Sáng kiến kinh nghiện Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Chính tả

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lí do chọn sáng kiến.

a) Về mặt lý luận:

- Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ. Môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết và đọc, hiểu chữ Việt thông thạo Tiếng Việt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiện Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian để luyện viết, đọc theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên. 
1.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Hầu hết học sinh là con em dân tộc ít người. Các em tiếp xúc với xã hội còn rất ít, nói tiếng phổ thông chưa thành thạo khi đọc bài còn sai. Vì vậy việc tái hiện con chữ khi giáo viên đọc để viết lại còn rất chậm và không chính xác. Đặc biệt các em còn nhầm lẫn giữa các âm: nh/d hay Gi ; t/th ; l/đ ; v/b. Một số em không phân biệt được các phụ âm đầu mà khi đọc các phụ âm đó gần giống nhau.
Ví dụ: ch/tr ; x/s ; d/ r hay gi ; t/th ; ng/ ngh ; k/c hay q. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều em thường viết chưa đúng phần vần khi viết còn nhầm lẫn.
Ví dụ: ai/ay ; iu/ưu ; anh/ach ; ênh/êch ; inh/ich ; iên/uyên ; ươn/ương ;Từ việc không xác định được và còn nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu và phần vần, do đó dẫn đến học sinh viết sai thường xuyên.
- Nhiều giáo viên trong quá trình dạy chỉ căn cứ vào sách giáo viên, sách học sinh mà thực hiện việc dạy chính tả chứ chưa thực hiện việc dạy chính tả theo khu vực, theo hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả mọi lúc, mọi nơi. Nếu như không thống kê những lỗi phổ biến của đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, của địa phương nơi học sinh sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo từ những bài tập ngoài sách học sinh để bài dạy thêm phong phú, đa dạng, tần số chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với đối tượng lớp mình phụ trách.
- Đặc biệt một số giáo viên chỉ chú ý phát âm đúng trong giờ chính tả. Như vậy ở các môn học khác giáo viên phát âm bình thường không chuẩn, do đó học sinh cũng không chú ý viết cẩn thận. Không sửa lỗi cho học sinh, cho nên học sinh cẩu thả khi viết. Một phần là do các em chưa chịu khó học, ý thức học tập chưa cao, nhất là luyện đọc, nói Tiếng Việt và luyện viết ở nhà. Khi đến lớp trong giờ chính tả cũng như các tiết học khác các em viết còn ẩu, nhanh chưa chính xác. Mặc dù thời gian viết chính tả trên lớp là thời gian luyện viết tốt nhất với các em. Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ, các mẹo chính tả, phải hướng cho học sinh biết nhận dạng và nắm chắc đơn vị trung tâm của chính tả Tiếng Việt là (tiếng) hay (âm tiết) và yêu cầu cơ bản của chính tả Tiếng Việt là viết đúng từng tiếng một. Khi nói, khi đọc người Việt Nam phát âm từng tiếng tách bạch nhau.
Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn”. Là một câu nói gồm 6 tiếng phân biệt rạch ròi, khi một tiếng được viết lên trang giấy ta sẽ có một chữ.
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả.
Ví dụ: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc (gia đình) hoặc (da dẻ) hay (ra vào), đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định, thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Khi viết chính tả, học sinh chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm chứ không hề chú ý đến nghĩa của từ để viết cho đúng. Vì lẽ đó mà chúng ta thường thấy nhiều học sinh đạt điểm cao trong giờ chính tả nhưng ở các môn học khác lại mắc rất nhiều lỗi chính tả.
- Muốn khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó người giáo viên cần bổ sung, điều chỉnh mục tiêu môn chính tả sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách và nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh thường viết sai, thường gặp trong các môn học khác để học sinh hiểu nghĩa của từ và luôn viết đúng chính tả. Hơn nữa khi đọc bài các em thường đọc chưa chính xác các tiếng có phụ âm đầu: v/b ; l/đ ; th/t ; nh/d/r/gi; Vì thế cho nên khi viết hay nhầm lẫn, giáo viên cần phân tích rõ ràng cho học sinh hiểu để tránh viết sai. Trong khi viết chính tả cần phân tích, so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng mọi lúc, mọi nơi. Như vậy bằng phương pháp này học sinh sẽ có thói quen viết chính tả theo nghĩa của từ.
2. Phân tích thực trạng lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh.
- Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc; Luyện từ và câu ; Tập làm văn ; Tập viết ; Kể chuyện ; Chính tả. Phân môn chính tả có nhiệm vụ: “Cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ, đúng cỡ chữ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp trong đó có việc viết đúng chính tả”.
