SKKN Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Sỹ Sách

Đặc điểm của giờ học Thể dục chính khóa.

2.1. Những nét đặc trưng của giờ học Thể dục

- Ưu thế của buổi tập chính khóa còn thể hiện ở chỗ buổi tập được tiến hành

3theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường học theo thời khóa biểu chung của toàn

trường;

- Lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động chung

đã liên kết học sinh thành tập thể. Đó là những điều kiện không kém quan trọng để

giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng trong quá trình GDTC.

- Giờ học Thể dục được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm

chung và những nguyên tắc GDTC nói riêng. Đồng thời, việc tiến hành giờ học

Thể dục phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và

sức khỏe.

+ Hoạt động dạy học và giáo dục phải được quán xuyến từ đầu đến cuối giờ

học. Xu hướng chỉ giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng trong phần cơ bản thường thấy

trong thực tế là không đúng đắn. Nếu phần chuẩn bị và phần kết thúc không có nội

dung giáo dưỡng thì vai trò chủ đạo của người thầy chỉ là hình thức và lãng phí

thời gian.

+ Trong giờ học cần hết sức tránh dùng khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc.

+ Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồng thời

chú ý đặc điểm từng cá nhân người tập. Chỉ có như vậy tất cả học sinh mới đạt

được yêu cầu chung và hạn chế số học sinh yếu kém.

+ Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, sao cho có thể được

giải quyết ngay trong giờ học.

2.2. Xác định nhiệm vụ giờ học

Giờ học Thể dục trong các trường phổ thông là hiện thân của hình thức buổi

tập chính khóa. Mục đích giáo dục - giáo dưỡng chung của các giờ học này đã

được xác định trong chương trình môn học Thể dục, mục đích chung đó được cụ

thể hóa thành các nhiệm vụ của các giờ học. Tất nhiên chỉ có thể đạt được mục

đích khi đã giải quyết có kết quả nhiệm vụ của mỗi giờ học. Nhiệm vụ trọng tâm

của các giờ học TDTT là trang bị tri thức chuyên môn, hình thành kỹ năng kỹ xảo

vận động cần thiết cho cuộc sống. Đó là sự khác biệt cơ bản của buổi tập chính

khóa với các hình thức tập luyện khác. Tuy xu hướng giáo dưỡng có ý nghĩa hàng

đầu trong giờ học Thể dục nhưng không vì thế mà coi nhẹ hiệu quả sức khỏe và

giáo dục của giờ học. Chính thông qua giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng bằng bài

tập thể lực mà đạt được hiệu quả sức khỏe và giáo dục cần thiết.

2.3. Phương pháp điều chỉnh lượng vận động trong giờ học thể dục

Điều chỉnh lượng vận động là thay đổi hợp lý cường độ và khối lượng vận

động trong buổi tập. Nhìn chung, vấn đề hợp lý hóa lượng vận động không chỉ

giới hạn trong định liều lượng trong các bài tập thể lực. Ngoài tập luyện thể lực,

4các thành phần khác như giảng bài, làm mẫu, tổ chức người tập cũng gây những

tác động nhất định tới cơ thể học sinh. Như vậy lượng vận động giờ học còn bao

gồm những tác động của các thành phần kể trên. Trong mọi trường hợp, giáo viên

GDTC phải cố gắng tạo cho giờ học một lượng vận động lớn nhất cho phép. Trong

đó, đảm bảo mật độ chung tối đa có ý nghĩa quyết định. Mật độ chung giờ học là tỷ

lệ giữa thời gian hữu ích và tổng thời gian giờ học. Thời gian sử dụng vào các hoạt

động sau đây trong giờ học được coi là hữu ích: thời gian học sinh tự giác tư duy

về sự giảng giải, làm mẫu, chỉ dẫn của thầy giáo; phân tích động tác của mình hoặc

của bạn; thực hiện bài tập và nghỉ cần thiết; các hoạt động phụ trợ (chuyển vị trí

tập luyện, xếp hàng, xếp đặt dụng cụ tập luyện .) Thời gian vô ích lãng phí là bắt

đầu giờ học muộn và kết thúc sớm; chờ lượt lâu do thiếu dụng cụ; mất nhiều thời

gian chấn chỉnh tổ chức - kỷ luật của học sinh; ngừng tập do hỏng dụng cụ tập

luyện.

pdf43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Sỹ Sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực đặc thù
. Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe
và các tố chất thể lực
. Có hiểu biết đơn giản về Bóng đá, cầu lông
. Thực hiện được các KT cơ bản của môn bóng đá, cầu lông
. Biết điều chỉnh, sửa sai một số KT bóng đá, cầu lông nếu cần
. Biết phán đoán xử lý linh hoạt các tình huống và phối hợp với đồng đội
trong luyện tập và thi đấu
. Vận dụng được những hiểu biết về môn bóng đá, cầu lông để tập luyện hằng
ngày
. Vận dụng được một số điều luật bóng đá, cầu lông vào tập luyện và thi đấu
. Thể hiện sự tăng tiến về thể lực
. Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định
II. Địa điểm- phương tiện
1. Địa điểm: Sân học thể dục trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
2. Phương tiện: 
- Giáo viên: Giáo án, còi, cờ lệnh, trang ảnh kỷ thuật
- Học sinh: 12 quả bóng đá, 15 quả cầu, 15 bộ vợt cầu lông
III. Phương pháp, hình thức
- Phương pháp chính là Làm mẫu, dùng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu
31
- Hình thức: Luyện tập đồng loạt, luyện tập nhóm và cặp đôi
IV. Tiến trình lên lớp
NỘI DUNG
LVĐ Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Phần mở đầu.
1. Nhận lớp.
- Hoạt động của cán sự
lớp
- Hoạt động của GV
2. Khởi động
2.1. Khởi động chung
- Bài TD tay không
- Xoay các khớp...
2.2. Khởi động chuyên 
môn
- Chạy tăng tốc độ tối 
đa đoạn ngắn
- Trò chơi:Chạy thoi 
tiếp sức
II. Phần cơ bản
1. Cầu lông
a. Ôn tập
- Kỷ thuật đánh cầu 
cao thuận tay
8-10’
3p
5-7’
2’
10m
32’
13-14’
9-10’
3-4’
3lần
3 
lần
7-8
lần
Giáo viên và học sinh
làm thủ tục nhận lớp 
theo đội hình, hỏi 
thăm sức khỏa HS, 
phổ biến nội dung bài
học
- Gv hướng dẫn lớp 
trưởng điều hành 
lớp và quan sát nhắc
nhở
- GV chia học sinh
thành 4 nhóm hướng
dẫn cách chơi và trực
tiếp làm quản trò
- Sau khi khởi động
GV cho HS thành 2
nhóm:
 Nam học bóng đá,
nữ học cầu lông.
Sau khoảng 13-14
phút đổi nội dung
- Gv nhắc lại khái
niệm KT sau đó
hướng dẫn và bổ trợ
cho HS thực hiện
- GV quan sát và 
- Lớp trưởng tập 
trung báo cáo sĩ số
ĐH:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
GV
- Đội hình khởi
động
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
Lớp trưởng điều
hành khởi động
ĐH khởi động CM:
10-15m
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
GV
- ĐH trò chơi: như
phần chaỵ tăng tốc
32
- KT đánh cầu cao trái 
tay
+ Tập mô phỏng động 
tác không có cầu
+ Tập có cầu
b) Thi đấu:
c) Luật cầu lông
Điều 16: Thi đấu liên 
tục, lỗi tác phong đạo 
đức và các hình phạt
2. Bóng đá:
a. Ôn tập:
- Kỷ thuật dẫn bóng 
bằng má trong và má 
ngoài bàn chân
- Kỷ thuật đá bóng bằng 
mu bàn chân
- Phối hợp dẫn bóng và 
đá bóng bằng mu bàn 
chân
b)Trò chơi: Phản xạ 
nhanh – chạy theo chỉ 
thị tiếp sức
5-7’
3-4’
12-14’
 8’
 5’
7-8 l
7-8 l
7-8 l
sữa sai cho HS
* GV di chuyển
giữa 2 nhóm theo
dõi, đôn đốc và
hướng dẫn cho HS
ở cả hai nội dung
- GV chia HS thành
2 nhóm nhỏ, hướng 
dẫn cách thi đấu và 
luật thi đấu và trực 
tiếp làm trọng tài
- GV tập trung nhóm 
phổ biến cách tập và 
nêu yêu cầu, sau đó 
điều hành quá trình 
tập luyện và nhắc 
nhở,
sửa sai.
- Vai trò GV như 
phần a
- ĐH học cầu lông
* * * * * *
* * * * * *
 * * * * * * * *
*
*
 * * * * * * * *
Tất cả HS đều phải
tham gia thi đấu
- Đội hình phổ biến 
luật
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
GV
Đội hình tập luyện 
các kỹ thuật
******** 
********
16,5m
ĐH trò chơi
33
3. Củng cố
- Bóng đá: Thực hiện 
bài tập phối hợp với KT 
sút cầu môn
- Đá cầu: Thực hiện 
đánh cầu cao thuận và 
trái tay
III. Kết thúc
- Thả lỏng các khớp
- Nhận xét giờ học
- Ra bài tập về nhà
- Xuống lớp
 2’
GV cho gọi mỗi nội 
dung 2-3 HS lên thực 
hiện, cho HS tự đánh 
giá sau đó GV hệ 
thống lại
GV nhắc nhở chung,
dặn dò và hướng dẫn
các em HS luyện tập
thêm ở nhà
HS chạy theo cạnh
ô vuông nhỏ, đổi
hướng theo chỉ thị
của quản trò(MĐ là
tăng khă năng phản
xạ)
- Đội hình củng cố
(4 hàng ngang)
- Về nhà ôn các nội
dung đã học
4.5. Biện pháp: Khuyến khích học tham gia tập luyện ít nhất một môn thể
thao ngoại khóa
Mục đích: Nhằm tăng cường hình thức tập luyện ngoại khóa và thúc đẩy
phong trào tập luyện TDTT ngoài giờ học mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc
RLTT, tạo nhiều cơ hội điều kiện để học sinh rèn luyện các phẩm chất, năng lực
thông qua các hoạt động tập thể.
Nội dung và cách thức thực hiện:
- Tham mưu sắp xếp thời gian biểu học tập của học sinh một cách hợp lý để
học sinh có thời gian tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa.
- Xây dựng câu lạc bộ TDTT ở các chi đoàn có GV TDTT và các khối HS
Ban giám hiệu, Đoàn trường phụ trách.
- Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên và cán sự TDTT cho mỗi
khối, chi đoàn của học sinh. 
- Phát động phong trào thi đua “ rèn luyên thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại” trong toàn trường; Định kỳ tổng kết, tuyên dương khen thưởng và xếp loại
cho từng khối, chi đoàn.
- Toàn bộ nhóm giải pháp này giao cho BCH Đoàn trường và Bộ Môn thể dục
thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của ban giám hiệu nhà trường.
34
- Cuối buổi học buổi chiều ở trường luôn có 03 câu lạc bộ tập luyện trong
khuôn viên trường ( CLB Vovinam, Bóng chuyền, Bóng đá)
4.6. Biện pháp: Thành lập đội tình nguyện viên, hướng dẫn tập luyện thể thao
nội khóa và ngoại khóa cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường
Mục đích: Giảm tỷ lệ HS/ GV, giúp GV có thời gian quan tâm sâu sắc tới HS
và thời gian cho hướng dẫn HS tập luyện GDTC trong giờ học chính khóa và ngoại
khóa khóa. 
 Nội dung và cách thức thực hiện:
- Sử dụng thêm lực lượng GV kiêm nhiệm là những người đam mê TDTT, có
nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường
học làm GV hỗ trợ giảng để giảm bớt gánh nặng cho GV chính, đồng thời tăng
cường lực lượng hướng dẫn HS tập luyện TDTT trong cả giờ học chính khóa và
ngoại khóa.
- Đào tạo đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn tập luyện thể thao cho các lớp,
khối trong phạm vi nhà trường. 
- Nhóm giải pháp này Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo về chủ trương và phối 
hợp với bộ môn TD thực hiện. Riêng lực lượng hướng dẫn viên là HS do bộ môn
chủ động chọn lựa và đào tạo.
4.7. Biện pháp: Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi
đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài trường
Mục đích: Tạo sự say mê, hứng khởi và tác động tới tính tranh đua, tinh thần
đồng đội của HS trong tập luyện TDTT; Là con đường ngắn nhất để HS tham gia
tập luyện và cổ vũ tinh thần thể thao.
Nội dung và cách thức thực hiện:
