SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 5
Thực trạng và tính cấp thiết của vấn đề.
1.1. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, đồ dùng, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu Quan tâm đến chất lượng giảng dạy, luôn quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đến cán bộ giáo viên.
- Bản thân GV: Luôn yêu nghề, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, có năng lực sư phạm, chuyên môn và tinh thần học hỏi đồng nghiệp.
- Học sinh: Được làm quen với phân môn này từ lớp 1 đến lớp 4 nên đã biết cách lĩnh hội kiến thức và thực hành.
- Phụ huynh: Quan tâm, mua sắm đầy đủ Sách giáo khoa, Sách bài tập, các sách tham khảo nâng cao, Đây là những đồ dùng thiết yếu để phục vụ việc học của HS.
1.2. Khó khăn
a. Về phía giáo viên
Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu, cứng nhắc chưa linh hoạt, ít sáng tạo. GV chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi để lập kế hoạch dạy học một cách hiệu quả mà chỉ chủ yếu dựa vào sách giáo viên.
Chưa coi trọng việc phân hóa đối tượng HS để có hình thức, phương pháp cách tổ chức dạy học phù hợp.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi cũng rất tích cực đổi mới phương pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn này. Đồng thời là tiền đề trong việc phát triển, bồi dưỡng những em có năng khiếu. Song kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế.
b. Về phía học sinh
Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng và tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này. Các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
Khi học về LTVC học sinh chưa có thói quen sử dụng từ điển, suy nghĩ để tìm từ chưa tích cực. Khi viết còn lặp từ, diễn đạt chưa mạch lạc rõ ràng, sử dụng từ chưa phù hợp nên diễn đạt câu chưa hay, câu chưa đủ thành phần hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng.
Có nhiều học sinh chưa tập trung trong học tập, không hứng thú với môn học thậm chí còn sợ học, lệ thuộc vào các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách bài tập có sẵn đáp án.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO0 TẠO THỊ XÃ QUẾ VÕ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 MÔN: TIẾNG VIỆT TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ TUẤT Môn giảng dạy: GIÁO VIÊN VĂN HÓA Trình độ chuyên môn: ĐẠI HỌC Chức vụ: GIÁO VIÊN Đơn vị công tác:TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA Quế Võ, tháng 11 năm 2023 Bắc Ninh, ngày...thángnăm 2 QUY ƯỚC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Ý nghĩa GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học Tr Trang VBT Vở bài tập HTT Hoàn thành tốt HT Hoàn thành CHT Chưa hoàn thành LTVC Luyện từ và câu CN – VN Chủ ngữ - Vị ngữ 4 II. NỘI DUNG 1. Thực trạng và tính cấp thiết của vấn đề. 1.1. Thuận lợi: - Về phía nhà trường: Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, đồ dùng, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu Quan tâm đến chất lượng giảng dạy, luôn quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đến cán bộ giáo viên. - Bản thân GV: Luôn yêu nghề, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, có năng lực sư phạm, chuyên môn và tinh thần học hỏi đồng nghiệp. - Học sinh: Được làm quen với phân môn này từ lớp 1 đến lớp 4 nên đã biết cách lĩnh hội kiến thức và thực hành. - Phụ huynh: Quan tâm, mua sắm đầy đủ Sách giáo khoa, Sách bài tập, các sách tham khảo nâng cao, Đây là những đồ dùng thiết yếu để phục vụ việc học của HS. 1.2. Khó khăn a. Về phía giáo viên Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu, cứng nhắc chưa linh hoạt, ít sáng tạo. GV chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi để lập kế hoạch dạy học một cách hiệu quả mà chỉ chủ yếu dựa vào sách giáo viên. Chưa coi trọng việc phân hóa đối tượng HS để có hình thức, phương pháp cách tổ chức dạy học phù hợp. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt. Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi cũng rất tích cực đổi mới phương pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn này. Đồng thời là tiền đề trong việc phát triển, bồi dưỡng những em có năng khiếu. Song kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế. b. Về phía học sinh 6 Kết quả như sau: Số bài kiểm tra Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 34 11 18 5 100% 32,3 % 52,9 % 14,8% Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học sinh và chất lượng của học sinh trong lớp lớp tương đối đồng đều nhau nhưng điểm khá, giỏi rất thấp. Nhiều em tìm từ chưa đủ, chưa đúng dẫn đến đặt câu sai ngữ pháp còn nhiều. Số học sinh ở mức hoàn thành và chưa hoàn thành còn cao. 1.3. Tính cấp thiết của vấn đề Hiện nay, mục tiêu giáo dục đã thay đổi “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” (Trích Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”). Thông qua việc tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mục tiêu dạy học và kết quả khảo sát, tôi thấy thực sự cần nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp dạy học để có thể nâng cao được chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và rèn kỹ năng học tốt phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 nói riêng đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. 2. Các biện pháp biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch bài học hiệu quả. *Mục tiêu: - Để tiến hành truyền đạt nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng và hiệu quả. - Giúp GV quản lí thời gian, xác định trọng tâm bài học, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, các phương tiện hỗ trợ phù hợp và dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra. *Các bước lập kế hoạch: - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất. 8 trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung quanh. + Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoàn thiện nhân cách cho bản thân. *Cách thực hiện: + Bước 1: Trước khi lên lớp Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng em, bàn bạc với cha mẹ học sinh cách phối hợp giúp các em ôn tập ở nhà. Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học ở lớp dưới, các bài đã học để học sinh biết định hướng những việc cần làm cho bài mới. Việc chuẩn bị đó là vô cùng cần thiết. Vì như vậy, học sinh sẽ tự tin khi học bài mới. Tiếp đó, tôi nghiên cứu kĩ nội dung từng bài học, lập kế hoạch, chọn phương pháp dạy học phù hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp cho các em ghi nhớ kỹ năng thực hành bài tập. Ngoài ra tôi dành thời gian nghiên cứu kiến thức Tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu biết phong phú nhằm phân tích, mở rộng kiến thức Luyện từ và câu cho các em học sinh khi cần thiết. + Bước 2: Điều tra, khảo sát, phân loại nhóm học sinh theo năng lực và sở trường: Trước hết, để thực sự có chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học, đặc biệt là đối với phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên phải phát hiện được học sinh có năng khiếu Tiếng Việt hoặc học sinh nhận thức chậm, ngại học,... một cách chính xác, kịp thời để phân nhóm học sinh và lên kế hoạch cần đạt từng tuần, từng tháng cho mỗi nhóm đối tượng. Ngoài ra, giáo viên cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình học sinh, tâm tính của từng em để động viên, khuyến khích khi các em đạt mục tiêu bài học hoặc uốn nắn những sai sót kịp thời khi các em học bài và làm bài tập. * Ví dụ: Đầu năm, tôi kiểm tra từng học sinh các kĩ năng đọc, viết, kĩ năng giao tiếp, sở thích của từng em để chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 10 nhỏ, giúp các em tự tin hơn trong học tập. Từ đó khơi gợi sự hứng thú học cho học sinh. Tổ chức trò chơi tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Học sinh có tâm lý thoải mái thì việc học mới thực sự đem lại hiệu quả cao. 3. Thực nghiệm sư phạm a/ Mô tả cách thức thực hiện Biện pháp 1: Lập kế hoạch bài học hiệu quả. - Gv phải xác định được mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất để lập kế hoạch bài dạy cho phù hợp. - GV có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh, tránh nhàm chán đơn điệu. Ví dụ: Bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa (TV5 -tập 1- SGK/82) * Phần Luyện tập thực hành: 12 Với yêu cầu của bài tập, tôi đã tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn để HS được tham gia bổ sung cho nhau về cách làm. Các em tự làm và báo cáo trong nhóm, bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh phiếu học tập của nhóm. Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm tại lớp 5G Bài 2: Bài tập này để HS được nêu ý kiến của bản thân và có sự so sánh với bạn, tôi tổ chức cho HS làm cặp đôi, và tổ chức cho học sinh hỏi đáp trước lớp. Bài 3: Bài này tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Học sinh sẽ phát huy được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề của bản thân. Hoạt động nhóm và cặp đôi học sinh sẽ phát huy tối đa được năng lực giao tiếp và hợp tác. Chuẩn bị các điều kiện để đạt được mục tiêu tiết dạy, bao gồm từ trang thiết bị đến đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp như SGK, VBT, vở ô li, . Tuy nhiên để làm phong phú thêm nội dung và tiết kiệm thời gian tôi thường xuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy tính, máy chiếu. Đối với một số tiết dạy tổ chức cho HS học theo nhóm GV phải chuẩn bị thêm các điều kiện làm việc khác như phiếu bài tập, bảng nhóm, bút dạ, Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt có chọn lọc trong giao tiếp. 14 cho các em tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung theo chủ điểm và yêu cầu các em học thuộc để vận dụng khi cần thiết. c. Dạy theo phân hóa đối tượng học sinh + Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên ( TV5-Tập 1-SGK/ 87), bài tập 3: Dựa theo cách dùng từ ở mẩu chuyện trên, viết đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. Giáo viên cần phải cho học sinh tìm được từ ngữ tả bầu trời và những từ ngữ thể hiện phép so sánh và phép nhân hóa. Học sinh đọc đề bài xác định yêu cầu bằng cách gạch chân các từ trọng tâm: Dựa theo cách dùng từ ở mẩu chuyện trên, viết đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. Từ đó cho Hs viết đoạn văn, chia sẻ trong nhóm và chia sẻ trước lớp. Đối với học sinh viết tốt. Các em có thể tả cảnh đẹp khác với bài viết trước, với học sinh khác các em sử dụng lại đoạn văn mà em đã viết nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hơn. d.Dạy kĩ năng nhận diện từ, cấu tạo từ, từ loại: *Ví dụ: Khi dạy bài “ Ôn tập về từ loại”( TV5 – Tập1, SGK/ 142) Bài 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới:
File đính kèm:
skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_phan_mon_luyen.docx