- Chất lượng học tập các phân môn của môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ, chi phối nhau, phân môn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu học tốt phân môn chính tả học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh, đẹp.
- Thế nhưng chất lượng học phân môn chính tả của học sinh hiện nay ở trường tiểu học Vĩnh Hảo nói chung còn ở mức độ thấp. Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng viết sai chính tả còn phổ biến.
Dù là học sinh trong cùng một địa phương hay cùng một lớp song không phải em nào cũng mắc lỗi giống hệt nhau, một số thường viết sai: ch/tr ; v/b ; l/đ, một số em lại sai: nh/d/gi;và một số âm đầu cũng như phần vần đọc gần giống nhau: iêng/iêc ; iết/iếc ; anh/ach ; iên/uyên ; hay các tiếng có dấu thanh: sắc/ngã Nếu giáo viên cứ chú trọng đến các lỗi mà các em sai phổ biến còn những lỗi khác không chú ý đến thì sẽ là một trong những nguyên nhân sai lỗi đó một cách truyền thống không sửa được, vì lẽ đó mỗi giáo viên cần nhận thức và xác định được cho mình nhiệm vụ quan trọng số một của phân môn chính tả là cung cấp các quy tắc, rèn luyện kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả.
- Trước hết cần phân ra từng nhóm đối tượng học sinh, nhóm nào thường mắc những lỗi nào thì tìm ra phương pháp khác phục cho học sinh sửa lỗi đó. Khi viết những từ có liên quan đến những lỗi mà nhóm học sinh hay mắc phải, cần gọi những em đó lên viết trên bảng lớp, viết thường xuyên. Có như vậy, các em mới phát hiện ra lỗi sai để kịp thời giúp học sinh khắc phục.
+ Lỗi phụ âm đầu: “v” viết thành “b” ; “l” viết thành “đ” ; “th” viết thành “t” ; viết lẫn lộn giữa “s” và “x” ; viết lẫn lộn giữa “g” và “gh” ; viết lẫn lộn giữa “ ng” và “ngh” ; viết lẫn lộn giữa “c”, “k” và “q” ; viết lẫn lộn giữa “ch” và “tr” ; viết lẫn lộn giữa “d”, “r” và “gi”
+ Lỗi chính tả phần vần: “ai” viết thành “ay” ; “iu” viết thành “ưu” ; “an” viết thành “at” ; “anh” viết thành “ach” ; “ui” viết thành “uy” ; “iêc” viết thành “iêp” ; “ơi” viết thành “ây” ; “iên viết thành “uyên” ; “ông” viết thành “ôn” ; “ăng” viết thành “ăn” ; “ênh” viết thành “êch” ; “inh” viết thành “ich” ; “ươn” viết thành “ương” ; “iêu” viết thành “yêu” ; “ut” viết thành “uc”
+ Lỗi chính tả thanh điệu: Dấu “ngã” viết thành dấu “sắc”.
- Thêm vào đó khi viết chính tả cũng như các môn học khác, khi viết thường xuyên bỏ dấu thanh hay viết thêm dấu thanh vào những tiếng không có dấu thanh.
- Trong quá trình rà soát lỗi các bài kiểm tra của 19 học sinh 4A. Tôi đã liệt kê được những từ ngữ mà các em thường viết sai. Qua đó tôi sẽ sử dụng những từ ngữ này làm ngữ liệu để khắc phục và xây dựng bài tập để học sinh thực hành. Các lỗi các em thường xuyên viết sai và hay nhầm lẫn:
Chữ viết đúng
Chữ thường viết sai, nhầm lẫn (phần âm, vần, dấu thanh)
Đọc bài văn
Đủng đỉnh
Đĩnh đạc
Người lính Mĩ
Lưu luyến
Nhọc nhằn
Thông tin
Truyền thuyết
Sung sướng
Lực sĩ
Xanh biếc
Sai lỗi chính tả
Nước biển
Lọc vài băn- đọc bài băn
Lủng lỉnh
Lính lạc- đính lạc
Người lính Mí - người đính mí
Liu liến- điu luyễn
Dọc dằn- giọc giằn- rọc rằn
Tông tin
Truyền tuyết- chiền tiết
Xung xướng-sung sưỡng
Đực xĩ- đực sí
Sanh biết - xanh viếc
Xai lối chính tả - sai đối chĩnh tả
Nước viển - nước biểng
- Qua nhiều lần được luyện viết học sinh sẽ nhận ra lỗi sai và sẽ biết khắc phục được lỗi sai mà mình thường mắc phải. Ngoài ra giáo viên cần chú ý ở những bài chính tả lớp mình ít viết sai thì không nên đi sâu mà cần linh hoạt sắp xếp thời gian xen kẽ các bài tập khác lớp mình thường viết sai để đỡ mất thời gian và khắc phục dần việc viết sai lỗi chính tả cho các em. Bằng cách linh hoạt trong giờ chính tả cũng như các môn học khác, học sinh thường xuyên được luyện viết chính tả. Đồng thời rèn luyện cho các em có tính kỉ luật, cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu Tiếng Việt và ý thức rèn chữ viết. Cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó thể hiện trong việc viết đúng chính tả, việc viết đúng chính tả là góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
3. Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học sinh.