- Tổ chức các giải thi đấu thể thao toàn trường định kỳ hàng năm và yêu cầu
tất cả các lớp học phải có thành viên tham gia. Đây không chỉ là biện pháp kích
thích các em tham gia tập luyện để thi đấu mà còn giúp các em tiếp xúc với môn
thể thao thông qua hoạt động cổ vũ cho đồng đội , từ đó thêm yêu thích TDTT tổ
chức giao hữu.
- Phối hợp với đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các buổi thi đấu thể thao
giao hữu giữa các trường trong tỉnh.
35
5. Đánh giá hiệu quả biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn thể dục
cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
Nhằm kiểm chứng tính đúng đắn, tính khả thi của một số biện pháp phát huy
tính tích cực học tập môn thể dục của học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
trong học tập môn thể dục.
4.1. Tổ chức thực nghiệm
5.1.1.Nội dung thực nghiệm sư phạm
Để đảm bảo tính chính xác tôi áp dụng điều kiện sân bãi dụng cụ học tập của
hai nhóm TN và ĐC là như nhau.
Đối với nhóm ĐC: Giáo viên vẫn sử dụng biện pháp dạy học cũ, không áp
dụng bảy biện pháp đã nêu trên vào giảng dạy.
Đối với nhóm TN A tiến hành tổ chức TN với hệ thống bao gồm bảy biện
pháp đã nêu trong mục 3.3. Trong quá trình dạy môn thể dục cho học sinh lớp TN
tôi lấy biện pháp: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục theo hướng tích
cực hóa hoạt động học tập học sinh làm biện pháp chủ đạo. Các biện pháp còn lại
được coi như biện pháp hỗ trợ cho biện pháp chủ đạo.
5.1.2.Kế hoạch thực nghiệm sư phạm
Thời gian tiến hành TN là năm học 2019 – 2020 và học kỳ 1 năm học 2020 -
2021
5.2. Đánh giá kết quả TN
5.2.1.Kết quả kiểm tra trước TN
- Về thực trạng tính tích cực của HS(đã được làm rõ ở bảng 1)
- Về trình độ thể lực và xếp loại học lực: Trước khi bước vào TN đề tài tôi đã
tiến hành kiểm tra ban đầu các chỉ số phát triển thể lực, theo các test kiểm tra đánh
giá thể lực trong quy định đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên do Bộ
GD&ĐT ban hành năm 2008. Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán học
thống kê. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 3
36
Bảng 3. Thực trạng thể lực của học sinh thuộc nhóm ĐC và nhóm TN ở thời điểm trước TN
TT Các chỉ tiêu và test
Nam Nữ
Nhóm ĐC 
(n=23)
Nhóm TN 
(n=21) t p
Nhóm ĐC 
(n=20)
Nhóm TN 
(n=22) t p
x
¿
±σ x
¿
±σ x
¿
±σ x
¿
±σ
I. Khối 10
1 Nằm ngửa gập bụng (sl/30s) 17,54 3,69 18,89 3,56 1,24 >0,05 10,22 4,29 11,55 4,13 1,18 >0,05
2 Bật xa tại chỗ (cm) 215,65 17,32 216,40 17,57 0,56 >0,05 154,2 14,07 154,87 14,43 0,69 >0,05
3 Chạy 30m XPC (giây) 5,27 0,48 5,17 0,41 0,87 >0,05 6,24 0,62 6,30 0,66 0,57 >0,05
4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1032,4 64,88 1030,1 62,05 0,17 >0,05 824,8 81,74 820,06 82,76 0,23 >0,05
II. Khối 11
1 Nằm ngửa gập bụng (sl/30s) 18,98 3,79 19,15 3,64 0,17 >0,05 11,04 4,05 11.88 4,17 0,65 >0,05
2 Bật xa tại chỗ (cm) 220,14 18,06 221,09 17,23 0,65 >0,05 153,57 13,78 154,70 13,93 0,50 >0,05
3 Chạy 30m XPC (giây) 4,72 0,38 4,80 0,48 0,53 >0,05 5,87 0,54 5,87 0,60 0,61 >0,05
4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1020,7 66,47 1016,5 63,40 0,20 >0,05 810,6 84,75 814,7 82,35 0,23 >0,05
Khối 12
1 Nằm ngửa gập bụng (sl/30s) 19,53 3,82 19,18 3,57 0,76 >0,05 12,28 3,94 12,35 3,99 0,78 >0,05
2 Bật xa tại chỗ (cm) 225,22 17,30 226,74 17,94 0,65 >0,05 154,14 14,17 155,47 14,38 0,52 >0,05
3 Chạy 30m XPC (giây) 4,77 0,47 4,73 0,53 0,53 >0,05 5,97 0,43 5,93 0,46 0,53 >0,05
4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1004,3 62,17 1001,2 66,34 0,16 >0,05 769,17 79,87 773,96 82,67 0,35 >0,05
37
Kết quả thu được ở bảng 3 đều cho thấy, kết quả kiểm tra thể lực của cả 3
khối đều thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ( ttính 0,05).
Kết thúc quá trình TN các biện pháp phát huy tính tự giác tích cực cho học
sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đề tài tiến hành đánh giá tính tích cực của học
sinh sau khi áp dụng các biện pháp sư phạm. Kết quả thu được tại bảng 4
5.2.2.Kết quả kiểm tra sau TN.
Bảng 4. Kết quả đánh giá tính tích cực của học sinh sau khi áp dụng 
các biện pháp sư phạm.
TT Tiêu chí đánh giá
Khối 10
(n = 210)
Khối 11
(n = 200)
Khối 12
(n = 175)
n % n % n %
1
Ý thức chuẩn bị
- Chuẩn bị trang phục đúng quy định, chủ
động lấy dụng cụ và sắp xếp dụng cụ trên
lớp.
190 90.47 185 92.5 160 91.42
2
Sự tập trung chú ý
Chú ý lắng nghe lời giảng của giáo viên. 185 88.09 190 95.0 145 54.0
Chú ý quan sát động tác thị phạm của giáo
viên, của bạn. 198 94.28 175 87.5 150 60.0
3
Tinh thần, thái độ học tập
Ham muốn tập luyện khi giáo viên công bố
nội dung buổi học. 199 94.76 185 92.5 143 81.71
Sốt sắng khi được giao nhiệm vụ. 198 94.28 195 97.5 140 80.0
Ra sức hoàn thành bài tập giáo viên giao
cho ở trên lớp. 200 95.23 196 98.0 165 94.28
Chịu khó hỏi thêm thầy về bài học. 185 88.09 179 89.5 142 81.14
Nhiệt tình giúp đỡ bạn bè trên lớp. 199 94.76 196 98.0 150 85.71
Sự chuyên cần trong tập luyện môn Thể
dục.
Biết tận dụng thời gian trong quá trình tập
luyện
197 93.80 176 88.0 123 70.28
38
4Hết giờ học vẫn ở lại học thêm. 165 78.57 168 84.0 100 57.14
Theo dõi các thông tin có liên quan đến
TDTT. 210 100 200 100 150 86.0
Tham gia hoạt động ngoại khóa trường, lớp
tổ chức 200 95.23 196 98.0 110 62.85
5
Kết quả học tập
Hoàn thành khối lượng bài tập trên lớp 202 96.19 189 94.5 150 85.71
Hoàn thành bài tập về nhà. 178 84.76 156 78.0 130 74.28
Kết quả cụ thể của các biện pháp như sau:
a. Biện pháp: Tạo động cơ học tập môn thể dục cho học sinh( ví dụ lồng
ghép tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò của môn TD
trong trường học....)
Sau khi áp dụng đã có những thay đổi rất lớn so với trước TN, qua các tiêu
chí đánh giá cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Đảm bảo giờ giấc học tập, chuẩn bị trang phục tập luyện theo quy
định,  trước thực nghiêm chỉ đạt từ (67% tới 89%) nhưng sau TN đã tăng lên từ
(91.42% tới 100%.).
Tiêu chí 2: Chăm chú lắng nghe giáo viên giảng giải, phân tích kỹ thuật, làm
động tác thị phạm, trước thực nghiêm chỉ đạt từ 54% tới 75% nhưng sau TN đã
tăng lên từ (53% tới 94.28)%.
Tiêu chí 3: Được giáo viên đánh giá có tinh thần, thái độ học tập tốt trước
thực nghiêm chỉ đạt từ (44.5% tới 66.0%) nhưng sau TN đã tăng lên từ (80.0% tới
98.0)%.
Tiêu chí 4: Sự chuyên cần trong tập luyện môn thể dục, trước thực nghiêm chỉ
đạt từ (43% tới 91.0%) nhưng sau TN đã tăng lên từ (57.14% tới 100)%.
Tiêu chí 5: Kết quả học tập môn Thể dục được đánh giá đạt trở lên đã tăng lên
rất nhiều. Từ kết quả khảo sát trên cho phép ta rút ra nhận xét tính tích cực học tập
môn Thể dục của học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đã có những triển biến rất
lớn và là điều kiện tốt để ứng dụng cho các biện pháp học tập sau này.
b. Biện pháp: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho
đội ngũ giáo viên thể dục
