Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số biện pháp nhằm giúp học sinh thực hành tốt kiểu câu: Ai làm gì?

Thực trạng dạy học:

1.1. Thuận lợi:

- Giáo viên nắm chắc chương trình và nội dung phân môn Luyện từ và câu.

-Học sinh đều có ý thức làm bài tập, có thái độ tích cực trong việc học và làm bài tập. Xét một cách toàn diện các em đều nắm đơược những kiến thức và kĩ năng cơ bản .Một số em làm bài tập đạt kết quả tươơng đối cao. Học sinh đã học kiến thức cơ bản về mẫu câu : Ai làm gì? được học từ lớp 2.

- Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học của học sinh.

1.2.Khó khăn:

- Vốn hiểu biết của học sinh quá ít nên các em nghèo về vốn từ,học sinh đặt câu đơn giản, cấu trúc câu chưa chặt chẽ, câu còn thiếu hoặc thừa từ,

- Một số em chưa đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu, còn lẫn lộn giữa kiểu câu: Ai làm gì và Ai thế nào?

 - Khi làm bài tập thêm bộ phận cho câu học sinh còn hạn chế về cách sử dụng ngôn ngữ. Các em còn lung túng khi dặt dấu phẩy trong câu như thế nào cho đúng.

 - Câu văn các em viết thiếu hình ảnh gợi tả và mang tính rập khuôn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số biện pháp nhằm giúp học sinh thực hành tốt kiểu câu: Ai làm gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g biện pháp giúp học sinh nắm kiến thức cấu tạo câu, biết cách đặt câu theo kiểu câu: “Ai làm gì?” và cách hướng dẫn học sinh thực hành đặt dấu phẩy trong câu.
3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
 Đối tượng: Học sinh lớp 3
 Nội dung : Xây dựng một số biện pháp nhằm giúp học sinh thực hành tốt kiểu câu: Ai làm gì?
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thực trạng dạy học:
1.1. Thuận lợi:
- Giáo viên nắm chắc chương trình và nội dung phân môn Luyện từ và câu.
- Häc sinh ®Òu cã ý thøc lµm bµi tËp, cã th¸i ®é tÝch cùc trong viÖc häc vµ lµm bµi tËp. XÐt mét c¸ch toµn diÖn c¸c em ®Òu n¾m ®ược nh÷ng kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng c¬ b¶n .Mét sè em lµm bµi tËp ®¹t kÕt qu¶ tư¬ng ®èi cao. Học sinh đã học kiến thức cơ bản về mẫu câu : Ai làm gì? được học từ lớp 2.
- Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học của học sinh.
1.2.Khó khăn:
- Vốn hiểu biết của học sinh quá ít nên các em nghèo về vốn từ,học sinh đặt câu đơn giản, cấu trúc câu chưa chặt chẽ, câu còn thiếu hoặc thừa từ,
- Một số em chưa đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu, còn lẫn lộn giữa kiểu câu: Ai làm gì và Ai thế nào?
 - Khi làm bài tập thêm bộ phận cho câu học sinh còn hạn chế về cách sử dụng ngôn ngữ. Các em còn lung túng khi dặt dấu phẩy trong câu như thế nào cho đúng.
 - Câu văn các em viết thiếu hình ảnh gợi tả và mang tính rập khuôn.
1.3. Thống kê số liệu học sinh đầu năm 2014 – 2015 ở lớp 3 về kiến thức mẫu câu Ai làm gì? như sau:
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
26
8
30,7
10
38,6
8
30,7
0
0
 2. Nguyên nhân:	
 Nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm trên là do các em chưa nắm chắc kiến thức về cấu tạo mẫu câu, chưa xác định đúng thể loại câu, vốn hiểu biết thực tiễn quá ít. 
3. Các biện pháp dạy tốt kiểu câu "Ai làm gì ?" cho học sinh lớp 3:
 Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm nhằm dạy tốt kiểu câu Ai làm gì cho học sinh lớp 3 cụ thể như sau:
 BIỆN PHÁP 1: GIÚP HỌC SINH NẮM KIẾN THỨC CẤU TẠO CÂU: AI LÀM GÌ?
