Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề học tập Lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018

Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc xây dựng chuyên đề học tập

Không thể phủ nhận rằng tất cả chúng ta đã và đang nỗ lực để thay đổi tích cực việc dạy học môn Ngữ văn. Chúng ta chú trọng đến tính độc lập, sáng tạo trong tư duy của học sinh. Và thực tế, học sinh đã có những khoảng trống để tư duy và sáng tạo thật sự. Tuy nhiên do chương trình còn nặng về kiến thức, thi cử còn hướng đến kiểm tra kiến thức nên việc giải phóng năng lượng sáng tạo của học sinh chưa thực sự rõ nét. Học sinh tuy được tiếp cận với việc học tập theo chuyên đề nhưng các em vẫn còn thụ động, vẫn tập trung ôn luyện kiến thức để thi cử. Điều này sẽ thay đổi nhiều khi chúng ta thực hiện dạy học Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục mới đã ban hành, việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếp cận chương trình cũng đã và đang được triển khai. Tuy nhiên bản thân giáo viên, không ít người cũng nhận thức “chưa tới”. Trong quá trình hỗ trợ giáo viên học tập các mô đun, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm về việc dạy học chuyên đề. Không ít người cho rằng chỉ là bình mới rượu cũ, dường như ai cũng tự nhủ: chờ chương trình mới đi vào thời kì thực thi rồi đổi mới một thể. Vì vậy việc dạy học chuyên đề trong chương trình mới chưa thật sự được nhận thức một cách sâu sắc.

Theo tác giả, chuyên đề học tập trong chương trình mới quá sức với năng lực của học sinh cấp 3. Góc lí giải cho điều này là các em học sinh trung học phổ thông có cả chục môn học và còn bao nhiêu việc phải lo cho các kì thi phía trước. Nếu các em làm không được thì mục tiêu môn học không đạt được mà vô hình trung làm lãng phí thời gian của cả thầy và trò bởi mục tiêu đưa ra quá xa vời với kiến thức của học sinh phổ thông. Thực tế, chúng ta phải hiểu rằng 35 tiết/ 3 chuyên đề cho mối lớp học/ năm được triển khai cho những học sinh đã lựa chọn ban Khoa học xã hội, mang tính định hướng nghề nghiệp, nghĩa là đã có bước sơ lọc về nhu cầu, sở thích, hứng thú của các em. Đây có thể xem như một trải nghiệm cần thiết.

Vấn đề đổi mới sẽ còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện. Tuy nhiên Chương trình đã ban hành thì chúng ta phải thực hiện. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm giải pháp phù hợp, tối ưu nhất để việc dạy học chuyên đề được triển khai đúng đối tượng.

 

docx37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chuyên đề học tập Lớp 11 theo chương trình môn Ngữ văn 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu gây được sự chú ý của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, khi mà tiểu thuyết đang được thời nở rộ, thì cũng trong vòng 4 năm, ông cho ra đời 4 tác phẩm và cả 4 đều thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Đó là tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.
Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát.
Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng, người ta liên tưởng đến một tài năng trong nhiều lĩnh vực từ sách đến báo. Thế nhưng khi đang ở độ tuổi tài năng nở rộ, ông ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời. Sự ra đi của Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.
Những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đúng là được coi là những tác phẩm vượt thời gian. Đây là một di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam hiện đại. Và nét bút của ông vẫn được giữ gìn và lan tỏa cho đến ngày nay.
Tiểu thuyết Số đỏ được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938. Tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”. “Số đỏ” xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân Tóc Đỏ - từ một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng ở sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu... nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở thành đốc tờ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng cứu quốc, là vĩ nhân... Sử dụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốn tiểu thuyết thành công trong việc lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Từ đó, tác phẩm cũng đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đả kích những phong trào được thực dân khuyến khích như: phong trào Âu hoá, thể dục thể thao, chấn hưng Phật giáo... Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng được những nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng dáng những nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta.
+ Nhận xét, đánh giá những đóng góp của các tác giả đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc
- Vận dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong thuyết trình một cách hợp lí để tăng tính hiệu quả cho bài giới thiệu.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức trình bày.
- Ghi chép được các thông tin quan trọng.
- Nhận xét được hoạt động trình bày của nhóm bạn.
- GV giới thiệu thứ tự các nhóm trình bày.
- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm đã hoàn thành, giới thiệu từng nhà văn theo nhiệm vụ được giao; trả lời câu hỏi của giáo viên và của các nhóm khác.
- Các nhóm lắng nghe và đánh giá nhóm trình bày qua Rubric [Phụ lục 4]
- GV nêu các câu hỏi mở rộng: 
+ Từ việc tìm hiểu các tác giả văn học, hãy nêu những điểm khác biệt làm nên nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn?
+ Nêu những đóng góp của mỗi nhà văn trong việc phát triển văn xuôi hiện đại?
+ Bài học em rút ra được từ việc tìm hiểu một tác giả văn học là gì? (đối với việc sáng tác, đối với việc tiếp nhận)
Phương pháp dự án, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp.
rubric
HOẠT ĐỘNG 4
Đánh giá, tổng kết ( 2 tiết, thực hiện trên lớp)
Mục tiêu và yêu cầu cần dạt
Nội dung 
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Mục tiêu:
- Hiểu được phương pháp đọc, viết, giới thiệu về một tác giả văn học.
- Biết thẩm định kết quả nghiên cứu của bản thân và các nhóm.
Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được cách viết bài giới thiệu về một nhà văn.
- Rút ra được kinh nghiệm về phương pháp đọc, hiểu, giới thiệu về một tác giả văn học:
+ Nêu được các thông tin cơ bản về con người, cuộc đời, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa mà tác giả sống
+ Nhận xét được phong cách nghệ thuật của nhà văn.
+ Đánh giá được vị trí, tầm vóc và sức ảnh hưởng của nhà văn đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.
+ Đảm bảo cấu trúc hợp lí trong trình bày bài viết.
+ Biết sử dụng, trích dẫn và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
+ Biết lựa chọn hình thức thuyết trình; biết kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
- Tự đánh giá và đánh giá được kết quả nghiên cứu của cá nhân, của nhóm.
- GV hướng dẫn học sinh rút ra cách đọc, viết, thuyết trình về một tác giả văn học như sau:
1. Mục tiêu đọc, viết và giới thiệu một tác giả văn học là gì?
2. Khi tiến hành đọc và giới thiệu một tác giả văn học cần chú trọng những thông tin nào?
3. Chỉ ra cách thức vết một bài giới thiệu về tác giả văn học?
4. Chỉ ra cách thuyết trình về một tác giả sao cho đạt hiệu quả cao nhất?
- Học sinh thảo luận sau đó tiến hành đối thoại giữa các nhóm để rút ra những thông tin cần lĩnh hội.
- GV rút ra kết luận về phương pháp đọc, viết, giới thiệu về một tác giả.
- GV hướng dẫn HS sử dụng rubrics để đánh giá kết quả của các nhóm và tổng kết. Sản phẩm đánh giá là bài giới thiệu, phần thuyết trình các tiêu chí đánh giá được thể hiện trong rubrics.[Phụ lục 4,5]
-Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại.
-Phiếu học tập: rubrics 
3.2. Phân tích kế hoạch dạy học
- Thành phần tham gia: Nhóm Ngữ văn trường THPT Đô Lương 2.
- Thời gian: 4/3/2021
- Địa điểm: Phòng tổ chuyên môn
- Nội dung: Phân tích kế hoạch dạy học chuyên đề 11.3. Đọc, viết và giới thiệu một tác giả văn học: 
Bước 1. Giáo viên nghiên cứu Kế hoạch dạy học Chuyên đề (đã được phát tài liệu trước 1 tuần).
Bước 2. Các giáo viên được khảo sát hoàn thành phiếu khảo sát.[Phụ lục 6]
Bước 3. Tổng hợp, phân tích số liệu.
3.2.1. Kết quả khảo sát
Nội dung 1: Mục tiêu chuyên đề
Phẩm chất
Năng lực
Chưa bám sát
Bám sát
Chưa cụ thể
Cụ thể
10/10 (100%)
10/10 (100%)
Nội dung 2: Phương pháp dạy học
Sử dụng PP chưa phù hợp
Sử dụng PP mới phù hợp
Ý kiến khác
9/10 (90%)
1/10 (10%)
Nội dung 3: Thiết kế kế hoạch dạy học
Tính khả thi
Các hoạt động dạy học
Mối quan hệ nội dung DH với YCCĐ
Chưa khả thi
Khả thi
Chưa rõ ràng
Rõ ràng
Chưa chặt chẽ
Chặt chẽ
10/10 (100%)
10/10(100%)
10/10 (100%)
Nội dung 4: Kiểm tra đánh giá
Chưa hợp lí
Hợp lí
Ý kiến khác
8/10 (80%)
2/10 (20%)
3.2.2. Phân tích kết quả khảo sát
3.2.2.1. Về mục tiêu chuyên đề
- 100% giáo viên được khảo sát đều có kết luận: Kế hoạch dạy học đã bám sát yêu cầu cẩn đạt về phẩm chất của chuyên đề 11.3 trong chương trình mới.
- 100% giáo viên đồng ý phần mục tiêu về năng lực đã thể hiện rõ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, đáp ứng mục tiêu của chuyên đề cũng như mục tiêu chung của dạy học môn Ngữ văn trong chương trình mới.
3.2.2.2. Về phương pháp dạy học
- 90% cho rằng kế hoạch dạy học được sử dụng các phương pháp mới, phát huy được năng lực của học sinh trong quá trình học tập.
- 10% có ý kiến nên tạo thêm các webquest học tập cho học sinh tiện theo dõi. Điều này còn giúp học sinh kĩ năng công nghệ thông tin, biết khai thác dữ liệu học tập phong phú trên internet. Thời lượng khá nhiều: 10 tiết vậy nên cần chú ý khai thác nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
3.2.2.3. Về thiết kế kế hoạch dạy học
- 100% phiếu khảo sát nhận định đây là một mô hình gợi ý có tính khả thi. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các hoạt động được thể hiện rõ ràng. Điểm mới là ở mỗi hoạt động đều có mục tiêu và yêu cầu cần đạt cụ thể. Điều này giúp quá trình dạy học luôn xác định rõ trọng tâm.
- 100% ý kiến cũng nhất trí thiết kế đã thể hiện được mối quan hệ chi phối từ mục tiêu, yêu cầu cần đạt đến nội dung và phương pháp dạy học.
3.2.2.4. Về kiểm tra đánh giá
- 80% người được khảo sát cho rằng việc kiểm tra đánh giá đã được triển khai hợp lí. Công cụ kiểm tra, đánh giá đưa ra được các mức độ phù hợp.
- 20% ý kiến cho rằng: thời gian dạy học khá dài, cần chọn lọc thật kĩ hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp, tránh việc sử dụng quá nhiều hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá làm nhiễu loạn thông tin.
3.3. Thực nghiệm kế hoạch dạy học
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
- Khảo sát tính thực tiễn của đề tài
- Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để hình thành năng lực cho học sinh.
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi áp dụng đề tài này tại lớp 11c4 trường THPT Đô Lương 2 trong các tiết học tự chọn.
3.3.3. Phương pháp thực hiện
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm thí điểm tại một lớp để quan sát tính chủ động, tích cực và hứng thú của học sinh với nhiệm vụ được giao.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
3.3.4.1. Về hoạt động lập kế hoạch học tập
Kế hoạch học tập
Nhóm
Đúng tiến độ
Chậm tiến độ
Tỉ lệ
Nhóm 1
x
100%
Nhóm 2
x
100%
Nhóm 3
x
100%
	Như vậy các nhóm đã biết lập kế hoạch hoạt động học tập một cách rõ rang. Biết phân công nhiệm vụ cụ thể. Mỗi người chịu trách nhiệm một mảng. Điều này giúp các em rén giũa tính khoa học trong học tập và công tác sau này.
3.3.4.2. Kết quả hoạt động theo nhóm:
a. Kết quả học sinh tự đánh giá: 
	Từ bảng kiểm của học sinh tự đánh giá dưới đây, chúng tôi nhận thấy kế hoạch dạy học đã kích thích được học sinh tham gia. 92% nhiệt tình tham gia, 73% tích cực đưa ra ý kiến, 84% hợp tác thân thiện và 79% hoàn thành tốt kết quả đã đạt mục tiêu của kế hoạch dạy học đề ra. Sự đánh giá này tương đối chính xác vì do chính bản thân các em quan sát và đánh giá lẫn nhau.
Bảng kiểm dành cho học sinh tự đánh giá
 Mức độ: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (TB)
 Tiêu
 chí
Nhóm 
Nhiệt tình tham gia
Tích cực đưa ra ý kiến
Hợp tác, thân thiện
Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian, kết quả tốt
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
Nhóm 1 (13 hs)
10
3
0
9
2
1
11
2
0
10
3
0
Nhóm 2 (13 hs)
11
2
0
8
4
1
10
2
1
10
3
0
Nhóm 3 (12 hs)
10
2
0
10
2
0
11
2
0
10
2
0
Tỉ lệ %
92%
8,0%
0%
73%
22 %
0,5 %
84%
15%
1,0%
79%
21%
0,0%
b. Kết quả đánh giá quá trình học sinh hoạt động của giáo viên
Bảng kiểm dành cho giáo viên quan sát quá trình hoạt động của học sinh
TT
Tiêu chí đánh giá
Điêm tối đa
Điểm đạt được
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
1
Số lượng thành viên tham gia
1,0
1,0
1,0
1,0
2
Kế hoạch hoạt động (Phân công nhóm trưởng, thư kí, tiến độ, tính hiệu quả)
1,0
1,0
1,0
1,0
3
Các thành viên tham gia tích cực, hợp tác
2,0
1,5
1,5
1,5
4
Hoàn thành tốt các phiếu học tập
2,0
1,5
2,0
1,5
5
Hoàn thành tốt sản phẩm
2,0
1,5
1,5
1,5
6
Biết lắng nghe, phản biện, tôn trọng người nói
2,0
1,5
2,0
2,0
Tổng
10
8,0
9,0
8,5
Từ sự quan sát của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Các nhóm đều có sản phẩm học tập từ mức khá trở lên. Tât cả học sinh trong lớp đều tham gia, các em được giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể nên không thể trốn tránh nhiệm vụ, ỷ lại vào các bạn học tốt hơn. Đặc biệt là các em đã biết lắng nghe, biết phản biện và biết cách tôn trọng người nói. 
Rubrics đánh giá sản phẩm học tập của học sinh
Đánh giá kĩ năng thuyết trình về một tác giả văn học
Mức điểm
Tiêu chí
Giỏi
1,0
Khá
0,75
Trung bình
0,5
Yếu
0,25
Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nội dung 
Nêu chính xác các thông tin cơ bản, nổi bật về nhà văn.
Nêu chính xác các thông tin cơ bản, một vài thông tin chưa nổi bật về nhà văn.
Nêu các thông tin cơ bản về nhà văn.
chưa nêu được các thông tin cơ bản nhà văn.
1,0
0,75
1,0
Cấu trúc
Đầy đủ các phần: giới thiệu, nội dung, kết thúc. Các phần được trình bày ấn tượng
Đầy đủ các phần: giới thiệu, nội dung, kết thúc.
Thiếu phần giới thiệu, hoặc kết thúc. 
Có nội dung nhưng thiếu giới thiệu và kết thúc.
0,75
1,0
1,0
Phong thái
Tự tin, kết hợp ngôn ngữ cơ thể hiệu quả cao.
Tự tin, kết hợp ngôn ngữ cơ thể hiệu quả.
Chưa tự tin, chưa sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể.
Lúng túng, không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
0,75
0,75
1,0
Hình thức
Phù hợp, hiệu quả, sáng tạo.
Phù hợp, hiệu quả.
Phù hợp, chưa thực sự hiệu quả.
Chưa phù hợp.
0,75
0,75
0,75
Công cụ
Hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với hình thức.
Hiệu quả, phù hợp với hình thức.
Phù hợp, hiệu quả chưa cao.
Chưa phù hợp.
0,75
0,75
0,75
Hợp tác
Các thành viên hợp tác nhuần nhuyễn với nhau.
Có phối hợp, chưa thực sự nhuần nhuyễn.
Phối hợp rời rạc.
Chưa có sự phối hợp.
0,75
0,75
1,0
Tổng điểm
5,25
5,25
5,5
Rubric đánh giá dựa trên các tiêu chí khá rõ ràng. Các nhóm được phân công đã trình bày được những thông tin nổi bật, cơ bản về tác giả được giao, 67 % đáp ứng tốt về nội dung, 33% đáp ứng ở mức độ khá. Cấu trúc của bài thuyết trình đạt ở mức khá là 33% do các em còn lúng túng trong phần kết thúc trình bày, tốt là 67%. Học sinh đã biết lựa chọn các hình thức trình bày phù hợp với sở thích, khả năng của nhóm mình vì vậy một mặt đảm bảo hình thức mặt khác đã được đa dạng hóa, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Chính vì sản phẩm được hoàn thành trong cả một quá trình (2 tuần) nên phần trình bày cũng thể hiện rõ sự hợp tác khá nhuần nhuyễn với nhau. Nhóm 1, 2 sự hợp tác thể hiện khá nhuần nhuyễn từ việc chuẩn bị máy chiếu, loa, mic, hình ảnh; nhóm 3 đã thể hiện rất tốt sự phối hợp nhuẫn nhuyễn với nhau giữa các cá nhân để tạo ra một hoạt cảnh phỏng vấn rất lí thú. Như vậy, có thể thấy, khi chúng ta giao quyền chủ động cho học sinh, các em sữ phát huy được tính tích cực, độc lập và sắc bén trong hoạt động học tập. Dĩ nhiên, vì lớp dạy thực nghiệm là một lớp học lực khá nên phần chuẩn bị của các em khá tốt. Tuy nhiên, với những học sinh năng lực không thật tốt, nếu chúng ta biết khai thác, hướng dẫn, học sinh sẽ phát huy được giá trị của mình.
Đánh giá kĩ năng viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
Mức điểm
Tiêu
chí
Giỏi
1,0
Khá
0,75
Trung bình
0,5
Yếu
0,25
Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nội dung
Nêu và phân tích chính xác những thông tin cơ bản, nổi bật về con người, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách, đóng góp, vị trí của nhà văn.
Nêu và phân tích chính xác các thông tin cơ bản về con người, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách, đóng góp, vị trí của nhà văn.
Nêu được thông tin cơ bán.
Chưa nêu đủ thông tin cơ bản.
1,0
1,0
1,0
Hình thức
Bố cục chặt che, linh hoạt, logic
Bố cục hợp lí, khá linh hoạt, logic
Bố cục hợp lí, chưa thật linh hoạt, logic
Bố cục chưa hợp lí.
0,75
0,75
0,75
Diễn đạt
Trôi chảy, trong sáng, thuyết phục.
Trôi chảy, trong sáng
Trôi chảy.
Lủng củng, chưa rõ ý
0,75
0,75
0,75
Tổng điểm
2,5
2,5
2,5
Sản phẩm của học sinh đã nêu và phân tích chính xác những thông tin cơ bản, nổi bật về con người, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách, đóng góp, vị trí của nhà văn. 100% bài viết được trình bày khá linh hoạt, logic, diễn đạt trôi chảy.
Như chúng tôi đã trình bày, đề tài rất mới, khai thác chương trình giáo dục phổ thông mới, nên kế hoạch dạy học chỉ mang tính định hướng. Quá trình thực nghiệm cũng chỉ để minh chứng cho khả năng áp dụng vào thực tiễn có mang tính khả thi hay không. Việc đánh giá, quan sát học sinh cũng hoàn toàn theo yêu cầu của chương trình mới, hướng tới sự hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi sự lúng túng. Hi vọng nhận được sự chia sẻ và hối đáp từ mọi người quan tâm.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu là kết quả của một quá trình suy nghĩ, trăn trở của bản thân trước thách thức của dạy học Ngữ văn của chương trình mới. Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Với bản thân tôi, đề tài này rất có ý nghĩa. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn về Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi mạnh dạn áp dụng quan điểm giáo dục mới, theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, hướng tới năng lực đặc thù, mang tính chất công cụ, của môn Ngữ văn, đó là năng lực ngôn ngữ. Việc thực hiện và triển khai đề tài vừa mang tính chất thử nghệm vừa đi vào thực tiễn dạy học một cách hiệu quả. 
Với các đồng nghiệp trong nhóm môn, khi tham gia dự giờ đánh giá cũng đã vỡ ra một vấn đề cốt lõi: Chuyên đề dạy học trong chương trình mới như thế nào? Được bố trí với thời lượng ra sao? Cách thức triển khai như thế nào để đáp ứng mục tiêu của giai đoạn giáo dục hướng nghiệp? Và với quá trình thực hiện đề tài, áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy (các tiết tự chọn), giáo viên tham gia dự giờ cũng thừa nhận tính khả thi của đề tài. Đồng nghiêp của chúng tôi đã có nhận thức toàn diện hơn về dạy học chuyên đề ở chương trình mới.
Với học sinh, chúng tôi nhận thấy các em rất tích cực, hứng thú trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Các em được chủ động về thời gian, về nguồn tư liệu; được trau dồi kĩ năng khai thác thông tin, lập kế hoạch làm viêc; được hướng dẫn cách thể hiện quan điểm, cảm xúc
Với những nỗ lực của bản thân, tôi hi vọng sẽ nhận được những phản hồi đa chiều của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Tất cả đều hướng tới việc phục vụ dạy học theo tinh thần mới.
2. Kiến nghị, đề xuất
Đề tài có thể áp dụng trong các tiết đọc hiểu văn bản, phần tìm hiểu tác giả tác phẩm trong chương trình hiện hành. Tuy nhiên đích đến đích thực của đề tài là việc dạy học chuyên đề trong chương trinhg mới của môn Ngữ văn. 
Để việc áp dụng đề tài có tính hiệu quả, chúng tôi có một số đề xuất: 
- Về giáo viên, cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Phải xác định rõ mục tiêu, trọng tâm kiến thức cũng như kĩ năng cần rèn luyện, không ôm đồm.
+ Phải định hướng tốt phần chuẩn bị của học sinh.
+ Phải làm chủ tốt vai trò định hướng, dẫn dắt của mình trên lớp.
+ Tôn trọng sự khác biệt và có cách lý giải hợp lý.
+ Trước khi lên lớp cần chắc chắn một điều: phương tiện dạy học đã được chuẩn bị, học sinh đã được nhắc nhở phần chuẩn bị bài, và bản thân đã sẵn sàng cho công việc yêu thích.
+ Phải bình tĩnh, không nóng vội vì kĩ năng là thứ cần rèn luyện trong cả quá trình chữ không phải ngày một ngày hai.
- Về phía nhà trường và các cấp có thẩm quyền:
+ Phải chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ cho dạy học.
+ Giáo viên là nhân tố quyết định nên cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, đặc biệt cần triển khai các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Hướng phát triển của đề tài
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là yêu cầu bắt buộc trong chương trình Trung học phổ thông mới, vì vậy chúng tôi hi vọng đề tài này là bước đệm để chúng ta triển khai nghiên cứu vấn đề ở một phạm vi rộng hơn, phạm vi văn bản văn học. 
Ngoài ra, qua những kết quả đạt được và chưa đạt được, chúng tôi đề xuất được nghiên cứu sâu hơn về việc phát triển kỹ năng phản biện và đặt câu hỏi cho học sinh trung học phổ thông với mục đích đào tạo cho xã hội những con người năng động có tư duy sắc bén và có cái nhìn đa diện để phù hợp theo định hướng phát triển của xã hội.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội 2018.
 2. Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Ngữ văn, Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ GD&ĐT, 2020.
3. Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội, 2019.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2018.
5. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2012.
6. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT môn Ngữ văn, Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ GD&ĐT, 2020.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_hoc_tap_lop_11_theo.docx
Sáng Kiến Liên Quan