SKKN Biện pháp giải quyết bất cập nhằm nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong trường Mầm non

Cơ sở lý luận của vấn đề

Trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “ Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ ”

Chính vì vậy, đối với trẻ mầm non, muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như:đạm - mỡ- đường,-vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc – nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giải quyết bất cập nhằm nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡng là những người trực tiếp làm công tác nuôi dưỡng trẻ. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ phần lớn trông vào sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ nhân này.
 4.1.1.Tuyển chọn, hợp đồng nhân viên:
Ngày từ những ngày hè 2014, tôi cùng Ban giám hiệu tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Thành phần hội nghị gồm Ban giám hiệu, các tổ trưởng, lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tại hội nghị tôi triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các tiêu chuẩn quy định về xét tuyển đặc cách giáo viên mầm non vào viên chức sự nghiệp giáo dục, Thông tư quy định về định mức biên chế sự nghiệp trong trường mầm non công lập, chính sách định mức chi trả lương cho giáo viên mầm non của UBND tỉnh. Đưa ra những khó khăn về nguồn kinh phí chi trả công cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng.. Đề xuất các biện pháp cần sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, sự tham gia vào cuộc của Cha mẹ học sinh, trong đó đi sâu bàn về nguồn kinh phí chi trả công cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Dự kiến về số lượng và nhân sự cần hợp đồng đối với nhân viên nuôi dưỡng.
4.1.2. Phân công công việc hợp lí, hiệu quả và linh hoạt theo thực tế nhà trường và địa phương cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng
Theo qui định tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ thì cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được thuê một nhân viên nuôi dưỡng. Như vậy với 400 trẻ của trường tôi ( trong đó có 100 cháu nhà trẻ, 300 cháu mẫu giáo) nhà trường cần 9 nhân viên nuôi dưỡng. Xong do đặc thù công việc nuôi dưỡng của trường ( trẻ mẫu giáo ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ, trẻ nhà trẻ ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ) nên công việc thường dồn dập vào buổi sáng. Với định mức số cô như trên, qua dự giờ theo dõi tôi thấy buổi sáng có thể làm việc hết công xuất xong buổi chiều có phần lãng phí. Để tiết kiệm nhân lực tôi tuyển chọn và hợp đồng với 6 nhân viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ (bình quân 50 cháu nhà trẻ; 80 cháu mẫu giáo/cô); phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và điều kiện hoàn cảnh của từng người(những cô không có con nhỏ thì trực buổi sáng, những cô khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì làm các công việc như xay thịt, xay đậu..) Số tiền lẽ ra phải chi trả cho 9 cô, nay tiết kiệm chi cho 6 cô, như vậy bình quân ngày công lao động của các cô sẽ tăng thêm 50%.
Để nâng cao năng suất lao động nhà trường đã tận dụng nguồn kinh phí từ công tác Xã hội hóa giáo dục trang bị một số thiết bị nuôi dưỡng hiện đại như tủ hấp cơm (thay cho nồi đun), máy xay thịt, máy làm sữa đậu nành.. nhằm tăng năng xuất lao động, cải thiện môi trường làm việc, tạo điều kiện để các cô vẫn hoàn thành khối công việc mà không quá sức.
Tủ hấp cơm
Máy xay thịt, 
 Máy làm sữa đậu nành
Vào các buổi chiều thay vì phải hợp đồng người làm vườn nhà trường bàn bạc, thỏa thuận để các cô bố trí người trực bếp, người làm vườn để không lãng phí lao động mà ngày công các cô cũng được tăng thêm.
Các cô nhận thêm công việc làm vườn để tăng thêm thu nhập
4.2. Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng.
 Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ bán trú tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã tạo điều kiện để 3 cô mới hợp đồng được tham gia bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng qua các lớp tập huấn do phòng Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
 Tổ chức các chuyên đề tại trường về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như: chuyên đề Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm noncho giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng. Giao cho hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. 
 Tại các giờ ăn buổi trưa của trẻ, tôi phân công các cô lên cho trẻ ăn cùng với giáo viên các lớp. Việc các cô cùng cho trẻ ăn với giáo viên đã giúp các cô thấy được việc chế biến thức ăn của mình đã phù hợp với trẻ hay chưa từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, được tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm với các cô giáo, được nghe những âm thanh trong trẻo dễ thương “Con xin cô bát cơm..”, được nhìn các cháu vui vẻ, ăn ngon miệng những thức ăn do mình chế biến các cô cũng cảm thấy ấm lòng.
Các cô cho trẻ ăn buổi trưa trên lớp
 Vào ngày thứ bảy tuần cuối tháng nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ Nuôi dưỡng rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ bao gồm hiệu phó phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi dưỡng, tổ trưởng các khối để trao đổi những món ăn trong tuần mà trẻ thích, rút kinh nghiệm những việc đã làm được và những tồn tại cần phải khắc phục, xây dựng những món ăn, phương pháp chăm sóc mới.
 Ngoài việc bồi dưỡng thảo luận qua các cuộc họp, nhà trường còn trích kinh phí mua một số loại sách hướng dẫn về cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách, báo tuyên tuyền về cách nuôi dưỡng – chăm sóc sức khỏe trẻ như: Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ các độ tuổi; Dinh dưỡng hợp lý; Chương trình giáo dục các bậc cha mẹđể giáo viên và cô nuôi tham khảo.
 Ngoài việc tạo điều kiện để các cô bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tôi còn thường xuyên dành thời gian để kiểm tra việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm, việc vệ sinh trong và ngoài khu vực nhà bếp, kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn, về xây dựng khẩu phần ăn và chia ăn hàng ngày. Dành thời gian để dự quy trình chế biến thức thức ăn của các cô để tìm ra những mặt đã làm được, góp ý với các cô những mặt còn hạn chế.
 (Một buổi chuyên đề về Vệ sinh an toàn thực phẩm)
 4.3. Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	Để đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng gắn bó với công việc, tôi đã động viên các cô gia nhập tổ chức Công đoàn. Không cứng nhắc, rất “mềm”, các cô được nghe thông tin nhanh về tình hình chung mà tổ chức Công đoàn và người lao động quan tâm như: tình hình biển đông; Chỉ thị 32/CT-CP của Chính phủ về chống bệnh thành tích trong giáo dục; Đặc biệt là cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”..Tổ chức cho các cô khám sức khoẻ định kì, vận động các cô tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao như:tham gia giao lưu văn nghệ, Thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/10, 20/11, 8/3tham gia phong trào “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà”.. Tôi luôn chú ý xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng, sự hợp tác tình bạn, tình đồng chí, tạo dựng không khí lành mạnh gần gũi và hòa hợp để các cô gắn bó hơn với công việc, với nhà trường. 
 Tổ chức tốt các hội thi về dinh dưỡng như: " Bé tập làm nội trợ", “ Bữa cơm dinh dưỡng”.. vận động các cô cùng tham gia để thu hút sự quan tâm của cộng đồng đến sự nghiệp trồng người. Hội thi đã thu hút được đông đảo các phụ huynh, các cô giáo và các cháu học sinh trong nhà trường tham gia. Qua đó tạo được sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; về phòng chống suy dinh dưỡng và đảm bảo VSATTP, làm thay đổi nhận thức của nhiều người về việc cho trẻ ăn bán trú tại trường. Cũng qua các hội thi đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó giúp các cô có thêm sự mạnh dạn, tự tin hơn với công việc của mình..
 Những ngày lễ, ngày Tết nhà trường có quà nhỏ tặng các cô, thăm hỏi động viên khi gia đình các cô có chuyện vui, buồn; hỗ trợ kịp thời khi gia đình hoặc thân nhân các cô gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có cô Lê Thị Dung hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn Công đoàn đã đề nghị với Công đoàn cấp trên trao tặng “mái ấm Công đoàn” trị giá 20 triệu đồng giúp cô sửa lại nhà. Tai buổi trao tặng cô cảm động nói: Nếu không làm việc trong trường mầm non có lẽ cả đời chị cũng không bao giờ nghĩ tới việc được Công đoàn quan tâm thế này..” 
 Liên đoàn Lao động tỉnh trao tiền “mái ấm Công đoàn” cho gia đình cô Dung
Chủ tịch liên đoàn LĐ huyện về trao quà khánh thành nhà “Mái ấm công đoàn”
Công đoàn trường thăm hỏi chị em khi ốm đau
 Ngoài các hoạt động trên, nhà trường cùng với Công đoàn khuyến khích và tạo điều kiện để chị em đi tham quan nghỉ mát nhân dịp nghỉ lễ để tạo không khí thoải mái trong công việc, đồng thời bổ sung kiến thức thực tế cho các cô.
 Tổ chức cho chị em tham quan Chùa bái Đính
 4.4. Huy động các nguồn kinh phí để chi trả tiền công phù hợp và kịp thời cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng.
Bên cạnh việc động viên tinh thần, để duy trì tỉ lệ và chất lượng ăn bán trú trong điều kiện nhà nước chưa có chính sách về biên chế, tiền lương cho nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non và trong điều kiện mức thu nhập của người dân địa phương còn thấp, nhà trường đã phải làm tốt mọi cách để có nguồn kinh phí chi trả tiền công cho cô nuôi kịp thời. 
4.4.1. Huy động nguồn kinh phí đóng góp từ phụ huynh.
Vào các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, nhà trường tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, về sự quan tâm của Nhà nước với chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo, những khó khăn về chế độ đối với đội ngũ nuôi dưỡng. Bằng nhiều hình thức linh hoạt, thiết thực đã giúp cho các phụ huynh hiểu được kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ, thông cảm với những khó khăn về kinh phí của nhà trường và những nhọc nhằn vất vả của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, sẵn sàng chia sẻ với nhà trường về đóng góp tiền để trả công cho các cô, nâng mức đóng góp tiền công bán trú từ 30.000 đồng/ tháng lên 50.000 đồng.
4.4.2.Tiết kiệm các khoản chi từ học phí.
 Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chi tiết, sát với thực tế của nhà trường. Trong mục chi cho hoạt động chuyên môn tôi hạn chế những khoản chi không cần thiết để bổ sung mua sắm thay thế những dụng cụ nhà bếp đã xuống cấp. Nguồn học phí thu được ngoài phần trích đóng bảo hiểm cho giáo viên ngoài biên chế theo hướng dẫn, tôi cũng xây dựng trích đóng Bảo hiểm xã hội cho các nhân viên nuôi dưỡng, ngoài ra hàng tháng hỗ trợ thêm tiền công cho các cô là 500.000 đồng. Quy chế chi tiêu nội bộ được tôi bàn bạc công khai dân chủ trước tập thể cán bộ giáo viên và nhận được sự nhất trí cao của mọi người.
Vào giờ ăn của trẻ buổi trưa các nhân viên nuôi dưỡng được phân công cùng các cô trên lớp cho trẻ ăn. Các cô cũng nhận được tiền thêm giờ bán trú như những giáo viên khác với số tiền bình quân hàng tháng khoảng 500.000 đồng. 
Nhân dịp địa phương thực hiện đề án “Dồn điền đổi thửa –chỉnh trang đồng ruộng”, nhà trường đã tham mưu với địa phương xin 360 m2 diện tích đất canh tác giáp trường. Với diện tích này nhà trường động viên các cô tranh thủ thời gian những ngày nghỉ trồng rau, cây ăn quả bán cho nhà trường. Số tiền thu được tuy không lớn xong cũng phần nào tăng thêm thu nhập cho các cô trong thời kỳ khó khăn. 
Các cô trồng rau tăng thêm thu nhập
5. Kết quả đạt được 
Sau thời gian áp dụng các biện pháp khắc phục bất cập giữa qui định với thực tế để nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng nhằm duy trì tỉ lệ và nâng cao chất lượng ăn bán trú của trường. Học kì 1 năm học 2014 - 2015 trường tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi.
 5.1.Đối với trẻ: 
 Số trẻ đến trường ngày càng đông, tỉ lệ bán trú đạt 100%. Các cháu được đảm bảo an toàn về sức khỏe, về tính mạng, hồn nhiên, nhanh nhẹn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 2,5% (tháng 9 năm 2014) xuống còn 2,3%( tháng 12 năm 2014). 
 5.2. Đối với đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng: 
 100% nhân viên nuôi dưỡng đã được tham gia tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhiều kinh nghiệm về xây dựng thực đơn, chế biến thức ăn phù hợp, hấp dẫn cho trẻ. Qua kiểm tra, dự các buổi chế biến món ăn và chăm sóc trẻ 100% các cô đều đạt khá và giỏi, đặc biệt không có vụ ngộ độc nào xảy ra. Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường có 4 cô tham gia đều đạt kết quả tốt.
 Năm học 2014-2015 ngoài số tiền chăm sóc bán trú theo thỏa thuận từ đầu năm là 50.000 đồng/ tháng, phụ huynh còn tự nguyện đóng góp thêm một khoản tiền để chi trả công cho cô nuôi. Khoản tiền thu này dao động từ 10.000 đến 12.000 đồng/cháu/tháng tuỳ điều kiện kinh tế của từng gia đình. Cùng với sự hỗ trợ của nhà trường mức lương của các cô nuôi dưỡng khoảng 3.000.000.đồng/ tháng. Ngoài ra các cô được hưởng tiền làm thêm giờ buổi trưa như giáo viên khoảng 500.000 đồng/ tháng. Mức tiền công trên chưa thực sự tương xứng với sức lao động và thời gian làm việc của nhân viên nuôi dưỡng. Tuy nhiên ở một xã thuần nông như xã tôi thì đây cũng là sự nỗ lực cố gắng của nhà trường, sự vào cuộc tích cực trong công tác xã hội hóa của địa phương, sự chăm lo của phụ huynh. Các cô được hỗ trợ kinh phí đóng Bảo hiểm xã hội, được trang bị bảo hộ lao động, được khám sức khỏe định kỳ và được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây chính là động lực để các cô vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ và gắn bó với công việc.Đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng được nâng lên, các cô yên tâm làm việc, tin tưởng vào sự “đổi mới căn bản, toàn diện” của Đảng và Nhà nước, không còn tư tưởng bỏ nghề. 
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để sáng kiến này có thể được nhân rộng cho các trường mầm non trong huyện rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức ăn bán trú tại các trường mầm non. Việc mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất thiết bị cho công tác bán trú của các nhà trường. Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lí những năm đầu đời và sự liên quan giữa dinh dưỡng với khả năng nhận thức của trẻ em trong trước mắt cũng như lâu dài của các bậc phụ huynh. Lòng yêu nghề mến trẻ, tận tình với công việc của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Điều quan trọng hơn cả đó là sự quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường, sự linh hoạt, sáng tạo trong quản lý chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược của cán bộ quản lý trong các trường mầm non.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
 Chúng ta biết rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một công việc khó khăn, vất vả, ảnh hưởng đến việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, đến lợi ích trước mắt và sau này cho thể hệ mầm non. Đó là đường lối của Đảng, là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh. Trong thời gian chờ đợi các cấp lãnh đạo có những chính sách thỏa đáng với giáo dục mầm non, trong quá trình quản lý và chỉ đạo người cán bộ quản lý phải xác định rõ được nhiệm vụ của mình, linh hoạt, sáng tạo để tìm ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn trước mắt nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. Trong quá trình quản lý chỉ đạo cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó có đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Hiểu rõ những văn bản quy định về chế độ chính sách của tỉnh, của địa phương để có biện pháp áp dụng phù hợp với nhà trường. Phải biết phân công công việc phù hợp cho từng đối tượng, khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, tận dụng các nguồn lực để có kinh phí chi trả công xứng đáng với công sức bỏ ra của họ. Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng học tập các chuyên đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đời sống vật chất phải quan tâm chăm lo đời sống tinh thần của nhân viên nuôi dưỡng, động viên họ vượt khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
 Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các cơ quan đoàn thể hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất để thu hút được đông trẻ đến trường, góp phần tăng thu nhập cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng cả về vật chất cũng như tinh thần để đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày một tốt hơn.
2. Khuyến nghị
Trên đây là những biện pháp khắc phục trước mắt, về lâu dài để có một đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có trình độ chuyên môn tốt, gắn bó với nghề và đủ về số lượng theo qui định để cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tôi có một số kiến nghị sau:
- Đối với Bộ GDĐT: Cần phối hợp với Bộ Nội vụ có chế độ chính sách tương xứng đối với nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non. Đưa đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng vào khung vị trí việc làm của nhóm hỗ trợ, phục vụ và được tuyển dụng vào biên chế viên chức sự nghiệp giáo dục để đảm bảo quyền lợi và đời sống cho đối tượng này.
- Đối với UBND tỉnh Hải Dương: Trong khi chưa có chế độ chính sách cho nhân viên nuôi dưỡng, UBND cần có chính sách trợ cấp cho nhân viên nuôi dưỡng theo bằng cấp như đã trợ cấp với giáo viên những năm trước để họ yên tâm làm việc, gắn bó, tận tâm với công việc.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có những chính sách thỏa đáng với cấp học mầm non nói chung và đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng nói riêng.
 Trên đây là những “Biện pháp giải quyết bất cập nhằm nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non” góp phần nâng cao chất lượng ăn bán trú của trường. Những kết quả đạt được của nhà trường trong học kỳ I năm học 2014-2015 là bằng chứng thực tiễn đã chứng minh các biện pháp giải quyết bất cập trước mắt để nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non thực sự đem lại hiệu quả. 
Ngoài những biện pháp nêu trên có thể còn có những biện pháp hay hơn, hiệu quả hơn của các bạn đồng nghiệp, tôi rất mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm để tôi làm tốt hơn công tác quản lý của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn Định mức biên chế trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. 
- Quyết định số 05/VBHN-BGD&ĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non.
- Công văn số 1039/HD-LN ngày 22 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện miễn giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; quản lý, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Báo điện tử: Bộ Nội vụ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
2
BGD&ĐT
UBND
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
Ghi chú
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2
2.
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2
3.
Nội dung sáng kiến
3
4.
Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
3
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
2.
Cơ sở lý luận của vấn đề
5
3.
Thực trạng của vấn đề
7
4.
Biện pháp thực hiện
8
4.1
Tuyển chọn, phân công việc làm cho đội ngũ NVND...
8
4.1.1
Tuyển chọn, hợp đồng nhân viên
8
4.1.2
Phân công công việc hợp lý, hiệu quả, linh hoạt
8
4.2
Tăng cường nâng cao nhận thức và bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng
11
4.3
Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng
13
4.4
Huy động các nguồn kinh phí để chi trả tiền công phù hợp kịp thời cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng
16
4.4.1
Huy động nguồn kinh phí đóng góp từ phụ huynh
16
4.4.2
Tiết kiệm các khoản chi từ học phí
16
5.
Kết quả đạt được
17
5.1
Đối với trẻ
17
5.2
Đối với đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng
17
6. 
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.
Kết luận
19
2.
Khuyến nghị
20

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giai_quyet_bat_cap_nham_nang_cao_doi_song_cho.doc
Sáng Kiến Liên Quan