*Mục tiêu của biện pháp: 
	- Học sinh nắm được cấu tạo câu: “Ai làm gì?” gồm có hai bộ phận.
	+ Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi: “Ai?”
	+ Bộ phận chính thứ hai trả lời câu hỏi: “Làm gì?”
	- Hiểu được câu “Ai làm gì?” có tác dụng diễn tả hoạt động, trạng thái của con người và sự vật.
 Để đạt mục tiêu trên, trong mỗi bài dạy kiến thức cung cấp cấu tạo mẫu câu, người giáo viên tiến hành theo 4 bước sau:
	Bước 1: Học sinh xác định mục tiêu bài học.
	Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh khai thác kiến thức bài học.
	Bước 3 : Học sinh trình bày kết quả thực hành.
	Bước 4 : Rút ra kết luận bài học.
	Với tất cả các bài học cung cấp kiến thức mới thì giáo viên nên tuân thủ 4 bước của bài dạy nêu trên thì quy trình học tập của học sinh rất nề nếp và tự lập. Đặc biệt là giáo viên coi trọng việc giúp học sinh tự khám phá kiến thức để hiểu được nội dung bài học.Giáo viên luôn tập thói quen học sinh tự giác làm việc với sách giáo khoa để tự bản thân các em tìm ra kiến thức mới.
	Ví dụ : Khi dạy luyện từ và câu Tiếng Việt 3- tập 1
Bài học tuần 8- bài tập 3-Trang 66
Bước 1: Học sinh đọc bài và xác định mục tiêu bài học
	Bài 3: Tìm các bộ phận của câu:
	+ Trả lời câu hỏi: “Ai (cái gì, con gì)?”
	+ Trả lời câu hỏi: “Làm gì?”
	Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
	Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
	Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
	Học sinh nêu mục tiêu bài học: 	Bài tập yêu cầu gì? HS nêu lại yêu cầu của bài, đó chính là mục tiêu của bài.
Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh khai thác kiến thức bài học
	GV đặt câu hỏi: Muốn tìm bộ phận câu em làm thế nào?
	HS trả lời: Muốn tìm bộ phận câu phải đặt câu hỏi.
	GV yêu cầu các em thưc hiện nhóm 6 em. Em nhóm trưởng sẽ điều hành nhóm, tổ chức các bạn trong nhóm hợp tác cùng nhau xác định các bộ phận của câu.
	Tiến hành nhóm:
	Nhóm trưởng nêu: Các tổ viên trả lời:
	- Con gì đang sải cánh trên cao? → Đàn sếu
	- Đàn sếu đang làm gì? → đang sải cánh trên cao.
	- Sau một cuộc dạo chơi, ai ra về? → đám trẻ
	- Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì? → ra về
	- Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi? → Các em
	- Các em làm gì? → Tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi
	- Theo các bạn Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: Ai? ( Cái gì? Con gì?)
	(đàn sếu, đám trẻ, các em)
	- Thế thì bộ phận nào trả lời cho câu hỏi làm gì?
	(Đang sải cánh trên cao, ra về, tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi)
Bước 3: Các em sẽ trình bày các bộ phận của câu như kết quả thảo luận
	Các nhóm sẽ nhận xét kết quả đúng hay sai và bổ sung để chỉ rõ các bộ phận câu cần tìm như mục tiêu bài học đề ra.
Bước 4: Gv giúp học sinh kết luận kiến thức
Những mẫu câu các em vừa thảo luận thuộc mẫu câu gì?
	Mẫu câu: Ai làm gì?
	Mẫu câu: Ai làm gì có mấy bộ phận?
	Mẫu câu: “Ai làm gì?” có hai bộ phận.
	Bộ phận chính thứ nhất trả lời cho câu hỏi: “Ai?”
	Bộ phận chính thứ hai trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?”
	GV chốt lại cho học sinh là: Bộ phận chính thứ nhất của câu trả lời cho câu hỏi: “Ai? Cái gì? Con gì? ” thường là những từ chỉ người và sự vật,con vật, bộ phận chính thứ hai của câu trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?” thường là những từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động, trạng thái.
 	Thông qua 4 bước của bài học trên học sinh đã hệ thống được cấu tạo của mẫu câu: Ai làm gì?. Từ việc nắm kiến thức cấu tạo câu các em sẽ vận dụng để hoàn thành các dạng bài khác như đặt câu, điền dấu phẩy, vận dụng viết câu trong đoạn văn.
BIỆN PHÁP 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐẶT CÂU THEO KIỂU CÂU: "AI LÀM GÌ"
	Khi đặt câu theo mẫu, mục tiêu đặt ra cho học sinh là phải đặt đúng câu theo mẫu cơ bản câu gồm có hai bộ phận chính. Để các em đặt được những câu đúng, câu văn hay, hình ảnh trong câu sinh động thì giáo viên phải gợi ý, cung cấp vốn từ ngữ về nội dung bài học để giúp cho học sinh có sự liên tưởng phong phú, tạo ra được nhiều tình huống để đặt được nhiều câu văn.
Ví dụ: Gv dạy bài tập 4- Trang 90 – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1 như sau:
	Bài tập: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?”: bác nông dân, em trai tôi, đàn cá.
	Bước 1: Học sinh đọc bài tập và xác định mục tiêu bài học
 	Mục tiêu: bài tập yêu cầu đặt câu theo mẫu : Ai làm gì?
	Bước 2: GV tổ chức cho học sinh làm bài tập với hệ thống hỏi đáp và các hoạt động.
	- Trước tiên các em nhắc lại cách trình bày hình thức của câu?
	Để viết một câu văn thì chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.
	- Bài tập yêu cầu đặt câu với những từ nào?
	Đặt câu với các từ: bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá.
	- Bác nông dân thường làm những công việc gì?(Cấy lúa, gặt lúa, cày ruộng, nhổ cỏ.)
	Với trường hợp đặt câu cho từ: em trai tôi, các em hình dung em trai mình làm công việc gì thì các em đặt câu diễn tả công việc đó, nếu không có em trai thì các em hình dung đến em của bạn mình.
	Tiếp theo giáo viên cho các em xem một đoạn phim về chú gà con, bầy cá với những hoạt động trong phim rất đáng yêu.
	+ Gà con thì chạy theo chân mẹ, bới đất, tìm giun, mổ thóc, trêu đùa nhau... Còn đàn cá thì bơi đi bơi lại, quẫy đuôi, đớp mồi, lượn vòng trong bể
	Từ những gợi ý rất gần gũi và cụ thể các em có thể đặt nhiều câu văn theo mẫu “Ai làm gì?”.
	Bước 3: Học sinh sẽ trình bày câu văn đặt được cho các bạn trong nhóm đánh giá, nhận xét. Việc làm này là thường xuyên trong các giờ học, những học sinh có năng lực tốt sẽ điều chỉnh cho bạn của mình, nếu có vấn đề thắc mắc, chưa thỏa mãn với nhận xét của bạn các em sẽ nhờ cô giáo giúp đỡ. Nhờ vậy mà các em có kỹ năng đặt câu chưa tốt trong mỗi nhóm sẽ được các bạn phát hiện và giúp đỡ kịp thời.
- Các câu văn học sinh đặt được là:
	+ Bác nông dân ra đồng cấy lúa.
	+ Em trai tôi đi đá bóng.
	+ Những chú gà con đi lon ton theo chân mẹ.
	+ Những chú gà con lăn tròn như hòn tơ nhỏ.
 +Đàn cá đang bơi lội.
	Cũng có những trường hợp học sinh đặt câu thừa từ câu bị chuyển sang mẫu câu khác. Những câu văn đó giáo viên chỉ chỗ sai cho các em để các hiểu và đặt đúng thể loại câu.