- Mục đích dạy học chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn mực chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kỹ xảo chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều này cần phải bắt đầu nhận thức các quy tắc các mẹo luật chính tả. Việc hình thành các kỹ xảo bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao. 
- Trong quá trình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần xác định được trọng tâm của bài, dạy chính tả phải biết kết hợp với việc dạy chuẩn âm, tức là “phát âm đúng”. Yêu cầu giáo viên phải là người chuẩn mực trong việc đọc, nói. Vì cơ sở cơ bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm. Chính tả âm vị đọc thế nào, nói thế nào viết thế ấy. Hầu hết học sinh chưa nắm vững nguyên tắc chính tả nên dẫn đến viết sai chính tả.
Ví dụ: Khi viết những âm đầu mà khi phát âm gần giống nhau, hoặc những tiếng nào cần sử dụng âm c/q hay k hoặc d/r hay gi, những tiếng nào có âm cuối là i/y. Giáo viên cần thường xuyên chú ý giúp học sinh so sánh, phân biệt sao cho chính xác tức là giúp học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả.
- Đối với âm d/r/gi.
+ Viết “d” khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o, e, i, iê, yê,(duyên dáng, dạt dào,).
+ Viết “gi” khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o, u, ư, ươ, (giờ giấc, giữ gìn, giường gỗ, cùng một giuộc,).
+ Viết “r” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, e, i, iê, ươ, uô,(rành mạch, róc rách, rì rào,).
- Đối với âm c/k/q.
+ Viết “c” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ơ, u, ư,(cá, cô, cờ,cò, căn cứ,)
+ Viết “k”khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, iê,(kiêu sa, Quốc kì, ê ke, kênh kiệu,).
+ Viết “q” khi đứng trước vần có “u” là âm đệm: (quân đội, Quốc kì, quê hương, quả quýt, quần áo,).
- Đối với âm g/gh ; ng/ngh.
+ Viết “g”, “ng”khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o,ô, u, ư, ươ, (ngủ gà ngủ gật, gà gô, ngỗ ngược, gửi ,gùi,)
+ Viết “gh” khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, (bàn ghế, ghi chép, ghe thuyền,)
 	+ Viết “ngh”khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, iê (con nghé, nghi ngờ, nghiêng ngả, củ nghệ,)
- Đối với âm ch/tr.
 	+ Viết “ch” khi đứng trước các nguyên âm: a,ă,â, o, ô, e, i, iê, ươ, uô, (cha, chú, che chở, viết chữ, chuộc tội, chăm chỉ, kể chuyện, chiếu cố,)
+ Viết “tr” khi đứng trước các nguyên âm: e,ê, iê, ươ (trả giá, trượt băng, tri kỉ, truyện kể, triều đại,)
- Đối với âm S/ X.
+ Viết “ S” khi đứng trước các nguyên âm: a, ă,â, o, ô, ơ,e, i, iê, ươ, uô (bão táp mưa sa, săn bắt, nằm sấp, nói se sẽ, sì sụp, siêu âm, song ca, bị sốc, suồng sã, suýt chết, sương giá,).
+ Viết “x” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ư, i, uô, ươ, iê (lạp xường, xao xuyến, xử lý, xấp xỉ, xiêu vẹo, xốc nổi, chèo xuồng,)
- Đối với chữ viết có i hay y.
+ Viết “i” khi đứng sau các phụ âm: x, m, r, ch, tr, gh, ngh, l,(xinh xắn, thông minh, rì rào, chính tả, trí tuệ, ghi nhớ, nghỉ hè, lí lịch,)
+ Viết “y” khi đứng độc lập hay nó không có âm đứng trước (y tá, yêu thương, yên lặng, âu yếm, yết kiến,).
