Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên xung quanh nhà trường. CSVC của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng chức năng ) sân chơi, các đồ dùng dạy học.
CSVC của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo như máy móc, các công cụ như: Thư viện, các thiết bị, phòng học, bàn ghế, sân bãi thể dục thể thao.
Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật,
yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì CSVC kỹ thuật của trường học ngày càng phong phú, phức tạp và nhiều mặt.
CSVC kỹ thuật trường học có vai trò rất quan trọng. CSVC trường học là
yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần vào quyết định chất lượng của nhà trường.
Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy
không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội nếu không có những CSVC tương ứng.
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 I- ĐẶT VẤN ĐỀ : 2 * Cơ sở khoa học 2 * Cơ sở thực tiễn 3 II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 4 III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 4 IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 7 1. Công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu 7 2. Nguyên nhân của kết quả 7 V- MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CSVC TRƯỜNG HỌC 7 VI- KẾT LUẬN 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: * Cơ sở khoa học: Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên xung quanh nhà trường. CSVC của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng chức năng) sân chơi, các đồ dùng dạy học. CSVC của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo như máy móc, các công cụ như: Thư viện, các thiết bị, phòng học, bàn ghế, sân bãi thể dục thể thao. Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì CSVC kỹ thuật của trường học ngày càng phong phú, phức tạp và nhiều mặt. CSVC kỹ thuật trường học có vai trò rất quan trọng. CSVC trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần vào quyết định chất lượng của nhà trường. Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội nếu không có những CSVC tương ứng. CSVC kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể, bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới. Không thể hình dung việc dạy học mà không có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cũng như không thể hình dung việc dạy học khoa học mà thiếu dụng cụ trực quan. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà không có xưởng trường. Giáo dục thể chất mà không có sân bãi và các dụng cụ thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo dục âm nhạc mà không có nhạc cụ. CSVC đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng GD. Bởi vì nó là thành tố của quá trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với các thành tố khác của quá trình dạy học. Ta thấy CSVC kỹ thuật là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm vì: - Nó là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh. Một trường học khang trang, sạch đẹp có đủ vườn hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể dục thể thao, phòng đọc sách có đầy đủ thiết bị làm cho học sinh yêu mến trường lớp, thúc đẩy được động cơ học tập của các em hơn. * Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua và nhất là hiện nay, trong giai đoạn đổi mới giáo dục, Đảng và nhà nước đã có những chỉ thị biện pháp tăng cường CSVC kỹ thuật cho các trường học để thực hiện đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục, nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo trong chiến lược phát triển con người, nguồn nhân lực mới, bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng yếu tố CSVC kỹ thuật của các nhà trường và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, ngành giáo dục xây dựng mới, cải tạo tu bổ, nâng cấp CSVC các trường học một cách mạnh mẽ. - Tổ chức nhà trường - Cán bộ quản lý và giáo viên - Chất lượng giáo dục - Cơ sở vật chất - Công tác xã hội hoá giáo dục Trong 5 tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn về CSVC là tiêu chuẩn khó khăn nhất. Chính vì vậy, hiện nay Phòng GD & ĐT Giá Rai xây dựng Kế họach phát triển CSVC kỹ thuật và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Xuất phát từ thực tế CSVC của nhà trường trong vài năm gần đây chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong giai đoạn mới. Đề tài nhỏ này nhằm mục đích phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề ra cơ sở lý luận, giải pháp giải quyết thực trạng, làm tốt công tác quản lý CSVC trường học, đặc biệt là vấn đề xây dựng CSVC nhà trường theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá. II/THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: -Trường TH Phong Phú B đặt trụ sở hành chánh thuộc ấp 2 xã Phong Thạnh Đông A, trực thuộc Phòng GD & ĐT huyện Giá Rai, có tổng số 3 điểm trường, có tổng số 15 phòng học. Trong đó có 6 phòng kiên cố, 9 phòng cấp 4. Tổng số phòng chức năng là 4 phòng, mỗi phòng có diện tích bằng ½ phòng học.Các điểm trừong tuy có diện tích rộng nhưng chưa được đảm bảo sân chơi bãi tập cho học sinh. Bàn ghế học sinh tuy đủ số lượng nhưng chất lượng còn kém đã được sử dụng nhiều năm bị xuống cấp. Chính vì hiện trạng nêu trên tôi đề ra các giải pháp thực hiện quản lý CSVC cụ thể như sau: III/CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: - Xây dựng ban đầu và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống CSVC hoàn chỉnh của trường . - Sử dụng có hiệu quả CSVC vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. - Duy trì, bảo quản tốt hệ thống đó. - Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của CSVC ( Thực tiễn chung và thực tiễn của trường mình quản lý) - Nắm được phương pháp giảng dạy chung và phương pháp dạy học riêng của từng bộ môn hay lớp học. Mối quan hệ giữa CSVC với các hoạt động dạy học, GD. - Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý. - Hiểu rõ chương trình giáo dục ở trường Tiểu học cần những điều kiện CSVC như thế nào để thực hiện. - Biết huy động mọi tiềm năng của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công tác CSVC. - Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật của việc dạy học và giáo dục. Các phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà trường gồm có: - Các phòng học với trang bị bên trong - Thư viện trường học với sách và các trang bị bên trong - Các phương tiện để giáo dục vệ sinh, sức khoẻ ( Sân chơi, bãi tập) - Các phương tiện để giáo dục thẩm mỹ - Nơi làm việc của hiệu trưởng - Phòng họp của hội đồng giáo dục - Phòng làm việc của Đoàn, Đội. - Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, các điều kiện vệ sinh sức khoẻ, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt luôn sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng cần thiết cho một cơ sở giáo dục. Các điều kiện đầy đủ, có thẩm mỹ có tác dụng tâm sinh lý, làm tăng năng suất lao động trí óc của thầy và trò, có tác dụng giáo dục con người về nếp sống, vệ sinh và thẩm mỹ. Trong việc quản lý CSVC,phó hiệu trưởng phụ trách CSVC phải có kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng xây dựng hoặc đổi mới CSVC nhà trường theo từng giai đoạn: Từng năm hoặc vài năm. Để có kế hoạch xây dựng CSVC cần xác định mục tiêu của kế hoạch là nâng cấp hay hoàn thiện CSVC của trường. Xây dựng thiết bị dạy học theo quy đinh của Bộ GD&ĐT. Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc. Xây dựng thư viện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi đã xác định mục tiêu của kế hoạch sẽ tập hợp nội dung của kế hoạch. Lập một kế hoạch các công việc về CSVC sẽ có một bảng điền những nọi dung cần thiết cho công tác quản lý CSVC. Bảng viết: Bảng viết của phòng học là công cụ lao động chung của giáo viên và học sinh. Nó phải đạt các kích thước quy định. độ cao nhất định đối với từng cấp học, sơn màu đạt tiêu chuẩn và ở trên đó, chữ viết của giáo viên phải đạt những kích thước quy định. Bàn ghế học sinh: Bàn ghế học sinh trong lớp là rất quan trọng. Chúng phải được trang bị đầy đủ phù hợp với cỡ người trung bình của học sinh để phòng tránh các bệnh học đường. Trong lớp bàn học sinh được kê để học sinh có thể nghe, nhìn, viết được thuận lợi nhất, thuận lợi cho các hoạt động diễn ra trong giờ học như hoạt động nhóm. Ngoài ra, trong phòng học còn có các trang thiết bị phụ như tranh ảnh giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục an toàn giao thông... Khẩu hiệu nhắc nhở ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, việc trang bị cho phòng học phải đơn giản, không làm phân tán sự chú ý của học sinh. +Tổ chức xây dựng cải tạo, nâng cấp trường sở Trường sở đòi hỏi thường xuyên cải tạo nâng cấp. Đối với những trường xây dựng mới cần có bản quy hoạch và thiết kế trường học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trường sở xây dựng theo đúng quy chuẩn của bộ GD&ĐT. Những trường đã xây dựng từ trước cần cải tạo, nâng cấp dần để trường ra trường, lớp ra lớp. + Biện pháp sử dụng tốt lâu bền trường sở Để sử dụng tốt lâu bền trường sở, hiệu trưởng cần có những biện pháp: - Kiểm kê định kỳ, có sổ sách ghi rõ tình trạng trường sở để thuận tiện khi bàn giao. - Giao trách nhiệm cho cá nhân, tập thể lớp phụ trách. Nhiều tập thể hoặc cá nhân cùng sử dụng một khối công trình phải có người chịu trách nhiệm chính. -Có nội quy sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm. -Kiểm tra thường xuyên, khi có hư hỏng phải sửa chữa ngay. -Không sử dụng khi đã có hư hỏng. -Có bộ phận chuyên trách bảo vệ trường sở. -Phát huy tinh thần làm chủ của giáo viên, học sinh trong việc bảo vệ, giữ gìn trường sở. Có chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng trường sở, có các biện pháp bảo vệ trường sở. Từ thực tiển thực hiện các giải pháp trên nay trường TH Phong Phú B đạt kết quả cụ thể như sau: IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC HIỆN NAY: 1- Công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu Trước thực trạng trên, với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý CSVC, người được lãnh đạo nhà trường giao chịu trách nhiệm chính quản lý CSVC, bản thân luôn trăn trở tìm cách khắc phục. Đặc biệt từ khi được phân công đến nay tôi luôn tích cực tham mưu với lãnh đạo trường thực hiện tốt công tác quản lý CSVC và chăm lo trang trí phòng học,bảo dưỡng các phương tiện khác. Từ đó nhà trường ngày càng khang trang hơn và được các đòan về kiểm tra đánh giá tiến bộ vượt bật. 2- Nguyên nhân của kết quả Có được kết quả trên, trước hết là do sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, của ngành GD&ĐT đã tạo đường lối, chính chính sách, cơ chế, nguồn lực để thực hiện. Nhờ sự quyết tâm, sự lãnh chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Đảng uỷ, UBND xã và sự ủng hộ rất lớn của lãnh đạonhà trường . Có sự hỗ trợ tương đối có hiệu quả về tài chính thông qua phát động Phong trào thực hiện xã hội hóa giáo dục. V /MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC. 1- Trước hết, người phó hiệu trưởng trực tiếp tụ trách quản lý CSVC cần nắm vững những vấn đề chung về quản lý và phát triển cơ sở vật chất trường học; nắm vững nội dung quản lý cơ sở vật chất trường học; nắm vững thực trạng CSVC của nhà trường, điều kiện kinh tế của địa phuơng, quan điểm chỉ đạo của cán bộ địa phương. Điều đó giúp bản thân nhận thức, hiểu rõ yêu cầu, tác dụng của CSVC đối với công tác giáo dục, giảng dạy. Nắm vững những quy định về CSVC đối với trường đặc biệt chú ý đến các tiêu chí của trường học đạt chuẩn quốc gia. Từ đó có kế hoạch, quy hoạch phát triển dần dần.. 2- Phải có Kế hoạch tổng thể.và chi tiết từng công trình Quy hoạch phải hàm chứa toàn bộ CSVC nhà trường trong một tổng thể thống nhất, hợp lý, khoa học. Sự phân bố các khối công trình, bố trí không gian, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khuôn viên phù hợp với điều kiện thực tế về diện tích, địa hình, không gian, cảnh quan xung quanh. 3- Một điều quan trọng nữa đối với người phụ trách CSVC trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học là công tác tham mưu đề xuất. Mọi người đều biết rằng, do sự phân cấp quản lý nhà nước nên việc xây dựng CSVC trường học với bậc học Tiểu học, là do UBND xã và Phòng GD-ĐT đảm nhiệm. Chính vì vậy, công tác tham mưu lại càng quan trọng. Thực tế ở nhiều trường cho thấy, nếu trường nào năng động làm tốt công tác tham mưu với cán bộ địa phương thì CSVC trường sở sẽ được đầu tư xây dựng tốt. 4- Trong quá trình xây dựng CSVC phó hiệu trưởng CSVC luôn là người trình bày ý tưởng, bố cục sắp xếp, tư vấn cho thiết kế, thi công căn cứ vào đặc trưng của ngành, của bậc học, VI/ KẾT LUẬN Công tác quản lý CSVC trường học là một phạm trù rộng lớn của người hiệu trưởng. Những nội dung trình bày ở trên chỉ đề cập đến vấn đề xây dựng CSVC trường học một cách đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại hoá để phấn đấu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Điều này đòi hỏi phó hiệu trưởng phụ trách phải trang bị cho mình một nhận thức đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, quan điểm của ngành giáo dục, những kiến thức về mô hình CSVC trường học hiện đại, những kỹ năng như tham mưu, thuyết phục, vận động để huy động nguồn lực cho xây dựng trường sở. Đó chính là một phần của cái “Tầm” của người phụ trách. Song như thế chưa đủ. Người phụ trách còn cần cái “Tâm” giành cho công tác quản lý giáo dục. Cần bám trường, bám lớp, coi trường sở như chính nhà của mình, không vô cảm với những thiếu thốn, bất cập về CSVC của trường. Thấy thuận lợi cũng không được chủ quan. Thấy khó khăn không được chán nản. Kiên định trong quan điểm. Kiên trì, kiên nhẫn trong công tác tham mưu, đề xuất. Biết tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía. Luôn chủ động sáng tạo, tìm cách để hoàn thiện CSVC trường học theo hướng đồng bộ hoá, chuẩn hoá, tiến tới hiện đại hoá. Lấy mục tiêu giáo dục, chất lượng giáo dục, sự cống hiến cho giáo dục làm động cơ để phấn đấu. Phong Thạnh Đông A, ngày 07 tháng 01 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Văn Minh
File đính kèm:
- skkn (l.minh)2011r.doc