần đào tạo bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Nhưng do điều kiện khó khăn vì vậy cơ sở vật chất của trường nhiều năm nay chưa được đầu tư nên đã xuống cấp.
	Là một kế toán trong trường, tôi thấy nhiệm vụ của mình không phải chỉ đơn thuần là thu chi và hạch toán nghiệp vụ phát sinh mà phải tham mưu đúng đắn và giám sát chặt chẽ tài sản, đồ dùng thiết bị dạy học để nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất trong công tác dạy và học, nhất là đối với trường trung học cơ sở Gia Cẩm là trường đã đạt chuẩn Quốc gia.
	 Vì vậy tôi luôn trăn trở phải làm gì? Làm thế nào? Để đảm bảo cho cơ sở vật chất và những thiết bị đề dùng dạy học trong trường ngày một đầy đủ và hiện đại. Thiết nghĩ trong công tác giữ vững trường đạt chuẩn lần 1 và được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Muốn thực hiện được mục đích đó, người kế toán phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp phù hợp trong việc quản lý sử dụng tài sản trong nhà trường thật sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
Xuất phát từ thực tiễn tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm: “ Một vài kinh nghiệm trong công tác tham mưu đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản trong trường học”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Với mục tiêu của trường: “Phấn đấu dạy tốt, học tốt và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì và nâng mức trường chuẩn. Việc đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng tài sản đạt hiệu quả là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường.
	Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp phòng học, phòng làm việc, phòng y tế, sân trường, nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị dạy học, sách tham khảo. Sửa chữa lại hệ thống điện, sửa chữa lợp lại mái nhà lớp học, nhà để xe và sửa chữa cửa các lớp học nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học.
	Để có được những yêu cầu đó cần phải có sự đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí. Khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ sở vật chất, ta phải biết quản lý, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yêu cầu cần thiết nhất mà người làm công tác kế toán cần phải suy nghĩ.
2. Cơ sở thực tiễn.
	Tôi làm kế toán tại trường cũng đã được một thời gian bản thân tôi thấy cơ sở vật chất của trường chỉ mới đạt ở mức tương đối, trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Tỉnh, Thành phố, Phòng giáo dục và Phường Gia Cẩm trường đã sửa chữa nâng cấp được các phòng học tương đối khang trang nhưng còn phòng học bộ môn thực hành công nghệ, phòng học âm nhạc, sân trường và khu vệ sinh của học sinh do xây dựng từ quá lâu nên đã bong chóc nguy hiểm cho học sinh khi tham gia các hoạt động ngoài sân trường. Đồ dùng dụng cụ, các hóa chất thực hành còn ít và cần trang bị máy chiếu, máy vi tính trên lớp cho học sinh để đáp ứng với thời ký đổi mới giáo dục theo công nghệ thông tin:
- Cần có kế hoạch xin cấp trên sửa chữa nâng cấp phòng học thực hành công nghệ và phòng học âm nhạc, lát gạch sân trường, làm khu vệ sinh tự hoại cho học sinh để đảm bảo vệ sinh trong trường.
- Mua sắm mới trang thiết bị dạy và học.
- Trang bị thêm máy vi tính để đảm bảo cho học sinh học thực hành môn tin học.
- Mua sắm máy tính xách tay, máy vi tính và máy chiếu trên các lớp học để phục vụ cho công tác dạy và học.
- Sửa chữa một số bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên và một số công cụ, dụng cụ khác để phục vụ tốt công tác dạy và học.
- Sửa chữa lại hệ thống điện và mua sắm thêm một số quạt điện cho các lớp học.
- Mua sắm bổ sung một số sách tham khảo và truyện đọc để phục vụ tốt công tác chuyên môn, đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
- Mua sắm thêm một số tranh ảnh phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Trang trí hội trường, khán đài, lớp học, các phòng làm việc, phòng thư viện.
- Lợp lại mái nhà các lớp học do lợp ploxi măng lâu ngày đã bở, mục.
- Xây dựng cảnh quan sư phạm, đổ đất xây bồn hoa, trồng cây cảnh trong sân trường, san ủi sân chơi bãi tập.
