Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh

1.Thêm hoặc giảm mức độ nhiễu của bốn phương án

 1.1. Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ ?

 Học sinh trung bình

 A.C2H6 B.NaOH C.C6H6 D.C2H4

 Học sinh khá

 A.CH3COOH B.C2H5OH C.NaOH D.CH3COONa

 Học sinh giỏi

 A.C6H5NH3Cl B. H2NCH2COOH C. CH3NH3HCO3 D.(NH4)2CO3

 1.2. Hợp chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch brom ?

 Học sinh trung bình

 A.C2H4 B.C2H6 C.CH3COOH D. C2H5OH

 Học sinh khá

 A.C4H10 B.C4H8 C.CH3COOH D. CH3COCH3

 Học sinh giỏi

 A.C3H8 B.C2H5OH C.C2H3COOH D.CH3COCH3

 1. 3.Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hoá trị có cực ?

 Học sinh trung bình

 A.H2 B.Cl2 C.HCl D.Al2O3

 Học sinh khá

 A.Na2O B.N2 C.NH3 D.Al2O3

 Học sinh giỏi

 A.CO2 B.H2O C.K2O D. CaO

 1.4.Cho các dung dịch riêng biệt không màu sau đây : Na2CO3, Ba(OH)2 , HCl. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây nhận được ngay các dung dịch trên riêng biệt?

 Học sinh trung bình, khá

 A.NaOH B.H2O C.H2SO4 D.Al

 Học sinh giỏi

 A.Quỳ tím B.Phenoltalein C.H2SO4 D.Al

 1.5.Cho sơ đồ biến hoá sau :

 CH4→ X1→ X2→ C2H5OH

 X1, X2 lần lượt là

 Học sinh trung bình

 A.C2H2, C2H6 B.C2H2, C2H4

 C.C2H2, CH4 D.C2H4, CH3CHO

 Học sinh khá, giỏi

 A.C2H4, C2H2 B.C2H2, CH3CHO

 C.C2H4, CH3CHO D.CH3Cl, C2H4

 1.6.Hợp chất nào sau đây không cho phản thế ?

 Học sinh trung bình

 A.CH4 B.C2H2 C.C6H6 D.HCHO

 Học sinh khá, giỏi

 A.C2H4 B.CH3COOH C.HCHO D.CH3CHO

 

docx13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆM CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 
- Lĩnh vực: HÓA HỌC
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. 
 Khi chuyển hình thức kiểm tra đánh giá từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan thì dẫn đến tình trạng sau đây : Phần lớn học sinh không tham gia học tập bộ môn vì trong tư tưởng không biết gì để học; học cũng không làm được  Dẫn đến tình trạng bỏ liều 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
 Từ năm học 2007-2008, Bộ Giáo Dục quyết định cùng với môn Ngoại ngữ : Các môn Lý, Hoá , Sinh phải kiểm tra học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hoàn toàn qua các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng đại học. Đây là một vấn đề vô cùng khó đối với học sinh và giáo viên đang giảng dạy bộ môn khoa học tự nhiên nói chung và môn Hóa học nói riêng. Vì các lý do sau: 
 - Trong cùng một lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau nhưng phải cần thiết tiếp thu một kiến thức tương tự nhau để đáp ứng yêu cầu cho kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
 - Thời gian dùng cho giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm là không nhiều.
 Để đáp ứng yêu cầu cho giáo viên dễ dàng xây dựng câu hỏi trắc nghiêm khách quan cho nhiêu đối tượng học sinh nhằm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn. Tôi mạnh dạng giới thiệu phương pháp : XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 
3. Nội dung sáng kiến.
 Từ một đề gốc ta có thể xây dựng thành nhiều đề khác nhau dùng cho nhiều đối tượng học sinh trên cơ sở : Trung bình- Khá - Giỏi
 Một số hình thức ra đề 
 1.Thêm hoặc giảm mức độ nhiễu của bốn phương án 
 1.1. Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ ? 
 Học sinh trung bình 
 A.C2H6 B.NaOH C.C6H6 D.C2H4
 Học sinh khá 
 A.CH3COOH B.C2H5OH C.NaOH D.CH3COONa
 Học sinh giỏi 
 A.C6H5NH3Cl B. H2NCH2COOH C. CH3NH3HCO3 D.(NH4)2CO3
 1.2. Hợp chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch brom ?
 Học sinh trung bình 
 A.C2H4 B.C2H6 C.CH3COOH D. C2H5OH
 Học sinh khá 
 A.C4H10 B.C4H8 C.CH3COOH D. CH3COCH3
 Học sinh giỏi 
 A.C3H8 B.C2H5OH C.C2H3COOH D.CH3COCH3
 1. 3.Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hoá trị có cực ?
 Học sinh trung bình 
 A.H2 B.Cl2 C.HCl D.Al2O3
 Học sinh khá 
 A.Na2O B.N2 C.NH3 D.Al2O3
 Học sinh giỏi 
 A.CO2 B.H2O C.K2O D. CaO 
 1.4.Cho các dung dịch riêng biệt không màu sau đây : Na2CO3, Ba(OH)2 , HCl. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây nhận được ngay các dung dịch trên riêng biệt?
 Học sinh trung bình, khá 
 A.NaOH B.H2O C.H2SO4 D.Al
 Học sinh giỏi 
 A.Quỳ tím B.Phenoltalein C.H2SO4 D.Al
 1.5.Cho sơ đồ biến hoá sau : 
 CH4→ X1→ X2→ C2H5OH
 X1, X2 lần lượt là 
 Học sinh trung bình 
 A.C2H2, C2H6 B.C2H2, C2H4 
 C.C2H2, CH4 D.C2H4, CH3CHO
 Học sinh khá, giỏi 
 A.C2H4, C2H2 B.C2H2, CH3CHO 
 C.C2H4, CH3CHO D.CH3Cl, C2H4 
 1.6.Hợp chất nào sau đây không cho phản thế ?
 Học sinh trung bình 
 A.CH4 B.C2H2 C.C6H6 D.HCHO
 Học sinh khá, giỏi 
 A.C2H4 B.CH3COOH C.HCHO D.CH3CHO
1.7.Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ?
 Học sinh trung bình 
 A.Al(OH)3 B.Al2O3 C.NaHCO3 D.NaCl
 Học sinh khá 
 A.Al(OH)3 B.Zn(OH)2 C.Al D.NaHCO3
 Học sinh giỏi 
 A.(NH4)2CO3 B.ZnO C.Na2CO3 D.NaHCO3
 1.8 .Phản ứng hoá học nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử ?
 Học sinh trung bình 
 A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
 B. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
 C. 2Na + Cl2 → 2NaCl
 D. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
 Học sinh khá 
 A.KHCO3 + HCl → KCl + H2O + CO2 
 B.Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O 
 C. 3FeO + 10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
 D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
 Học sinh giỏi 
 A. C2H4 + HOH → C2H5OH
 B.CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag C.NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O
D.Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
 1.9 .Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C3H6, C4H10 thì thu được 9,632 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Số mol C3H6 trong hỗn hợp A là :
 Học sinh trung bình, khá 
 A.0,15 B.0,03 C.0,17 D.0,25 
 Học sinh giỏi 
 A. 0,1 B. 0,03 C.0,08 D.0,12
 1.10.Hỗn hợp X chứa kim loại M có hoá trị II không đổi và Fe. Cho 4 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu cho 2,4 gam M tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 0,75M thì sau phản ứng axit còn dư. Kim loại M là :
 Học sinh trung bình, khá 
 A. Ca B.Mg C.Zn D.Al
 Học sinh giỏi 
 A.Ca B.Be C.Mg D.Zn
 1.11. X mạch hở có công thức phân tử là C3Hy. Một bình kín có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở 1500C có áp suất là 2atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết X sau đó đưa bình về 1500C, áp suất bình vẫn là 2atm. Người ta trộn 9,6 gam X với hiđro rồi cho qua bình đựng Ni đun nóng (H=100%) thì thu được hỗn hợp A chỉ có các hiđrocacbon. Tỉ khối của A đối với hiđro là : 
 Học sinh trung bình, khá 
 A.23 B.21 C.24 D.25
 Học sinh giỏi
 A.20 B.19,5 C.21 D.22
 1.12. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A bằng oxi vừa đủ thì thu được khí cacbonic và hơi nước. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng H2SO4 đặc thì nhận thấy thể tích khí và hơi sản phẩm cháy giảm hơn một nửa. A là :
 Học sinh trung bình, khá 
 A.Anken B.Anđehit no đơn chức
 C.Axit no đơn chức D.Ankan
 Học sinh giỏi 
 A.Anken B. Ankađien
 C.Ancol no mạch hở D. Axit no đơn chức mạch hở
 2. Thêm hoặc bớt dữ kiện của câu hỏi gốc 
 2.1 
 Học sinh trung bình, khá 
 Tổng số các hạt ( p,e,n) cấu tạo nguyên tử X là 40, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Nguyên tử X có cấu hình electron nào sau đây ? 
 A.1s22s22p63s1 B.1s22s22p63s23p1 
 C.1s22s22p63s2 D.1s22s22p63s23p64s2
 Học sinh giỏi 
 Tổng số các hạt (p,e,n) cấu tạo của nguyên tử X là 40. Cấu hình electron nguyên tử X là:
 A.1s22s22p63s1 B.1s22s22p63s23p1 
 C.1s22s22p63s2 D.1s22s22p63s23p64s2
 2.2 
 Học sinh trung bình, yếu 
 Cho sơ đồ sau : KMnO4 → X→ KClO3
 X là :
 A.Br2 B.I2 C.Cl2 D.HCl
 Học sinh khá, giỏi
 Cho sơ đồ sau : KMnO4 → X→ Y→ KCl
 X là : 
 A.MnCl2 B.Br2 C.Cl2 D.K2MnO4 
 2.3
 Học sinh trung bình, khá 
Cho các dung dịch không màu sau đây : Na2SO4, H2SO4, NaNO3, HNO3, Ba(OH)2
Chỉ được dùng một loại thuốc thử nào sau đây để nhận ra các dung dịch riêng biệt?
 A.NaOH B.AgNO3 C.BaCl2 D.Quỳ tím
 Học sinh giỏi 
Cho các dung dịch không màu sau đây : Na2CO3, H2SO4, BaCl2 , HNO3, Ba(OH)2
Chỉ được dùng một loại thuốc thử nào sau đây để nhận ra các dung dịch riêng biệt?
 A.NaOH B.AgNO3 C.BaCl2 D. Quỳ tím
 2.4
 Học sinh trung bình, yếu
 Cho a gam hỗn hợp X chứa Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít H2(đktc) và còn 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị a là :
 A. 12 B.14 C.20,4 D.26,8
 Học sinh khá, giỏi
 Cho a gam hỗn hợp X chứa Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu oxi hoá hoàn toàn a gam hỗn hợp X ban đầu bằng khí clo dư thì thu được 54,125 gam hỗn hợp muối. Giá trị a là : 
 A.12 B.14 C.20,4 D.26,8
 2.5 
 Học sinh trung bình, yếu
 Đốt cháy hoàn toàn a gam một ankan A thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của A là :
 A. C6H14 B.C2H6 
 C.C3H8 D.C5H12
 Học sinh khá, giỏi
 Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một chất hữu cơ A thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của A là :
 A. C6H14 B.C5H12O 
 C.C3H8O D.C5H12
 2.6 
 Học sinh trung bình, yếu 
 Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit hữu cơ thì thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của axit là : 
 A.HCOOH B.CH3COOH 
 C.(COOH)2 D.CH2(COOH)2
 Học sinh khá, giỏi
 Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam một axit hữu cơ thì thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của axit là :
 A.HCOOH B.CH3COOH 
 C. (COOH)2 D.CH2(COOH)2
 2.7 
 Học sinh trung bình, yếu 
 Oxi hoá 3,2 gam một ancol đơn chức thì thu được 3 gam một anđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol là : 
 A.CH3OH B.CH3CH2OH 
 C.CH2=CHCH2OH D.CH2=CHOH
 Học sinh khá , giỏi
 Oxi hoá không hoàn toàn 4 gam một ancol đơn chức thì thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm : Một anđehit, nước và ancol dư. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol là: 
 A.CH3OH B.CH3CH2OH 
 C.CH2=CHCH2OH D.CH2=CHOH 
 2.8
 Học sinh trung bình, khá
 Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của hai ancol là :
 A.CH3OH, C2H5OH B.C2H5OH, C3H7OH 
 C.C2H4(OH)2, C3H6(OH)2 D.CH3OH, C2H4(OH)2 
 Học sinh giỏi
 Đốt cháy hoàn toàn a gam hai ancol là đồng đẳng liên tiếp thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của hai ancol là :
 A.CH3OH, C2H5OH B.C2H5OH, C3H7OH 
 C.C2H4(OH)2, C3H6(OH)2 D.CH3OH, C2H4(OH)2
 2.9 
 Học sinh trung bình, khá 
 Cho 16,8 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 2M thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ có một muối sắt (III) duy nhất. Thể tích HNO3 ít nhất dùng là:
 A.200 ml B.300 ml C.400 ml D.600 ml
 Học sinh giỏi 
 Cho 16,8 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 2M thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa một muối sắt duy nhất. Thể tích HNO3 ít nhất dùng là 
 A.200 ml B.300 ml C.400 ml D.600 ml
 2.10 
 Học sinh trung bình, khá
 Đốt cháy hoàn toàn a gam một amin no đơn chức bằng khí oxi vừa đủ thì thu được 1,76 gam CO2, 1,26 gam H2O và V lít khí N2 (đktc). Giá trị V là :
 A.2,24 B.0,224 C.6,72 D.6,944 
 Học sinh giỏi
 Đốt cháy hoàn toàn a gam một amin no đơn chức bằng không khí vừa đủ ( không khí chỉ chứa Oxi 20% thể tích và còn lại chỉ có nitơ ) thì thu được 1,76 gam CO2, 1,26 gam H2O và V lít khí N2(đktc). Giá trị là : 
 A.2,24 B.0,224 C.6,72 D.6,944
 2.11 
 Học sinh trung bình, khá
 Cho m gam nhôm cháy trong oxi một thời gian thì thu được (m + 3,2) gam hỗn hợp chất rắn A. Cho toàn bộ A tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là :
 A.5,4 B.8,1 C.7,2 D.3,6
 Học sinh giỏi
 Cho m gam nhôm cháy trong oxi một thời gian thì thu được (m + 3,2) gam hỗn hợp chất rắn A. Cho toàn bộ A tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí N2O (đktc) sản phẩm khử duy nhất bay ra. Giá trị m là : 
 A.5,4 B.8,1 C.7,2 D.3,6 2.12.Có 200 ml dung dịch A chứa đồng thời Na2CO3 1M , K2CO3 1,5M và 300 ml dung dịch B chứa đồng thời HCl 1M, H2SO4 0,5M.
 Học sinh trung bình, khá
 Cho từ từ toàn bộ dung dịch A vào dung dịch B thì thu được thể tích (lít) khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn là :
 A.11,2 lít B.5,6 lít C.6,72 lít D.2,24 lít
 Học sinh giỏi 
 Cho từ từ toàn bộ dung dịch B vào dung dịch A thì thu được thể tích (lit) khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn là :
 A. 11,2 lít B. 5,6 lít C.6,72 lít D.2,24 lít
 2.13
 Học sinh trung bình, khá
 Cho 400 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 36 gam dung dịch NaOH C% thì thu được 9,36 gam kết tủa keo trắng. Giá trị của C là : 
 A.40% B.60% C.20% hoặc 40% D.40% hoặc 60% 
 Học sinh giỏi
 Cho 400 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 36 gam dung dịch NaOH C% thu được a gam kết tủa keo trắng. Nếu cho 400 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 148 gam dung dịch NaOH C% nói trên cũng thu được a gam kết tủa keo trắng. Giá trị C là
 A.40% B.60% C.20% hoặc 40% D.40% hoặc 60%
 2.14
 Học sinh trung bình , khá 
 Cho V lít (đktc) khí CO2 hấp thụ hết vào 5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì thu được 59,1 gam kết tủa trắng. Giá trị là :
 A.6,72 B.11,2 C.6,72 hoặc 11,2 D.6,72 hoặc 15,68
 Học sinh giỏi
 Cho V lít (đktc) khí CO2 hấp thụ hết vào 5 lít dung dịch chứa đồng thời KOH 0,16M, Ba(OH)2 0,1M thì thu được 59,1 gam kết tủa trắng. Giá trị V là : A.6,72 B.11,2 C.6,72 hoặc 33,6 D.6,72 hoặc 15,68 
 2.15.
 Học sinh trung bình, khá
 Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 3:7. Lấy m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 20,16 lít (đktc) khí NO( sản phẩm khử duy nhất).Giá trị m là :
 A.58,4 gam B.50,4 gam C.55,2 gam D.62,4 gam
 Học sinh giỏi
 Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 4:7. Lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,032 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn 0,1m gam kim loại còn dư. Khối lượng kim loại phản ứng là :
 A.58,667 gam B.50,4 gam C.15,84 gam D.17,6 gam
 3.Thay đổi câu hỏi tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh.
 3.1. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch axit HCl dư thì thu được 2,24 lít H2(đktc).
 Học sinh trung bình yếu 
 Phần trăm theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp là : 
 A.56% B.28% C.44% D.66%
 Học sinh khá, giỏi
 Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu dùng là : 
 A. 500 ml B.250 ml C.300 ml D.400 ml
 3. 2.Cho phương trình phản ứng hoá học sau :
 Fe + H2SO4 (đặc, nóng)→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
 Học sinh trung bình 
 Tổng hệ số nguyên các chất tham gia phản ứng sau khi cân bằng phản ứng trên là :
 A.6 B.8 C.12 D.18
 Học sinh khá, giỏi 
 Tỉ số hệ số nguyên của phân tử chất khử và phân tử chất oxi hoá sau khi cân bằng phản ứng trên là :
 A.2:6 B.1:3 C.2:3 D.3:2
3.3.Cho các chất rắn riêng biệt sau :CaSO4.2H2O, CaCO3, Na2CO3.10H2O, Na2SO4
 Học sinh trung bình, khá 
 Hoá chất nào sau đây dùng để nhận ra các chất riêng biệt ?
 A.H2O, NaOH B.H2O, AgNO3 
 C.H2O, HCl D.H2O, Ba(OH)2
 Học sinh giỏi 
 Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận ra các chất riêng biệt ?
 A.H2O B.Quỳ tím 
 C.Dung dịch HCl D.Dung dịch NaOH
 3.4.Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1,6M thì thu được dung dịch Y và 1,6 gam kim loại không tan.
 Học sinh trung bình, khá 
 Khối lượng Fe3O4 ( gam ) có trong a gam hỗn hợp là : 
 A.23,2 B.39,2 C.24,8 D.31,2 
 Học sinh giỏi 
 Giá trị a là : 
 A.23,2 B.39,2 C.24,8 D.31,2
 3.5. Cho V (ml) dung dịch NaOH 2M tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 1M thì thu được 23,4 gam kết tủa keo trắng.
 Học sinh trung bình, khá 
 Giá trị nhỏ nhất của V là 
 A.450 B.750 C.250 D.850
 Học sinh giỏi
 Giá trị của V là 
 A.450 hoặc 750 B.450 hoặc 850 
 C.850 hoặc 750 D.250 hoặc 450
 3.6.Cho a gam hỗn hợp A gồm Al, Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch B đồng thời giải phóng 13,44 lít H2(đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,6 gam chất rắn E.
 Học sinh trung bình
 Khối lượng (gam) của Al có trong hỗn hợp A ban đầu là:
 A.10,8 B.10,2 C.20,4 D.15,3
 Học sinh khá, giỏi 
 Khối lượng (gam) của Al2O3 trong hỗn hợp A là :
 A.10,8 B.10,2 C.20,4 D.15,3
3.7. Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ A đơn chức có thành phần nguyên tố ( C,H,O) thì thu được khí CO2 và H2O. Tỉ lệ mol của CO2 đối với H2O là 4:5
 Học sinh trung bình, khá
 Công thức phân tử của A là :
 A.C4H10 B.C4H10O C.C4H8O D.C3H8O
 Học sinh giỏi 
 Số chất có thể có của A là : 
 A.4 B.6 C.5 D.7
 3.8.Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH3COOCH3 tác dụng với lượng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đựơc m gam chất rắn khan.
 Học sinh trung bình, khá 
 Giá trị m là : 
 A.19,2 B.7,4 C.3,2 D.16,4
 Học sinh giỏi
 Khối lượng (gam ) metanol thu được sau phản ứng là :
 A.19,2 B.4,8 C.3,2 D.6,4
 3.9.Hợp chất A có công thức phân tử là C7H8O
 Học sinh trung bình, khá 
 Số đồng phân phenol của A là : 
 A.6 B.5 C.4 D.3
 Học sinh giỏi
 Số đồng phân hợp chất thơm của A là : 
 A.6 B.5 C.4 D.3
 3.10. A là một axit hữu cơ no , mạch hở , phân tử có n nguyên tử cacbon và a nhóm chức cacboxyl. Trung hoà hoàn toàn 5,2 gam A bằng lượng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,5M.
 Học sinh trung bình, khá 
 Khối lượng (gam) muối khan thu được là : 
 A.7,4 B.3,7 C.11,1 D.9,2
 Học sinh giỏi
 Biểu thức liên hệ giữa n và a là : 
 A.n = a B.n = a + 1 C. D.
 3.11.Đun nóng a gam hỗn hợp hai ancol đơn chức với H2SO4 đặc thì thu được 72 gam hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau và 21,6 gam nước.
 Học sinh trung bình, yếu 
 Giá trị a là :
 A.36 B72 C.93,6 D.144
 Học sinh khá , giỏi
 Khối lượng hai ancol trong a gam hỗn hợp lần lượt là :
 A.38,4 gam và 55,2 gam B.25,6 gam và 68 gam 
 C. 27,6 gam và 66 gam D. 21,6 gam và 72 gam
 3.12. Cho hỗn hợp khí X chứa CO,H2 đi qua ống sứ đựng 0,12 mol hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 nung nóng.Kết thúc phản ứng tạo ra 0,138 mol hỗn hợp Y gồm CO2, hơi H2O và hỗn hợp chất rắn B còn lại trong ống sứ gồm 4 chất cân nặng 14,352 gam. Hoà tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít khí NO (đktc) sản phẩm khử duy nhất.
 Học sinh trung bình , khá 
 Số mol mỗi oxit trong hỗn hợp A ban đầu là 
 A.0,03 mol và 0,09 mol B.0,06 mol và 0,06 mol
 C. 0,05 mol và 0,07 mol D.0,04 mol và 0,08 mol
 Học sinh giỏi 
 Giá trị V là :
 A.0,224 lít B.0,672 lít C.2,285 lít D.6,854 lít
 3.13.Hỗn hợp khí A có khối lượng là 24,6 gam gồm: Một ankan, 0,3 mol etilen, 0,2 mol axetilen và 0,7 mol hiđro. Cho toàn bộ hỗn hợp A đi qua chất xúc tác Ni, nung nóng thì thu được hỗn hợp khí B chỉ có các hiđro cacbon có tổng thể tích là 21,64 lít (đktc).
 Học sinh trung bình , khá 
 Khối lượng phân tử trung bình của B là :
 A. 13,67 B.22,36 C.28,33 D.26,67
 Học sinh giỏi 
 Khối lượng phân tử trung bình của A là
 A.13,67 B.22,36 C.28,33 D.20,33
 3.14.Chia 9,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt làm hai phần bằng nhau:
 Phần 1: Hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO, NO2 có tỉ khối đối với hiđro bằng 19,8. Cô cạn dung dịch A thu được 14,78 gam hỗn hợp muối khan
 Phần 2 : Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được V lít (đktc) khí SO2( sản phẩm khử duy nhất).
 Học sinh trung bình , khá 
 Giá trị V là :
 A.1,12 lít B.1,008 lít C.1,68 lít D.2,24 lit
Học sinh giỏi 
 Công thức phân tử oxit là : 
 A.FeO B.Fe2O3 C.Fe3O4 D.FeO hoặc Fe3O4
 * Trên đây là một số hình thức thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng cho từng đối tượng học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản như nhau. Trong từng loại nói trên ta có thể kết hợp hai hoặc ba loại  tạo ra rất nhiều phương án khác cũng phục vụ cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi giáo viên đứng lớp và đặc điểm của học sinh từng địa bàn khác nhau.
4.Đơn vị, cá nhân áp dụng sáng kiến lần đầu 
 Trường THPT Tân Châu, giáo viên hướng dẫn là Nguyễn Văn Em.
 Các lớp học sinh áp dụng thực hiện : Tất cả những lớp được phân công giảng dạy từ năm học 2016-2017 đến nay.
 Khi thực hiện áp dụng cho các đối tượng học sinh tham gia thì rút ngăn thời gian học tập của học sinh mà đạt hiệu quả cao. Kích thích được khả năng tự học của học sinh.
 Điều kiện cân thiết áp dụng sáng kiến :
 - Học sinh có kiến thức cơ bản về hóa học.
 - Học sinh chọn khối thi có môn Hóa và có sự yêu thích bộ môn.
 - Thuộc các lớp có tiết tự chọn môn Hóa( mới có thời gian hướng dẫn)
IV. Hiệu quả đạt được 
 Ñaây laø saùng kieán ñaõ döa vaøo giaûng daïy moät soá lôùp 11,12 maø toâi ñöôïc phaân coâng vaøo caùc naêm hoïc: 2016-2017; 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020 cho học sinh thuộc khối A,B
 - 100% hoïc sinh tieáp thu vaø vaän duïng ñöôïc phöông phaùp vaøo baøi giaûi cuï theå. Ña soá hoïc sinh trung bình khaù raát thích thuù vôùi phöông phaùp giaûi naøy vaø tích cực tham gia xây dựng và học tập trong thời gian ôn thi .
 -Kết quả tốt nghiệp qua 03 năm thực hiên sáng kiến :
 +Naêm hoïc 2016-2017 : Lớp 11B2 : 100% học sinh trên trung bình, trong đó khá giỏi đạt hơn 70%
 +Năm học 2017-2018 : Lớp 12AB :100% học sinh trên trung bình, trong đó hơn 70% đạt khá giỏi.
 + Năm học học 2018-2019 : Lớp 12A3: 100% học sinh trên trung bình, trong đó hơn 80% đạt khá giỏi.
 + Học kỳ I năm học 2019-2020 
 Lớp 11B2 : 100% học sinh trên trung bình, trong đó hơn 90% đạt khá giỏi.
 Lớp 12A2 : 100% học sinh trên trung bình, trong đó hơn 90% đạt khá giỏi.
V. Mức độ ảnh hưởng 
 Đây là phương pháp ôn tập chỉ dành cho học sinh khối 11 thuộc các khối A,B và học sinh 12 ôn thi THPTQG môn hóa học mà thôi. Tất cả học sinh THPT hay THGDTX đều tiếp thu dễ dàng phương pháp này.
VI- Kết luận
 Kiến nghị : Giáo viên đang dạy ôn thi THQG nên vận dụng tốt phương pháp này vào việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho đối tượng học sinh mình .
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 	 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Văn Em

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_cau_hoi_trac_nghiem_cho_nhieu.docx
Sáng Kiến Liên Quan