	Ví dụ: Em trai tôi đá bóng giỏi. 
	Giáo viên cho các bạn khác nhận xét câu và chỉ cho các em thấy câu văn học sinh đặt đã chuyển sang mẫu câu: Ai thế nào?- Vì từ “giỏi” là từ chỉ đặc điểm. 
	Ngoài ra, với dạng bài tập đặt câu, giáo viên khuyến khích các em thêm các bộ phận trả lời câu hỏi: “Khi nào”, “Ở đâu”, “Vì sao” vào câu văn để nội dung của câu văn sinh động, cụ thể hơn.
	Ví dụ:	Đàn cá đang bơi lội dưới làn nước trong vắt.
	Ngoài vườn, những chú gà con lon ton chạy theo chân mẹ.
	Buổi chiều, em trai tôi đá bóng ở sân trường.
	Như vậy với phương pháp dạy học sinh có gợi ý, có trực quan sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho các em và dần dần hoàn thiện cho học sinh cách sử dụng ngôn từ đặt câu hợp lý, đúng hoạt cảnh và đúng mẫu câu như đã nêu trên.
	Bước 4: Giáo viên chốt lại bài và yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của kiểu câu.
BIỆN PHÁP 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH ĐẶT DẤU PHẨY TRONG CÂU.
 	Phần kiến thức này không có những bài dạy cụ thể trong chương trình dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp ba nên giáo chủ động vận dụng vào các tiết dạy ôn luyện, thường xuyên nhắc nhở các em trong giờ luyện viết văn. Bất cứ lúc nào giáo viên cũng nhắc nhở các em viết đúng luật văn bản để tạo thành một thói quen về kỹ thuật viết.
 	Về hình thức câu văn không chỉ đơn thuần là đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm mà tất cả các thể loại câu còn có thể sử dụng thêm dấu phẩy. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể chia các trường hợp đánh dấu phẩy trong câu như sau:
	Trường hợp 1: Đánh dấu phẩy ngăn cách các từ chỉ sự vật cùng trả lời câu hỏi: Ai? 
Ví dụ: Chú gà trống choai chú gà nhiếp tranh nhau đớp mồi.
GV hỏi: Trong câu văn này các em sẽ đặt dấu phẩy sau từ nào? Vì sao?
HS: Em đặt dấu phẩy sau tiếng “choai”, vì chú gà trống choai và và chú gà nhiếp cùng trả lời câu hỏi : Ai?
	Gv chỉ cho học sinh cách nhận biết: Khi trong câu cùng có nhiều sự vật trả lời cho câu hỏi : Ai? thì giữa các sự vật ấy cần đặt dấu phẩy ngăn cách để nhận biết có nhiều sự vật cùng trả lời cho một câu hỏi: “Ai?”. 
	Từ nhận xét trên, giáo viên có thể biên soạn bài tập để rèn kỹ năng đánh dấu phẩy .
*Bài tập: 
-Em hãy điền dấu phẩy thích hợp trong các câu sau
	+ Các bạn trai bạn gái đang say sưa đá cầu.
	+Chào mào sáo sậu chìa vôi chích chòe cùng vui dự hội.
	+ Cún con mèo mướp tranh nhau dụi vào chân bé.
	+ Lợn mẹ lợn con sục mõm vào máng, tớp lia lịa.
- Học sinh sẽ thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập. Đáp án của bài tập là:
	+ Các bạn trai, bạn gái đang say sưa đá cầu.
	+ Chào mào, sáo sậu, chìa vôi, chích chòe cùng vui dự hội.
	+ Cún con, mèo mướp tranh nhau dụi vào chân bé.
	+ Lợn mẹ, lợn con sục mõm vào máng, tớp lia lịa.
	Trường hợp 2: Đánh dấu phẩy ngăn cách các từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động, trạng thái cùng trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?”
	Ví dụ câu văn sau: Em giúp mẹ quét nhà nhặt rau rửa bát và trông em bé.