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi tham mưu với Hiệu trưởng. cùng với Hiều trưởng nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiết kiệm từ nguồn chi hoạt động của đơn vị để có được nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, qui định sử dụng tài sản một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh hồ sơ sổ sách một cách khoa học, thiết lập thêm biểu mẫu để tiện cho việc quản lý, sử dụng tài sản được tốt hơn.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
3.1 Công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất:
- Tham mưu với Hiệu trưởng về nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất
- Vận động toàn trường tiết kiệm nguồn kinh phí chi hoạt động như việc tiết kiệm sử dụng điện thoại, điện sáng, quạt, nước sinh hoạt, văn phòng phẩm để đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất.
- Làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư.
- Tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập hội đồng mua sắm, sửa chữa tài sản trong nhà trường ngay từ đầu năm.
3.2 Để làm tốt công tác tham mưu, đòi hỏi người kế toán phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng:
- Tiếp nhận đề nghị, đề xuất của từng bộ phận về công tác mua sắm, sửa chữa, di tu tài sản, công cụ dụng cụ, sau đó kiểm tra lại thực tế, thống kê khối lượng cần mua sắm, sửa chữa, di tu, bảo trì bảo dưỡng tổng hợp và báo cáo Hiệu trưởng xem xét duyệt.
- Đề nghị lãnh đạo tổ chức đi khảo sát, kiểm tra thực tế có đủ các thành phần: Chủ tài khoản, phụ trách ban cơ sở vật chất, ban thanh tra nhân dân, kế toán cùng khảo sát thực tế khi có tài sản hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa hoặc mua sắm.
- Lập kế hoạch, dự trù mua sắm, sửa chữa cho từng nhiệm vụ trình Hiệu trưởng xem xét và duyệt. Sau đó công khai, bàn bạc trong ban cơ sở vật chất và hội đồng mua sắm. sửa chữa của nhà trường.
Sau khi kế hoạch được duyệt, cùng hội đồng mua sắm tham mưu với Hiệu trưởng để chọn đơn vị có đủ năng lực, vốn, có đủ thiết bị, công nghệ và có uy tín để đến thương thảo hợp đồng mua sắm, sửa chữa theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Sau khi mua sắm, sửa chữa xong phải lập hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng, biên bản bàn giao đến từng bộ phận cụ thể, hội đồng gồm có:
+ Đại diện Ban Giám Hiệu, bộ phận tài vụ, các bộ phận có liên quan.
+ Đại diện Công đoàn, Thanh tra nhân dân, bộ phận trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản.
+ Đại diện đơn vị bán, thi công sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng.
- Công khai minh bạch việc mua sắm, sửa chữa bảo trì bảo dưỡng trong hội đồng nhà trường.
- Xây dựng quy chế sử dụng và bảo vệ tài sản công, quy trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường, từng bộ phận, từng lớp trực tiếp sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ. Từ đó mọi thành viên đều có ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ của nhà trường ngày một tốt hơn.
3.3 Công tác kiểm kê và quản lý sử dụng tài sản, cơ sở vật chất:
- Tổ chức kiểm kê định kỳ toàn trường ít nhất 01 lần/ năm và đối với các phòng học ít nhất 02 lần /năm để phát hiện những hư hỏng, bổ sung kịp thời các yêu cầu cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có. Hằng năm tính hao mòn tài sản theo quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 “ Quyết định về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước”.
- Mở đầu đủ các loại hồ sơ sổ sách theo dõi như sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ dụng cụ cho từng nơi sử dụng.
- Quản lý, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, thường xuyên chống mối mọt, làm công tác vệ sinh, di tu, bảo trì bảo dưỡng
- Các thiết bị, máy móc cần được đánh số ký mã hiệu.
- Giáo viên trong nhà trường trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị nếu phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháo xử lý kịp thời.
- Mọi thay đổi, điều chỉnh đều phải được ghi vào sổ theo dõi tài sản, các bộ phận kiểm kê phải xác nhận đúng nội dung và ghi rõ ngày tháng năm, họ tên.
- Khi tài sản hỏng không sửa chữa được không còn giá trị sử dụng cần thanh lý, các bộ phận được giao trách nhiệm phải báo cáo bằng văn bản cụ thể tên, số lượng tài sản hỏng thế nào không sửa chữa được cần thanh lý về ban cơ sở vật chất và bộ phận tài vụ. Sau đó nhà trường giao cho các bộ phận liên quan kiểm tra, khảo sát thực tế và báo cáo tùy theo tình hình thực tế nhà trường tiến hành thành lập hội đồng thanh lý theo đúng quy định.
- Không tùy tiện sử dụng tài sản công vụ cho mục đích riêng hoặc tùy tiện cho người khác mượn tài sản khi chưa có ý kiến của lãnh đạo nhà trường.
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, nếu tài sản hư hỏng, mất mát không rõ nguyên nhân thì người trực tiếp sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
3.4 Thiết lập các loại hồ sơ sổ sách:
Theo quy định, tôi lập đầy đủ các biểu mẫu, sổ theo dõi tài sản theo Quyết định 19 như: Sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, báo cáo tăng giảm tài sản cố định, bảng tính hao mòn tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, giấy báo hỏng công cụ dụng cụ.
Ngoài ra, để tiện cho việc tổng hợp báo cáo, tôi lập thêm mẫu kiểm kê cho từng cơ sở:
- Mẫu kiểm kê tài sản tại cơ sởthời điểm.(Có phụ lục đính kèm)
- Mẫu này dùng để kiểm kê cho từng phòng học, do thành viên ban kiểm kê lập, có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm từng lớp và các thành viên trong ban kiểm kê. Sau đó kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu kỳ trước nhằm phát hiện thừa thiếu, nắm được hiện trạng tài sản, công cụ dụng cụ vào thời điểm kiểm kê.
- Mẫu tổng hợp tài sản theo nơi sử dụng (Có phụ lục đính kèm)
Mẫu này do kế toán lập tổng hợp nhằm đối chiếu số liệu tài sản của toàn trường có khớp với kiểm kê lần trước, biết được tài sản đó đang sử dụng tại đâu. Xác định được số liệu thừa thiếu sau kiểm kê, biết tình trạng tài sản, công cụ dụng cụ thời điểm kiểm kê trình ban kiểm kê xử lý.
- Mẫu báo cáo tình hình tăng giảm và hao mòn tài sản năm(Có phụ lục đính kèm)
Mẫu này là mẫu tổng hợp do kế toán lập (Sau khi đã lập các mẫu trên) để phản ánh cụ thể toàn bộ thông tin về tài sản như: về số lượng, nguyên giá, hao mòn cho tài sản trong năm, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của từng tài sản, nhằm hạch toán cho các tài khoản 211, 214, 466 trên bảng cân đối tài khoản kế toán được dễ dàng, thuận lợi.
4. Kết quả nghiên cứu:
4.1 Kết quả công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất:
* Năm 2012: 
- Nguồn ngân sách cấp: 
+ Sửa chữa phòng kho, phòng thực hành công nghệ.
- Nguồn xã hội hóa:
+ Sửa chữa phòng kho, phòng thực hành công nghệ.
+ Sửa chữa cửa ra vào và cửa sổ 1 số lớp học.
+ Lắp đặt hệ thống đường dây 0,4KV phía sau trường.
+ Sửa phòng truyền thống
+ Mua hơn 100 bộ bàn ghế học sinh cho các lớp học
* Năm 2013
- Nguồn ngân sách cấp:
+ Đóng mới 24 bàn giáo viên cho 24 lớp học
+ Mua 02 tủ để hồ sơ cho phòng văn thư.
+ Mua 01 bộ loa, âm ly, míc phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nguồn học phí:
+ Mua 25 bộ bàn ghế học sinh cho phòng thực hành công nghệ.
- Nguồn xã hội hóa:
+ Mua 07 bộ máy vi tính cho phòng tin 1
* Năm 2014
- Nguồn ngân sách cấp:
+ Mua bàn ghế phòng chờ giáo viên
+ Mua 05 bàn vi tính văn phòng
+ Mua ghế phòng đội
+ Mua 01 bộ rèm cho phòng họp
+ Sửa chữa, thay cửa sổ phòng điều hành
+ Mua 100 bộ bàn ghế học sinh bổ sung cho các lớp.
+ Mua 01 bộ đệm, xà ngàng nhảy cao
+ Mua 01 đàn Organ Yamaha phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn.
- Nguồn xã hội hòa:
+ Sửa chữa phần mái nhà điều hành.
+ Mua 07 case máy tính lắp ráp đông nam á cho phòng tin 2 và 01 máy tính lắp ráp đông nam á cho phòng tin 1.
+ Sửa chữa nhà để xe cho học sinh và giáo viên.
+ Mua 01 máy tính xách tay.
4.2. Kết quả về quản lý và sử dụng tài sản.
- 100% cán bộ công chức trong nhà trường có ý thức và trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản có hiệu quả.
- Không xảy ra tình trạng mất mát tài sản.
- Những tài sản hư hỏng được sửa chữa, nâng cấp kịp thời.
- Quán triệu được học sinh toàn trường có ý thức bảo quản tốt tài sản.
- Có 02 phòng máy vi tính phục vụ cho học sinh học thực hành tốt môn tin học, được nối mạng Internet thuận tiện cho học sinh giải toán và tiếng anh trên mạng. Tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên đều có cơ hội tiếp cận học hỏi, hầu hết giáo viên biết soạn giáo án vi tính và làm giáo án điện tử.
- Nối mạng Internet các phòng làm việc để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cập nhật thông tin được thuận lợi. 
- Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc; được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì, hạng ba; được UBND tỉnh Phú Thọ 04 lần tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối THCS ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết luận.
	Từ các kết quả trên tôi đã rút ra được cho bản thân mình thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất cũng như công tác quản lý sử dụng tài sản cụ thể:
- Xây dựng quy chế quản lý tài sản công một cách chặt chẽ để tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản.
- Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục. Tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, các nhà hảo tâm và từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị.
- Có kế hoạch, đề xuất mua sắm. sửa chữa tài sản cụ thể, chi tiết, kịp thời đáp ứng nhu cầu cần thiết sử dụng trong nhà trường.
- Công khai minh bạch, dân chủ trong việc mua sắm, sửa chữa trong hội đồng sư phạm nhà trường.
- Mở đầu đỉ các loại hồ sơ sổ sách ghi chép chính xác, kịp thời, khoa học. Kiểm kê tài sản đúng thời gian quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời những tài sản hư hỏng cần nâng cấp. sửa chữa, thay thế, bảo trì, bảo dưỡng.
- Trường nằm trên địa bàn Phường Gia Cẩm (hạn chế)
2. Một số kiến nghị:
- Để thực hiện tốt đề tài này cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và tài chính cấp trên để đảm bảo nguồn kinh phí cho trường đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đúng mức.
- Sự nỗ lực của cấp Ủy, Ban Giám Hiệu, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.
- Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục cũng như làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Giáo viên, nhân viên, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tham gia tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục để đạt hiệu quả cao.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh chấp hành nghiêm túc quy chế của cơ quan. Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất trong nhà trường.
Có sự đồng thuận, nhất trí, đoàn kết trong nội bộ để mọi hoạt động trong nhà trường đều đạt kết quả như mong muốn.
3. Phần phụ lục:
3.1 Mẫu sổ tài sản cố định
3.2 Mẫu sổ theo dõi TCSĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng
3.3 Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định.
3.4 Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.
3.5 Mẫu báo tăng giảm tài sản
3.6 Bảng tính hao mòn TSCĐ
4. Tài liệu tham khảo:
4.1 Luật kế toán
4.2 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp – Bộ tài chính – năm 2006
4.3 Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.4 Các văn bản hướng dẫn về mua sắm và quản lý tài sản.
Việt trì, ngày 10 tháng 3 năm 2015
 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Hoài Thu
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
..
.Ngày tháng năm 2015
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
..
.Ngày tháng năm 2015
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_tham_muu_dau_tu_mua_sam_sua_chua_co_so_vat_cha.doc
Sáng Kiến Liên Quan