Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu lạc bộ nhằm tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh Trung học Phổ thông

Thực trạng xây dựng và phát triển các CLB của trường THPT nơi công tác

* Công tác giáo dục toàn diện

Trường THPT nơi tôi công tác được thành lập năm 1981, với quy mô hiện

nay là 39 lớp chia đều cho 3 khối với hơn 1.500 học sinh. Trường luôn nằm trong

tốp đầu về học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt trong năm học 2020 – 2021 trường đứng

thứ 2 toàn tỉnh về tỷ lệ học sinh giỏi.

Để gặt hái được những thành quả đó, Nhà trường luôn bám sát nhiệm vụ

trọng tâm của năm học đề ra những nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp

với điều kiện thực tế của trường. Luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, xây dựng môi

trường học đường thân thiện, an toàn và hạnh phúc. Là một trường có kỷ cương, nề

nếp giáo dục tốt cả đức dục và trí dục, học sinh của trường có ý thức trong việc

thực hiện nề nếp, nhà trường là một điểm sáng của huyện về công tác an ninh

trường học, trường liên tục được Ủy ban Nhân dân huyện tặng giấy khen về công

tác an ninh – quốc phòng.

Năm học 2019 – 2020 trường được SGD&ĐT Nghệ An chọn làm thí điểm

xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Đây chính là mục tiêu đồng thời là động

lực lớn để đội ngũ nhà giáo không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học.

* Các loại hình CLB ở trường THPT nơi tôi công tác

Ngoài hoạt động dạy và học, nhà trường còn tổ chức tốt các hoạt động giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh như tổ chức các cuộc thi “Tài trí học đường”, “Rung

chuông vàng”, hát dân ca .Nhiều mô hình CLB đã được thành lập : Câu lạc bộ

đàn, CLB Sáo, CLB võ thuật, CLB nhảy, CLB nhiếp ảnh

Một số CLB đi vào hoạt động nề nếp, thường xuyên đạt những hiệu quả nhất

định, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng như CLB diễn xuất, CLB tự nhiên.

Tuy nhiên, ý định thành lập CLB Lịch sử vẫn chưa thành hiện thực. Các hoạt động

trao đổi, thảo luận của học sinh đối với bộ môn chỉ là một số nhóm nhỏ, được hình

thành mang tính tự phát vào các thời điểm ôn thi học sinh giỏi hoặc ôn tập thi trung

học phổ thông quốc gia.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu lạc bộ nhằm tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 
- Thảo luận chủ đề 
- Trang page CLB 
- Tổ chức thảo luận 
- Khối 10,11 
- Khối 12 
Tháng 
2/2021 
Chương trình kỉ niệm ngày 
Bác Hồ về nước và thành lập 
Đảng Cộng sản Việt Nam 
Ngoại khóa Tất cả thành 
viên CLB 
Tháng 
3/2021 
Minigam về vai trò người phụ 
nữ Việt Nam 
Trang page CLB Khối 10,11 
Tháng 
4/2021 
Đất nước trọn niềm vui Ngoại khóa CLB Tất cả thành 
viên CLB 
Tháng 
5/2021 
Ôn tập môn lịch sử Trang page CLB Khối 12 
Tháng 
6/2021 
Ôn tập môn Lịch sử Trang page CLB Khối 12 
Tháng 
7/2021 
Những câu chuyện Lịch sử thú 
vị 
Trang page CLB Khối 12 
Diễn Châu 3, ngày 17 tháng 10 năm 2020. 
TM Ban chủ nhiệm CLB 
 Học sinh: 
Nguyễn Thị Ngọc Ánh 
32 
Phụ lục 4. Quy chế hoạt động CLB Lịch sử 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 
CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ 
 Số: /QC-CLB... 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Diễn Châu, ngày 19 tháng 10 năm 2020 
QUY CHẾ CÂU LẠC BỘ 
Chương I 
THÔNG TIN CHUNG 
Điều 1: Tên gọi, trực thuộc và nguyên tắc hoạt động 
Tên gọi: Câu lạc bộ Lịch sử 
Trực thuộc: Là tổ chức của học sinh có niềm yêu thích và muốn tham gia 
hoạt động ở lĩnh vực Lịch sử - CLB trực thuộc trường THPT Diễn Châu 3. 
Bảo trợ hoạt động: CLB được bảo trợ hoạt động bởi Ban Giám hiệu, Công 
Đoàn, Đoàn Thanh niên Nhà trường. 
Nguyên tắc hoạt động: theo nguyên tắc dân chủ và trên tinh thần tự 
nguyện, tự giác của các thành viên. Hoạt động của CLB tuân thủ chủ trương, 
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, các quy định của Nhà 
trường và các đơn vị bảo trợ hoạt động. 
Điều 2: Mục đích hoạt động 
- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, nuôi dưỡng niềm đam mê với lĩnh vực 
Lịch sử cho học sinh nhà trường. 
- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa thành viên trong trường. 
- Góp phần quảng bá hình ảnh của học sinh, đội ngũ CBGV và Nhà trường. 
Điều 3: Nội dung hoạt động 
- Thảo luận các vấn đề lịch sử liên quan đến nội dung trong chương trình 
học lớp 10, 11, 12. 
- Chia sẻ kinh nghiệm học, ôn tập, làm bài thi môn lịch sử. 
- Thảo luận, đánh giá các vấn đề lịch sử đương thời. 
- Tìm hiểu thêm về lịch sử địa phương. 
Chương II 
THÀNH VIÊN 
Điều 4: Tư cách thành viên 
Học sinh hiện đang học tại trường đều có đủ tư cách được đăng ký tham gia 
33 
vào CLB. 
Học sinh có nguyện vọng cần viết đơn đăng ký tham gia, chấp hành đầy đủ 
các quy định của CLB. 
Ban Chủ nhiệm(BCN) CLB sẽ xét đơn và công nhận tư cách thành viên. 
Điều 5: Quyền và lợi ích của thành viên 
- Được tham gia tất cả các hoạt động của CLB; 
- Được xét khen thưởng khi có thành tích xuất sắc theo đề nghị của BCN 
CLB và BCH Đoàn trường; 
- Được hưởng đầy đủ và bình đẳng các chế độ của CLB theo những quy 
định được CLB thống nhất; 
- Được tự nguyện rút tư cách thành viên khi không còn nguyện vọng tiếp 
tục sinh hoạt trong CLB. 
Điều 6: Nghĩa cụ của thành viên 
- Chấp hành đầy đủ các quy định cũng như sự phân công của BCN CLB; 
- Tham gia sinh hoạt và đóng lệ phí thành viên đầy đủ, đúng thời hạn; 
- Góp phần tích cực vào việc xây dựng CLB và quảng bá hình ảnh tốt đẹp 
của nhà trường. 
Điều 7: Kết nạp và rút tên thành viên 
- Học sinh có nguyện vọng tham gia cần viết đơn xin ra nhập CLB và đóng 
lệ phí tham gia CLB cho BCN CLB; 
- Thành viên CLB khi không còn nguyện vọng tham gia cần viết đơn gửi 
BCN CLB xin thôi tư cách thành viên; 
BCN CLB sẽ họp xét công nhận tư cách thành viên hoặc đồng ý cho thôi tư 
cách thành viên theo nguyên tắc quá bán (từ ½ thành viên đồng ý trở lên). 
Chương III 
TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH 
Điều 8: Tổ chức của CLB 
CLB được điều hành bởi Ban Chủ nhiệm 
CLB là tổ chức trực thuộc nhà trường, do BCN lựa chọn ra để phục vụ cho 
các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
Điều 9: Ban Chủ nhiệm CLB 
Ban Chủ nhiệm CLB gồm 05 thành viên do Đại hội CLB bầu ra theo nhiệm 
kỳ 1 năm, gồm: Chủ nhiệm; Phó Chủ nhiệm phụ trách tổ chức, tài chính; Phó Chủ 
nhiệm phụ trách chuyên môn và 02 ủy viên BCN. 
34 
Cơ cấu trong BCN CLB gồm: đại diện các khối. 
BCN CLB hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, có trách nhiệm tổ 
chức hoạt động của CLB theo kế hoạch đề ra, vì sự phát triển của CLB và phong 
trào chung của nhà trường. 
Chương IV 
TÀI CHÍNH CỦA CÂU LẠC BỘ 
Điều 10: Kinh phí hoạt động 
Kinh phí hoạt động của CLB dựa trên nguyên tắc tự chủ tài chính, được huy 
động từ các nguồn: 
- Lệ phí hàng năm của các thành viên đóng góp; 
- Hỗ trợ kinh phí từ Nhà trường; 
- Huy động từ các nguồn hỗ trợ khác; 
- Đóng góp khác của các thành viên. 
Điều 11: Lệ phí và các khoản đóng góp khác 
- Lệ phí thành viên của CLB là: 70 000đồng/năm; 
- Phí tham gia CLB lần đầu là: 20 000đồng/người (Chỉ thu đối với thành 
viên xin tham gia CLB sau thời điểm kiện toàn); 
- Các khoản đóng góp để tổ chức và tham gia giao lưu khác của CLB: theo 
mức chi thực tế phát sinh và trên tổng số người tham gia hoạt động đó. 
Điều 12: Quản lý và sử dụng kinh phí 
- BCN CLB chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí theo nguyên tắc 
công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Được báo cáo tổng kết hàng năm. 
- Kinh phí từ quỹ CLB được sử dụng cho các hoạt động thường xuyên của 
CLB. Các hoạt động phát sinh sẽ được BCN tính toán kinh phí và thông báo tới 
toàn thể thành viên CLB biết để thống nhất và đóng góp. 
Chương IV 
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT 
Điều 13: Khen thưởng 
Thành viên CLB có thành tích xuất sắc trong hoạt động, góp phần vào sự 
phát triển của CLB, phong trào thể thao của Nhà trường sẽ được BCN CLB xét 
khen thưởng và đề nghị Nhà trường khen thưởng. 
Điều 14: Kỷ luật 
Thành viên vi phạm quy định của CLB sẽ bị BCN xem xét kỷ luật với các 
mức độ và hình thức cụ thể từ phạt tiền đến xóa tư cách thành viên. Các hình thức 
35 
và mức độ kỷ luật cụ thể do Ban Chủ nhiệm CLB đề ra và toàn thể CLB thống nhất 
trên nguyên tắc biểu quyết dân chủ với sự đồng ý của từ ½ số thành viên chính 
thức tham gia biểu quyết trở lên. 
Chương IV 
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
 Điều 15: Trách nhiệm thi hành 
 Mọi thành viên của CLB có trách nhiệm thi hành nghiêm túc Điều lệ này; 
 BCN CLB có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ, cập nhật các góp ý 
điều chỉnh để xin ý kiến Đại hội CLB chỉnh sửa Điều lệ cho phù hợp. 
 Điều 16: Hiệu lực thi hành 
 Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; 
 Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ do BCN đề nghị hoặc có ý kiến của từ ½ số 
thành viên chính thức trở lên, và phải được thông qua ý kiến của toàn thể thành 
viên chính thức của CLB với nguyên tắc dân chủ quá bán (hơn ½ số người đồng ý). 
T/M. BAN CHỦ NHIỆM 
TRƯỞNG BAN 
Nguyễn Thị Ngọc Ánh 
36 
Phụ lục 5. Kịch bản chương trình ra mắt và 
sân khấu hóa "Truông Bồn khúc tráng ca" 
KỊCH BẢN DẪN CHƯƠNG TRÌNH LỄ RA MẮT 
CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 
I. Tấu hài: 
- Sứ giả ( đi trong ra, tay cầm loa, mặc bộ đồ chắp vá mấy mảnh và loa) 
“Loa loa loa loa  
Chiềng làng chiềng chạ 
Thượng hạ tây – đông 
Ai tới mà trông 
Diễn Châu 3 đang khai hội. 
Loa loa loa loa” 
- Trúc: Mấy chú ơi, mấy chú khai cấy chi mà vui rứa hề, tai tui có nghe chi mô. 
- Sứ giả: Khai hội, khai hội bà ơichứ cháu có bị bắt chi mô mà khai 
- Lính 1(Cầm lô gô CLB): 
Đây đây đây bà ơi, chả là trường con dạo ni tưng bừng tổ chức các CLB, nào 
là CLB diễn xuất, nào là CLB bóng chuyền.............Mới tuần trước thôi là CLB tự 
nhiên của Thầy Chiến ra mắt đó, sản phẩm tên lửả nước..bay hốt cả hền bà nạ. 
- Lính 2 (khoe lô gô): 
Bà thấy không! Hít to ri, hít to ri cờ lắp. Câu lạc bộ lịch sử hôm nay cũng ra 
mắt đó . Đây là lô gô phên bết của nhà cháu do bạn Ngô Minh Tâm lớp 11A9 
thành viên CLB vẽ. 
- Trúc: Giỏi, giỏi. Mà những ai được tham gia rứa chú? 
- Sứ giả: là học sinh trong trường DC 3 bà nạ! 
- Trúc: rứa để tui về nói với cháu tui đây. 
- Sứ giả: khoan , khoan! Cháu nhà bà học lớp mấy? 
- Trúc: 
cháu ngoại tui học 11A2, học giỏi.. 
cháu nội tui học 12A1, học giỏi lắm, giỏi kinh khủng 
Nhưng không biết tham gia vô có được cấy chi k chú hề? 
- Sứ giả: được được nhiều lắm, cứ đam mê là vào thôi bà. Vậy để chúng cháu mời 
bà tham dự Lễ này cho bà biết nhá, có đứa cháu mô thì đăng kí ngay và luôn.. 
- Hai MC (Ngồi dưới cùng khán giả, đi lên sân khấu) giới thiệu: 
+ Lâm: Xin hân hoan chào đón các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể 
các bạn học sinh của trường THPT Diễn Châu 3. 
37 
+ Thanh: Với phương châm “Học sử không chán như em tưởng” Câu lạc bộ lịch 
sử ra đời là sân chơi giành cho những niềm đam mê và những cái nhìn mới mẻ về 
bộ môn lịch sử. 
+ Lâm: Tôi xin phép được bắt đầu với một bạn rất xinh gái: 
Chào bạn! Bạn có thể giới thiệu về mình không? 
 + HS: .. 
+ Lâm: Bạn có thích môn lịch sử không? 
Phương án “có”: Một lời động viên rất tuyệt vời cho CLB. 
Phương án “không”: Vì sao vậy? 
+ HS: 
+ Lâm: 
Từ phương án có, sẽ dẫn: Bạn đã đăng kí vào câu lạc bộ LS chưa? 
1. Trả lời rồi: cảm ơn, CLB rất chào đón sự tham gia của bạn. 
(Vừa đi lên sân khấu vừa nói) Cùng với bạn, câu lạc bộ xin nhận được sự giúp đỡ, 
góp ý và động viên của quý thầy cô, các bạn học sinh để câu lạc bộ ngày càng phát 
triển. 
2. Trả lời chưa: Cảm ơn bạn. 
(Vừa đi lên sân khấu vừa nói) Xin mời bạn cùng quý vị hãy trải nghiệm cùng với 
câu lạc bộ để cảm nhận nhé! 
Thanh (đứng giữa sân khấu): 
Xin mời sự xuất hiện của các thành viên câu lạc bộ lên sân khấu. (Tiếng anh) 
Qua hơn 1 tháng hoạt động trên page, hiện nay CLB đã thu hút hơn 80 thành 
viên đến từ các khối lớp trong trường và cả sự có mặt của cựu học sinh. Với những 
mini game thú vị, bổ ích. Đây chính là những con số minh chứng cho sức hấp dẫn 
của bộ môn lịch sử. 
Trong buổi ra mắt hôm nay, chúng tôi xin được công bố và trao thưởng cho 
các thí sinh đạt giải trong mini game “Đi tìm nhân vật lịch sử bí ẩn” chủ đề tháng 
11: 
Lâm: 
Xin mời các bạn đồng giải ba: 
Bạn Hồ Thị Lan Hương- lớp 10A7. 
Bạn Hà Thị Thu Trang lớp 12D1. 
Bạn Nguyễn Thị Tường Vi lớp 10D4. 
Thanh: 
Xin trân trọng mời lên sân khấu Thầy Ngô Thế Lữ - Nhóm trưởng bộ môn 
Lịch sử lên trao phần thưởng cho các bạn. 
Thanh: 
38 
Xin mời những thí sinh đồng giải nhì: 
Bạn Trần Thị Quỳnh Trang lớp 12D1. 
Bạn Cao Chu Thiên Trang lớp 10A4. 
Lâm: 
Xin trân trọng mời lên sân khấu Cô Cao Thị Hải An – Phó hiệu trưởng 
trường THPT Diễn Châu 3 lên trao phần thưởng cho các bạn. 
Thanh: 
Và chúng ta chào đón thí sinh đạt giải nhất, bạn Bùi Minh Huyền lớp 10D1. 
Lâm: Xin trân trọng mời lên sân khấu Thầy Phan Trọng Đông – Bí thư chi bộ, 
hiệu trưởng nhà trường lên trao giải thưởng cho bạn. 
Thanh: 
 Xin mời các thầy cô và thành viên câu lạc bộ chụp ảnh lưu niệm. 
Lâm (lúc mọi người đi xuống): Thay mặt CLB, chúng tôi xin chân thành cảm ơn 
+ sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường 
+ các thầy cô giảng dạy môn lịch sử đã cố vấn chương trình. 
+ sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo bộ môn khác. 
Thanh: đồng cảm ơn nhà tài trợ công ty TNHH may Việt Hàn đã tài trợ áo cho 
CLB. 
Lâm: Cảm ơn sự đam mê, nhiệt huyết của các thành viên CLB, đặc biệt Ban đạo 
cụ những chiến binh thầm lặng đã giúp đỡ chúng tôi tổ chức chương trình. 
Thanh: Kính thưa quý vị 
Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Nam Bắc 
Chẳng biết chiến tranh là gì chỉ nghe qua lời kể của cha 
Để cảm nhận sâu sắc hơn sự hi sinh của các thanh niên xung phong trong “Cuộc 
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất mà đế quốc Mĩ đã tiến hành” xin mời 
quý thầy cô cùng đến với 1 nội dung đã được sân khấu hóa bằng tài năng của các 
thành viên CLB lịch sử. 
" Truông Bồn khúc tráng ca" 
39 
- Lời dẫn: 
Trên tuyến đường chiến lược 15A, chạy qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô 
Lương, tỉnh Nghệ An. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành 
trọng điểm giao thông đặc biệt quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện 
cho chiến trường miền Nam. 
Nơi đây, có những người con gái, con trai, lứa tuổi mười tám, đôi mươi đã 
viết nên một huyền thoại mang tên Truông Bồn 
CẢNH I: HỒI ỨC 
- Nhạc rùng rợn, ma mị. 
- Bà Thông: 
Các đồng chí, các đồng chí đã về đây rồi ư?.... Tiểu đội thép chúng ta tập hợp 
về đây rồi ư? Các em có đau lắm không....có lạnh lắm không?.... Chị xin lỗi vì 
không đi cùng với các em, tay chị cào đất, máu tuôn chị không sợ, chị chỉ sợ quốc 
xẻng làm các em đau. 
Vinh ơi...Hoài ơi...Dung ơi...Doãn ơi.... anh Đang... và cả anh Hòa.. cái Tâm 
ơi.. 
52 ăm qua không ngày nào chị nguôi ngoai được kí ức về hôm ấy.... 
CẢNH 2: LỚP HỌC 
Dựng lại cảnh ở lớp học trước khi một số chiến sĩ lên đường làm nhiệm vụ 
CẢNH 3: CHIA LY 
Mẹ : Hòa à! Đât nước ta lại chiến tranh. Giờ đây, con trai của mẹ phải gác sách 
bút, cùng các bạn ra chiến trường. Hôm nay, con lên đườngnhớ bảo trọng, nghe 
con. 
Đồng chí Hòa: Mẹ ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe nạ, mẹ cứ tin con, chúng con sẽ 
làm được 
CẢNH 4: HÀNH QUÂN 
Nhóm nữ (nhạc nền bài cô gái mở đường) 
Nhóm nam (nhạc nền bài đêm đã về khuya ) 
Gái: Ô..các anh ấy đẹp trai quá 
Nam: Các em ơi, có cần anh giúp chi không?.. 
40 
Gái: Có chứ 
Nam: Nhưng anh giúp phải trả công anh đọ 
Gái: Trả cấy chi mồ? 
Nam: 
Áo anh sứt chỉ đường tà 
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu 
Áo anh sứt chỉ đã lâu 
Nay nhờ đằng ấy về khâu cho cùng 
CẢNH 5: NHẬN NHIỆM VỤ 
-Thủ trưởng: 
Cấp trên chỉ huy ngày mai (31/10) chúng ta phải cấp tốc thông đường cho 
đoàn xe ta chuyển hàng vào Nam trước khi trời sáng . Các được được xuât ngũ có 
thể ở lại doanh trại không cần tham gia 
- Đồng chí Hiên: Nỏ,còn ở trận địa ngày mô em còn làm ngày nớ,mưa bom bão 
đạn mấy nghìn ngày em còn nỏ sợ, sợ chi một bựa. 
-Các cô gái: rứa là sắp được về Yên Thành, Diện Châu ăn cưới rồi chị em ơi. 
Nhưng mà ta làm cấy tiệc liên hoan nhỏ nhỏ để tạm biệt cuốc xẻng. Mai ni muốn 
quay lại lấp hố bom chắc nỏ được nựa mô 
CẢNH 6: LỄ DẠM NGÕ ĐẶC BIỆT 
Mẹ đồng chí Tâm: chà, chiến tranh ngày càng ác liệt. nhưng chắc chắn chúng nó 
phải rút khỏi miền bắc. chắc vài bựa nựa là 2 đứa hấn về kịp làm đám cưới rồi 
Mẹ đồng chí Hòa: có ai ở nhà không? 
Mẹ đồng chí Tâm: chị..chị hỏi ai 
Mẹ đồng chí Hòa: chị có phại là mẹ cháu Tâm ở tiểu đội 2 không hề? 
Mẹ đồng chí Tâm: Chị.. chị.. là mẹ của cháu Hòa phải không? 
Mẹ đồng chí Hòa: dạ, là tui đây 
Mẹ đồng chí Tâm: Mời chị vào nhà, mời nước.. 
CẢNH 7: 
- Đồng chí Tâm: (ra trước, ngồi bên bậc trầm ngâm) 
- Đồng chí Hòa: ( đem một chùm hoa mua màu tím) em răng rứa, răng lại ngồi 
41 
trầm ngâm ở đây? 
- Đồng chí Tâm: em nghĩ đến ngày cưới sắp tới của chúng ta. Em càng nghĩ càng 
lo, em càng thương mẹ. Anh trai em đạ hy sinh nơi chiến trường, ngày tiễn em mắt 
mẹ cứ trực trào muốn khóc. Ba năm nay em mới về thăm nhà được có 2 lần, nhưng 
mà lần gần đây em thấy mẹ vui, đó là... 
- Đồng chí Hòa: răng rứa em? 
- Đồng chí Đ/c Tâm: bữa nứ em về thưa chuyện với mẹ, là em đạ thương anh 
- Đồng chí Hòa: Tâm ơi...Bựa em về anh không về được, anh viết thư gửi về cho 
mẹ, nói về chuyện 2 đứa mình. Bựa ni mẹ đạ lên nhà em dạm ngọ. Xong việc rồi, 
mình về thăm các cụ em nhé. 
- Đồng chí Tâm: Những bông hoa ở đây đã gắn với niềm vui nỗi buồn của chúng 
em, những đêm trăng lên, mùi hoa át cả mùi bom đạn em sẽ về ép khô làm kỉ niệm 
để luôn nhớ về một thời oanh liệt ở tiểu đội 2 đại đội 317 của chúng mình anh à. 
- Đồng chí Hòa: Phải em à, ta sẽ giữ lại hồi ức những năm tháng chiến đấu cực 
khổ trên miền đất Truông Bồn, 
- Đồng chí Tâm: Màu tím hoa mua truông bồn-màu tím thủy chung, em ước mong 
sao ngày cưới của chúng ta trang trí hoa màu tím đầy khắp, có cả bố mẹ đôi bên, 
họ hàng, cả tiểu đội vây quanh chúc mừng cho đám cưới chúng ta. 
- Đồng chí Hòa: Chỉ một ngày nựa thôi ta đã chung một mái nhà, em sẽ là cô dâu 
nói cười bẽn lẽn, hạnh phúc đến gần rồi em ơi. 
- Đồng chí Hòa: Ngày mai là trận đánh quan trọng, ta lại là tiểu đội trực chiến, nên 
là em về động viên các chị em giúp anh, xong trận này ta sẽ được trở về rồi 
- Đồng chí Tâm: Dạ 
CẢNH 8: CHIẾN TRƯỜNG 
(Hậu cần dựng hoạt cảnh: đất đá cây cối, các nữ TNXP cầm theo quốc, rá để đào 
đất và vận chuyển đá) 
- Đồng chí Hòa: Các đ/c tiến lên 
-TNXP: mở đường hăng hái làm việc, cổ vũ nhau 
( Bom nổ) 
- Đồng chí Hòa: các đồng chí có sao không? 
Mọi người: nỏ can chi mô, mấy quả bom của quân ni nhằm nhò chi hề 
- Đồng chí Hòa: rứa mọi người tiếp tục nào. Cố lên, còn tí nựa là đến giờ mấy 
thằng Mỵ hấn nỏ dám ném bom nựa mô. 
( Bom nổ lần 1) các chiến sĩ hy sinh, chỉ duy nhất Bà Thông còn sống sót 
MÚA KẾT THÚC: Con xin ở lại nơi này – Thơ Nguyễn Văn Á – Ngô Bá Lục 
42 
Phụ lục 6. Một số hình ảnh tổ chức, hoạt động CLB Lịch sử 
Chuẩn bị đạo cụ cho hoạt động ra mắt 
Biểu diễn nghệ thuật 
Tìm hiểu các dòng họ, đền thờ tại địa phương 
43 
Tập luyện và giải trí 
44 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ NHẰM TẠO HỨNG THÚ 
HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT 
Lĩnh vực: LỊCH SỬ 
Năm thực hiện: 2021 
45 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ NHẰM TẠO HỨNG THÚ 
HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT 
Lĩnh vực: LỊCH SỬ 
Người thực hiện: LÊ THỊ THANH TRANG 
Tổ : Xã hội 
Năm thực hiện: 2021 
Điện thoại: 0986104909 
46 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
STT Các từ viết tắt Viết đầy đủ 
1. BCN CLB Ban chủ nhiệm câu lạc bộ 
2. CLB Câu lạc bộ 
3. HS Học sinh 
4. GV Giáo viên 
5. KHXH Khoa học xã hội 
6. SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo 
7. THPT Trung học phổ thông 
8. THPTQG Trung học phổ thông quốc gia 
47 
MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài ............................................................. 2 
1.2. 1. Mục tiêu ....................................................................................................... 2 
1.2.2. Đề tài có ý nghĩa ........................................................................................... 2 
1.2.3 Tính mới của đề tài ........................................................................................ 2 
1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 
II. NỘI DUNG ............................................................................................................. 4 
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức câu lạc bộ ở trường phổ thông .............. 4 
2.1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4 
2.1.2. Thực tiễn xây dựng và tổ chức hoạt động câu lạc bộ Lịch sử trong trường 
phổ thông hiện nay. ................................................................................................. 5 
2.2. Một số giải pháp xây dựng, tổ chức CLB Lịch sử ở trường phổ thông 
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. .............................................................. 7 
2.2.1 Công tác chuẩn bị thành lập CLB .................................................................. 7 
2.2.2 Tổ chức ra mắt CLB .................................................................................... 10 
2.2.3 Các hình thức tổ chức hoạt động ................................................................. 12 
2.3. Kết quả thực hiện đề tài ................................................................................. 23 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................... 25 
3.1. Kết luận ............................................................................................................. 25 
3.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 42 
48 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_cau_lac_bo_nham_tao_hung_thu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan