SKKN Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học Cơ sở
Quản lý trường học
Theo Đặng Quốc Bảo: “ Trường học là một thiết chế xã hội trong đó có diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố: “Thầy – Trò”. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục Quốc dân nó là đơn vị cơ sở ” [3].
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh” [8].
Theo Trần Kiểm: “Quản lý trường học được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến” [9].
Macarencô cho rằng: “Phải là tập thể các nhà giáo dục, và ở đâu mà giáo dục không gắn với tập thể, không có chương trình công tác thống nhất, một giọng nói thống nhất, một cách tiếp cận chính xác và thống nhất với trẻ em thì ở đó không thể có một quá trình giáo dục nào hết ”[5].
Không quan trọng £ Kết quả là 86,6% ý kiến cho rằng năng lực của TTCM có vai trò rất quan trọng. 13,40% ý kiến cho rằng năng lực của TTCM có vai trò quan trọng đối với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên. Không có ý kiến nào đánh giá ở mức độ bình thường hoặc không quan trọng. Trong đó 100% số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều cho rằng năng lực của TTCM có vai trò rất quan trọng. Về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM Bảng thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM S TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi(%) Rất cần Cần thiết Bình thường Chưa cần Rất khả thi Khả thi Bình thường Chưa khả thi 1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức. 7.5 44.8 25.3 16,4 74.6 14.9 10.5 2 Nhóm biện pháp nâng cao năng lực kế hoạch hóa. 59.7 14.9 25.4 80.6 1.0.5 9 3 Nhóm biện pháp nâng cao năng lực tổ chức thực hiện. 67.2 26.9 5.9 83.6 3 13.4 4 Nhóm biện pháp nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá. 62.7 14.9 22.4 42.3 9 29.9 Ta có thể trình bày kết quả đó bằng biểu đồ sau Về tính cần thiết: Tính cần thiết của các biện pháp nâng cao năng lực kế hoạch hoá, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá đều đạt ở mức cao lần lượt là 74.6%; 91.4; và 77.6. Riêng biện pháp nâng cao năng lực nhận thức chỉ đạt 52%. Điều này cho thấy các biện pháp bồi dưỡng năng lực cho TTCM mà tôi đề xuất là phù hợp và đáp ứng được sự mong muốn của đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS. Tuy nhiên, để những biện pháp này thực sự là những cách làm có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM ở các trường THCS hiện nay cần phải có sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của các cấp quản lý giáo dục, sự nỗ lực rất cao của những người thực hiện. Về tính khả thi : Tính khả thi của các biện pháp nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực kế hoạch hoá, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện đều đạt ở mức cao lần lượt là 89.5; 91.1; 86.6. Riêng biện pháp nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá chỉ đạt 51.3%. Tóm lại, qua việc trao đổi, phỏng vấn với những đồng chí cán bộ quản lý lâu năm, giàu kinh nghiệm, qua nghiên cứu kết quả ở các điều tra, tôi tôi đi đến nhận định rằng: các biện pháp bồi dưỡng năng lực cho TTCM mà tôi đề xuất là cần thiết và khả thi, là phù hợp và đáp ứng được sự mong muốn của đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS hiện nay về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các TTCM. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL là biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong các trường THCS, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM là một biện pháp đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM có thể coi như là một nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Chính vì vậy, giúp các hiệu trưởng trong các biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM chính là nâng cao năng lực quản lý của chính họ. Việc đề xuất các biện pháp để bồi dưỡng năng lực cho TTCM được dựa trên những chức năng cơ bản của hoạt động quản lý giáo dục. Nội dung của các biện pháp gắn liền với những dạng hoạt động của TCM. Đồng thời để khắc phục những hạn chế, yếu kém về năng lực cuả các TTCM cũng như thực trạng việc quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các TTCM ở trong các trường THCS hiện nay. Các biện pháp đề xuất đã được sự đồng thuận của đông đảo các hiệu trưởng, và TTCM ở các trường THCS trong toàn huyện. Nếu các giải pháp đã đề xuất trong đề tài được phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo áp dụng cũng như có sự vân dụng có hiệu quả của các trường THCS trong tỉnh thì chắc chắn rằng nó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn. 4.2 KIẾN NGHỊ Với phòng giáo dục và đào tạo: - Sớm có biện pháp chỉ đạo các trường THCS tăng cường bồi dưỡng năng lực cho các TTCM để những biện pháp bồi dưỡng năng lực cho TTCM đi vào thực tiễn và phát huy tác dụng ở các trường THCS trong toàn huyện. - Có biện pháp khuyến khích những TTCM tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM. - Quan tâm đầu tư về điều kiện đáp ứng yêu cầu việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Nghị quyết Hội Nghị Trung Ương chín khoá IX. Tạp chí cộng sản, tháng 4 năm 2004. Đặng Quốc Bảo - Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay. NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 1996. Bộ giáo dục - Luật giáo dục. Nhà xuất bản lao động xã hội 2005, trang 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Qui chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo- Chương 5 - Điều 22. Viên Quốc Chấn – Luận về cải cách giáo dục. Người dịch - Tiến sĩ Bùi Minh Hiền. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, năm 2001. Nguyễn Hữu Chí – VKHGD - Đổi mới chương trình trung học phổ thông và những yêu cầu đổi mới công tác quản lý của hiệu trưởng. Tài liệu của ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa trung học phổ thông, Hà Nội, tháng 7.2003, trang 52. Phạm Minh Hạc - Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 1986. Trần Kiểm – Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Viện khoa học giáo dục, năm 1990. Trần Kiểm - Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2003. Trần Kiểm – Yêu cầu đối với người cán bộ quản lý và việc thực hiện chức năng quản lý trong quá trình quản lý đổi mới chương trình trung học phổ thông. Tài liệu của ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa trung học phổ thông, Hà Nội, tháng 7.2003, trang 63. Trần kiểm- Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, năm 2004. AG Kôvaliốp - Tâm lý học cá nhân, tập 2. Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, năm 1971, trang 90. Harold Koontz- Cyril- Odonnell- Heinz Weihrieh - Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, năm 1992. Trần Thị Bích Liễu - Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập thực hành trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường trung học. Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục. Viện khoa học giáo dục, Hà Nội, năm 2002, trang 35. C. Mác – Tuyển tập Mác, Ăngghen, tập 1. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 25. Macco – Maccop - Chủ nghĩa xã hội và quản lý. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 1978, trang.24. Lưu Xuân Mới – Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục . Trường ĐHSP Hà Nội II – Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương 1, Hà Nội Năm 1999. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội.- Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 3 Khoá VIII . Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Từ điển Bách khoa Việt Nam. Hà Nội, năm 1995. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 Hà Nội, năm 1995, trang 259. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật ngành giáo dục đào tạo Việt Nam. Hà Nội, năm 2001. Nhà xuất bản lao động - Danh nhân Hồ Chí Minh. Hà nội, năm 2000 trang 651. Nhà xuất bản thống kê - Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà nội, năm 1999. Nguyễn Ngọc Quang những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 1989. Vũ Hào Quang - Xã hội học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2001. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Tạp chí Cộng sản – tháng 4.2004 . Trang 3. Trần Quốc Thành – Chuyên đề khoa học quản lý đại cương, năm 2001. Đỗ Hoàng Toàn - Giáo trình khoa học quản lý – Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1999, trang 134. Thái Duy Tuyên - Giáo dục học hiện đại những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà nội, năm 2001, trang 326. Trung tâm nghiên cứu Khoa học tổ chức và quản lý - Nghệ thuật lãnh đạo và quản lý. NXB Thống kê, năm 1999. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Báo cáo phát triển con người. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà nội, năm 2001. 32. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo- Bộ giáo dục và đào tạo, Tạp chí Thông tin quản lý giáo dục, số 4(32) – tháng 8 năm 2004, trang 1. PHỤ LỤC Mẫu 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên ) Để giúp cho việc tìm hiểu thực trạng năng lực của tổ trởng chuyên môn góp phần đề xuất biện pháp quản lý nâng cao năng lực cho các tổ trưởng chuyên môn, xin đồng chí vui lòng cho biết : Ý kiến đánh giá của mình về năng lực quản lý của các tổ trưởng chuyên môn trường mình (nếu đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) xin ghi theo số lượng vào các cột thích hợp tương ứng với số tổ trưởng chuyên môn đạt được theo từng mức độ (Bởi đồng chí đang đánh giá tất cả các TTCM trong trường ). Ý kiến đánh giá của mình về năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn của mình (nếu đồng chí là giáo viên) xin đánh dấu (x) vào cột thích hợp Ý kiến tự đánh giá về năng lực quản lý của mình (nếu đồng chí là tổ trưởng chuyên môn) xin đánh dấu (x) vào cột thích hợp. Tôi đề nghị tiêu chí để đánh giá về mức độ đạt được các kỹ năng ở người TTCM như sau: Mức rất tốt là: Người TTCM thực hiện công việc một cách thành thạo và có khả năng hướng dẫn cho người khác. Mức tốt là: Người TTCM thực hiện công việc một cách thành thạo, độc lập. Mức bình thường là: Người TTCM thực hiện đợc công việc, nhng vẫn cần có sự hướng dẫn. Mức chưa đạt là: Người TTCM chỉ thực hiện được công việc khi được hướng dẫn, kèm cặp cụ thể. NĂNG LỰC (1) CÁC KỸ NĂNG QUẢN LÝ (2) MỨC ĐỘ ĐẠT ĐỢC Rất tốt (4) Tốt (5) Bình thường (6) Chưa đạt (7) Nhóm năng lực kế hoạch hóa 1. Kỹ năng nắm bắt đúng các chủ trương của cấp trên liên quan đến hoạt động của tổ. 2. Kỹ năng nắm bắt và phân tích thực trạng của tổ. 3. Kỹ năng xác định hệ thống mục tiêu phấn đấu của tổ chuyên môn. 4. Kỹ năng cụ thể hóa mục tiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường được về lượng, cũng như có thể đánh giá được về chất. 5. Kỹ năng xác định thứ bậc ưu tiên của các mục tiêu trong hệ thống mục tiêu của tổ chuyên môn. 6. Kỹ năng giúp cho các tổ viên nắm vững những chủ trương của tổ và huy động các tổ viên tham gia xây dựng các mục tiêu. 7. Kỹ năng phân chia hệ thống mục tiêu và hướng dẫn để chuyển hóa những mục tiêu chung đó thành mục tiêu phấn đấu của từng nhóm, từng cá nhân. 8. Kỹ năng xây dựng các giaỉ pháp huy động sự nỗ lực của các tổ viên nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chuyên môn. (1) (2) (3) (4) (5) (6) năng tổ chức thực hiện 1. Kỹ năng xây dựng chương trình hành động của tổ chuyên môn theo các mốc thời gian. 2. Kỹ năng phân công công việc phù hợp khả năng và điều kiện của từng tổ viên. 3. Kỹ năng huy động các nguồn lực của tổ để tập trung cho các mục tiê ưu tiên để tạo bước đột phá trong quá trình thực hiện kế hoạch. 4. Kỹ năng tổ chức lao động sư phạm của các tổ viên một cách khoa học. 5. Kỹ năng tổ chức cho các tổ viên học tập nắm vững qui chế, qui định về chuyên môn, nghiệp vụ. 6. Kỹ năng xử lý các tình huống quản lý tổ chuyên môn theo đúng Luật, Điều lệ, Qui chế và các qui định. 7. Kỹ năng đa hoạt động của tổ chuyên môn vào kỷ cương, nền nếp. 8. Kỹ năng tổ chức bàn bạc về chơng trình bài vở lên lớp theo các nhóm môn. 9. Kỹ năng chỉ đạo, giám sát các tổ viên trong các khâu soạn giảng, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học. (2) (3) (4) (5) (6) 10. Kỹ năng tổ chức cho giáo viên khai thác sử dụng thiết bị dạy học, thư viện, làm đồ dùng phục vụ cho dạy học bộ môn. 11. Kỹ năng chỉ đạo tốt các hoạt động hội giảng, triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, kiến tập, thực tập s phạm. 12. Biết chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn nòng cốt và đi sâu giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. 13. Kỹ năng hướng dẫn giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 14. Kỹ năng tổ chức, hớng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học và đúc rút kinh nghiệm dạy học. 15. Kỹ năng hướng dẫn các tổ viên hợp tác với nhau tạo ra không khí thiện chí, tin cậy hỗ trợ nhau cùng hoạt động. 16. Kỹ năng phát hiện kịp thời và giải quyết tốt những mâu thuẫn về mục tiêu hoạt động của các cá nhân, các nhóm với mục tiêu chung của tổ chuyên môn. 17. Kỹ năng hòa giải những bất đồng nảy sinh trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, các nhóm trong tổ chuyên môn. (2) (3) (4) (5) (6) 18. Kỹ năng giao tiếp để mọi người chấp nhận ý kiến của mình. 19. Kỹ năng phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường. 20. Kỹ năng tiếp nhận và triển khai những quyết định quản lý của hiệu trưởng. Kỹ năng kiểm tra đánh giá 1. Kỹ năng xác định tiêu chí khách quan để kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo chức năng bộ môn do mình phụ trách. 2. Kỹ năng đa các hoạt động kiểm tra vào kế hoạch . 3. Kỹ năng tổ chức kiểm tra đánh giá theo tinh thần khách quan khoa học. 4. Kỹ năng làm cho việc kiểm tra đánh giá trở thành tự kiểm tra đánh giá của mỗi tổ viên. 5. Kỹ năng kết hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá . 6. Kỹ năng tổ chức họat động kiểm tra đánh giá với sự tham gia tích cực của các tổ viên, làm cho việc tra trở thành một tình huống bồi dưỡng chuyên môn. 7. Kỹ năng tư vấn cho hiệu trưởng trong việc ra các quyết định quản lý chuyên môn Mẫu 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn) Để phục vụ cho việc tìm hiểu thực trạng các biện pháp của hiệu trưởng đã thực hiện nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trong trường học nơi đồng chí công tác, xin đồng chí đánh dấu (x) vào cột “Mức độ thực hiện” tương ứng với thực tế của đơn vị. NHÓM BIỆN PHÁP BIỆN PHÁP MÀ HIỆU TRƯỞNG THỰC HIỆN ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO TTCM (1) `MỨC ĐỘ THỰC HIÊN Rất thường xuyên (2) thường xuyên (3) Thỉnh thoảng (4) Chưa bao giờ (5) NHÓM BIỆN PHÁP BỒI DỠNG NĂNG LỰC KẾ HOẠCH HOÁ 1. Tổ chức cho TTCM học tập nghiên cứu chủ trương của cấp trên liên quan đến hoạt động của tổ chuyên môn. 2. Hướng dẫn TTCM cách thức nắm bắt và phân tích thực trạng của tổ. 3. Hướng dẫn TTCM xác định hệ thống mục tiêu phấn đấu của tổ chuyên môn trên cơ sở cụ thể hoá mục tiêu của nhà trường. 4. Hướng dẫn cho TTCM cụ thể hóa mục tiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường được về lượng, cũng như có thể đánh giá được về chất. 5. Hướng dẫn TTCM cách thức tổ chức sinh hoạt TCM để huy động các tổ viên tham gia xây dựng các mục tiêu phấn đấu của tổ. (1) (2) (3) (4) (5) 6. Hướng dẫn TTCM phân chia hệ thống mục tiêu của TCM thành mục tiêu phấn đấu của từng nhóm, từng cá nhân trên cơ sở nhiệm vụ của họ. 7. Hướng dẫn TTCM xây dựng các giải pháp huy động sự nỗ lực của các tổ viên nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chuyên môn. NHÓM BIỆN PHÁP BỒI DỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hướng dẫn TTCM cụ thể hoá kế hoạch thành chương trình hành động của TCM theo các mốc thời gian trong kỳ học, năm học. 2. Hướng dẫn TTCM cách thức phân công việc cho tổ viên sao cho phù hợp khả năng và điều kiện của từng tổ viên . 3. Hướng dẫn TTCM huy động các nguồn lực của tổ tập trung cho các mục tiêu ưu tiên để tạo bớc đột phá trong quá trình thực hiện kế hoạch. 4. Hướng dẫn TTCM hệ thống văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn. 5. Hướng dẫn TTCM xây dựng những qui định về nền nếp chuyên môn để tổ chuyên môn thống nhất thực hiện. 6. Hướng dẫn TTCM xử lý các tình huống quản lý tổ chuyên môn theo đúng Luật, Điều lệ, Qui chế và các qui định. (1) (2) (3) (4) (5) 7. Hướng dẫn TTCM cách thức tổ chức bàn bạc về chương trình bài vở lên lớp theo các nhóm môn, thống nhất các hoạt động nội ngoại khóa, bồi dưỡng, phụ đạo, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. 8. Hướng dẫn TTCM chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học một cách có trọng tâm, phù hợp với đặc trưng bộ môn. 9. Yêu cầu TTCM tổ chức cho giáo viên khai thác sử dụng thiết bị dạy học, thư viện, làm đồ dùng phục vụ cho dạy học bộ môn. 10. Hướng dẫn TTCM chỉ đạo tốt các hoạt động hội giảng, kiến tập, thực tập sư phạm. 11. Hướng dẫn TTCM chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn nòng cốt và đi sâu giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. 12. Kỹ năng hớng dẫn giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 13. Tạo điều kiện và yêu cầu TTCM Thường xuyên nghiên cứu triển khai những ứng dụng khoa học giáo dục trên các sách báo, tạp chí của Ngành. (1) (2) (3) (4) (5) 14. Hướng dẫn TTCM tiếp nhận và triển khai những quyết định quản lý của hiệu trưởng kịp thời có hiệu quả. 15. Hướng dẫn cho TTCM biết cách phối kết hợp việc thực hiện các mục tiêu của tổ với các mục tiêu của các tổ chức đoàn thể trong trường. 16. Hướng dẫn cho TTCM phơng pháp giao tiếp để làm cho mọi ngời chấp nhận ý kiến của mình trong các phiên điều hành sinh hoạt TCM. 17. Giúp cho TTCM biết cách hướng dẫn các tổ viên hợp tác với nhau trong mọi hoạt động tạo ra không khí thiện chí, tin cậy hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. 18. Hướng dẫn TTCM quan tâm nắm bắt, điều chỉnh mục tiêu hoạt động của các nhóm không chính thức khi thấy nó mâu thuẫn với mục tiêu của tổ . 19. Hướng dẫn cho TTCM biết quan tâm đến tâm tư tình cảm những khó khăn của các thành viên trong tổ . (1) (2) (3) (4) (5) NHÓM BIỆN PHÁP BỒI DỠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Yêu cầu TTCM xác định tiêu chí khách quan để kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo chức năng bộ môn do mình phụ trách. 2. Yêu cầu TTCM đưa các hoạt động kiểm tra vào kế hoạch . 3. Hướng dẫn TTCM tổ chức kiểm tra đánh giá theo tinh thần khách quan khoa học. 4. Hướng dẫn TTCM biết cách làm cho việc kiểm tra đánh giá trở thành tự kiểm tra đánh giá của mỗi tổ viên. 5. Hướng dẫn TTCM kết hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá . 6. Hướng dẫn TTCM tổ chức họat động kiểm tra đánh giá với sự tham gia tích cực của các tổ viên, làm cho kiểm tra thành một tình huống bồi dưỡng chuyên môn. Nếu được xin đồng chí vui lòng cho biết quý danh: Chức danh: Đơn vị công tác: Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác chân thành và quí báu của đồng chí ! Mẫu 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để có cơ sở đánh giá quan điểm, nhận thức về vai trò vị trí, năng lực quản lý và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn trường THCS trong đề tài NCKHGD. Tôi xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào cột phù hợp với ý kiến của mình. 1. Theo đồng chí hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môn (TTCM) trường THCS có vai trò như thế nào đối với việc hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn của tổ chuyên môn? Rất quan trọng £. Quan trọng £. Bình thường £. Không quan trọng £. 2. Năng lực của người TTCM có vai trò như thế nào đối với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên? Rất quan trọng £. Quan trọng £. Bình thường £ . Không quan trọng £ 3. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM cần thiết đến mức độ nào. Rất cần thiết £. Cần thiết £. Bình thường £. Khôngcần £ Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM dưới đây: STT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần Cần thiết Bình thường Chưa cần Rất khả thi Khả thi Bình thường Chưa khả thi 1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức. 2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực kế hoạch hóa. 3. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực tổ chức thực hiện. 4. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá. Nếu được xin đồng chí vui lòng cho biết quý danh: chức danh.. ... ... đơn vị công tác:. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác chân thành và quí báu của các đồng chí ! MỤC LỤC 1. Thông tin chung về sáng kiến....1
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_quan_ly_boi_duong_nang_cao_nang_luc_cho_to_tr.doc