Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn Hóa học Lớp 8 ở bậc THCS

Giáo dục việt nam giữ một vị trí quan trọng, là đòn bẩy để phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy việc mở rộng quy mô, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà nghị quyết lần thứ hai BCH TW khoá VIII về phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH sẽ là: “Coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải quan tâm thường xuyên đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo”. Vì vậy để nâng cao chất lượng dậy và học môn hoá học cho giáo viên và học sinh phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển và đổi mới của nền giáo dục hiện nay, là loại bỏ bệnh thành tích, tiêu cực trong thi cử và không để học sinh ngồi nhầm lớp mà Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân đã ra chỉ thị quyết tâm loại bỏ chúng “ Căn bệnh nan y, trầm kha của ngành giáo dục đào tạo việt nam” trong hàng chục năm qua tiến tới để có “Chất lượng giáo dục thực chất” thì ngoài sự cải tiến đổi mới về sách giáo khoa, chương trình học thì điều căn bản là người giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

Người giáo viên là nhân tố trung tâm , quyết định chất lượng giáo dục. Nếu một người thợ vụng về thì chỉ làm hỏng một số sản phẩm do chính người thợ đó tạo ra , rồi người thợ đó không có khách hàng nữa. Nhưng một người thầy rốt thì sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học trò. Do đó người thầy giáo không những cần phải có một kiến thức tốt mà còn phải có một tác phong sư phạm mẫu mực, một phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức dễ hiểu, phù hợp với nhièu đối tượng học sinh trong một lớp, phải tuyệt đối tránh dạy học theo kiểu “đọc chép”.

Một trong những nội dung để đánh giá việc áp dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc củng cố hoàn thiện kiến thức đánh giá kết quả, khả năng tiếp thu của học sinh là hệ thống bài tập hoá học. Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành, sự vận dụng kiến thức thông qua các bài tập ở nhiều lĩnh vực rất phong phú và đa dạng. Chính nhờ vận dụng kiến thức để giải bài tập mà kiến thức được khắc sâu, mở rộng và nâng cao. Như vậy bài tập hoá học vừa là nội dung, vừa là phương pháp là phương tiện để dạy tốt học tốt môn hoá học. Hệ thống hoá bài tập hoá học rất đa dạng và phong phú trong đó phải nói đến bài tập trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh. Tuy nhiên hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học lại có nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các cấp học của hệ thống giáo dục nước ta và trên thế giới, đó là phương pháp kiểm tra trắc nghiệm “test”. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm có một số ưu điểm lớn đáp ứng nhu cầu giáo dục theo phương pháp giảng dạy hiện nay, phù hợp với việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4534 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn Hóa học Lớp 8 ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt kỹ thuật.
- Một ngân hành câu hỏi sẽ giúp cho giáo viên và các tổ chức kiểm tra chất lượng giáo dục rút ra từ sự thu thập rộng rãi các câu hỏi được giữ trong câu hỏi được giữ trong ngân hàng để xây dựng những đề kiểm tra và những đề thi của họ.
- Một số câu hỏi được đưa vào một cách đều đặn và một số câu khác không “hoạt động ” tốt thì tỏ ra thừa và rễ bị loại thải. Chất lượng kiểm tra sẽ được tăng cường do việc duy trì theo rõi từng câu hỏi dựa trên sự phân tích các câu hỏi đó.
- Các câu hỏi kiểm tra sau sẽ được chọn lọc, cắt xén, thêm bớt, kiểm tra thử và phân tích các câu trả lời của mỗi câu trả lời riêng biệt đem in vào các khổ giấy bìa cỡ thích hợp để lưu giữ và được cất cẩn thận.
	Đối với các trường có máy vi tính, có máy in thì tất cả các công việc đó được xây dựng sửa đổi, lưu giữ hêt sức thuận tiện. Như vậy nếu có sự ra đời của ngân hàng câu hỏi kiểm tra hoá học bậc THCS sẽ có một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp cải cách kiểm tra thi cử hiện nay.
II/ Cơ sở thực tiễn:
	Hiện nay phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh đang được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đang được sử dụng trong các lần thi cuối học kỳ, cuối năm, huặc các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh Chính vì vậy việc xây dựng ngân hàng đề thi theo phương pháp trắc nghiệm ở nước ta là rất cần thiết và cấp bách. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đang được quan tâm và có nhiều ứng dụng trong công tác giảng dạy của giáo viên ở các bậc học, cấp học và đã có hiệu quả bước đầu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học.
	Trên thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều quyển sách về bài tập trắc nghiệm của một số môn ở các cấp học phổ thông, tuy nhiên đối với môn hoá học ở bậc THCS còn hạn chế. Do vây trong đề tài này tôi quyết định góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học cho bậc THCS.
III/ Các giải pháp tiến hành nội dung của đè tài:
1/ Sơ lược về nội dung chương trình hoá học THCS:
	Môn Hoá học THCS là môn học sinh được học muộn nhất so với tất cả các môn học khác bắt đầu từ lớp 8. Với thời lượng cả 2 khối là 70 tiết.
Nội dung môn hoá học lớp 8 được tóm tắt như sau:
Môn hoá học lớp 8: Có 6 chương:
	Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
	Chương 2: Phản ứng hoá học
	Chương 3: Mol và tính toán hoá học.
	Chương 4: Oxi – Không khí.
	Chương 5: Hiđro – Nước.
	Chương 6: Dung dịch.
2/ Nguyên tắc soạn các bài tập trắc nghiệm trong đề tài:
- Hệ thống bài tập trắc nghiệm được soạn thảo lần lượt theo trình tự của chương trình hoá học THCS, kiến thức cơ bản được giới thiệu ở từng chương trong hệ thống chương trình THCS. 
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở mỗi chương có đầy đủ 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan cơ bản: Điền khuyết, đúng – sai huặc có không, nhiều lựa trọn, ghép đôi.
- Sau các câu hỏi là phần đáp án.
3/ Hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm:
 Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
Câu 1: Chọn các từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
	“Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được Dùng dụng cụ đo mới xác đinh được  của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn điện hay không thì phải..”
Câu 2: Câu sau đây gồm 2 phần: “Nước cất là một hợp chất vì nước cất sôi ở đúng 100oC”.
Hãy chọn phương pháp đúng trong số các phương án sau:
A. ý trong phần I đúng, ý trong phần II sai.
B. ý trong phần I sai, ý trong phần II đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý phần II giải thích ý phần I.
D. Cả hai ý đều đúng và ý phần II không giải thích ý phần I.
Câu 3: Cho công thức hoá học của một số chất sau:
- Clo Cl2 - Sắt Fe - Đồng(II) oxit CuO
- Axit sunfuric H2SO4 - Kali hiđroxit KOH - Nhôm clorua AlCl3
Số đơn chất và hợp chất đã cho:
A. 1 đơn chất và 5 hợp chất B. 2 đơn chất và 4 hợp chất
C. 3 đon chất và 3 hợp chất D. 4 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 4: Theo hoá trị của sắt trong hợp chất hoá học là Fe2O3. Hãy chọn công thức hoá học đúng của hợp chất gồm Fe liên kết với nhóm nguyên tử SO4 (có hoá trị II ).
A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4
C. Fe3(SO4)2 D. Fe2SO4
Câu 5: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp của nguyên tố Y với H là ( X; Y là những nguyên tố nào đó): XO; YH3.
Công thức đúng của hợp chất XY là:
A. X2Y3 B. XY
C. X3Y4 D. X3Y2
Câu 6: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:
A. CH4 B. C2H4
C. C4H8 D. C4H10
Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tố M liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. Nguyên tử khối của nguyên tố M là:
A. 13 đv C. B. 14 đv C. C. 12 đv C. D. 16 đv C
Câu 8: 	Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hoá học, trong đó có phản ứng hoá học sảy ra?
A. Nhiệt đọ phản ứng B. Tốc độ phản ứng
C. Chất mới sinh ra D. Tất cả đều sai
Chương 2: Phản ứng hoá học
Câu 1: Trong số những quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lý:
a) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.
b) Có thể lặp lại thí nghiệm với chất vừa dùng để làm thí nghiệm trước đó.
c) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
d) Nước bị đóng băng ở hai cực trái đất.
e) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước.
A. a, b, c, d. B. a, b, d.
C. b, c, d. D. a, d, e.
Câu 2: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học?
Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.
A. a, b, c, d B. a, b, d, e.
C. b, c D. a, c, d, e.
Câu 3: Chọn các từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống:
“Trước khi cháy chất parafin ở thể .. còn khi cháy ở thể .. Các .. parafin phản ứng với các .. khí oxi”
rắn; lỏng; hơi
phân tử;
nguyên tử
Câu 4: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hoá học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn ”.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
ý 1 đúng, ý 2 sai.
ý 1 sai, ý 2 đúng.
Cả hai ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2;
Cả 2 ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2;
Cả 2 ý đều sai.
Câu 5: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon oxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit Fe2O3.
Khối lượng của kim loại sắt thu được khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg Fe2O3 thì có 26,4 kg CO2 sinh ra là:
a) 2,24 kg b) 22,4 kg
c) 29,4 kg d) 18,6 kg
Chương 3: Mol và tính toán hoá học
Câu 1: Phát biếu nào dưới đây là đúng?
A. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
B. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước nhỏ hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
C. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước bằng thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
D. Không xác định được.
Câu 2: Số mol nguyên tử oxi có trong 36 g nước là:
A. 1 mol B. 1,5 mol C. 2 mol D. 2,5 mol
Câu 3: Phương trình nào đã được viết và cân bằng đúng?
A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. 3S + 3O2 2SO3
C. 2Mg + O2 MgO D. 2P + 2O2 P2O5
Câu 4	: Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với oxi là 0,5. Khối lượng mol của khí A là:
A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5
Câu 5: Cho những khí sau: O3, N2, H2, CO2, SO3, CH4, C4H10. Những khí trên, khí nào nặng hơn không khí?
A. O3, N2, H2, CO2 B. CO2, SO3, CH4, C4H10
C. CO2, SO3, O3, C4H10	 D. H2, CO2, SO3, CH4	
Câu 6: Cho 65 g kim loại kẽm tác dụng với axit clohiđric cho 136 g ZnCl2 và giải phóng 22,4 lit khí hiđro (đktc). Khối lượng axit HCl cần dùng là:
A. 73 gam B. 72 gam C. 36,5 gam D. 71 gam	
Câu 7: Đốt cháy 6,2 gam phốt pho trong bình chứa 6,72 lit khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: 
Phot pho hay oxi, chất nào còn thừa cà khối lượng là bao nhiêu?
A. Phốt pho thừa 2 gam. B. Oxi thiếu
C. Phót pho thiếu D. Oxi thừa 1,6 gam.
Câu 8: Bỏ 13 gam kẽm vào dung dịch có chứa 10,95 gam axit clohiđric. Dùng khí hiđro sinh ra để khử đồng (II) oxit.
Các phương trình phản ứng xảy ra:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 ; H2 + CuO Cu + H2O
Hỏi lượng hiđro sinh ra có thể khử được bao nhiêu mol CuO?
A. 0,1 mol; B. 0,15 mol. C. 0,2 mol D. 0,3 mol	
Chương 4: Oxi – không khí
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi nhẹ hơn không khí . B. Khí oxi nặng hơn không khí. 	C. C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi tan trong nước.
Câu 2: Có 3 oxit sau: MgO, SO3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau đây không?
A. Chỉ dùng nước. B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.
C. Chỉ dùng axit. D. Dùng nước và giấy quỳ tím.
Câu 3: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỷ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức phân tử của oxit đó là:
A. FeO B. Fe2O3 C. F3O4 D. FeO2	
Câu 4: Trong giờ thực hành thí nghiệm, một học sinh đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong 1,12 lít oxi (đktc). Thí nghiệm sẽ:
A. Lưu huỳnh dư B. Oxi thiếu
C. Lưu huỳnh thừa D. Oxi dư	
Câu 5: Bột nhôm cháy theo phản ứng:
	Nhôm + khí oxi Nhôm oxit (Al2O3)
Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 54 gam và khối lượng nhôm oxit sinh ra là 102 gam. Vậy thể tích khí oxi đã dùng là thể tích nào đây?
A. 33 lít B. 34 lít. C. 33,6 lít D. 40,6 lít
Câu 6: Số gam kali pemamganat KMnO4 cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là:
A. 20,7 gam B. 42,8 gam C. 14,3 gam D. 31,6 gam
Câu 7: Có 4 lọ mất nhãn đựng bốn chất bột màu trắng gồm: CaO, Na2O, MgO và P2O5.
Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?
Dùng nước và dung dịch axit H2SO4.
Dùng dung dịch axit H2SO4 và phenolphtalein.
Dùng nước và giấy quỳ tím.
Không có chất nào khử được.
Câu 8: Khi đốt cháy 1 mol chất Y cần 6,5 mol O2 và thu được 4 mol CO2 và 5 mol H2O. Chất Y có công thức phân tử nào sau đây ?
A. C4H10 B. C4H8 C. C4H6 D. C5H12
Câu 9: Nếu cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước thì khối lượng Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết là bao nhiêu? (Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước).
A. 249 kg B. 42,8 kg C. 14,3 kg D. 31,6 kg
Câu 10: Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi (CaCO3). Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là 0,45 tấn. Hiệu suất phản ứng là:
A. 89% B. 90% C. 98% D. 89,28%
Chương 5: Hiđro – Nước
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Tính oxi hoá; tính khử; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất
Trong các chất khí, hiđro là khí .. Khí hiđro có..
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có  vì
của chất khác; CuO có vì.. cho chất khác.
Câu 2: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:
A. 2KClO3 2KCl + O2 B. SO3 + H2O H2SO4
C. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
Câu 3: Cho CuO tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau:
A. Chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh.
B. Chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Dung dịch có màu xanh.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 4: Trong số những chất dưới đây, chất nào làm cho quỳ tím không đổi màu?
A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl
Câu 5: Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, MgO, Na2SO4. Dùng những thuốc thử nào để có thể phân biệt được các chất trên?
A. Dùng axit và giấy quỳ tím B. Dùng axit H2SO4 và phenolphtalein.
C. Dùng nước và giấy quỳ tím D. Dùng dung dịch NaOH
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl.
Muốn điều chế được 1,12 lit khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
Câu 7: Người ta cho kẽm huặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl để điều chế khí hiđro. Nếu muốn điều chế 2,24 lít khí hiđro (đktc) thì phải dùng số gam kẽm huặc sắt lần lượt là:
A. 6,5 gam và 5,6 gam B. 16 gam và gam
C. 13 gam và 11,2 gam D. 7,95 gam và 8,4 gam
Câu 8: Cho 8,125 gam Zn tác dung với dung dịch loãng có chứa 18,25 gam axit clohiđric HCl. Thể tích khí H 2 (ở đktc) sinh ra là:
A. 2,8 lít B. 2,75 lít C. 2,81 lít D. 3,85 lít
Chương 6: Dung dịch
Câu 1: Dung dịch là:
A. Hỗn hợp gồm dung môi và chất tan 
 	B. Hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. Hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan 
D. Hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan	
Câu 2: Nồng độ phần trăm của dung dịch là:
Số gam chất tan trong 100 gam dung môi.
Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.
Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch.
Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
Câu 3: Nồng độ mol/lít của dung dịch :
A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Câu 4: Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100gam dung dịch.
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g dung môi để tạo thành dd bão hoà.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g nước để tạo thành dd bão hoà.
Câu 5: Cô cạn 150 ml dd CuSO4 có khối lượng riêng là 1,2 g/ml thu được 56,25 gam CuSO4.5H2O. Nồng độ % của dung dịch CuSO4 là.
A. 5,61% B. 20% C. 17,8% D. 23,4%.
Câu 6: Trong giờ thực hành thí nghiệm về pha chế nồng độ, phòng thí nghiệm có dung dịch NaOH 2M (D = 1,08 g/ml). Nếu chuyển sang nồng độ phần trăm thì nồng độ là bao nhiêu?
A. 7,39% B. 7,4% C. 8% D. 7,5%
Câu 7: Hoà tan 224 ml khí HCl (đktc) trong 200 ml nước. Biết rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Dung dịch HCl thu được sau phản ứng có nồng độ mol/lít là:
A. 0,5 mol/l B. 0,05 mol/l C. 0,3 mol/l D. 0,03 mol/l
Câu 8: Độ tan của KNO3 ở 40o là 70gam. Số gam KNO3 có trong 340 gam dung dịch ở nhiệt độ trên là:
A. 140 gam B. 130 gam C. 120 gam D. 110 gam
Câu 9: Để pha chế thành 5 lít dung dịch axit HCl có nồng độ 0,5 M, cần phải lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl có nồng độ 36% (D = 1,19 g/ml) ?
A. 0,21 lít B. 0,214 lít C. 0,295 lít D. 0,25 lít
Câu 10: Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% vào 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch 6%. X có giá trị là:
A. 4,7 B. 4,65 C. 4,71 D. 6
Câu 11: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có tỷ khối d = 1,84 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28?
A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít H2O B. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít H2O
C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít H2O D. 7 lít H2SO4 và 3 lít H2O
4/ Đáp án
Chương
Câu hỏi
Đáp án
A
B
C
D
I
1
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
II
1
x
2
x
3
4
x
5
x
III
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
IV
1
x
2
x
3
x
4
x
Chương
Đáp án
Câu hỏi
A
B
C
D
IV
5
x
6
x
7
x
8
x
9
x
10
x
V
1
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
VI
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
9
x
10
x
11
x
Đáp án (tiếp)
Chương 1: Câu 1: .. tính chất.. nhiệt độ n/c, nhiệt độ sôi  làm thí nghiệm.
Chương 2: Câu 3: .. rắn. hơi phân tử.. phân tử.
Chương 5: Câu 1: .. nhẹ nhất. tính oxi hoá. tính oxi hoá. tính khử. nhường oxi
IV/ kết quả nghiên cứu và ứng dụng
1/ Nội dung của đề tài đã được áp dụng cho học sinh khối 8 mà hiện nay tôi đang trực tiếp phụ trách giảng dạy: 
- Qua kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan tôi thấy những đối tượng học sinh được áp dụng phương pháp này có nhiều tiến bộ, khối lượng kiến thức dạy được tăng lên, kiểm tra được nhiều học sinh, thời gian kiểm tra được rút ngắn, phát huy đựơc khả năng tư duy độc lập, khả năng phán đoán suy luận của học sinh. Do vậy chất lượng học sinh tăng lên so với lớp không áp dụng phương pháp này.
2/ Kiểm tra, đánh giá đề tài:
Thời gian kiểm tra : 15 phút
a/ Lớp áp dụng kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm kiểm tra được nhiều kiến thức, thời gian đảm bảo và có thể chia lớp học ra làm 2 nhóm đề khác nhau ngồi xen kẽ tạo được tính chính xác, khách quan và trung thực. Học sinh có tính tự giác cao trong học tập tìm tòi kiến thức.
b/ Lớp áp dụng kiểm tra theo phương pháp cổ truyền thì chỉ ra được khoảng 2 bài tập nhỏ và khó chia các nhóm đề. Vì vậy trao đổi nhìn bài của nhau nên đánh giá học sinh còn chưa chính xác, không thúc đẩy được khả năng tự giác học tập của học sinh.
3/ Phân tích kết quả: 
Điểm mạnh :
- Phát huy được tính tích cực, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, khả năng phán đoán vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi.
- Rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập, tính trung thực trong kiểm tra, hạn chế việc trao đổi, quay cóp bài của bạn.
b. Điểm còn tồn tại :
- Phương pháp trắc nghiệm thường là những câu hỏi nhỏ và chọn đáp án đúng nên học sinh dễ coi bài của nhau. Học sinh khi không hiểu bài nên “chọn bừa” một đáp án.
Phần iii - Kết luận :
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp trắc nghiệm khách quan
để xây dựng hệ thống các bai tập trắc nghiệm nôm hoá học cho học sinh lớp 8 bậc THCS dùng trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
	Hệ thống câu hỏi được biên soạn theo nội dung và chương trình sách giáo khoa hiện hành và theo nội dung từ rễ đến khó.
	Bên cạnh đó, qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế bằng thực nghiệm sư phạm trong quá trình giảng dạy bộ môn hoá học về phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm, tôi rút ra được một số nhận xét và đề xuất sau đây:
- Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra và đánhgiá chất lượng học tập của học sinh có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp kiểm tra tự luận truyền thống.
- Tuy nhiên bài tập trắc nghiệm khách quan không phải là có không ít nhược điểm ( như đã nói ở phần II). Do vậy để đánh giá kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh nên làm như sau:
+ Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong các lần hỏi đáp xây dựng bài, kiểm tra cuối giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm.
+ Sử dụng phối hợp với bài kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm.
+ Đề bài thi có những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận riêng biệt, độc lập và có sự phân bố điểm một cách hợp lý.
	Để đạt kết quả cao hơn trong việc áp dụng giảng dạy và kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan thì giáo viên phải là người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh, giáo viên phải luôn luôn chủ động và áp dụng bài tập trắc nghiệm linh hoạt trong mọi tình huống sư phạm để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Do mới được áp dụng phương pháp trắc nghiệm cho học sinh nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến của thầy cô và của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Bắc Giang, ngày 20 tháng 05 năm 2009.
 Người trình bày: 
 Ngô Ngọc Tân
Tài liệu tham khảo
Tên tài liệu tham khảo
Tác giả
Nhà xuất bản
1. Phương pháp dạy học – Tập 1
Nguyễn Cương
 NXB GD
2. Bài tập trắc nghiệm hoá học 8
Lê Đình Nguyên
 NXB TPHCM
3. Bài tập trắc nghiệm hoá học 8
Ngô Ngọc An
 NXB ĐHSP
4. SGK Hoá học 8
Bộ GD & ĐT
 NXB GD
5. Đề tài NCKH
Nguyễn Văn Lưỡng
Mục lục
Tên bài
Trang
Phần I: Mở đầu
1
I/ Lý do chọn đề tài
1
II/ Mục đích của đề tài
2
III/ Nhiệm vụ của đề tài
2
IV/ Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II: Nội dung của đề tài
4
I/ Cơ sở lý luận
4
1/ Bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp
4
2/ Phân loại bài tập trắc nghiệm
6
3/ Một số chỉ dẫn khi soạn câu hỏi trắc nghiệm
10
4/ Cách đánh giá bài trắc nghiệm
10
5/ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
11
II/ Cơ sở thực tiễn
12
III/ Các giải pháp tiến hành nội dung đề tài
12
1/ Sơ lược nội dung chương trình hoá học lớp 8
12
2/ Nguyên tắc soạn bài tập trắc nghiệm
13
3/ Hệ thống các bài tập trắc nghiệm:
14
 Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
14
 Chương 2: Phản ứng hoá học
15
 Chương 3: Mol và tính toán hoá học
17
 Chương 4: Oxi – không khí
18
 Chương 5: Hiđro – Nước
20
 Chương 6: Dung dịch
21
4/ Đáp án
24
IV/ Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
25
Phần III: Kết luận
26
Tài liệu tham khảo
28

File đính kèm:

  • docXD HE THONG BTTN HH THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan