Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm biểu diễn

- Xuất phát từ nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông là truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức, giúp cho học sinh có điều kiện tự lực quan sát, phân tích phán đoán để đi đến kết luận .

 - Trong quá trình dạy học vật lí bản thân tôi nhận thấy có một số thí nghiệm mà học sinh không thể tự làm vì khó đối với học sinh, vì thời gian hạn chế hay vì nguy hiểm, . Đối với những thí nghiệm này giáo viên phải tiến hành đó là thí nghiệm biểu diễn .

 - Dù chỉ là thí nghiệm biểu diễn nhưng người giáo viên khi tiến hành phải đảm bảo những yêu cầu và có phương pháp cụ thể thì mới có khả năng phát huy được tác dụng của thí nghiệm để từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức. Ngoài ra thí nghiệm biểu điễn còn có tác dụng to lớn trong việc thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, từ đó kích thích lòng ham muốn học vật lí của học sinh, thí nghiệm biểu diễn giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có căn cứ khoa học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3508 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm biểu diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT TX Buôn Hồ .
Trường THCS Hùng Vương .
Tổ : Toán - Lý
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	NGƯỜI THỰC HIỆN : TRAN QUOC CUONG.
	ĐƠN VỊ:LOP 9C\TRUONG THCS NGHIA LAM
NĂM HỌC 2009 - 2010.
Phòng GD&ĐT TX Buôn Hồ 
Trường THCS Hùng Vương. 
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
ÑEÀ TAØI :
YEÂU CAÀU 
VAØ CAÙCH TIEÁN HAØNH
THÍ NGHIEÄM 
BIEÅU DIEÃN .
NAÊM HOÏC 2009 - 2010.
A. Lí do chọn đề tài : 
	- Xuất phát từ nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông là truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức, giúp cho học sinh có điều kiện tự lực quan sát, phân tích phán đoán để đi đến kết luận .
	- Trong quá trình dạy học vật lí bản thân tôi nhận thấy có một số thí nghiệm mà học sinh không thể tự làm vì khó đối với học sinh, vì thời gian hạn chế hay vì nguy hiểm, ... Đối với những thí nghiệm này giáo viên phải tiến hành đó là thí nghiệm biểu diễn .
	- Dù chỉ là thí nghiệm biểu diễn nhưng người giáo viên khi tiến hành phải đảm bảo những yêu cầu và có phương pháp cụ thể thì mới có khả năng phát huy được tác dụng của thí nghiệm để từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức. Ngoài ra thí nghiệm biểu điễn còn có tác dụng to lớn trong việc thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, từ đó kích thích lòng ham muốn học vật lí của học sinh, thí nghiệm biểu diễn giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có căn cứ khoa học. 
B. Nội dung : 
	I. Những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn : 
	1. Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo thành công : 
	Nếu thí nghiệm mà không thành công thường nảy sinh những vấn đề làm phức tạp thí nghiệm khiến học sinh không tin tưởng ở thí nghiệm và ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên. Vì vậy ngoài việc am hiểu về bản chất vật lí của thí nghiệm, bố trí đúng thí nghiệm, giáo viên còn phải nắm vững nguyên tắc cấu tạo, tính năng, cách sửa chữa sai lệch thông thường và sử dụng được thành thạo thí nghiệm đó. 
	2. Thí nghiệm biểu diễn phải ngắn ngọn một cách hợp lí : 
	Thí nghiệm kéo dài khó tập trung được sự chú ý của học sinh vì vậy tránh làm lại thí nghiệm vì không đạt, lựa chọn phương án thí nghiệm thích hợp nhất và hạn chế đến mức thấp nhất cho việc lắp dụng cụ trên lớp .
	3. Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo cho cả lớp quan sát tốt : 
	Để làm được điều này giáo viên cần : 
	- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm thích hợp : có kích thước đủ lớn để học sinh cả lớp nhìn rõ, thể hiện rõ bản chất vật lí, có độ chính xác cao, màu sắc và hình dáng phù hợp lôi cuốn học sinh. 
	- Sắp xếp dụng cụ thí nghiệm một cách hợp lí : khi chưa biểu diễn hoặc đã dùng xong thì không nên bày ra trước mắt học sinh .
	- Trong quá trình làm thí nghiệm giáo viên phải chọn tư thế đứng để người và tay giáo viên không che lấp thí nghiệm .
	4. Thí nghiệm phải có sức thuyết phục đối với học sinh : 
	Vì vậy kết cấu của thí nghiệm phải chặt chẽ. Thí nghiệm biểu diễn phải đưa đến những dấu hiệu giúp học sinh có cơ sở khoa học để tin tưởng vào kết quả của thí nghiệm. 
	5. Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo an toàn : 
	Thí nghiệm không được làm ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh. 
	* Chú ý : Thí nghiệm biểu diễn có thể được dùng để đặt vấn đề, khảo sát một quá trình vật lí, củng cố kiến thức, nghiên cứu kiến thức mới ...
II. Cách tiến hành thí nghiệm biểu diễn : 
- Thí nghiệm biểu diễn phải được tiến hành sao cho nó liên hệ chặt chẽ với bài giảng của giáo viên vì đó là một yếu tố tất yếu của quá trình giảng dạy, nhiệm vụ chính của thí nghiệm biểu diễn là đề xuất mâu thuẫn nhận thức, giải quyết mâu thuẫn đã xuất hiện hay minh họa, củng cố một luận đề nào đó của bài giảng do đó thí nghiệm biểu diễn cần được đưa ra đúng lúc và cần thiết.
- Thí nghiệm biểu diễn phải được tiến hành trên cơ sở kết hợp một cách hợp lí với các phương pháp khác, nhất là phương pháp đàm thoại và phương pháp vẽ hình. 
- Thí nghiệm biểu diễn chỉ có hiệu quả tốt nhất khi có sự tham gia tích cực và có ý thức của học sinh, vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, biết cách bố trí và hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm, trực tiếp quan sát và phân tích kết quả thí nghiệm để đi đến kết luận cần thiết .
- Thí nghiệm biểu diễn có thể được tiến hành theo trình tự sau : 
	+ Nêu rõ mục đích của thí nghiệm. Nếu thí nghiệm phức tạp thì nên chia thành nhiều bước và nêu mục đích của từng bước .
	+ Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. 
	+ Dùng hình vẽ để mô tả cách bố trí thí nghiệm (nếu có thể ).
	+ Tiến hành thí nghiệm. Trong từng phần của thí nghiệm nên yêu cầu học sinh nêu những hiện tượng, những điều mà học sinh quan sát thấy. Nếu thí nghiệm xảy ra nhanh giáo viên cần lặp lại thí nghiệm cho học sinh quan sát theo dõi được. 
	+ Ghi lại kết quả thí nghiệm. 
	+ Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. 
III. Ví dụ cụ thể tiến hành thí nghiệm biểu diễn trong một tiết học : 
1. Thí nghiệm biểu diễn dùng trong trường hợp củng cố nội dung bài học : 
Bài 10 : 	LỰC ĐẨY ACSIMÉT 
Để củng cố nội dung bài học : 
TN1 : 
Nêu rõ mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu xem lực đẩy Acsimet có phụ thuộc vào trọng lượng của vật hay không . 
Giáo viên giới thiệu với học sinh về dụng cụ và cách tiến hành : Hai thỏi sắt và nhôm có thể tích như nhau rồi móc lần lượt hai thỏi vào lực kế, yêu cầu học sinh đọc chỉ số trên lực kế sau đó lần lượt móc hai thỏi vào lực kế và nhúng ngập trong nước, yêu cầu học sinh đọc chỉ số của lực kế trong hai trường hợp thỏi sắt và thỏi nhôm và yêu cầu học sinh so sánh độ lớn của lực đẩy Acsimet trong hai trường hợp đó ? 
HS : Độ lớn của lực đẩy Acsimet trong hai trường hợp đó là bằng nhau .
GV : Các em có nhận xét gì về kết quả của thí nghiệm trên ? 
HS : Độ lớn của lực đẩy Acsimet không phụ thuộc vào trọng lượng của vật . 
TN2 : 
Mục đích của thí nghiệm là chứng tỏ lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào thể tích
Tiếp theo giáo viên tiến hành thí nghiệm với hai thỏi sắt và nhôm có cùng khối lượng, yêu cầu học sinh theo dõi và so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật đó ? 
HS : Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi nhôm lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt. 
GV : Các em có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm này ? 
HS : Thí nghiệm chứng tỏ lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào thể tích của vật ( vật có thể tích càng lớn thì cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật càng lớn ). 
TN3 :
Mục đích của thí nghiệm là chứng tỏ lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào khối lượng riêng chất lỏng. 
GV : Làm lại thí nghiệm với thỏi sắt nhưng thay nước bằng dầu, yêu cầu học sinh theo dõi và nhận xét ? 
HS : Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt nhúng trong nước lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt nhúng trong dầu . 
GV : Kết quả này cho biết điều gì ? 
HS : Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào khối lượng riêng chất lỏng . 
Giáo viên ghi nhớ cho học sinh . 
2. Thí nghiệm biểu diễn trong trường hợp đặt vấn đề để nghiên cứu kiến thức mới : 
Bài 10 : 	LỰC ĐẨY ACSIMÉT 
Để đặt vấn đề vào bài học mới giáo viên có thể làm thí nghiệm như sau : ( không cần nêu mục đích của thí nghiệm ). 
- Treo hai vật một bằng sắt và một bằng nhôm có khối lượng bằng nhau vào hai đầu của một đòn bẩy sao cho điểm tựa O là trung điểm của hai đầu đó (Đòn bẩy thăng bằng ). 
- Nhúng ngập hai vật vào cùng một chậu nước, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét ? 
HS : Đòn bẩy không còn thăng bằng đầu treo vật bằng sắt chúc xuống . 
GV : Đặt vần đề vào bài : Tại sao lại có hiện tượng này bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ vấn đề này . 
C. Kết luận : 
	Trên đây là một số yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm loại thí nghiệm biểu diễn khi giảng dạy môn vật lí mà bản thân tôi thường xuyên áp dụng vào trong những tiết dạy cần thiết phải áp dụng loại thí nghiệm này và đã đạt được hiệu quả tương đối cao trong quá trình dạy học cũng như giúp hoc sinh tiếp thu, củng cố để học sinh nắm vững kiến thức. 
	Rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp . 
	Trân trọng cảm ơn !
	Bình thuận, Ngày 21 tháng 01 năm 2010. 
	Người viết 
 TRAN QUOC CUONG

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan