Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập hóa học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp để phát hiện, phân loại và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi

Qua nhiều năm thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đ ã đúc rút được

một số kinh nghiệm: Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏitham dự các kỳ thi,muốn có hiệu

quả cao thì việc phát hiện ra các học sinh có tố chất và rèn luy ện, phát triển tư duy phân

tích tổng hợp cho các emlà việc làmcần thiếtmang tính chất quyết định. Có thể nói công

việc này tạo ra được những học sinh có tư duy hóa học sắc bénvà có khả năng tìm tòi và

tự học cao, giải quy ết được những bài tập khó trong các đề thicủa các kỳ thi học sinh

giỏi tỉnh hay các kỳ thi cao h ơn là học sinh giỏi quốc gia.

Lớp 10 là lớp khởi đầu cho chương trình THPTcác em còn chưa có một sự định

hướng rõ ràng với bộ môn hóa học,việcphát hiệnvàhướng dẫn các em có tố chất hóa

họctốt rèn luy ện và phát triển tư duyhóa họccàng phải ưu tiên hơn. Mặt khác,trongnội

dungchương trìnhkhối lớp này phầncấu tạo chất là một phần rất quan trọngtạo tiền đề,

cơ sở, nền tảng để họctốtnhững phần tiếp theovà thường xuất hiện trong đề thi của các

kỳ thi nói trên.

pdf34 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4060 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập hóa học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp để phát hiện, phân loại và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đro sinh ra 
càng mạnh khi nguyên tố liên kết với nó có độ âm điện càng lớn, bởi vậy liên kết hiđro 
chỉ đặc trưng cho hợp chất của H với F, O, N, Cl. 
Điều kiện để tạo thành liên kết hiđro: 
+ Nguyên tử H phải liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn như: flo, oxi, nitơ,.. 
+ Nguyên tử phi kim tạo liên kết hiđro phải có một (hoặc nhiều) cặp electron không liên kết. 
Ảnh hưởng của liên kết hiđro liên phân tử đến tính chất của các chất: 
Năng lượng của liên kết hiđro vào khoảng 20 – 40 KJ/mol, do đó làm tăng nhiệt độ nóng 
chảy, nhiệt độ sôi của các chất. 
Ảnh hưởng đến khả năng hòa tan giữa các chất lỏng: những chất có liên kết hiđro thì rất 
dễ hòa tan vào nhau, do sự tạo thành liên kết hiđro giữa các chất tan và dung môi làm 
tăng độ phân tán của chất tan trong dung môi. 
Liên kết hiđro đã giải thích tại sao ở thể hơi hoặc trong dung dịch, một số hợp chất ở 
trạng thái đa phân tử. 
II.2.3.2. Hệ thống bài tập của chương 3 
Dạng 1. Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử 
Bài tập 1. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của CO, NO, NO2, BCl3, NH3. Giải 
thích tại sao BCl3 có thể kết hợp với NH3 cho ra BCl3NH3. Giải thích tại sao hai phân tử 
NO2 có thể kết hợp cho ra N2O4? 
Phân tích và giải: Liên kết cộng hóa trị được hình thành là do sự xen phủ của hai obitan 
chứa electron độc thân của hai nguyên tử tham gia liên kết (hoặc một obitan chứa 
electron cặp đôi với một obitan trống), do đó để xác định được liên kết trong các phân tử 
cần phải dựa vào cấu hình electron của mỗi nguyên tử. Chẳng hạn trong CO, từ cấu hình 
electron hóa trị của C và O: 
C 2s2 2p2 O 2s2 2p4 
Ta thấy mỗi nguyên tử có hai electron độc thân nên các electron độc thân này sẽ xen phủ 
với nhau từng đôi một tạo ra hai liên kết cộng hóa trị, ngoài ra nguyên tử cacbon còn một 
obitan trống nên có thể nhận cặp e còn lại của oxi. 
. 
 - 23 - Trang 
Ta có công thức electron và công thức cấu tạo: 
C O: XX
XXC OXX.. 
Hay trong NO2, từ cấu hình electron hóa trị của N và O: 
N: 2s2 2p3 O: 2s2 2p4 
ta thấy nguyên tử N khi liên kết với một nguyên tử O đã đem hai obitan chứa electron 
độc thân để xen phủ hai obitan chứa electron độc thân của nguyên tử O đó, nguyên tử O 
còn lại phải ở trạng thái kích thích để có một obitan trống: 
N liên kết với O này bằng liên kết cho nhận, nguyên tử N còn một electron độc thân. 
Công thức electron và công thức cấu tạo: 
O . N : O ONXX
.
. O
.
Sự hình thành phân tử N2O4: ta thấy trong NO2, nguyên tử N còn một electron độc thân do 
đó giữa hai nguyên tử N có thể tạo ra một liên kết cộng hóa trị bằng cách xen phủ các 
electron độc thân. 
 O
NO . ON
O
.
O
NO ON
O
Sự hình thành phân tử BCl3, NH3: ta thấy trong BCl3, nguyên tử B còn một obitan trống, 
trong NH3 nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết  giữa N và B có thể tạo ra liên 
kết cho nhận. 
B
Cl
Cl
Cl N
H
H
H: B
Cl
Cl
Cl N
H
H
H
Tác dụng của bài tập: Học sinh nắm vững kiến thức về cấu hình electron của nguyên tử, 
các trạng thái kích thích, cơ chế hình thành liên kết cộng hóa trị, đặc biệt là các trường 
hợp không theo quy tắc bát tử. 
. 
 - 24 - Trang 
Bài tập 2. Hãy giải thích tại sao ở nhiệt độ thường nitơ là chất khí nhưng photpho lại là 
chất rắn? Photpho là nguyên tố có độ âm điện bé hơn nitơ nhưng lại hoạt động hơn nitơ? 
Nitơ và clo có độ âm điện xấp xỉ nhau nhưng nitơ có tính oxi hóa kém clo? 
Phân tích và giải: Trạng thái vật lý của các chất phụ thuộc vào lực tương tác giữa các 
phân tử. Khả năng hoạt động hóa học của các chất phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo, độ 
bền liên kết của phân tử các chất. 
Kích thước của phân tử nitơ bé hơn photpho, phân tử photpho lại gồm một số lớn nguyên 
tử, do đó năng lượng tương tác Vandevan giữa các phân tử nitơ bé hơn photpho, dẫn đến 
ở điều kiện thường nitơ là chất khí còn photpho là chất rắn. 
Liên kết đơn P – P trong phân tử P4 kém bền hơn so với liên kết N N trong phân tử 
N2. Hơn nữa nguyên tử P có obitan 3d trống nên electron dễ bị kích thích từ 3s23p3 lên 3d 
tạo ra 5 electron độc thân, hình thành 5 liên kết cộng hóa trị, do đó P hoạt động hơn N2. 
Nitơ và clo mặc dù có độ âm điện xấp xỉ bằng nhau, nhưng phân tử Cl2 có một liên kết 
đơn  còn phân tử N2 có một liên kết ba gồm một liên kết  và hai liên kết , do đó phân 
tử N2 bền hơn Cl2. Để tham gia phản ứng, phân tử N2 cần cung cấp năng lượng lớn hơn 
Cl2 để phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử, vì vậy ở điều kiện thường phân tử N2 bền hơn 
Cl2 nên thể hiện tính oxi hóa yếu hơn. 
Tác dụng của bài tập: Học sinh rút ra được mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất của 
các chất. 
Dạng 2. Sự lai hóa các obi tan 
Bài tập 1. Dùng thuyết obitan lai hóa, hãy giải thích sự tạo thành liên kết hóa học và 
dạng hình học của các phân tử: CH4, BeH2, SO2, SO3. 
Phân tích và giải: Dựa vào công thức cấu tạo phẳng của phân tử, ta biết được tổng số liên 
kết  và số cặp electron không liên kết của nguyên tử trung tâm, kết hợp với cấu hình 
electron hóa trị của nguyên tử đó. Từ đó ta xác định được trạng thái lai hóa của nguyên tử 
trung tâm và cách hình thành các liên kết cộng hóa trị. 
Phân tử CH4, cấu tạo phẳng: 
C
H
H
HH
  C có 4 liên kết . 
. 
 - 25 - Trang 
Cấu hình electron hóa trị của cacbon ở trạng thái kích thích: 
 2s 2p1 3 
 Trong CH4, C lai hóa sp3. Mỗi obitan lai hóa chứa 1 electron độc thân xen phủ với 
obitan độc thân của nguyên tử H, tạo ra 4 liên kết  hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện. 
Phân tử có cấu trúc tứ diện đều: 
C
H
H
H
H
Phân tử BeH2, cấu tạo phẳng: H – Be – H  Be có hai liên kết  
Cấu hình electron hóa trị của Be ở trạng thái kích thích: 
2s 2p1 1 
 Be lai hóa sp: mỗi obitan lai hóa chứa một electron độc thân xen phủ với một obitan s 
chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro. Phân tử có cấu trúc dạng đường thẳng: 
H – Be – H 
Phân tử SO2, cấu tạo phẳng: O = S  O 
S có hai liên kết  và một cặp electron chưa liên kết. 
Cấu hình electron hóa trị của S : 
3s 3p2 4 
 Cấu hình electron hóa trị của O và O*: 
2s 2p
O O*
2 4 
S lai hóa sp2, trong đó có một obitan lai hóa sp2 chứa electron độc thân và hai obitan sp2 
chứa electron cặp đôi. Obitan sp2 chứa electron độc thân của S xen phủ với một obitan p 
chứa electron độc thân của nguyên tử oxi (tạo ra liên kết ). S còn lại một obitan p không 
lai hóa có phương vuông góc với mặt phẳng chứa các obitan lai hóa sp2 và song song với 
obitan p chứa electron độc thân còn lại của nguyên tử O, hai obitan p này xen phủ bên 
với nhau tạo ra liên kết . Một obitan sp2 chứa electron cặp đôi của S xen phủ với obitan 
trống của nguyên tử O* tạo ra liên kết . S còn lại một obitan lai hóa sp2 không liên kết. 
. 
 - 26 - Trang 
Phân tử có cấu trúc góc: 
O
..
S
O 
Phân tử SO3, cấu tạo phẳng: 
S OO
O
  S có ba liên kết  S lai hóa sp2. 
Cách hình thành liên kết với hai nguyên tử oxi tương tự như trong SO2. Với nguyên tử 
oxi còn lại, S dùng obitan lai hóa sp2 còn lại xen phủ với obitan trống của nguyên tử O*. 
Phân tử có dạng tam giác đều: 
S
OO
O
Tác dụng của bài tập: Học sinh nắm vững cơ chế tạo thành liên kết cộng hóa trị, cách xác 
định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, xác định dạng hình học của phân tử. 
Bài tập 2. 
a) Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong: [ICl4]-, TeCl4, ClF3. 
b) Trong số các cấu trúc có thể có sau đây của [ICl4]-, TeCl4, ClF3 : 
I
Cl
ClCl
Cl
..
..
I
Cl
Cl
Cl
Cl
..
..
(a) (b) 
Cl
Cl
Cl
Cl
..
Cl
Cl
Cl
Cl
..
(c) (d)
Te Te
Cl
..
Cl
..
(e) (f)
..
F
F
F Cl
..
(g)
F
F
F
. .
..
F
F
F
. 
 - 27 - Trang 
Những cấu trúc nào có khả năng tồn tại ưu tiên hơn cả? 
Phân tích và giải: Tương tự bài tập trước, học sinh đã biết cách xác định được trạng thái 
lai hóa của I, Te, Cl lần lượt là: sp3d2, sp3d, sp3d. 
Để xác định cấu trúc nào là tồn tại ưu tiên ta dựa vào nguyên tắc lực đẩy giữa các cặp 
electron là nhỏ nhất để xét. Cấu trúc nào có lực đẩy đó nhỏ nhất thì đó là cấu trúc ưu tiên. 
Với trạng thái lai hóa sp3d: 5 cặp electron liên kết hướng về năm đỉnh của một hình lưỡng 
chóp tam giác, đáy của lưỡng chóp là một tam giác đều, ba cặp electron liên kết nằm trên 
ba đỉnh của một tam giác đều, gọi là các liên kết ngang. Hai đôi electron còn lại được 
phân bố trên đường thẳng vuông góc với tam giác ở tâm, gọi là các liên kết trục. Góc 
giữa liên kết trục và liên kết ngang là 900, còn góc giữa các liên kết ngang là 1200. Do đó 
mỗi đôi electron trên liên kết trục bị đẩy bởi ba đôi electron trên liên kết ngang làm cho 
liên kết trục có độ dài lớn hơn liên kết ngang, còn mỗi đôi electron trên liên kết ngang chỉ 
chịu sự đẩy tương hỗ của hai cặp electron trên liên kết trục. Kết quả là nếu có đôi electron 
không liên kết sẽ phân bố trong mặt phẳng tam giác. 
Với trạng thái lai hóa sp3d2: 6 cặp electron liên kết hướng về sáu đỉnh của hình bát diện 
đều, góc giữa các trục liên kết là 90o, do đó không phân biệt liên kết ngang và liên kết 
trục. Nếu có đôi electron không liên kết thì xét trong từng trường hợp cụ thể để đảm bảo 
lực đẩy giữa các cặp electron là nhỏ nhất. 
[ICl4]-: Cấu trúc (a) có khả năng tồn tại thực tế vì nó đảm bảo cho lực đẩy giữa các cặp 
electron chưa chia là cực tiểu. 
TeCl4: Cấu trúc (c) tồn tại thực vì tương tác đẩy ở đó nhỏ hơn. 
ClF3: Cấu trúc (e) là tồn tại thực vì ở đây có sự giảm nhiều lực đẩy giữa các cặp chưa 
chia và cặp electron liên kết. 
Tác dụng của bài tập: Học sinh đã nắm vững cách xác định trạng thái lai hóa, dạng hình học 
của các phân tử khi nguyên tử trung tâm có một hoặc nhiều cặp electron không liên kết. 
Dạng 3. Góc liên kết - độ phân cực của phân tử - các lực liên kết yếu. 
Bài tập 1. So sánh và giải thích trị số khác nhau của mỗi đại lượng dưới đây: 
Chất Cl2O F2O 
Góc liên kết 110o 103o 
Độ phân cực phân tử 0,78D 0,30D 
. 
 - 28 - Trang 
Phân tích và giải: 
Để so sánh và giải thích sự khác nhau về góc hóa trị trong các phân tử, cần dựa vào trạng 
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, độ phân cực của các liên kết, số cặp electron tự do 
của nguyên tử trung tâm, số liên kết  mà nguyên tử trung tâm tạo ra, sự đẩy nhau của 
các cặp electron của nguyên tử trung tâm. 
Để xác định độ phân cực của phân tử, ta dựa vào momen lưỡng cực của các liên kết trong 
phân tử và của các cặp electron không liên kết của nguyên tử trung tâm. 
Momen lưỡng cực của phân tử là sự tổng hợp các vectơ momen lưỡng cực ở trên. 
Trong hai phân tử trên, O đều ở trạng thái lai hóa sp3, phân tử có cấu trúc góc: 
FF
OO
Cl Cl
.. .... ..
Độ âm điện: O = 3,44 Cl = 3,16 F = 3,98 
Ta thấy liên kết Cl–O phân cực về phía oxi, mật độ electron tập trung nhiều ở gần nguyên 
tử oxi, tương tác đẩy giữa các cặp electron liên kết lớn, còn liên kết F–O phân cực về phía 
F, lực đẩy giữa các cặp electron liên kết nhỏ hơn do đó góc ClOCl lớn hơn góc FOF. 
Vectơ momen lưỡng cực của các liên kết Cl–O và của cặp electron tự do là cùng chiều 
với nhau, trong khi đó vectơ momen lưỡng cực của các liên kết F–O và của cặp electron 
tự do lại ngược chiều với nhau, do đó OFOCl 22   . 
Tác dụng của bài tập: Học sinh nắm vững kiến thức về sự đẩy của các cặp electron, cách 
xác định momen lưỡng cực của phân tử. 
Bài tập 2. Có các chất sau (theo thứ tự từ trên xuống trong nhóm): 
IVA: CH4, SiH4, GeH4, SnH4 VA: NH3, PH3, AsH3, SbH3 
VIA: H2O, H2S, H2Se, H2Te VIIA: HF, HCl, HBr, HI 
Tại sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng đần từ CH4 đến SnH4 trong nhóm IVA, 
nhưng ở các nhóm còn lại thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm từ hợp chất thứ 
nhất đến hợp chất thứ hai sau đó mới tăng dần đến cuối nhóm? 
Phân tích và giải: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất phụ thuộc vào lực 
tương tác giữa phân tử các chất, nếu lực tương tác đó càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy 
và nhiệt độ sôi càng lớn và ngược lại. Do đó để xét nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi 
của các chất trên cần phải xét lực tương tác giữa các phân tử đó. 
. 
 - 29 - Trang 
Ở nhóm IVA, tương tác giữa các phân tử là tương tác Vandevan, lực này tỉ lệ thuận với 
kích thước và khối lượng nguyên tử. Đi từ CH4 đến SnH4 lực tương tác Vandevan tăng 
lên dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng. 
Ở các nhóm VA, VIA, VIIA: các phân tử đứng đầu phân nhóm liên kết với nhau bằng liên 
kết hiđro, lực liên kết này mạnh hơn lực Vandevan. Các phân tử còn lại liên kết với nhau 
bằng lực Vandevan, lực này tăng dần đến cuối nhóm vì lực liên kết Vandevan tăng. 
Tác dụng của bài tập: Học sinh nắm được bản chất của liên kết hiđro, liên kết Vandevan. 
Bài tập 3. Hãy cho biết dạng hình học phân tử của CO2 và SO2. Từ đó so sánh nhiệt độ 
sôi và độ hòa tan trong nước của chúng. 
Phân tích và giải: Để so sánh nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của các phân tử cộng 
hóa trị ta dựa vào lực tương tác Vandevan. 
Công thức cấu tạo: 
S O C
O O
O
..
Phân tử SO2 có dạng góc, phân tử CO2 có dạng đường thẳng vì oxi có độ âm điện lớn hơn 
S và C nên các liên kết đều phân cực về phía oxi. Ta thấy 0
2
SO và 02 CO . Phân 
tử SO2 phân cực còn phân tử CO2 không phân cực do đó lực tương tác Vandevan của SO2 
lớn hơn của CO2. Nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của SO2 lớn hơn CO2. 
Tác dụng của bài tập: Học sinh biết cách dựa vào độ phân cực của phân tử để so sánh lực 
Vandevan từ đó dự đoán tính chất vật lý của phân tử. 
II.2.3. Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp 
trong kiểm tra đánh giá và tổ chức dạy học 
II.2.3.1. Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong 
kiểm tra đánh giá để phát hiện, phân loại học sinh khá, giỏi. 
Như chúng ta đã biết để kiểm tra đánh giá phân loại học sinh cần phải có các bài 
tập ở các mức độ từ vừa đến khó, trong đề ra nhất thiết phải có những bài có tính chất 
phân loại cao để phát hiện ra những học sinh có tố chất tốt, tùy vào yêu cầu của kỳ thi mà 
loại này chiếm phần trăm ít hay nhiều, sau đó mới là quá trình bồi dưỡng để học sinh 
được chọn có thể tham gia và đạt kết quả tốt trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Có thể nói chọn 
ra được những học sinh thực sự xuất sắc là chúng ta đã thành công được bước đầu trong 
quá trình bồi dương học sinh giỏi. 
. 
 - 30 - Trang 
II.2.3.2. Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong 
giờ học trên lớp, tự học ở nhà để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. 
Trong một lớp học, cho dù là lớp chọn vẫn luôn có nhiều đối tượng học sinh, từ 
trung bình cho đến khá giỏi. Quá trình tổ chức giờ học trên lớp người giáo viên phải dạy 
sao cho “vừa sức” với các đối tượng học sinh, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng đến một đối 
tượng học sinh đại trà thì vẫn chưa đạt yêu cầu, người giáo viên cần phải phát hiện ra 
những học sinh khá giỏi và phải rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp cho đối 
tượng học sinh này. Công cụ để người giáo viên thực hiện công việc đó là hệ thống bài 
tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp, giáo viên có thể giao riêng 
cho các đối tượng học sinh khá giỏi những bài tập này (có thể kèm theo một buổi bổ túc 
thêm những kiến thức liên quan), trong khi vẫn sử dụng những bài tập ở mức độ thấp hơn 
cho các đối tượng còn lại. 
 Thời gian học tập trên lớp với sự hướng dẫn của thầy cô là có hạn, những học sinh 
khá giỏi chắc chắn chưa thể bằng lòng với những điều các em đã được thầy cô truyền thụ 
trên lớp, mà luôn có ý thức tìm tòi để phát hiện thêm những điều mới lạ hơn, khó hơn. 
Giáo viên có thể cung cấp cho các đối tượng học sinh này những bài tập hoá học rèn 
luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp để các em tự học ở nhà sau khi đã kết thúc 
một phần hay một chương (có thể kèm theo một buổi bổ túc thêm những kiến thức liên 
quan). 
. 
 - 31 - Trang 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Với việc sử dụng bài tập hoá học để rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng 
hợp trong giờ học trên lớp, tự học ở nhà để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và sử dụng bài 
tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm tra đánh giá để 
phát hiện, phân loại học sinh khá, giỏi, tôi đã thu được một số thành công nhất định. Tuy 
nhiên, để có được sự khách quan hơn tôi đã chọn hai lớp 10 có chất lượng tương đương, 
một lớp để làm đối chứng và một lớp để thực nghiệm. Lớp đối chứng được tiến hành học 
bình thường, không sử dụng hệ thống bài tập của đề tài. Lớp thực nghiệm, tôi đã tiến 
hành sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm 
tra đánh giá và tổ chức dạy học. Sau đây là kết quả thu được: 
Kết quả 
Lớp thực nghiệm 
10a3 
Lớp đối chứng 
10a2 
Học sinh đạt loại giỏi 
ban đầu 
15,50 % 15,52 % 
Học sinh đạt loại khá 
ban đầu 
35,55 % 34,50 % 
Học sinh đạt loại TB 
ban đầu 
48,95 % 49,98 % 
Học sinh đạt loại giỏi 
sau khi thực nghiệm 
20,60 % 16,42 % 
Học sinh đạt loại khá 
sau khi thực nghiệm 
37,55 % 34,35 % 
Học sinh đạt loại TB 
sau khi thực nghiệm 
41,85 % 49,23 % 
 Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: chất lượng học tập của học 
sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các 
điểm chính: 
+ Tỷ lệ % học sinh giỏi, khá của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng. 
 + Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình thực nghiệm đã giảm xuống (do một số học 
sinh này đã được chuyển lên loại khá) so với lớp đối chứng. 
. 
 - 32 - Trang 
Như vậy, có thể khẳng định rằng kinh nghiệm trên có tác dụng trong việc nâng cao 
chất lượng học tập của học sinh nói chung và học sinh khá, giỏi các lớp chọn nói riêng. 
Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh được cả nước đánh giá cao về phong trào học tập. Hàng năm 
tỉnh có một cơ số lớn học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi đại học, kỳ thi học sinh giỏi 
quốc gia, ... Để có được những kết quả đó, phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không 
ngừng của giáo viên và học sinh trong tỉnh. Bên cạnh nâng cao chất lượng đại trà thì chất 
lượng mũi nhọn rất được chú trọng, đó là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả của 
những kỳ thi học sinh giỏi các cấp là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn cho tinh thần thi đua 
học tập của mỗi trường và là niềm vinh dự cho giáo viên có học sinh đạt giải cao. Tuy 
nhiên, bên cạnh những thành công đó thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số 
trường vẫn tồn tại một số vấn đề như nặng về truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đến 
phương pháp rèn luyện và phát triển tư duy, chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức 
trong giải quyết các vấn đề thực tế hoặc các vấn đề do bài toán đặt ra dựa trên kỹ năng 
hoặc dựa trên tư duy nhạy bén, sáng tạo. Để phát hiện học sinh có năng khiếu về hóa học, 
đây cũng là nguồn để đào tạo những học sinh giỏi trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia 
tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình, rất mong được sự góp ý của các 
quý thầy, quý cô./. 
. 
 - 33 - Trang 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản 
1 Giải toán hóa học 10 Lê Văn Hồng (chủ biên) NXB Giáo dục 
2 Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 10 tập 1 Đào Hữu Vinh (chủ biên) NXB Giáo dục 
3 Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 1, 2, 3 
Nguyễn Duy Ái, Nguyễn 
Tinh Dung, Trần Thành 
Huế, Trần Quốc Sơn, 
Nguyễn Văn Tòng 
NXB Giáo dục 
4 Tóm tắt hóa học phổ thông Nguyễn Đình Chi 
NXB Khoa học 
và kỹ thuật Hà 
Nội 
5 121 bài tập hóa học tập 1 
Đào Hữu Vinh, Từ 
Vọng Nghi, Đỗ Hữu 
Tài, Nguyễn Thị Tam 
NXB Đồng Nai 
6 Hóa học vô cơ tập 1, 2, 3 Hoàng Nhâm NXB Giáo dục 
7 Tuyển tập đề thi olimpic 30 - 4 lần thứ IX - 2013 hóa học 10 
Sở giáo dục và đào tạo 
TPHCM NXB Giáo dục 
8 Tuyển tâp đề thi olimpic 30 tháng 4, lần thứ XVI-2010 Hóa học Ban tổ chức kì thi NXB ĐHSP 
9 
Tài liệu giáo khoa chuyên hóa 
học trung học phổ thông. Bài tập 
Hóa học đại cương và vô cơ 
Nguyễn Duy Ái - Đào 
Hữu Vinh NXB Giáo dục 
10 Luyện tập tư duy giải toán hóa học. Phần 2: Hóa vô cơ 
Huỳnh Bé - Nguyễn 
Vịnh NXB Đà Nẵng 
11 Các luận văn Thạc sỹ PPGD Hóa học 
Cao học Hóa học khóa 
12 
Thư viện ĐH 
Vinh 
. 
 - 34 - Trang 

File đính kèm:

  • pdfPhan Thanh Nam_MINHKHAI.pdf
Sáng Kiến Liên Quan