SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Thực trạng của chất lượng giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.

- Ưu điểm:

+ Tôi được công tác ở một ngôi trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND thị trấn Phố Mới, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, trường có bề dày thành tích, năm học 2020-2021 trường đạt danh hiệu “Cờ thi đua”, trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Nhiều đồng chí giáo viên dạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, đây cũng là một cơ hội tốt cho tôi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức cho bản thân.

+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Bản thân tôi có trình độ chuyên môn vững vàng, có tình đoàn kết, nhiệt tình tâm huyết với nghề, luôn gần gũi quan tâm đến trẻ, tích cực sưu tầm tài liệu, sách báo, học hỏi trên mạng, học hỏi đồng nghiệp.

+ Đa số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con.

+ Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ.

 - Hạn chế và nguyên nhân:

+ Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động trong ngày.

+ Một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và một số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi.

Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C6 .

Lớp có 27 trẻ: 16 nam, 11 nữ.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
3 1. Thực trạng 3
4 2. Biện pháp thực hiện 5
5 Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội 5
 cho trẻ trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
6 Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 5
 cho trẻ trong giờ hoạt động học
7 Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội 5
 cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời
8 Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 6
 cho trẻ trong giờ hoạt động góc.
9 Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 6
 cho trẻ trong giờ ăn ngủ, vệ sinh.
10 Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 7
 cho trẻ thông qua các ngày hội, ngày lễ
11 Biện pháp 7: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và 7
 cách giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ: 
12 Biện pháp 8: Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm kĩ 8
 năng xã hội chuyên biệt dưới hình thức là một tiết học. 
13 3. Thực nghiệm các biện pháp 8
14 a. Mô tả cách thức thực hiện 8
15 b. Kết quả đạt được 19
16 c. Điều chỉnh bổ sung 21
17 4. Kết luận 21
18 5. Đề xuất, khuyến nghị 22
19 PHẦN III: MINH CHỨNG 22
20 * Một số hình ảnh minh họa 26
21 PHẦN IV: CAM KẾT 37
 1 nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã đề ra: “Biện pháp nâng cao chất 
lượng tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” trong trường mầm non.Với mục đích giúp phát 
triển được những tình cảm, cảm xúc, một số kỹ năng đơn giản như kĩ năng ứng 
xử, tự phục vụ, giao tiếp, tuân thủ quy tắc xã hội....để trẻ mạnh dạn tự tin hơn 
vào cuộc sống, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của chất lượng giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng 
 xã hội.
 - Ưu điểm:
 + Tôi được công tác ở một ngôi trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát 
sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ, sự quan tâm của Đảng ủy, 
UBND thị trấn Phố Mới, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, trường có 
bề dày thành tích, năm học 2020-2021 trường đạt danh hiệu “Cờ thi đua”, 
trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Nhiều đồng chí giáo viên dạt danh hiệu giáo 
viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, đây cũng là một cơ hội tốt cho tôi trao đổi, 
học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức cho bản thân.
 + Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, 
bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm 
non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non 
mới. 
 + Bản thân tôi có trình độ chuyên môn vững vàng, có tình đoàn kết, nhiệt 
tình tâm huyết với nghề, luôn gần gũi quan tâm đến trẻ, tích cực sưu tầm tài liệu, 
sách báo, học hỏi trên mạng, học hỏi đồng nghiệp.
 + Đa số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở 
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo 
dục các con.
 + Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ.
 - Hạn chế và nguyên nhân:
 3 2. Biện pháp lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
 Biện pháp 1 :Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 
trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
 Rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong giờ đón trẻ như: 
cử chỉ, lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi cô khi đến lớp, 
chào bạn bè, chào tạm biệt ông, bà, bố mẹ, tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng....
 Với thói quen chào hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần dần hình thành cho trẻ thái 
độ biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
 Thông qua giờ đón, trả trẻ tôi tạo một số tình huống để giúp trẻ phát triển 
tình cảm, kĩ năng xã hội.
 Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 
trong giờ hoạt động học
 Lứa tuổi trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi trẻ rất hiếu động, tò mò, ham 
muốn được tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Khác với người lớn trẻ em thực 
sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức khoa học trong trường mầm non 
với phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”; Do vậy chơi giữ vai trò quan 
trọng chủ đạo trong các hoạt động trong trường mẫu giáo. Trường mầm non là 
môi trường để trẻ trải nghiệm, phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, hành vi xã hội 
cho trẻ, cũng như cần cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết cho giai đoạn 
tiếp theo.
 Trong các hoạt động học giáo viên phát triển được cho trẻ rất nhiều tình 
cảm kĩ năng xã hội cho trẻ.Phát triển tình cảm: Thể hiện cảm xúc, biết quan tâm 
mọi người xung quanh, yêu quý đồ vật, con người. Kĩ năng xã hội: Kĩ năng phát 
triển ngôn ngữ, phục vụ bản thân, mạnh dạn tự tin.
 Tôi lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong tất cả cả 
các môn học của trẻ, mỗi môn học tôi lồng ghép một cách khác nhau để trẻ 
không bị nhàm chán.
 Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 
trong giờ hoạt động ngoài trời.
 5 bạn không thích ăn thức ăn này, mà thích ăn thức ăn kia. Giáo dục trẻ yêu quý 
đồ ăn.
 Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 
thông qua các ngày hội, ngày lễ:
 Việc tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non rất quan trọng đối 
với trẻ. Lễ hội chính là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội. Hoạt 
động này đem lại cho trẻ nhiều niềm vui, những ấn tượng đẹp, đồng thời là 
phương tiện giáo dục mạnh mẽ về mọi mặt đối với trẻ. Những ngày hội, ngày lễ 
mang đến cho trẻ những cảm giác mới lạ, những ấn tượng về ngày hội, ngày lễ 
đôi khi để lại cho trẻ dấu ấn suốt đời. 
 Tổ chức ngày hội ngày lễ sẽ nâng cao được tình cảm đạo đức cho trẻ đối 
với quê hương, đất nước con người, với lao động. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ 
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những phẩm chất đạo đức cho trẻ.
 Cho trẻ tham gia vào những công việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ là 
điều kiện giúp cô rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, tính tập thể, lòng tự tin vào 
bản thân, là điều kiện giúp trẻ biết quan tâm, niềm nở với khách, mạnh dạn trong 
giao tiếp. Đặc biệt qua việc trang trí trường, lớp, trang hoàng đẹp đẽ, những bài 
thơ, bài hát, điệu múa của trẻ sẽ có tác dụng giáo dục lòng yêu thích cái đẹp, 
thích tạo ra cái đẹp, say mê múa hát và đọc thơ. 
 Biện pháp 7: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách giáo 
dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ: 
 Trong giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ, những tác động 
giáo dục cần thống nhất, tránh mâu thuẫn nhau. Việc thống nhất những tác động 
tác động giáo dục không chỉ được thực hiện trong trường mầm non hay trong gia 
đình mà còn phải thống nhất trong nhận thức và hành động giáo dục giữa trường 
mầm non với các gia đình, giữ cô giáo, cha mẹ, trẻ. Điều đó rất cần cho sự hình 
thành và phát triển thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp của mỗi đứa trẻ đối với con 
người và cuộc sống xung quanh.
 Giáo viên nên chọn các thời điểm như đón trẻ, trả trẻ, các buổi họp phụ 
huynh, để trao đổi với phụ huynh, thông qua các bảng tin của nhà trường của lớp 
 7 chủ động chào trẻ trước “Cô chào con”, để trẻ chào lại cô, đồng thời nhắc trẻ 
chào ông, bà, bố, mẹ, chào các bạn trong lớp, (Hình 1) đồng thời nhắc trẻ cât đồ 
dùng cá nhân đúng nơi quy định, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy 
định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không 
cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra (Hình 2)
 Thông qua giờ đón và trả trẻ : Tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh 
ảnh các tình huống giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình 
huống giáo dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.
 Tôi thực hiện khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà 
làm vỡ lọ hoa": Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? với tình huống trên 
theo con nên làm gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến của trẻ sau 
đó đưa ra ý kiến của mình để thảo luận cùng trẻ: Con có thể xin lỗi mẹ, hứa với 
mẹ từ nay không đá bóng ở trong nhà nữa (Hình 3)
 Cho trẻ quan sát tranh bé được ngươì khác giúp đỡ, (Hình 4) tôi trò 
chuyện với trẻ:
 - Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp 
đỡ ai làm một việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ 
con sẽ làm gì? 
 Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp đỡ 
và nhắc nhở trẻ hãy đoàn kết giúp đỡ nhau.
 Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát một số bức 
tranh có những hành động chưa đúng và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ 
thấy trong bức tranh, qua đó giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và không ăn 
những thức ăn đã rơi xuống đất (Hình 5)
 Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 
trong giờ hoạt động học
 Việc giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ được tôi lồng 
ghép vào tất cả các môn học theo từng chủ đề.
 * Hoạt động khám phá:
 9 siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy 
lung tung để khỏi bị lạc”. Tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng 
may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra 
cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: 
Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra 
phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung 
tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm con, 
nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người 
mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên) ở gần chỗ đó, để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. 
Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có 
thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé...
 * Hoạt động âm nhạc:
 Bên cạnh đó, giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội còn được tôi 
thực hiện thông qua các giờ học âm nhạc với những giai điệu vui tươi, hồ hởi, 
ngoạt ngào, êm đềm của bài hát, và vận động minh họa ngộ nghĩnh đáng yêu, 
giúp trẻ thêm yêu cuộc sống. 
 Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất 
nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt 
động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp 
với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem 
hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống 
xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. (Hình 8)
 Qua các bài hát “Mẹ yêu không nào” giáo dục trẻ yêu quý mẹ của mình, 
hay với bài hát “ra vườn hoa em chơi”, tôi giáo dục trẻ yêu quý các loại hoa, 
không ngắt lá, bẻ cành.... 
 * Hoạt động tạo hình:
 Thông qua các hoạt động tạo hình tôi phát triển cho trẻ khả năng sáng tạo, 
các kĩ năng lấy cất đồ dùng, với các sản phẩm trẻ làm ra dạy trẻ biết yêu quý 
những sản phẩm của mình làm ra, yêu thế giới xung quanh.
 11

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_cac_hoat_dong_lon.doc
Sáng Kiến Liên Quan