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên
thể dục.
- Qua quá trình ứng dụng thì đề tài đã giúp cho giáo viên nâng cao trình độ 
39
chuyên môn, nghiệp vụ như: tăng số buổi tập huấn, học BDTX.. 
c. Biện pháp: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, sử dụng tối đa và
bảo quản hợp lý hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, sử dụng tối đa và bảo quản hợp lý
hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường.
Bảng 5. Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ cho việc học tập môn TD 
TT Trước thựcnghiệm
Số
lượng
Chất
lượng Sau thực nghiệm
Số
lượng
Chất
lượng
1 Tài liệu tham khảo 12 Tốt Tài liệu tham khảo 45 Tốt
2 Sân bóng rổ 01 TB Sân bóng rổ 01 Tốt
3 Sân bóng chuyền 01 TB Sân bóng chuyền 04 Tốt
4 Bàn bóng bàn 02 Tốt Bàn bóng bàn 02 Tốt
5 Hố nhảy cao, xa 03 TB Hố nhảy cao, xa 05 Tốt
6 Sân tập thể dục 03 TB Sân tập thể dục 04 Tốt
d. Biện pháp: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập học sinh.
- Giáo viên đã tăng cường thị phạm động tác trong quá trình giảng dạy, đồng
thời kết hợp với các phương tiện trực quan để kích thích và tạo hứng thú cho các
em học sinh.
- Sử dụng nhiều hơn phương pháp trò chơi và thi đấu trong quá trình giảng
dạy.
e. Biện pháp: Khuyến khích học tham gia tập luyện ít nhất một môn thể
thao ngoại khóa.
Khuyến khích HS tham gia tập luyện ít nhất 1 môn thể thao ngoại khóa. 
- Sau khi các em đã hiểu được tầm quan trọng và những tác dụng của môn thể
dục mang lại, thì các em đã bắt đầu có sự lựa chọn cho mình môn thể thao yêu
thích để tham gia các buổi ngoại khóa. Hiện nay trong nhà trường có CLB (Bóng
chuyền nam, Vovinam, Bóng bàn...)
- Bước đầu đã hình thành được cho các em thói quen tập luyện ngoại khóa
môn thể dục.
40
- Năm học 2019-2020 đội tuyển HKPĐ đạt giải nhì toàn đoàn cấp huyện
( nhất bóng chuyền nam, cầu lông nam, vovinam, bóng bàn đơn nam và đôi nam
nữ, 6 nội dung điền kinh...). HKPĐ cấp tỉnh đạt 2 giải nhất, 2 giải ba..
g. Biện pháp: Thành lập đội tình nguyện viên, hướng dẫn tập luyện thể thao
nội khóa và ngoại khóa cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường 
Thành lập đội tình nguyện viên, hướng dẫn tập luyện thể thao nội khóa và
ngoại khóa cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường
Sau khi áp dụng biện pháp đề tài đã thu được những kết quả rất khả quan thể
hiện qua việc các em đã lựa chọn những môn thể thao yêu thích và bước đầu đã
thành lập được những đội tình nguyện viên cho các câu lạc bộ như: CLB bóng
chuyền, Vovinam .......
h. Biện pháp: Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi
đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài trường
Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi đấu giao hữu thể
thao giữa các khối, lớp trong và ngoài trường.
- Nhà trường đã bắt đầu tổ chức các giải thi đấu thể thao nhân kỉ niệm những
ngày lễ như: 15/10, 20/11, 26/3.... cho các lớp và các khối trong và ngoài nhà
trường và đã tạo được khí thế và thúc đẩy tinh thần tham gia tập luyện thể thao cho
các em.
Tóm lại sau 6 tháng TN áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài, trình độ thể
lực của nhóm TN tốt hơn hẳn so với nhóm ĐC. Như vậy, các biện pháp lựa chọn
của đề tài đã phát huy hiệu quả trong việc phát huy tính tự giác tích cực cho học
sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách.
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học, thực
trạng tính tích cực học tập môn thể dục, thực trạng phát triển thể chất và thực trạng
kết quả học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách còn nhiều hạn chế.
Nhiều học sinh chưa thực sự tích cực, tự giác trong quá trình học tập môn thể dục;
trình độ phát triển thể chất phần lớn ở mức độ bình thường và rất không đồng đều.
2. Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn 7 biện pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập môn thể dục ứng dụng cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
bao gồm:
- Biện pháp 1: Tạo động cơ học tập môn thể dục cho học sinh.
41
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho
đội ngũ giáo viên thể dục.
- Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, sử dụng tối đa và
bảo quản hợp lý hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường.
- Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập học sinh.
- Biện pháp 5: Khuyến khích HS tham gia tập luyện ít nhất 1 môn thể thao
ngoại khóa.
 - Biện pháp 6: Thành lập đội tình nguyện viên, hướng dẫn tập luyện thể
thao nội khóa và ngoại khóa cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường
- Biện pháp 7: Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi
đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài trường
Kết quả TN bước đầu cho thấy các biện pháp đề tài đề xuất đã phát huy tác
dụng như: góp phần tích cực hóa hoạt động học tập môn thể dục cho học sinh
Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
 II. Kiến nghị
- Nhóm Thể dục - GDQP của Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách có thể sử dụng
kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tích cực hóa hoạt động học tập môn TD của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng môn học..
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh và giáo
viên giảng dạy môn TD ở các trường THPT trên toàn quốc.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học giáo dục, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội
2. Nguyễn Kỳ Anh (1992), Thể lực thế hệ trẻ Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu
khoa học giáo dục sức khỏe thể chất trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội
3. Babanski IUK (1981), Tối ưu hóa quá trình dạy học, Cục đào tạo và bồi
dưỡng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Hà Nội
4. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 1-12-2011 của Bộ Chính NXB Chính trị
Quốc Gia Hà Nội.
5. Phạm Đình Bẩm (2006), Giáo trình quản lý TDTT (dùng cho cao học),
NXB TDTT Hà Nội
6. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1989), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ,
NXB TDTT Thành phố HCM.
7. Chính phủ (2015), Nghị định 11 năm 2015 ND-CP về giáo dục thể chất và
hoạt động thể thao trong nhà trường.
8. Ngô Doãn Đãi (2001), Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng đào tạo, Xêmina về phương pháp giảng dạy, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội
9. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, Tr.5
10. Lê Văn Lẫm (1999), GDTC của một số nước trên thế giới, NXB TDTT
Hà Nội
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT,
NXB TDTT, Hà Nội.
12. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC
trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội.
43

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_tich_cuc_hoa_hoat_dong_hoc_tap_mon_the_duc_ch.pdf
Sáng Kiến Liên Quan