- Đối với chữ viết chứa nguyên âm đôi “iê” hay “yê”.
+ Viết “iê”khi đứng sau các phụ âm: d, đ, h, k, l, m, n, x, s, t, th, ch, (diệu kì, điêu đứng, huy hiệu, kiêu kì, lo liệu, miêu tả, nồi niêu, siêu sao, xiêu vẹo, tiền tiêu, thiếu thốn,)
+ Viết “yê” khi đứng sau các phụ âm: d, đ, h , l, x, t, th, ch, tr (xét duyệt, huyết tương, luyện tập, xao xuyến, tuyệt đối, thuyền bè, kể chuyện, truyền thuyết,). 
- Khi học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả thì mỗi khi viết bài các em sẽ viết chính xác và viết đúng chính tả. Cũng từ đó giáo dục ý chí và đức tính tốt, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp. 
4. Xây dựng bài tập khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
- Dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí thông minh, khả năng tư duy và khả năng ghi nhớ của học sinh. Nếu học tốt phân môn chính tả học sinh sẽ có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh và đẹp.
- Như vậy, trong dạy học chúng ta phải biết cách tổ chức, biết cách điều khiển cho trẻ hoạt động. Bởi chúng ta đều biết, các em phải được hoạt động thì tâm lí cũng như nhận thức mới phát triển được. Mặt khác, các em phải được hoạt động một cách có chủ động thì khả năng nhận thức sẽ tốt hơn.
- Cụ thể, trong quá trình dạy học chính tả giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập các bài tập, bởi thông qua quá trình thực hành luyện tập các bài tập sẽ dần hình thành ở các em kỹ năng viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo chuẩn chính tả, nghĩa là hình thành kỹ xảo chính tả. Khi các em làm bài tập một cách tích cực, chủ động thì các em sẽ tự nhận biết được viết như thế nào là viết đúng và nếu viết khác đi thì sẽ sai, từ đó các em ghi nhớ cách viết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
- Trong quá trình giảng dạy, sau khi học xong bài mới, giáo viên giao cho học sinh những bài tập để thực hành luyện tập. Đối với các em việc thực hành luyện tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học nhanh hơn và biết khắc phục những lỗi mà mình thường mắc phải. Còn đối với bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy sau khi chấm tất cả các bài tập này, thứ nhất là có thể đánh giá được kết quả học tập của mỗi học sinh. Thứ hai là có thể thu được thông tin ngược lại từ phía học sinh, xem mức độ tiếp thu bài của các em tới đâu? hay còn vướng mắc ở chỗ nào? phần nào? Với phương pháp dạy học đó đã phù hợp chưa? Từ đó điều chỉnh lại cách thức, phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Kết quả trước và sau tiến hành thực nghiệm.
- Qua thực tế thực nghiệm sáng kiến“Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn chính tả” đối với học sinh lớp 4A tuần 1 năm học 2017 - 2018 do tôi chủ nhiệm, qua 7 tuần học vận dụng vào giảng dạy và rèn chữ viết cho các em kết quả được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể: Qua khảo sát tuần 1, chất lượng chữ viết chính tả của học sinh lớp 4A.
- Tổng số học sinh lớp 4A: 17 em.
- Tổng số bài kiểm tra tuần 1 là: 17 bài. 
Trong đó:
Điểm: 9 - 10
Điểm: 7 - 8
Điểm: 5 - 6
Điểm dưới 5
2/17 bài
Bằng 11,8 %
3/17bài
Bằng 17,6 %
5/17 bài
Bằng 29,4 %
7/17 bài
Bằng 41,2 %
- Đến cuối tuần 7 năm học 2017 - 2018, kết quả kiểm tra đạt như sau: 
- Tổng số học sinh lớp 4A: 17 em.
- Tổng số bài kiểm tra cuối tuần 7 là: 17 bài. 
Trong đó:
Điểm: 9 - 10
Điểm: 7 - 8
Điểm: 5 - 6
Điểm dưới 5
3/17 bài
Bằng 17,6 %
5/19 bài
Bằng 29,4 %
7/19 bài
Bằng 41,2 %
2/19 bài
Bằng 11,8 %
- Kết quả thực nghiệm trong học kỳ I nâng lên đáng kể, nhờ áp dụng những biện pháp trên, chất lượng chính tả ở lớp tôi đã có chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh bị điểm kém giảm xuống so với đầu năm là 26,3%. Học sinh mắc nhiều lỗi chính tả giảm xuống so với đầu năm. Đặc biệt học sinh viết chữ cẩn thận hơn, trình bày bài đẹp hơn. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Sau một thời gian nghiên cứu tổng kết, bản thân tôi đã chú trọng nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho học sinh bằng những việc làm thường xuyên, liên tục.
- Trong quá trình rèn viết đúng, viết đẹp người giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động thực hành một cách có sáng tạo. Rèn viết đúng, viết đẹp là đặc thù của phân môn chính tả. Viết đúng, viết đẹp góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học nói chung, đó là giáo dục các em về nhân cách, về nhận thức và óc thẩm mỹ ... góp phần phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh Tiểu học.
- Tuy nhiên để thành công trong việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra phải luyện cho mình cách phát âm chuẩn, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, chuẩn chính tả. Đồng thời người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh soi vào, học tập.
- Khi dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp rèn cho học sinh có ý thức viết đúng, viết đẹp trong tất cả các bài viết, các quyển vở ghi chứ không chỉ trong vở chính tả. Đặc biệt trong phần luyện đọc, luyện viết, chấm bài, chữa lỗi... phải luôn luôn nhắc nhở để học sinh ghi nhớ: “Tiếng Việt rất phong phú”. Các em viết chữ đúng, đẹp là đã góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Đề nghị:
Qua nhiều gần năm là giáo viên giảng dạy bản thân tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm trong việc dạy phân môn chính tả vì vậy tôi xin có một số kiến nghị như sau:
1. Trong giờ dạy chính tả, người giáo viên cần: Phát hiện những lỗi và khắc phục những lỗi chính tả do phát âm địa phương, yêu cầu học sinh phải luyện tập và củng cố thường xuyên các kỹ năng chính tả trong tiết học chính tả và trong tất cả các tiết học ở bộ môn khác.
2. Trao đổi giữa thầy và trò, trong đó thầy nêu ra các câu hỏi gợi ý dẫn dắt, học sinh quan sát các tài liệu và hiện tượng chính tả, suy nghĩ, so sánh, nhận biết... rút ra kết luận. Nội dung các câu hỏi phải vừa sức, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, quan sát, tái hiện và tự mình giải đáp kết luận.
3. Giáo viên vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi, xác định được “Trọng điểm chính tả” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, vận dụng linh hoạt 3 nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. 
4. Giáo viên nên mạnh dạn thay đổi nội dung và yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với yêu cầu “Dạy chính tả theo khu vực”.
5. Giáo viên phải luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú, tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
6. Bên cạnh sự cố gắng của bản thân mình, giáo viên cần tranh thủ được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh sao cho phụ huynh thấy vui mừng với tiến bộ hàng ngày của con em mình. 
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi về việc rèn chính tả cho học sinh lớp 4.
Kính mong Hội đồng khoa học nhà trường, các đồng chí giáo viên trong tổ khối 4+5 bổ sung, góp ý cho tôi.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng khoa học nhà trường, và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để nghe (đọc) bài viết này của tôi!
 Vĩnh Hảo, ngày 10 tháng 10 năm 2017
 Người thực hiện
 Vương Quốc Cường 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
 Xuân Thị Nguyệt Hà 
Phương pháp dạy học Tiếng Việt
NXB ĐH Sư phạm Hà Nội 
Năm 2003
2
Nguyễn Đức Dương 
Vấn đề sửa lỗi chính tả cho HS tiểu học.
Nhà xuất bản giáo dục.
Năm 1997
3
Phan Ngọc 
Chữa lỗi chính tả cho học sinh
Nhà xuất bản giáo dục.
Năm 1997
4
Vũ Thị Lan -Lê Hồng Mai
Giúp em viết đúng chính tả lớp 4
Nhà xuất bản giáo dục.
Năm 2012
5
Nguyễn Trọng Báu
Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt Dành Cho Học Sinh
Nhà xuất bản van hóa thông tin
Năm 2012
 MỤC LỤC
Mục
Tiêu đề các phần
Trang
1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1
2
1. Lí do chọn sáng kiến 
1
3
2. Mục đích nghiên cứu:
2
4
3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
4. Phạm vi nghiên cứu
3
6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
7
6. Phương pháp nghiên cứu
4
8
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4
9
Chương 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
4
10
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
5
11
Chương 3. Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả ở lớp 4. 
8
12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
13
1.  Kết luận
16
14
2. Đề nghị 
16
15
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
18

File đính kèm:

  • docSKKN RÈN VIẾT CHÍNH TẢ LỚP 4 - Chuẩn 2016-2017.doc
Sáng Kiến Liên Quan