Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài toán tổng quát về H+ và NO₃

1. Cơ sở lý luận.

Cơ sở lý luận của đề tài “Xây dựng bài toán tổng quát về H+ và NO3-” Trong đó các kiến thức bộ trợ như tính chất của axit nitric, các hợp chất của nitơ, muối nitrat .

Ngoài ra còn sử dụng các công thức định lượng trong hóa học, đồng thời sử dụng nhuần nhuyễn các định luật bảo toàn, như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron.

2. Cơ sở thực tiễn.

Đây là dạng bài tập phổ biến nhất của hợp chất vô cơ, là dạng bài tập điển hình trong các đề thi học sinh giỏi và kỳ thi TNTHPT QG. Dạng bài tập này cơ bản là dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao và định hướng phương pháp giải hết sức khó khăn, vì vậy bản thân đã dựa vào nhu cầu của thực tiễn, dựa vào các dạng bài tập đã có trong các tài liệu và trong các đề thi để tiến hành thực hiện đề tài. Dựa vào cơ sở thực tiễn này mà khiến cho đề tài có tính thuyết phục hơn so với các cách tư duy cũ khi giải các dạng bài tập đó.

 

docx47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài toán tổng quát về H+ và NO₃", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điều kiện. Mối liên hệ giữa V1 với V2 là:
	A. V1 = V2.	B. V1 = 1,5V2	C. V1 = 2V2	D. V1 = 0,5V2
Câu 8. Cho 23,2 gam FeCO3 vào HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch A thu được dung dịch B. Dung dịch B hoà tan tối đa m gam Cu (tạo thành sản phẩm khử NO duy nhất). Giá trị m là.
	A. 57,6.	B. 6,4.	C. 32.	D. 64.
Câu 9. Cho m1 gam Fe tác dụng với 500 ml dung dịch H2SO4 và NaNO3 1,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 5 gam chất rắn B và 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Cô cạn dung dịch A thu được m1 gam chất rắn khan. Giá trị m2 là:
	A. 149,35 gam.	B. 110,4 gam.	C. 156,9 gam.	D. 132,1 gam.
Câu 10. Cho 15,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 1,59 mol HNO3 thu được dung dịch Y chứa hỗn hợp muối và 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tổng khối lượng 4,88 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy có 1,505 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của Al trong X?
A. 33,96%	B. 32,00%	C. 30,57%	D. 25,47%
Câu 11. Cho m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dich HNO3, thu được sản phẩm khử khí NO duy nhất và 35,85 gam muối trong đó oxi chiếm 64,268% khối lượng muối. Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 6,09 và 0,4	B. 5,61 và 0,48	C. 6,09 và 0,64	D. 25,93 và 0,64
Câu 12. Cho 3,76 gam hỗn hợp các kim loại Mg, Fe, Cu hòa tan hết vào dung dịch HNO3 loãng, dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,06 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,64	B. 5,68	C. 4,72	D. 5,2
Câu 13. Cho m gam kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 gam so với dung dich ban đầu và 0,025 mol khí N2 duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 65,54 gam muối khan. Kim loại M là
A. Mg	B. Zn	C. Al	D. Ca
Câu 14. Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,9	B. 6,9	C. 8,2	D. 7,6
(Đề Thi Chung Quốc Gia - 2016)
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm hai khí có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 10,08	B. 11,20	C. 13,44	D. 5,60
Câu 16. Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27	B. 29	C. 31	D. 25
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M gồm Fe, FeCO3, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí E có tỉ khối so với He bằng 7,5 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa 33,88 gam muối và 1,12 lít hỗn hợp khí T gồm NO và CO2. Biết các thể tích khí đo ở đktc và NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là
A. 20,265	B. 15,375	C. 9,970	D. 11,035
Câu 18. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 10,752 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 5,184m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 17,32	B. 	57,645	C. 38,43	D. 25,62
Câu 19. Cho luồng khí CO qua ống sứ đựng 5,8 gam FexOy nóng đỏ trong một thời gian thu được hỗn hợp khí X và chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư được dung dịch Z và 0,784 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Z được 18,15 gam muối khan. Hòa tan Y bằng HCl dư thấy có 0,672 lít khí (đktc). Phần tram khối lượng Fe trong Y là (giả sử chỉ xảy ra quá trình khử FexOy thành Fe)
A. 67,44%	B. 32,56%	C. 40,72%	D. 59,28%
Câu 20. Cho m gam hỗn hợp FeO và FexOy tác dụng với dung dịch HNO3 đặc thu được a mol khí NO2. Cũng cho m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được b mol khí SO2. Quan hệ giữa a và b là
A. a = 2b	B. b = 2a	C. a = 4b	D. a = b	
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch dịch Y chứa 33,45 gam muối và V1 lít NO ( đktc). Cũng lượng X như trên khi hòa tan trong dung dịch HNO3 (loãng, dư), kết thúc phản ứng thu được V2 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Z chứa 32,7 gam muối. Giá trị của V2 là 
A. 0,336	B. 0,56	C. 0,28	D. 2,24	
Câu 22. Hòa tan hỗn hợp X gồm Zn, FeCO3, Ag (số mol Zn bằng số mol của FeCO3) với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp A hai khí không màu có tỉ khối hơi so với Heli là 9,6 và dung dịch B. Cho B phản ứng với lượng dư KOH được chất rắn Y. Lọc Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,82 gam chất rắn Z. Biết mỗi chất trong X chỉ khử HNO3 xuống một số oxi hóa duy nhất. Khối lượng Ag trong X là
A. 1,08	B. 2,16	C. 1,62	D. 1,89
Câu 23. Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp X gồm FeS2, S, CuS và Cu trong 800 ml dung dịch HNO31M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,06 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặc khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
A.	6,08	B. 13,76	C.10,72	D.17,6
Câu 24. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết 31,76 gam X vào dung dịch chứa 1,51 mol HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chỉ chứa các sản phẩm của nitơ (% khối lượng của oxi trong Z là 60,7595%). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,42 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, nếu cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 88,58 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hoàn tan được hết m gam Cu thì thu được dung dịch T. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch T gần nhất với
A. 95	B. 92	C. 89	D. 98
Câu 25. Hỗn hợp X gồm Ca, Mg, MgCO3, MgO, CaO. Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 48,48 gam chất tan; 7,616 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là . Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2 có tỉ khối đối với H2 là a và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 74,72 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 16,75 	B. 18,50 	C. 20,25 	D. 17,80
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 77,7 gam hỗn hợp gồm Al và FexOy bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X chứa 284,1 gam muối và 2,688 lít khí N2O (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 72,0 gam rắn. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 3,65 mol	B. 3,63 mol	C. 3,90 mol	D. 	3,64 mol
Câu 27. Hỗn hợp X gồm FeO, FeCO3, CuO, CuCO3, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 31,381% khối lượng. Nung 36,2 gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,48 gam hỗn hợp Y. Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít hỗn hợp khí (đktc, SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm CO2, NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21,125 (ngoài NO và NO2 không còn sản phẩm khử nào khác). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 1,40 	B. 	1,20	 	C. 1,60	D. 	0,80
Câu 28. Đốt cháy 21,54 gam hỗn hợp rắn dạng bột gồm Fe, Zn và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 7,4. Mặt khác, hoàn toàn hoàn toàn X trong dung dịch chứa H2SO4 và 0,36 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muốn trung hòa và 8,72 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng a. Để tác dụng với tối đa các muối trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,0 mol NaOH thu được 20,72 gam kết tủa. Các khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của a là
A. 7,0	B. 6,0	C. 6,5	D. 7,5
Câu 29. Đốt cháy 13,44 gam bột Fe trong hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được a gam chất rắn X (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết a gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol HCl, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa các muối, trong đó FeCl3 có khối lượng là 13 gam. Nếu cho a gam X vào dung dịch chứa HCl và HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối clorua kim loại và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và H2, có tỉ khối so với He bằng 3,3. Cho 640 ml dung dịch NaOH 1,25M vào dung dịch Z, lọc bỏ kết tủa cô cạn dung dịch nước lọc thu được x gam chất rắn khan. Giá trị của x là