	Cũng như phương pháp dạy trường hợp 1, giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu phẩy hoàn chỉnh câu văn như sau:
	- Em giúp mẹ quét nhà, rửa bát, nhặt rau và trông em bé.
	Giáo viên chỉ cho các em nhận biết: Có những hoạt động nào cùng trả lời câu hỏi: “Làm gì?”. Đó là các hoạt động: quét nhà, rửa bát, nhặt rau, trông em. Vậy thì khi viết câu văn có nhiều từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động cùng trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?” ta cần đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các từ hoặc cụm từ ấy. Lưu ý giữa hai hoạt động có từ “và” như câu trên thì không dùng dấu phẩy nữa.
	Tương tự trường hợp 1, giáo viên biên soạn bài tập để rèn luyện kỹ năng đánh dấu phẩy.
*Bài tập: 
- Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu văn sau:
	+ Nam dẫn bóng vòng ra sau lưng Tí rồi chuyền cho Bình.
	+ Ông em bắt sâu tỉa những cái lá già cho cây mai trước ngõ.
	+ Chú chích bông bay lên liệng xuống hót líu lo.
	+ Ông ngoại dẫn em đi mua vở chọn bút và cõng em xem các căn lớp trống.
	+ Quắm Đen xoay phải xoay trái dứ trên đấm dưới tấn công ông Cản Ngũ.
- Học sinh sẽ hoàn thành bài tập, giáo viên chấm chữa và thông qua bài tập này các em có kỹ năng đánh dấu phẩy trong câu rất tốt. Đáp án của bài tập là:
	+ Nam dẫn bóng, vòng ra sau lưng Tí rồi chuyền cho Bình.
	+ Ông em bắt sâu, tỉa những cái lá già cho cây mai trước ngõ.
	+ Chú chích bông bay lên, liệng xuống ,hót líu lo.
	+Ông ngoại dẫn em đi mua vở, chọn bút và cõng em xem các căn lớp trống.
	+Quắm Đen xoay phải, xoay trái, dứ trên, đấm dưới, tấn công ông Cản Ngũ.
	Trường hợp3: Hướng dẫn học sinh đánh dấu phẩy tách bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”, “ Ở đâu?”, “Vì sao?”, “Bằng gì?” đứng trước câu.
	Giáo viên sẽ cho các em làm bài tập sau:
	Bài tập: Em hãy đánh dấu phẩy thích hợp vào các câu văn sau
	- Trên sân trưòng các bạn đang tập nghi thức đội viên
	- Dưới gốc cây phượng vĩ bạn gái ríu rít trò chuyện sôi nổi.
	 - Mùa hè đến chúng em sẽ đi du lịch cùng bố mẹ.
	- Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu Ê-đi-xơn đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại trên trái đất chúng ta.
	 -Vì bị ốm Mai đã nghỉ học.
	Học sinh sẽ hoàn thành bài tập trên, các em sẽ đặt dấu phẩy đứng sau các bộ phận dưới đây:
	Trên sân trường
	Dưới gốc cây phượng vĩ
	Mùa hè đến
	Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu
	Mùa hè đến
	Vì bị ốm
	Học sinh sẽ cùng giáo viên rút ra quy tắc: Khi các bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”, “Ở đâu?”, “Vì sao?”, “Bằng gì?” đứng trước câu thì khi viết các em cần đánh dấu phẩy đằng sau các bộ phận đó. Quy luật này không chỉ dùng cho mẫu câu: “Ai làm gì? “ mà dùng cho tất cả các thể loại câu các em đã học. 
	Giáo viên thường xuyên chú ý sửa chữa cho các em trong tất cả các bài dạng viết: chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn chứ không riêng một dạng bài tập nào.
BIỆN PHÁP 4: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG VIẾT MẪU CÂU: "AI LÀM GÌ?"VÀO VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN.
 Đối với học sinh lớp Ba việc vận dụng các mẫu câu vào viết văn thật khó. Các em không biết bắt đầu viết như thế nào? Cách diễn đạt câu ra sao để diễn tả ý các em muốn viết. Lỗi các em thường mắc phải là chưa đủ ý đã chấm câu hoặc là câu văn diễn đặt rất ngắn. Vì thế dạy cách đặt câu cho học sinh góp phần rèn luyên cho các em biết viết câu văn và vận dụng kỹ năng viết câu vào viết tập làm văn.
 	Mẫu câu: “Ai làm gì?” được sử dụng rất nhiều vào các bài tập làm văn, bởi vì thể loại câu này góp phần diễn tả hoạt động, trạng thái các nhân vật mà các em nói đến trong bài tập làm văn của mình. Vì vậy, giáo viên sẽ vận dụng thực tiễn theo từng bài dạy .
 	Ví dụ: Khi dạy bài văn: “Em hãy kể về tình cảm của một người thân trong gia đình dành cho em”
	Các em có thể chọn tình cảm của ông, bà, bố, mẹdành cho em tùy cảm nhận của học sinh. Nếu các em chọn tình cảm của người mẹ dành cho em, giáo viên có thể gợi ý như sau:
	- Mẹ đã làm những việc gì cho em?
	Đây là đề tài gần gũi nên các em rất dễ nói, giáo viên gợi ý học sinh nên dùng mẫu câu” Ai làm gì để diễn đạt những việc làm của mẹ dành cho em,các em có thể diễn tả các ý:
 	+ Mẹ đưa em đi học.
 	+ Mẹ dạy em học bài.
 	+ Mẹ mua cho em những bộ áo quần đẹp.
 	+ Mẹ sớm khuya vất vả để kiếm tiền nuôi em ăn học.
	Khi em ốm mẹ chăm sóc em thế nào?
	Đây là những tình huống thật trong cuộc sống của các em, trái tim người mẹ luôn đầy ắp tình cảm yêu thương dành cho con nên không khó gì mà em không nói được. Có thể các em sẽ nói là:
 	+ Mẹ thức suốt đêm, ngồi bên cạnh em.
 	+ Mẹ pha nước cam cho em uống.
 	+ Mẹ vắt khăn đắp lên trán cho em nhanh hạ cơn sốt.
 	+Mẹ đưa em đi đi khám bác sĩ.
 	+ Mẹ cho em uống thuốc đúng giờ.
	Sau khi học sinh đã nói lên được những việc làm của mẹ thể hiện tình cảm dành cho em thì giáo viên lại nâng lên một bước cao hơn. Đó là giúp các em diễn đạt câu văn hay hơn bằng cách thêm từ ngữ hoặc thêm bộ phận bổ sung câu để những hoạt động đó được nói đến cụ thể hơn. Ví dụ:
	+ Mỗi buổi sáng, mẹ đưa em đến trường.
	+Tuy bận rộn công việc nhưng mẹ vẫn dành thời gian để dạy em học bài.
	+ Mẹ luôn dành dụm tiền để mua cho em những bộ áo quần đẹp.
	.Tùy theo mức độ của mỗi em để giáo viên gợi mở cách viết thế nào cho câu văn hay hơn. Kết hợp các ý diễn đạt của các câu trên với các thể loại câu khác như: “Ai là gì?” “Ai thế nào?”để giới thiệu bài văn, để diễn đạt cảm xúc tình cảm, các em đã hoàn chỉnh một bài văn đạt yêu cầu.
 	Từ biện pháp đã vận dụng cho bài dạy trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về dạy cho học sinh vận dụng viết câu trong bài văn. Giáo viên cần gợi mở những hoạt động, trạng thái cụ thể, gần gũi với học sinh, trau dồi cho các em vốn ngôn ngữ, cách diễn đạt. 
 III. PHẦN KẾT LUẬN.
1.Một số kết quả đạt được: 
 Qua việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thường xuyên tích cực áp dụng các biện pháp như trên nên học sinh nắm rất chắc kiến thức về cấu tạo kiểu câu “Ai làm gì?”- 100% học sinh đặt câu đúng theo mẫu. Học sinh biết vận dụng viết câu vào tập làm văn.
 Kết quả qua các đợt kiểm tra định kì vừa qua như sau: 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối năm
22
8
36
8
36
6
28
2.Ý nghĩa của đề tài:
 Để dạy tốt Kiểu câu Ai làm gì? người giáo viên phải thường xuyên làm tốt các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Giúp học sinh nắm kiến thức cấu tạo câu: “Ai làm gì?’
	Với tất cả các bài học cung cấp kiến thức mới thì giáo viên nên tuân thủ 4 bước của bài dạy nêu trên thì quy trình học tập của học sinh rất nề nếp và tự lập. Đặc biệt là giáo viên coi trọng việc giúp học sinh tự khám phá kiến thức để hiểu được nội dung bài học.Giáo viên luôn tập thói quen học sinh tự giác làm việc với sách giáo khoa để tự bản thân các em tìm ra kiến thức mới.
Thứ hai: Hướng dẫn học sinh đặt câu theo kiểu câu: “Ai làm gì?”
	Khi đặt câu theo mẫu, mục tiêu đặt ra cho học sinh là phải đặt đúng câu theo mẫu cơ bản câu gồm có hai bộ phận chính. Để các em đặt được những câu đúng, câu văn hay, hình ảnh trong câu sinh động thì giáo viên phải gợi ý, cung cấp vốn từ ngữ về nội dung bài học để giúp cho học sinh có sự liên tưởng phong phú, tạo ra được nhiều tình huống để đặt được nhiều câu văn.
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh cách đặt dấu phẩy trong câu.
	Giáo viên chủ động vận dụng vào các tiết dạy ôn luyện, thường xuyên nhắc nhở các em trong giờ luyện viết văn. Đánh dấu phẩy ngăn cách các từ chỉ sự vật cùng trả lời câu hỏi: Ai? .Đánh dấu phẩy ngăn cách các từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động, trạng thái cùng trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?”
Thứ tư: Hướng dẫn học sinh vận dụng viết mẫu câu: “Ai làm gì?” vào viết bài tập làm làm văn.
 Đối với học sinh lớp Ba việc vận dụng các mẫu câu vào viết văn thật khó. Các em không biết bắt đầu viết như thế nào? Cách diễn đạt câu ra sao để diễn tả ý các em muốn viết. Lỗi các em thường mắc phải là chưa đủ ý đã chấm câu hoặc là câu văn diễn đặt rất ngắn. Vì thế dạy cách đặt câu cho học sinh góp phần rèn luyên cho các em biết viết câu văn và vận dụng kỹ năng viết câu vào viết tập làm văn có kết quả quả tốt.
 Tóm lại: Phân môn Luyện từ và câu là một phần kiến thúc then chốt trong dạy học Tiếng Việt 3. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy tốt kiểu câu cơ bản: “Ai làm gì?” nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng đọc - viết, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Các biện pháp trên tôi đã thực hiện trong nhiều năm dạy Tiếng Việt lớp 3. Kết quả: học sinh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Khi được học tiếp sang chương trình lớp 4, các em nắm vững kiến thức về cấu tạo câu: Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu. 
	Mặc dầu vậy, sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong dạy học. 
3. Một số đề xuất:
 3.1. Đối với giáo viên :
 - Để hướng dẫn học sinh khai thác thực hiện tốt dạng bài tập này đối với giáo viên đó là việc làm không dễ chút nào . Muốn làm tốt việc này, trước hết người giáo viên phải luôn luôn tự học, tự bổ sung kiến thức cho bản thân để có một số vốn kiến thức vững vàng; sau đó cần tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp , đáp ứng được với những tình huống có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
 3.2. Đối với cấp trên:
 Từ những lý do nêu trên, để việc dạy Luyện từ và câu đạt kết quả tốt, đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhất là đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo,....của phân môn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_bien_phap_nham_giup_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan