Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng giáo án dạy Hóa học 11 cơ bản – phần Nitơ và hợp chất của Nitơ bằng tiếng Anh

Các bước thực hiện sáng kiến

Nội dung của sáng kiến là xây dựng giáo án dạy học các tiết về nitơ và các hợp chất của nitơ trong hóa học 11, ban cơ bản bằng tiếng Anh. Theo phân phối chương trình thì phần này bao gồm 5 tiết (nitơ: 1 tiết; amoniac và muối amoni: 2 tiết; axit nitric và muối nitrat: 2 tiết), 1 tiết luyện tập kết hợp cả nitơ và photpho. Tuy nhiên, khi xây dựng SKKN này tôi đã thay đổi phân phối chương trình trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thời lượng và phù hợp với chương trình dạy học bằng tiếng Anh. Giáo án cũng được thiết kế giảng dạy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Để thực hiện được điều đó, tôi đã tiến hành các bước sau:

Bước 1: Xây dựng nội dung sáng kiến. Sáng kiến được lên ý tưởng và xây dựng dựa trên thực tiễn dạy học nhiều năm của tôi và đồng nghiệp. Qua đó tôi thấy được những khó khăn, bất cập mà HS gặp phải trong quá trình học tập phần này.

Bước 2: Áp dụng sáng kiến trong hoạt động dạy học. Sau khi xây dựng nội dung sáng kiến, tôi tiến hành áp dụng cho lớp mà tôi đang giảng dạy, đồng thời có trao đổi và xin ý kiến của nhóm giáo viên dạy tiếng Anh trong trường.

Bước 3: Chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm. Sau mỗi tiết dạy, tôi tập hợp ý kiến của HS và của GV tiếng Anh để chỉnh sửa và hoàn thiện sáng kiến của mình.

Bước 4: Nhân rộng sáng kiến. Trong tương lai sáng kiến sẽ tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa để nhân rộng cho các khóa HS sau, cũng như cho các HS trường khác có học sinh theo học chương trình học Hóa học bằng tiếng Anh.

 

docx29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng giáo án dạy Hóa học 11 cơ bản – phần Nitơ và hợp chất của Nitơ bằng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng tới
Năng lực chung
Năng lực hợp tác
+ Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ nói: Trình bày trước tập thể vấn đề cần nghiên cứu.
+ Ngôn ngữ viết: biết cách ghi chép lại những thảo luận của nhóm. Tóm tắt vấn đề bằng sơ đồ tư duy.
Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Tên các loại muối amoni.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
+ Vận dụng tính chất của amoniac, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học
	- Máy chiếu, máy tính.
	- Giấy A3, A0.
	- Câu hỏi in sẵn ra giấy.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
3.1. Khởi động (5 phút)
Mục đích
+ Giúp học sinh bắt đầu vào bài một cách hứng khởi với những thông tin thú vị về amoniac.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV chuẩn bị sẵn 1 video về nhà máy sản xuất amoniac. 
+ GV đưa ra các câu hỏi:
 (1) Hãy cho biết amoniac được sản xuất từ chất nào?
 (2) Cho biết những tính chất vật lí và hóa học của amoniac mà em quan sát được trong video.
+ GV trình chiếu cho HS xem video, đồng thời suy nghĩ câu hỏi.
+ HS thảo luận câu hỏi theo nhóm và trả lời vào giấy A3. Các nhóm cùng lên bảng treo đáp án. 
+ GV tổng kết và liên hệ vào nội dung bài học.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Tờ đáp án A3 cho các câu hỏi của GV.
.3.2. Hình thành kiến thức (20 phút)
Mục đích
+ GV giúp HS tự tìm tòi các kiến thức có trong SGK về các tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế amoniac.
+ GV giúp HS phân tích các tính chất vật lí cơ bản của amoniac.
+ HS nắm rõ tính bazơ yếu và tính khử mạnh của amoniac.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV yêu cầu HS dựa vào SGK, làm việc theo nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy cho các tính chất vật lí và hóa học của amoniac theo mẫu.
+ HS làm việc theo nhóm trong 7-9 phút.
+ Trong thời gian các nhóm đang làm việc, giáo viên viết các từ khóa lên bảng. 
+ Hết thời gian làm việc nhóm, GV yêu cầu các nhóm đứng thành hàng dọc theo lớp (từ trên gần bục giảng xuống). GV phổ biến luật chơi. Sau đó GV đưa ra câu hỏi sau: 
Câu hỏi: Which of the following terms describe the characteristics of NH3 exactly:
Triple bond
colorless
green
pungent
Oxidative property
Reductive property
Liquid 
gas
Moderately soluble
perfumed
solid
High basicity
Dissolve very much
Single bond
Low basicity
Các nhóm nhanh chóng dùng phấn khác màu nhau gạch ngang vào từ khóa mà mình cho là đúng.
+ Sau khi các nhóm hoàn thành, GV yêu cầu ngẫu nhiên đại diện từng nhóm trình bày về kiến thức liên quan đến từ khóa đó mà học sinh đã nghiên cứu khi vẽ sơ đồ tư duy.
+ Cuối cùng GV tổng kết và cho điểm các nhóm.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Sơ đồ tư duy.
+ Kiến thức về tính chất của amoniac học sinh thu nhận được.
+ Các từ vựng trọng tâm về amoniac: 
pungent odor: mùi khó chịu (mùi khai)
weak base: bazơ yếu
strong reductive property: tính khử mạnh
fertilizers: phân bón
refrigerating agent: tác nhân làm lạnh
3.3. Luyện tập (10 phút)
Mục đích
+ Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản trong bài dưới hình thức làm bài tập.
+ Củng cố các từ vựng thông qua các bài tập.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ HS làm bài tập theo nhóm.
+ GV hướng dẫn và hỗ trợ.
+ Các nhóm tự so sánh kết quả và giải đáp thắc mắc cho nhau.
+ GV cung cấp đáp án cuối cùng.
Question 1. What are the characteristics chemical properties of ammonia (NH3)?
A. Basic and reductive property.	
B. Acidic and reductive property.
C. Basic and oxidative property.	
D. Acidic and oxidative property.
Question 2. In which of the following reactions does NH3 not exhibit the basic property
A. 2NH3 + 1,5O2 → N2 + 3H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
D. 2NH3 + FeCl2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4Cl
Question 3. How many covalent bonds are there in an ammonia molecule (NH3)?
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Question 4. Complete the following transformation scheme and write the chemical equations:
Gas A+H2OSolution A+HClB+NaOHGas A+HNO3CheatD+H2O 
Given that A is a compound of nitrogen and D is an oxide of nitrogen.
Question 5. Write the chemical reactions between these substances:
NH4NO3 + Ca(OH)2
(NH4)2SO4 + BaCl2
Thermal decomposition reaction of NH4HCO3 
Question 6. Add an excess of NaOH solution to 150.0 mL of 1.00M (NH4)2SO4 solution, and heat gently.
a. Write the chemical equations in the molecular and net ionic forms.
b. Calculate the obtained gas volume (at STP).
Dự kiến sản phẩm của HS
Đáp án các câu hỏi:
Question 1. A Question 2. A 
Question 3. D
Question 4. 
NH3 + H2O → NH4OH
NH4OH + HCl → NH4Cl + H2O
NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O
NH3 + HNO3 → NH4NO3
NH4NO3 heat N2O + H2O
Question 5. 
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NH4Cl
NH4HCO3 heat NH3 + CO2 + H2O
Question 6.
a. (NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O
 NH4+ + OH- → NH3 + H2O
b. We have the mole of ammonium sulfate is 0.15 (mol). Therefore the obtained gas volume is VNH3 = 2x0.15x22.4 = 6.72 (L)
3.4. Mở rộng- Tìm tòi kiến thức
Mục đích
+ Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
+ Nâng cao kĩ năng giải các bài tập khó cho HS.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV yêu cầu HS nêu các giải pháp giúp ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường do amoniac (gây nên bởi chất thải của người và động vật).
+ HS giải thêm bài tập vận dụng cao:
Question 1: How many liters of nitrogen gas and how many liters of hydrogen gas are needed to prepare 17.0 grams of NH3? Given that and the yield of the transformation to ammonia is 25.0%. Volume of gases are measured at STP.
Question 2: Currently, to produce ammonia nitrogen and hydrogen are prepared by catalytic transformation of a mixture containing air, water vapor and methane gas (the main component of natural gas). The reaction between methane gas and water vapor forms hydrogen and carbon dioxide. To remove oxygen and collect nitrogen gas, methane gas is burned in a closed apparatus containing air. Write the chemical equations for the reactions in the preparation of hydrogen gas, removal of oxygen gas and synthesis of ammonia gas.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ý thức của HS được nâng cao.
+ Lời giải của bài tập về nhà:
Question 1: N2 + 3H2 heat,P,catalyst2NH3
According to the above equation, we have:
+ The mole of NH3: nNH3=1717 = 1 (mol)
+ The mole of nitrogen: nN2 = 12nNH3= 0.5 (mol)
so the volume of nitrogen is VN2 = 11.2 (L)
+ The mole of hydrogen: nH2 = 32nNH3=1.5 (mol)
so the volume of hydrogen is VH2 = 33.6 (L)
But the efficiency of the reaction is only 25%, therefore the needed volume of nitrogen and hydrogen are
VN2 = 11.225% = 44.8 (L) 
VH2 = 33.625% = 134.4 (L)
Question 2: The chemical reactions are
CH4+2H2Ocatalyst4H2+CO2
CH4+2O2heat2H2O+CO2
N2 + 3H2 heat,P,catalyst2NH3
NỘI DUNG 3: NITRIC ACID AND NITRATE SALTS (AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng của HNO3. 
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- Cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
- Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit. 
1.2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh họa tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. 
- Giải một số bài tập liên quan.
1.3. Thái độ
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
1.4. Năng lực
Năng lực cần hướng tới
Năng lực chung
Năng lực hợp tác
+ Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ nói: Trình bày trước tập thể vấn đề cần nghiên cứu.
+ Ngôn ngữ viết: biết cách ghi chép lại những thảo luận của nhóm. Tóm tắt vấn đề bằng sơ đồ tư duy.
Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Tên các loại hợp chất của nitơ.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
+ Vận dụng tính chất của axit nitric, muối nitrat vào việc sản xuất các chất phục vụ cho đời sống.
II. Phương tiện dạy học
	- Máy chiếu, máy tính, handout, bảng phụ.
	- Quà tặng cho HS.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
TIẾT 1: 
3.1. Khởi động (10 phút)
Mục đích
+ Hình thành kiến thức ban đầu về axit nitric.
+ Tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV chuẩn bị sẵn 1 video về axit nitric có tên gọi “Nitric acid: structure, uses and formula”.
+ GV đưa ra yêu cầu: “Watch the video carefully and remember the important informations about nitric acid”.
+ Sau đó GV trình chiếu cho HS xem video lần 1. 
+ GV cho HS xem lại video và ghi chú các thông tin quan trọng vào giấy ghi chú.
+ HS thảo luận để trao đổi những thông tin thu nhận được.
+ HS tìm và tra nghĩa các từ mới có trong video.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Giấy ghi chú thông tin về axit nitric.
+ HS ghi nhớ từ mới.
.3.2. Hình thành kiến thức (20 phút)
Mục đích
+ GV giúp HS tự tìm tòi các kiến thức có trong SGK và kết hợp với các kiến thức vừa ghi chú để tổng kết các thông tin quan trọng của axit nitric.
+ GV lưu ý tính chất vật lí và hóa học quan trọng của axit nitric. 
+ Củng cố các từ vựng học sinh đã biết, đồng thời giúp HS ghi nhớ các từ vựng mới.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
GV tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm với nhau.
+ Lần lượt mỗi nhóm sẽ cử đại diện của nhóm mình lên thi đấu cùng đại diện các nhóm khác (mỗi lượt một thành viên khác nhau, đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia).
+ GV là người đưa ra câu hỏi/từ khóa/từ vựng/yêu cầu,  cho đại diện các nhóm. Nhiệm vụ của HS là nhanh chóng giơ tay giành quyền trả lời câu hỏi (GV tổ chức hoạt động này linh động theo sĩ số lớp).
Dự kiến sản phẩm của HS
Số điểm mỗi nhóm đạt được sau cuộc thi.
3.3. Luyện tập (10 phút)
Mục đích
+ GV tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm về TCVL, TCHH, ứng dụng của axit nitric.
+ Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản trong bài dưới hình thức làm bài tập.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV tổng hợp kiến thức và yêu cầu học sinh ghi chép vào vở.
+ HS làm bài tập theo nhóm:
Question 1. What is the oxidation state of nitrogen in nitric acid molecule (HNO3)?
A. +3.	B. +5.	C. 3.	D. 5.
Question 2. What color does nitric acid change litmus paper into?
A. Red.	B. Blue.	C. Green.	D. Purple.
Question 3. What is the sum of all coefficients in the chemical equation of the thermal decomposition of iron(III) nitrate?
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Đáp án bài tập:
Question 1. B 
Question 2. A
Question 3. 4Fe(NO3)3 heat 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
The sum of all coefficients in the chemical equation is 
4+2+12+3 = 21
3.4. Mở rộng- Tìm tòi kiến thức
Mục đích
+ Hướng dẫn HS đọc trước các phần còn lại của bài.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV gợi ý học sinh tìm hiểu về ứng dụng, sản xuất của HNO3.
+ GV yêu cầu HS đọc qua và tìm các từ mới của các phần đó.
Dự kiến sản phẩm của HS
HS tìm ra các từ mới: 
moistened air: không khí ẩm
passivated: bị thụ động
inorganic compound: chất vô cơ
organic compound: chất hữu cơ
ignite: bốc cháy
dynamite: thuốc nổ
dye: thuốc nhuộm
pharmaceutical drugs: dược phẩm
brownish red: đỏ nâu
TIẾT 2:
3.1. Khởi động (10 phút)
Mục đích
Kiểm tra lại kiến thức học sinh đã học tiết 1 dưới dạng trò chơi ô chữ.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ. 
+ Các gợi ý của ô chữ:
Suggestion 1: The name of an acid containing nitrogen.
nitric acid
Suggestion 2: The oxidation state of N in HNO3.
+5
Suggestion 3: The chemical property of HNO3 when it reacts with metals.
oxidative property
Suggestion 4: The name of Cu(NO3)2.
copper nitrate
Suggestion 5: The phenomenon which Al and Fe don’t react with HNO3.
passivation
Suggestion 6: The gas formed if Cu reacts with a dilute HNO3 solution.
nitrogen oxide
+ GV tổ chức cho HS chơi trò giải ô chữ lấy phần thưởng.
Dự kiến sản phẩm của HS
Ô chữ hoàn chỉnh
.3.2. Hình thành kiến thức (20 phút)
Mục đích
+ HS nghiên cứu ứng dụng và phương pháp sản xuất axit nitric trong công nghiệp.
+ Các tính chất quan trọng của muối nitrat.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ HS hoàn thành vào handout giáo viên đã chuẩn bị sẵn để hoàn thành các nội dung quan trọng về ứng dụng và phương pháp sản xuất axit nitric.
+ HS thảo luận theo nhóm, tự ghi nhớ kiến thức.
+ HS vẽ sơ đồ tư duy cho cả 2 tiết học về axit nitric và muối nitrat.
+ GV giải thích thêm về phản ứng nhận biết muối nitrat.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Handout của HS.
+ Sơ đồ tư duy.
3.3. Luyện tập (10 phút)
Mục đích
+ Củng cố kiến thức dưới hình thức làm bài tập.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
Question. How many tons of ammonia are needed to produce 5.000 tons of 60 wt% nitric acid. Given that the loss of ammonia in nitrogen manufacturing is 3.8%.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Đáp án của HS:
Question: The transformation chain of production of HNO3 acid is represented below:
NH3 → NO → NO2 → HNO3
According to above chain, the mole of NH3 equals to the mole of HNO3. 
The mole of HNO3 is 5x60%63=0.0476 (Mmol)
Because the yield of the transformation is 96.2%, so the needed mass of ammonia is 0.0476x1796.2%=0.841 (ton)
3.4. Mở rộng- Tìm tòi kiến thức
Mục đích
+ Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
GV yêu cầu HS tìm hiểu các quá trình sản xuất các sản phẩm trong đời sống có liên quan đến axit nitric và muối nitrat.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ HS tìm hiểu thấy quá trình sản xuất phân đạm.
+ HS tìm hiểu thành phần của thuốc nổ, thuốc nhuộm, 
NỘI DUNG 4: REVIEW: NITROGEN AND ITS COMPOUNDS (LUYỆN TẬP: NITƠ VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NÓ: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức quan trọng của nitơ và một số hợp chất quan trọng của nó.
1.2. Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi và giải một số bài tập liên quan.
1.3. Thái độ
- Nâng cao ý thức học tập cho HS.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
1.4. Năng lực
Năng lực cần hướng tới
Năng lực chung
Năng lực hợp tác
+ Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ nói: Trình bày đáp án của mình cho cả lớp hiểu.
Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Các từ vựng liên quan.
II. Phương tiện dạy học
	- Máy chiếu, máy tính.
	- Quà cho HS.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
Luyện tập
Mục đích
+ HS chơi trò chơi để ôn tập từ vựng của các bài.
+ Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản bài dưới hình thức làm bài tập.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “What does it mean?”: Trong đó GV chỉ là người quan sát và giám sát trò chơi. 
+ HS được chia thành các đội. Hai đội tạo thành một cặp. Mỗi cặp thi đấu lần lượt. 
+ Nhiệm vụ của các cặp là cố gắng đưa ra các “keywords” cho các đội khác trả lời câu hỏi “What does it mean?” trong thời gian 30s (chỉ sử dụng tiếng Anh, đội nào dùng tiếng Việt là phạm lỗi và không được điểm). Các “keywords” không được lặp lại giữa các đội.
+ Nếu 1 đội không trả lời được thì các đội khán giả (đội còn lại của cặp khác) có thể giành quyền trả lời lấy điểm.
+ Sau khi kết thúc trò chơi, GV tổng kết điểm của các đội.
+ Phần thi thứ hai: GV yêu cầu mỗi đội chuẩn bị 1 tờ giấy ghi đáp án (giấy màu hoặc giấy trắng).
+ GV sẽ đọc các câu hỏi dưới đây và HS nhanh chóng đưa ra câu trả lời.
+ GV nhận xét và cho điểm.
+ Cuối cùng GV tổng kết điểm và trao giải.
Dự kiến sản phẩm của HS
Question 1: True/False question
The number cell of Nitrogen in the Periodic Table is 7.
True
The amount of N2 gas in the air is about 4/5.
True
Question 2: True/False question
The bond between 2 nitrogen atoms is the ionic bond.
False
N2 gas exhibits only oxidative property.
False
N2 is an oxidant if it reacts with oxygen.
False
The number of electron in the outermost shell of nitrogen atom is 5.
True
We can not live without nitrogen gas.
False
N2 is a reductant if it reacts with calcium.
False
The method to produce N2 in industry is fractional distillation of liquid air.
True
7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến đã được áp dụng thành công cho đối tượng học sinh ban cơ bản lớp 11, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, năm học 2019 – 2020. 
- Trên cơ sở khung chương trình tôi đã thiết kế sẵn, các giáo viên khác có thể khai thác và sửa chữa cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Học sinh lớp 11, ban cơ bản.
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ công nghệ thông tin tốt. HS có tinh thần hợp tác.
- Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các dụng cụ cần thiết:
+ Laptop (đã cài đầy đủ bộ Microsoft office).
+ Máy chiếu.	
+ Giấy A0, A3, giấy kiểm tra, phiếu học tập.
+ Bài tập, bài kiểm tra.
- HS chuẩn bị: Bút, máy tính cầm tay, nháp.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
- Sáng kiến giúp cho HS tiếp cận kiến thức về nitơ và các hợp chất của nitơ bằng tiếng Anh một cách hiệu quả. 
- Sáng kiến giúp cho HS tiếp cận cách học hiện đại, tạo tính tự lập, tự chủ của học sinh.
- HS được rèn khả năng nói tiếng Anh, tăng sự tự tin và phản xạ trong giao tiếp ngoại ngữ.
- HS có hứng thú hơn trong việc học hóa học bằng tiếng Anh.
- Tạo tính liên kết và hệ thống hơn cho các bài học.
10.1. Đánh giá lợi ích dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 
Việc áp dụng sáng kiến có thể có những lợi ích to lớn, góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
* Đối với thực tiễn dạy học: 
- Hình thành kiến thức về nitơ và các hợp chất của nitơ cho HS một cách có hệ thống theo tư duy mới.
- Các hoạt động dạy học đều lấy HS làm trung tâm, do đó giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động tìm hiểu và nắm bắt kiến thức.
- Rèn luyện khả năng tư duy nhanh trong quá trình trả lời các câu hỏi, đặc biệt học sinh sẽ có phản xạ tốt hơn trong quá trình làm bài tập. 
- Đưa câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau giúp HS tiếp cận với nhiều loại đề thi trong tương lai.
- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin của giáo viên, củng cố lòng yêu nghề và tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh.
- Rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS.
* Đối với hoạt động giáo dục học sinh:
- Giúp các em yêu thích hơn đối với môn Hóa học. 
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm.
- Giáo dục tinh thần tự giác cho HS. 
- Giúp các em tự tin hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ trong quá trình học.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- Việc áp dụng sáng kiến có thể thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh sử dụng sách giáo khoa và phân phối chương trình một cách máy móc.
- Sáng kiến giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng, hiệu quả và tiếp cận các phương pháp hiện đại.	
- Sáng tiến thúc đẩy chủ trương dạy và học các môn KHTN bằng tiếng Anh, mở đường cho nhiều chương trình học song ngữ sau này.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11D1
(2019-2020)
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Môn Hóa học
2
GV Nguyễn Thị Thanh Chuyền
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Môn Hóa học
Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
 (Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 2 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Phạm Thị Hòa
Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_giao_an_day_hoa_hoc_11_co_ban.docx
Sáng Kiến Liên Quan