Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy - Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục ở nước ta hiện nay thì phương pháp dạy học là một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng vào giảng dạy và đã đem lại nhiều kết quả.

Điều trước tiên là khi giáo viên vận dụng bất kỳ phương pháp nào thì vấn đề quan trọng là phải sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng phải có giá trị và chính xác. Nhưng trong thực tế vấn đề đặt câu hỏi, bài tập trong tiết dạy của từng giáo viên đôi lúc có những điều chưa hợp lý.

Vấn đề thứ hai là giáo viên thường sử dụng câu hỏi,bài tập giống nhau cho tất cả các lớp dẫn đến hiệu quả không cao do các lớp có trình độ nhận thức khác nhau. Nếu yêu cầu giáo viên phải soạn giáo án riêng cho từng lớp thì giáo viên sẽ gặp khó khăn về vấn đề thời gian.

Từ những lý do trên thì vấn đề soạn câu hỏi, bài tập cho từng bài với các mức độ câu hỏi khác nhau để làm tư liệu cho quá trình soạn giáo án sẽ có thể nâng cao hiệu quả cho từng tiết dạy và đồng thời cũng phù hợp với trình độ của từng lớp.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm

Khái niệm câu hỏi: Câu hỏi là một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh đòi hỏi phải được trả lời, phải thực hiện. Về hình thức diễn đạt thì ngôn ngữ câu hỏi đều có dạng một mệnh đề nghi vấn.

Khái niệm bài tập: là một tập hợp các kiến thức xác định bao gồm những vấn đề đã biết và chưa biết nhưng luôn mâu thuẫn nhau tới việc phải biến đổi chúng để tìm lời giải.

2.1.2. Vai trò của câu hỏi, bài tập

Câu hỏi, bài tập dùng để mã hoá nội dung sách giáo khoa và chúng là nguồn động lực tạo ra tri thức mới.

Câu hỏi, bài tập có tác dụng kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

Câu hỏi, bài tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống.

Câu hỏi, bài tập có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tào liệu mới, củng cố kiến thức, kiểm tra đnáh giá.

 2.1.3. Phân tích các nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học

Khi thiết kế câu hỏi, bài tập phải quán triệt nguyên tắc chung thuộc lĩnh vực lý luận dạy học, tính đặc thù của môn học và cách tiếp cận hợp lý khi nghiên cứu nội dung môn học đó.

Đối với môn sinh học cách tiếp cận khoa học, hợp lý và hiệu quả là tiếp cận cấu trúc hệ thống tổ chức sống. Hệ sống có nhiều cấp độ: tế bào- cơ thể- quần thể- quần xã- hệ sinh thái- sinh quyển.

Câu hỏi, bài tập phải tuân thủ logic vận động của hệ sống. Hoạt động tìm tòi lời giải của học sinh cùng vận động theo logic của nội dung khoa học, phản ánh hệ sống

Câu hỏi, bài tập sinh học được thiết kế theo những nguyên tắc cơ bản

2.1.3.1. Quán triệt mục tiêu dạy-học

Mục tiêu dạy-học là mục tiêu rộng hay mục tiêu cụ thể đến từng đơn vị bài học, được hiểu là cái đích cần đạt được của quá trình dạy-học.

Quán triệt mục tiêu dạy-học là nguyên tắc đầu tiên ta cần chú ý đến trong quá trình thiết kế câu hỏi, bài tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy - Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG XUÂN
---------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
ĐỂ DẠY TỐT MỘT TIẾT DẠY
BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
SINH HỌC 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Giáo viên: Võ Huỳnh Vương
Môn: Sinh	
Tổ: Hoá – Sinh
Tháng 03 năm 2012
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục ở nước ta hiện nay thì phương pháp dạy học là một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng vào giảng dạy và đã đem lại nhiều kết quả.
Điều trước tiên là khi giáo viên vận dụng bất kỳ phương pháp nào thì vấn đề quan trọng là phải sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng phải có giá trị và chính xác. Nhưng trong thực tế vấn đề đặt câu hỏi, bài tập trong tiết dạy của từng giáo viên đôi lúc có những điều chưa hợp lý. 
Vấn đề thứ hai là giáo viên thường sử dụng câu hỏi,bài tập giống nhau cho tất cả các lớp dẫn đến hiệu quả không cao do các lớp có trình độ nhận thức khác nhau. Nếu yêu cầu giáo viên phải soạn giáo án riêng cho từng lớp thì giáo viên sẽ gặp khó khăn về vấn đề thời gian.
Từ những lý do trên thì vấn đề soạn câu hỏi, bài tập cho từng bài với các mức độ câu hỏi khác nhau để làm tư liệu cho quá trình soạn giáo án sẽ có thể nâng cao hiệu quả cho từng tiết dạy và đồng thời cũng phù hợp với trình độ của từng lớp.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm câu hỏi: Câu hỏi là một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh đòi hỏi phải được trả lời, phải thực hiện. Về hình thức diễn đạt thì ngôn ngữ câu hỏi đều có dạng một mệnh đề nghi vấn.
Khái niệm bài tập: là một tập hợp các kiến thức xác định bao gồm những vấn đề đã biết và chưa biết nhưng luôn mâu thuẫn nhau tới việc phải biến đổi chúng để tìm lời giải. 
2.1.2. Vai trò của câu hỏi, bài tập
Câu hỏi, bài tập dùng để mã hoá nội dung sách giáo khoa và chúng là nguồn động lực tạo ra tri thức mới.
Câu hỏi, bài tập có tác dụng kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Câu hỏi, bài tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống.
Câu hỏi, bài tập có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tào liệu mới, củng cố kiến thức, kiểm tra đnáh giá.
 2.1.3. Phân tích các nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học
Khi thiết kế câu hỏi, bài tập phải quán triệt nguyên tắc chung thuộc lĩnh vực lý luận dạy học, tính đặc thù của môn học và cách tiếp cận hợp lý khi nghiên cứu nội dung môn học đó.
Đối với môn sinh học cách tiếp cận khoa học, hợp lý và hiệu quả là tiếp cận cấu trúc hệ thống tổ chức sống. Hệ sống có nhiều cấp độ: tế bào- cơ thể- quần thể- quần xã- hệ sinh thái- sinh quyển. 
Câu hỏi, bài tập phải tuân thủ logic vận động của hệ sống. Hoạt động tìm tòi lời giải của học sinh cùng vận động theo logic của nội dung khoa học, phản ánh hệ sống
Câu hỏi, bài tập sinh học được thiết kế theo những nguyên tắc cơ bản
2.1.3.1. Quán triệt mục tiêu dạy-học
Mục tiêu dạy-học là mục tiêu rộng hay mục tiêu cụ thể đến từng đơn vị bài học, được hiểu là cái đích cần đạt được của quá trình dạy-học.
Quán triệt mục tiêu dạy-học là nguyên tắc đầu tiên ta cần chú ý đến trong quá trình thiết kế câu hỏi, bài tập.
Xác định được mục tiêu bài học thì người giáo viên mới có thể xác định được biện pháp, phương pháp, con đường dạy học, hình thức tổ chức dạy học. Từ đó người giáo viên có thể thiết kế được hoạt động học tập cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập và việc giải quyết các câu hỏi, bài tập đó chính là thực hiện mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của bài học là yêu cầu cần đạt được của người học, nhiệm vụ học tập mà học sinh phải hoàn thành; học sinh phải đạt được tri thức, kỹ năng gì và có thái độ, hành động như thế nào sau khi học xong nội dung bài. Câu hỏi, bài tập chính là phương tiện qui định, định hướng cách tìm tòi nội dung học tập, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách.
Như vậy, phải xác định được mục tiêu dạy học (dạy gì ? học gì ?) thì việc xây dựng câu hỏi, bài tập mới có thể đạt hiệu quả. Không xác định được mục tiêu dạy học thì những câu hỏi được đặt ra sẽ không thể hiện đúng vai trò của nó trong quá trình dạy học.
2.1.3.2 Đảm bảo tính chính xác của nội dung
Câu hỏi, bài tập dùng để mã hóa nội dung dạy-học nên cần đảm bảo tính chính xác khoa học. Xây dựng câu hỏi, bài tập phải đảm bảo tính chính xác của nội dung.
Câu hỏi, bài tập không chính xác nội dung thì không thể định hướng tìm tòi của học sinh và câu hỏi, bài tập đó sẽ không phải là phương tiện để thực hiện mục tiêu dạy học.
Tính chính xác của nội dung không chỉ ở các dấu hiệu bên ngoài mà còn phải được thể hiện ở các dấu hiệu bản chất bên trong. Hiểu sai nội dung thì câu hỏi, bài tập xây dựng được hoàn toàn không có giá trị. Câu hỏi, bài tập là phương tiện để thực hiện các mục tiêu dạy học mà bản thân chúng lại không chính xác về nội dung thì quá trình dạy học sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.
2.1.3.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy học là quá trình dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, bồi dưỡng năng lục tự duy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
Câu hỏi, bài tập được xây dựng phải đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh. Để đạt được điều này câu hỏi, bài tập phải đảm bảo vừa sức, có tính kế thừa và phù hợp với học sinh. Câu hỏi, bài tập phải phân hóa theo năng lực của cá nhân thì mới phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo học tập của học sinh.
Câu hỏi, bài tập quá dễ thì học sinh sẽ dễ nhàm chán, ỷ lại và không tạo động lực học tập cho học sinh. Câu hỏi, bài tập quá khó và ngoài năng lực giải quyết của học sinh sẽ làm cho các em chán nản, không thích môn học, sự tự tin trong học tập không còn. Các dạng câu hỏi, bài tập như vậy hoàn toàn không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học.
2.1.3.4. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Nội dung môn học đã được biên soạn một cách có hệ thống nên câu hỏi, bài tập khi đưa vào sử dụng phải được sắp xếp theo một logic hệ thống cho từng nội dung, cho một bài, một chương, một phần, một phân môn và môn học.
Trong câu hỏi, bài tập thì phần hỏi là phần học sinh chưa biết nên học sinh phải tìm tòi dựa trên những điều đã biết, đã học. Lời giải của câu hỏi, bài tập trước trở thành điều đã biết cho câu hỏi, bài tập sau.
Nếu trong quá trình xây dựng câu hỏi không đảm bảo nguyên tắc hệ thống thì câu hỏi, bài tập có thể rơi vào dạng phần hỏi là phần học sinh đã biết hoặc học sinh không thể giải đáp do chưa có cơ sở hoặc liên quan đến những nội dung học sinh chưa được học. Những câu hỏi, bài tập này không thể thực hiện vai trò của nó trong quá trình dạy học.
2.1.3.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học cũng phải đảm bảo nguyên tắc này.
Câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, gần gũi đời sống hằng ngày, giải thích được các vấn đề của thế giới xung quanh thì học sinh sẽ cảm thấy điều mình học được rất gần gũi, rất thực tế và có thể ứng dụng vào cuộc sống. Điều này sẽ giúp học sinh yêu thích môn học hơn và tích cực học tập hơn. 
Các câu hỏi, bài tập không gắn với thực tế và mang tính lý luận sẽ làm cho học sinh dễ chán nản, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong tiết học nếu sử dụng nhiều câu hỏi dạng này và thiếu liên hệ thực tiễn thì học sinh khó tiếp thu được nội dung bài và hiệu quả tiết dạy sẽ thấp.
Tóm lại, việc xây dựng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học đòi hỏi người giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc trên để các câu hỏi xây dựng được có thể trở thành phương tiện để người giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và thực hiện các mục tiêu của quá trình dạy học. Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập người giáo viên có thể kích thích được tư duy học sinh, phát huy tính tích cực của các em từ đó có thể tăng cường khả năng nhận thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy cho học sinh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thời gian và phạm vi khảo sát thực trạng
Tháng 10 năm 2011 tại trường THPT Trường Xuân.
2.2.2. Quá trình khảo sát thực trạng
- Phát phiếu điều tra giáo viên. (xem phụ lục 1)
- Trong các tiết dự giờ lưu ý cách sử dụng câu hỏi của giáo viên.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
Qua các tiết dự giờ giáo viên sử dụng câu hỏi, bài tập trong tiết dạy có một số vấn đề:
- Về ưu điểm: có sử dụng các dạng câu hỏi ở các mức độ khác nhau trong tiết dạy, có đặt các câu hỏi kích thích tư duy cho học sinh để các em tìm tòi.
- Về hạn chế: một số câu hỏi chưa rõ nghĩa đôi khi học sinh không hiểu ý giáo viên muốn hỏi gì, các câu hỏi chưa tạo thành một hệ thống nên học sinh khó tiếp thu bài một cách có hệ thống, cách sử dụng câu hỏi chưa phát huy hết hiệu quả do kết hợp với phươg tiện dạy học chưa tốt.
Qua kết quả phiếu điều tra: 
- 63% giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp này nguyên nhân là do nó đơn giãn hơn các phương pháo khác và dễ sử dụng trong điều kiện thiếu các phương tiện dạy học.
- 79% giáo viên cho rằng học sinh thường không hiểu ý của câu hỏi và trả lời sai.
- 64% giáo viên cho rằng học sinh thường không biết trả lời theo ý mình, các em thường đọc lại nội dung của sách giáo khoa.
- 23% giáo viên cho rằng nhiều học sinh không quan tâm đến câu hỏi của giáo viên.
- 32% giáo viên sử dụng câu hỏi giống nhau cho tất cả các lớp. Nguyên nhân là do đa số giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi khi giảng dạy. Về khó khăn đa số giáo viên nhận thấy là có câu hỏi lớp này hiểu nhưng lớp khác không hiểu.
- 68 % giáo viên sử dụng câu hỏi khác nhau ở các lớp khác nhau. Nguyên nhân vì đa số các giáo viên cho rằng các lớp khác nhau có trình độ nhận thức khác nhau nên không thể hỏi cùng câu hỏi. Về khó khăn thì đa số giáo viên cho rằng câu hỏi dạy khác nhau giữa các lớp và thường hỏi theo cảm hứng trong giảng dạy nên cách đặc câu hỏi có lúc chưa rõ dẫn đến học sinh khó hiểu ý giáo viên.
Như vậy qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy trong vấn đề sử dụng câu hỏi, bài tập khi giảng dạy có một số vấn đề sau đây:
- Các giáo viên thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp này nguyên nhân là do nó đơn giãn hơn các phương pháo khác và dễ sử dụng trong điều kiện thiếu các phương tiện dạy học.
- Giáo viên thường đặt câu hỏi trên lớp nhưng những câu hỏi này thường khó hiểu do cách đặt câu hỏi chưa rõ ràng.
- Đa số giáo viên nhận thấy được cần đặt câu hỏi, bài tập khác nhau ở các lớp khác nhau do trình độ nhận thức ở các lớp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên giáo viên không thể chuẩn bị trước câu hỏi, bài tập riêng cho từng lớp mình giảng dạy.
- Phần lớn câu hỏi của giáo viên học sinh đọc lại nội dung của sách giáo khoa do các câu hỏi giáo viên đặt ra thường ở mức độ biết.
- Một số ít câu hỏi, bài tập đặt ra học sinh không quan tâm, chứng tỏ câu hỏi đưa ra không kích thích học sinh tư duy.
2.3. Các biện pháp giải quyết thực trạng
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ các kỹ thuật đặt câu hỏi, bài tập sao cho rõ nghĩa.
- Khi xây dựng, sử dụng câu hỏi, bài tập phải tuân thủ theo 5 nguyên tắc.
- Các lớp khác nhau có thể sử dụng câu hỏi ở các mức độ khác nhau tuỳ trình độ nhận thức của học sinh từng lớp nhưng những câu hỏi này cần phải được chuẩn bị trước. Theo các bước
	+ Xác định mục tiêu bài dạy.
	+ Xác định các nội dung của bài có thể mã hoá thành câu hỏi bài tập.
	+ Đặt câu hỏi, bài tập theo các mức độ và dự định sử dụng cho khâu nào trong quá trình dạy học theo mẫu sau: 
Nội dung
Nghiên cứu tài liệu mới
Củng cố, hoàn thiện kiến thức
Kiểm tra, đánh giá
Các đề mục của bài học
Thường là các dạng câu hỏi ở mức độ biết
Thường là các dạng câu hỏi ở mức độ hiểu, vận dụng
Thường là các dạng câu hỏi ở mức độ hiểu, vận dụng
Tổng số câu hỏi
	+ Các câu hỏi, bài tập xây dựng được hoặc sưu tầm được sẽ là “nguyên liệu thô” để soạn giáo án với các hoạt động, các phương tiện phù hợp. Cũng cùng hoạt động nhưng lớp thứ nhất sử dụng câu hỏi này, lớp thứ hai có thể sử dụng câu hỏi khác nhưng đều được lấy ra từ bảng câu hỏi
	+ Áp dụng vào các lớp giáo viên sẽ tự rút kinh nghiệm và có thể điều chỉnh, bổ sung thêm câu hỏi vào bảng câu hỏi của từng bài.
2.3.1. Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập cho một bài cụ thể
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 
Sinh học 12 (chương trình chuẩn)
2.3.1.1. Xác định mục tiêu bài 
a. Kiến thức
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Nêu được khái niệm NST giới tính
- Nêu được cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền của gen trên NST X.
- Nêu được đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X và tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
- Phân biệt được di truyền ngoài nhân với di truyền liên kết với giới tính.
b. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh.
c. Thái độ
- HS yêu thích môn học hơn khi giải thích được cơ chế xác định giới tính, sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định
- Giáo dục HS tư tưởng trọng nam khinh nữ. 
2.3.1.2. Sắp xếp các câu hỏi, bài tập theo các khâu của quá trình dạy học
Nội dung
Nghiên cứu tài liệu mới
Củng cố, hoàn thiện kiến thức
Kiểm tra, đánh giá
I. Di truyền liên kết với giới tính
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
a. NST giới tính
1. NST giới tính là gì? Dựa vào H12.1, mô tả cặp NST XY ở người.
1. Thế nào là di truyền liên kết với giới tính ?
2. Cặp NST giới tính là cặp NST tương đồng hay không tương đồng ? Giải thích.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
2. Trình bày cơ chế tế bào học xác định giới tính ở một số nhóm động vật khác nhau.
3. Viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính bằng NST ở một số loài động vật.
1. Giải thích tại tỉ lệ nam: nữ ở người xấp xỉ 1:1?
2. Di truyền liên kết với giới tính
a. Gen trên NST X
3. Nhận xét kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch của Moocgan đối với sự di truyền tính trạng màu mắt ở ruồi giấm.
4. Moocgan đã giải thích kết quả thí nghiệm về sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm như thế nào ?
5. Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
4. Kết quả thí nghiệm về sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm của Moocgan có gì khác so với kết quả lai thuận trong thí nghiệm của Menđen?
2. Bệnh mù màu do gen lặn a nằm trên trên NST X quy định. Nếu bố bị mù mà, mẹ không bị bệnh sinh được một người con trai bị bệnh mù màu. Người con trai này nhận gen gây bệnh từ bố hay mẹ? Giải thích
b. Gen trên NST Y
6. Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định.
5. Tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định sẽ luôn được biểu hiện ở giới đực. Điều này đúng hay sai? Giải thích.
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
7. Việc nghiên cứu quy luật di truyền liên kết với giới tính có ý nghĩa gì ?
3. Vấn đề sớm phân biệt được giới tính ở động vật là rất quan trọng. Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề sớm xác định giới tính ở người trong giai đoạn thai nhi?
II. Di truyền ngoài nhân
8. Nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm của Coren khi tiên hành lai thuận nghịch ở cây hoa phấn.
9. Nêu đặc điểm của hiện tượng di truyền ngoài nhân.
10. Gen ngoài nhân nằm có ở các loài bào quan nào nào trong tế bào? 
11. Vì sao trong di truyền ngoài nhân có hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?
6. Nếu cho con lai F1 của phép lai thuận và phép lai nghịch trong thí nghiệm của Coren tự thụ phấn thì kết quả F2 sẽ thế nào?
7. Phân biệt di truyền ngoài nhân với di truyền liên kết với giới tính
Tổng số câu hỏi
11
7
3
2.3.2. Sử dụng câu hỏi, bài tập để xây dựng một giáo án 
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 
Sinh học 12 (chương trình chuẩn)
(Xem phụ lục 2)
2.4. Kết quả đạt được
Tôi đã áp dụng bảng câu hỏi để soạn giảng và thực nghiệm ở lớp 12CB3
Lớp 12CB5 là lớp đối chứng.
Kết quả
Lớp
Số HS
Đúng 1 câu
Đúng 2 câu
Đúng 3 câu
Đúng 4 câu
Đúng 5 câu
Đúng 6 câu
Đúng 7 câu
Đúng 8 câu
12CB3
29
1
1
3
7
11
4
2
0
3.4%
3.4%
10.3%
24.2%
38%
13.8%
6.9%
0
17.1%
82.9%
12CB5
31
1
2
6
12
4
3
2
1
3.2%
6.4%
19.4%
38.8%
13%
9.6%
6.4%
3.2%
29%
71%
Qua kết quả trên chúng ta nhận thấy:
- Lớp 12CB3 có tỉ lệ % từ trung bình trở lên cao hơn lớp 12CB5.
- Tuy nhiên lớp 12CB3 không có em nào làm đúng cả 8 câu trong khi lớp 12CB5 có 1 em làm đúng cả 8 câu.
Nguyên nhân kết quả thực nghiệm đạt như vậy là do lớp 12CB3 học sinh yếu hơn lớp 12CB5 nên trong quá trình soạn giảng chỉ áp dụng các các câu hỏi vừa sức để học sinh nắm được các kiến thức cơ bản nhất đủ để đạt điểm trung bình. Lớp 12CB5 mặc dù có em đúng cả 8 câu nhưng tỉ lệ dưới trung bình cao hơn lớp 12CB3 chứng tỏ nếu không áp dụng phương pháp hỏi đáp với hệ thống câu hỏi phù hợp thì sinh học sinh khá giỏi có thể tiếp thu được bài học nhưng học sinh trung bình trở xuống sẽ khó tiếp thu các kiến thức cơ bản và khó đạt được mức trung bình.
Như vậy việc giáo viên soạn giảng áp dụng phương pháp hỏi đáp với hệ thống câu hỏi soạn sẵn theo hệ thống là cần thiết nhằm phù hợp với từng đối tượng học sinh và đồng thời có thể nâng cao được hiệu quả của tiết dạy.
2.5. Kết luận và kiến nghị
2.5.1. Kết luận
Trong dạy học hiện nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực là điều bắt buộc phải thực hiện đối với từng giáo viên. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực và việc áp dụng phương pháp nào để đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào bản thân giáo viên, nội dung bài học, phương tiện có thể sử dụng. Tuy nhiên có một vấn đề rất quan trọng đối với giáo viên đó là dù dạy học theo phương pháp nào thì hệ thống câu hỏi, bài tập phải được người giáo viên chú trọng và chuẩn bị chu đáo. Hệ thống câu hỏi, bài tập tốt sẽ giúp giáo viên có thể hoàn thành tiết dạy với chất lượng như mong muốn.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu cách để chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập cho từng bài và áp dụng cho một bài cụ thể. Trong thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên có thể áp dụng phương pháp này để soạn hệ thống câu hỏi, bài tập cho các bài khác trong chương trình. Từ hệ thống câu hỏi, bài tập đó giáo viên có thể sử dụng để giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là học sinh có thể nắm được kiến thức tuỳ theo mức độ nhận thức của mình.
Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy việc tự xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phải mất rất nhiều công sức. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sách bài tập, người giáo viên có thể chọn lọc các câu hỏi, bài tập hay trong các loại sách đó sao cho phù hợp và áp dụng được vào thực tiễn và đồng thời cũng không nên chọn quá nhiều câu hỏi khó không phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng dạy.
2.5.2. Kiến nghị
- Để thực hiện được phương pháp này cho nhiều bài trong chương trình sinh học phổ thông cần có sự phối hợp giữa các giáo viên trong nhóm bộ môn.
- Thư viện của nhà trường cần trang bị thêm các sách chuyên ngành về phương pháp giảng dạy nhằm trang bị thêm cho giáo viên cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng, sử dụng câu hỏi bài tập.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh và Mai Sỹ Tuấn, 2009. Sách giáo khoa Sinh học 12. Nxb Giáo dục.
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh và Mai Sỹ Tuấn, 2009. Sách giáo viên Sinh học 12. Nxb Giáo dục.
3. Lê Thanh Oai, 2010. Chuyên đề xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học Sinh học, trường Đại học Vinh.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_3034.doc
Sáng Kiến Liên Quan