A. 44,95 gam	B. 44,21 gam	C. 44,58 gam	D. 45,32 gam
Câu 30. Cho 16,24 gam hỗn hợp X dạng bột gồm Al2O3, FeS2, FeS và S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 1,68 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho V ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,6M vào dung dịch Y, thu được kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là
A. 300 ml	B. 600 ml	C. 500 ml	D. 400 ml
Câu 31. Cho 42,24 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeCO3 và Fe(OH)2 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được a mol khí CO2 và dung dịch có chứa 45,72 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết 42,24 gam X trên trong dung dịch chứa Fe(NO3)3 và 1,6 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 17,36 gam bột Fe, thấy thoát ra hỗn hợp khí. Nếu cho 800 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 51,36 gam hiđroxit sắt (III) duy nhất. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong cả quá trình. Giá trị của a là
A. 0,12 	B. 0,18 	C. 0,16 	D. 0,10
Câu 32. Thổi 0,24 mol khí CO qua ống sứ chứa 26,99 gam hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgCO3 và CuO nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,32 mol khí CO2. Phần rắn trong ống sứ hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,04 mol NO và a mol N2O (không còn sản phẩm khử nào khác). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa cực đại, lấy phần kết tủa này đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 23,79 gam rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,04	B. 1,08	C. 1,05	D. 1,09
Câu 33. Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là
A. 6,72 	B. 5,60 	C. 5,96 	D. 6,44
Câu 34. Hòa tan 1180m gam hỗn hợp H gồm FeS2, FeS, FexOy, FeCO3 vào dung dịch chứa 2 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được 549m gam hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, CO2 và dung dịch X. Cho X tác dụng tối đa với 20,16 gam Cu, thì chỉ có khí NO thoát ra đồng thời thu được dung dịch Y; khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam. Mặt khác dung dịch X cũng phản ứng tối đa với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1,74M, sau phản ứng thu được 90,4 gam kết tủa. Biết trong H oxi chiếm 24,407% về khối lượng và sản phẩm khử của N+5 trong cả quá trình chỉ có NO và NO2. Phần trăm khối lượng của NO2 trong T có giá trị gần nhất với
A. 30%	B. 23%	C. 55%	D. 28%
Câu 35. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 32%	B. 48%	C. 16%	D. 40%
Câu 36. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m là
A. 13,92	B. 19,16	C. 13,76	D. 11,32
(Đề Thi Chung Quốc Gia - 2016)
Câu 37. Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và FeCO3 trong dung dịch chứa 1,12 mol NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O và 0,08 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối. Tỉ khối của Y so với He bằng 6,8. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng phân đổi thu được 22,8 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là.
	A. 64,09%	B. 62,73%	C. 66,82%	D. 65,45%
Câu 38. Cho 49,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 37,48% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,64 mol HCl và 0,2 HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2 có tỉ khối so với He bằng a. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 243,98 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối đa với các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,92 mol NaOH. Giá trị gần nhất của a là.
	A. 9,5	B. 9,6	C. 9,7	D. 9,8
Câu 39. Để 26,88 gam phôi Fe ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit Fe. Hòa tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 67,84 gam. Nồng độ Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là.
	A. 26,72%	B. 25,05%	C. 24,47%	D. 28,16%.
Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu trong đó có Mg và Fe có số mol bằng nhau. Lấy 11,25 gam hỗn hợp X cho vào cốc đựng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 7,728 lít khí (đktc) và hỗn hợp sản phẩm (gồm cả dung dịch và phần không tan). Cho từ từ một lượng vừa đủ Mg(NO3)2 vào hỗn hợp sản phẩm đến khi kết thúc cácphản ứng thu được V lít (đktc) một khí không màu, hóa nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y thu được 14,88 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
	A. 60%.	B. 13%.	C. 84%.	D. 30%.
* Đáp án: 
1.D
2.A
3.B
4.B
5.A
6.C
7.D
8.D
9.A
10C
11.C
12.D
13.A
14.A
15.A
16.B
17.A
18.A
19.B
20.A
21.D
22.C
23.B
24.B
25.B
26.C
27.B
28.D
29.C
30.A
31.C
32.D
33.A
34.A
35.D
36.C
37.A
38.D
39.C
40.D
3.4. Thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm.
- Mục đích cơ bản của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra, đánh giá tính phù hợp của phương pháp trong định hướng phương pháp giải bài tập hữu cơ mức vận dụng cao trong đề thi HSG và THPT-QG.
- Khẳng định hướng đi đúng đắn của và cần thiết của và tính khả thi của đề tài trên cơ sở lí luận và thực tiễn. Đồng thời qua đó điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn.
3.4.2. Thời gian, vị trí và đối tượng thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành TNSP tại một số lớp thuộc khối 11, 12 trong học kì I, năm học 2020 - 2021 tại trường của tôi giảng dạy và tại một số trường lân cận. Đối tượng TNSP là GV và HS khá và giỏi của các trường THPT trên.
3.4.3. Nội dung thực nghiệm và kết quả thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành gặp giáo viên cốt cán đang giảng dạy khối 11, 12 và luyện thi TNTHPT-QG và bồi dưỡng HSG khối 12 môn hóa tại các trường, trao đổi về phương pháp và nhờ giáo viên tiến hành giảng dạy ở trên lớp cho học sinh “chủ yếu là dạy thêm”. Sau giảng dạy chúng tôi trao đổi với giáo viên và học sinh, thấy kết quả rất tích cực. Khi chưa tiếp cận phương pháp thì hầu hết các học sinh không làm được hoặc làm nhưng mang tính mò mẫm, không có định hướng cụ thể. Sau khi tiếp cận phương pháp các em đã hiểu hơn và đặc biệt chủ động hơn khi tiếp cận các dạng bài tập về HNO3 và H+ và NO3- vận dụng cao trong đề thi TNTHPT-QG. Các em không còn tư tưởng sợ hãi khi tiếp cận dạng bài tập này. Qua kết quả khảo sát các bài kiểm tra thử thấy kết quả đạt được của các em tích cực hơn, cao hơn so với những em không được tiếp
PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Những công việc đã làm
	Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 tôi đã hoàn thành sơ bộ nội dung của đề tài. Trong quá trình viết đề tài ngoài dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệm, của những giáo viên cốt cán trong tỉnh Nghệ An. Từ tháng 10 đến tháng 12 tôi đã tiến hành áp dụng và thử nghiệm tại các trường. Qua thực nghiệm và khảo sát ý kiến từ giáo viên và học sinh tôi đã kiện toàn để đề tài thiết thực hơn.
2. Kết luận
1.2.1. Những kết quả đạt được.
	Hiệu quả lớn nhất của đề tài là trang bị phương pháp căn bản cho học sinh khi thực hiện các bài tập vận dụng cao trong đề thi HSG và THPT – QG. Điều quan trọng là làm cho học sinh thích thú, đam mê và không có tư tưởng sợ sệt trước dạng bài tập này nữa. Giúp học sinh có kết quả cao hơn ở bộ môn Hóa trong kỳ thi TNTHPT – QG và kỳ thi HSG tỉnh khối 12 và HSG trường khối 11, từ đó chắp được một phần ước mơ chinh phục HSG và các trường ĐH đỉnh cao của nước nhà.
 Đề tài cũng giúp học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự mình tham gia các hoạt động để vừa làm vững chắc kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng. Đề tài này còn tác động rất lớn đến việc phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập, tư duy logic và khả năng tìm tòi cho học sinh giỏi. Tuy nhiên cần biết vận dụng các kỹ năng một cách hợp lý và biết kết hợp các kiến thức cơ bản như đặc điểm cấu tạo và tính chất trong từng bài tập cụ thể thì mới đạt được kết quả cao.
1.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề tài.
	Thuận lợi khi áp dụng đề tài: Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của BGH các trường, của đồng nghiệp và các học sinh nên việc triển khai áp dụng đề tài hết sức thuận lợi. Bản thân cũng là giáo viên được xem là có kinh nghiệm trong công tác luyện thi ĐH. Bản thân cũng được sự tin tưởng của cấp trên, nên nhiều lần được đi biên soạn đề thi HSG, đề thi THPT-QG nên được va chạm nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn với nhiều đồng nghiệp giỏi. Nên việc biên soạn đề tài thuận lợi hơn. Mặt khác học sinh trong khu vực có khá nhiều HS giỏi nên việc thể nghiệm đề tài thuận lợi hơn.
	Khó khăn: Vì phần bài tập vận dụng cao chỉ phù hợp với một lượng khá ít đối tượng học sinh, vì vậy đề tài khó áp dụng cho học sinh đại trà. Đề tài thích hợp cho đối tượng HSG và Khá. Mặt khác nếu giáo viên ít va chạm với loại bài tập này cũng khó khăn trong công tác triển khai.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_toan_tong_quat_ve_h_va_no.docx
Sáng Kiến Liên Quan