Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT - Ban cơ bản

Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang đứng trước yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng sống, năng lực tự học, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi.

 Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “ dạy người”, “kỹ năng sống” và “ dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.

 Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI) nêu rõ: giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả.

 Rèn luyện KNS qua môn học ở trường THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức để hòa nhập với cộng đồng và xu thế toàn cầu hóa. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách, giàu ước mơ, hoài bão, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. do đó chúng ta cần hướng các em đến những chuẩn mực hành vi, thân thiện, sống có mục đích, hòa nhập cùng tập thể, có trách nhiệm đối với môi trường, truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc.

 

docx52 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết các xung đột trên thế giới hiện nay, bài học về lòng nhân nghĩa?
Chúng cùng tìm hiểu NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM
Ở CÁC THẾ KỈ X – XV để làm sáng tỏ điều đó. 
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: cá nhân - cả lớp
Nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta ở thế kỉ X và triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
HS trả lời. GV kết luận và sử dụng lược đồ chống Tống năm 981.
Sự mưu lược của Lê Hoàn trong quá trình chỉ huy kháng chiến: lúc thì khiêu chiến vờ thua để nhử giặc, lúc thì trá hàng rồi bất ngờ đánh úp.
Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê ?
HS trả lời. GV kết luận : - Triều đình nhà Đinh sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy sinh quyền lợi cá nhân dòng họ.
- Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập đất nước của nhân dân.
- Do sự mưu lược của Lê Hoàn.
Kỹ năng tư duy phân tích, phát hiện vấn đề. Rèn luyện cho HS hiểu được trong cuộc sống mình phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể,vì nền độc lập của đất nước. (HS liên hệ với bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
Hoạt động 2 : Nhóm- đóng vai.
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm :
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân xâm lược của quân Tống vào những năm 70 của thế kỉ XI.
Nhóm 2: Đóng vai và kể lại tại sao Lý Thường Kiệt lại tổ chức đánh Tống trên đất Tống.  
Nhóm 3: Đóng vai và kể lại cuộc chiến đấu trên bờ sông Như Nguyệt 1077.
Các nhóm thảo luận và diễn cùng với sử dụng lược đồ để tạo biểu tượng lịch sử.
GV kết luận và lí giải cho học sinh thấy được hành động chủ động đánh địch để chặn thế giặc mạnh, khi đạt mục đích thì rút về. Đây là cuộc kháng chiến được coi là rất đặc biệt trong lịch sử: Đánh giặc trên đất của giặc.
GV sử dụng bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt khi giảng về cuộc chiến đấu 1077 (có thể sử dụng khi dẫn chuyện). Qua bài thơ HS hiểu được rằng khi đất nước bị xâm lược thì phải đứng dậy chiến đấu bảo vệ nền độc lập.
Kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,tư duy phân tích, khơi gợi hứng thú học tập, học sinh thể hiện năng khiếu nghệ thuật. 
Hoạt động 3: Đóng vai 
Người dẫn chuyện tóm tắt về sự phát triển của đế quốc Mông – Nguyên - thế lực hung bạo chinh chiến khắp nơi: “Không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta, không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Mông Cổ giày xéo” .
Nhóm 1: Đóng vai và kể lại các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Nghệ thuật quân sự.
Nhóm 2: Đóng vai và kể lại cuộc Hội nghị Diên Hồng với quyết tâm Chống quân Mông - Nguyên.
Nhóm 3: Đóng vai Trần Quốc Tuấn và kể lại qua mô hình trận đánh trên sông Bạch Đằng 1288. 
Những quyết tâm kháng chiến của vua tôi nhà Trần: Hội nghị Diên Hồng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng và hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản để thấy được : Trước thế giặc mạnh vua tôi nhà Trần đã đồng tâm quyết tâm chiến đấu chống giặc bảo vệ Tổ quốc chứ không hề run sợ.
 Kỹ năng tư duy phân tích, tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, phát hiện vấn đề, xâu chuỗi sự kiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, rút ra nguyên nhân thắng lợi.
 Hoạt động 4 : Cá nhân- cả lớp.
Người dẫn chuyện giới thiệu sự suy vong của nhà Trần cuối thế kỉ XIV và sự ra đời của nhà Hồ. Cuộc xâm lược của quân Minh cùng đoạn trích trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi  ..“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” để HS hiểu về nguyên nhân của Khởi nghĩa Lam Sơn. Khắc sâu hơn tội ác của quân Minh từ đó giáo dục cho học sinh lòng căm thù giặc, ý thức bảo vệ Tổ quốc.
GV đàm thoại về Lê Lợi và Nguyễn Trãi
- SD lược đồ trình bày về những thắng lợi tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn.
GV cho HS thấy được đây là cuộc khởi nghĩa khắc sâu lòng nhân nghĩa. Đó là hành động trước sự cùng quẫn của giặc ta đã cấp ngựa, thuyền cho chúng về nước. 
Kỹ năng tư duy phân tích, phát hiện vấn đề, xâu chuỗi sự kiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, chính sách khoan hồng với kẻ thù , tư tưởng nhân nghĩa, rút ra đặc điểm. Kỹ năng suy đoán tình huống, nhận định vấn đề.
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV?
Qua bài học chúng ta sẽ làm gì?
Kỹ năng liên hệ bản thân.
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Năm 981, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn sau cái chết của Đinh bộ Lĩnh, nhà Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó, thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn lên ngôi vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Nhân dân Đại Việt chiến đấu và bảo vệ nền độc lập của đất nước.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
- Nguyên nhân: 
- Diễn biến: 
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”. Năm 1075, quân ta cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống với mục tiêu là kho lương thành Ung Châu. Sau đó lui về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: 1077 quân Tống kéo sang và bị đánh bại trên bờ sông Như Nguyệt. Ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII.
- 1258,1285,1287-1288, nhân dân ta đã 3 lần chống quân Mông - Nguyên.
Vua tôi nhà Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm đánh giặc với “vườn không nhà trống ”, với 
 “Bạch Đằng một trận hỏa công
Giặc kia tan tác, máu hồng đỏ sông”.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
Năm 1407 cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại.
Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.
1427, chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang khiến quân giặc tháo chạy về nước.
3. Hoạt động luyện tập: GV sử dụng thiết kế “Trò chơi lịch sử”
Gv cho một bức tranh ẩn( với nội dung là hình ảnh Trần Quốc Tuấn). 
Phía ngoài bức tranh là các gói câu hỏi: 4 câu, mỗi câu sẽ gắn với bài học:
Câu 1: Đây là nét độc đáo, nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Câu 2: Tinh thần “Sát Thát” được nêu cao trong cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?
Câu 3: Ai là tác giả của tác phẩm “ Nam quốc sơn hà”?
Câu 4: Tư tưởng xuyên suốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
 Và từ khóa của bức tranh là: Đây là nhân vật lãnh đạo chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?
4. Hoạt động vận dụng: - Tìm hiểu nghệ thuật quân sự của cha ông trong các thế kỉ X-XV. 
- Bài học về nghệ thuật kết thúc chiến tranh, về sức mạnh toàn dân.
- Bài học về lòng nhân ái, tính chủ động trong chiến tranh
5.Bài tập: Làm câu hỏi SGK .
Đây là bài dạy hay, nội dung phong phú phù hợp để GV tổ chức dạy học pháp triển năng lực, rèn luyện KNS cho HS qua môn học. HS sẽ được tích lũy những kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống như tư duy sáng tạo, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác, thuyết trình, năng khiếu nghệ thuậtTừ đó giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh về tinh thần yêu nước, về tư tưởng nhân nghĩa, về giải quyết xung đột bằng hòa bình.. 
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM
Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc “Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học  Lịch sử lớp 10 THPT - Ban cơ bản”
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
(Được thể hiện qua các nội dung cụ thể ở mục V của chương II)
III. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
1. Đối tượng thực nghiệm
	HS lớp 10C1, 10C2 của trường THPT Đông Hiếu và lớp 10C1, 10C2 của trường THPT 1/5.
2. Thời gian thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2018-2019.
3. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp tiền và hậu trắc nghiệm – trước và sau khi học. 
Ở các lớp thực nghiệm, GV chú ý đến rèn luyện kỹ năng sống trong dạy học. 
Ở lớp đối chứng, GV dạy học bình thường, không chú ý đến rèn luyện KNS trong dạy học. 
Các nhóm thực nghiệm và đối chứng đều làm bài kiểm tra trắc nghiệm trước khi tiến hành thực nghiệm.
Sau khi dạy xong, học sinh cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá lại bằng bài kiểm tra trắc nghiệm 10 phút mà HS đã làm trước khi tiến hành thực nghiệm.
4. Kết quả thực nghiệm
Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi chọn các công thức sau đây để tính toán, xử lí và thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm.
+ Giá trị trung bình cộng (), để so sánh mức học trung bình của HS hai nhóm lớp TN và ĐC. Việc xử lí kết quả qua các lần kiểm tra theo công thức sau:
Trong đó là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh. 
 + Độ lệch chuẩn (S), là tham số đo được mức độ phân tán kết quả học tập của HS quanh giá trị X. S càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của HS phân tán quanh X càng ít, tức là chất lượng tốt và ngược lại.
- Về mặt định tính: đánh giá qua việc phân tích bài làm của HS; qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với HS và phiếu hỏi.
Kết quả về điểm số được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2; được tính toán bằng định lượng qua bảng 3.3.
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra trước thực nghiệm
Nhóm
Tổng số HS
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
84
0
1
2
6
14
17
20
16
8
0
ĐC
87
0
2
4
7
13
18
18
17
8
0
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra sau thực nghiệm
Nhóm
Tổng số HS
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
84
0
0
1
2
9
14
23
20
12
3
ĐC
87
0
1
4
5
12
18
20
18
8
1
Bảng 3.3. Bảng so sánh điểm trung bình và độ chênh lệch của bài kiểm tra trước 
và sau thực nghiệm
Nhóm
Số học sinh
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Giá trị trung bình
()
Độ chênh lệch
Giá trị trung bình
()
Độ chênh lệch
TN
84
6,5
0,2
7,1
0,6
ĐC
87
6,3
6,5
Số HS
Điểm số Xi
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC
Số HS
Điểm số Xi
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC
5. Nhận xét kết quả thực nghiệm
a. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Học sinh chủ yếu vẫn tiếp thu kiến thức một cách thụ động và tạo cho các em thói quen không chịu tư duy khám phá kiến thức, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn khi đứng trước yêu cầu nào đó, cũng như đứng trước tình huống của cuộc sống, chưa mạnh dạn trong liên hệ trách nhiệm bản thân.
b. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua các giờ dạy lịch sử được dạy lồng ghép KNS đã đem lại những hiệu quả rõ rệt:
- HS học tập tự giác, chủ động, phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu.
- Học sinh tích cực, hào hứng tham gia khai thác những kiến thức có trong tranh ảnh, lược đồ.
- Học sinh tích cực chủ động tìm tòi kiến thức, học tập ở nhà
- Giờ học trở nên sôi nổi, thú vị đạt hiệu quả cao: HS nắm bài và khắc sâu kiến thức, hình thành những xúc cảm lịch sử. Từ đó, đã giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em và hình thành năng lực thực hành bộ môn.
- Học sinh tự tin, mạnh dạn trình bày những vấn đề bản thân khám phá, tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động học và hoạt động dạy làm cho môi trường dạy học trở nên thân thiện hơn.
- Học sinh có suy nghĩ về trách nhiệm đối với đất nước quê hương, đất nước. Từ đó giúp các em thêm yêu đất nước, ý thức bảo vệ di sản văn hóa.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Rèn luyện KNS chỉ thực sự có hiệu quả khi người giáo viên có tâm huyết, sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian. Rèn luyện KNS không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của toàn xã hội, bởi người càng có nhiều KNS sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn, làm chủ được bản thân, chắc chắn sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống. Ngược lại, người thiếu KNS thường dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
  Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ra thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ trình độ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc rèn luyện KNS cho học sinh trong dạy học lịch sử ngoài yếu tố thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THPT còn giúp HS có những hiểu biết toàn diện về lịch sử dân tộc. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ đề ra, với kết quả nghiên cứu được kiểm định qua thực nghiệm sư phạm là có tính khả thi. 
 Để phát huy tính tích cực học tập HS, GV yêu cầu HS cần phải tích cực học tập, phải sử dụng nhiều thao tác kỹ năng tư duy để rèn luyện KNS. Đồng thời, GV cần tăng cường tạo tình huống có vấn đề và tổ chức HS tự làm việc, tự giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học.
Cần có quan niệm đúng đắn khi trong dạy học lịch sử như: cần tuân thủ nguyên tắc của lý luận dạy học nói chung và phương pháp dạy tích hợp, lồng ghép kỹ năng sống nói riêng. Cần tránh quan niệm lồng ghép một cách công thức, máy móc, áp đặt, nhằm tránh cho bài giảng trở nên khô khan, cứng nhắc, thiếu sinh động, không gây hứng thú cho HS dẫn đến bài học kém hiệụ quả.
Với đặc thù môn học, từ những kết luận trên, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là: Việc rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS ở trường THPT là việc làm hết sức cần thiết, có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực độc lập, chủ động và sáng tạo hướng tới việc hoạt động hóa,tích cực hóa hoạt động nhận thức.
Hai là: Cần tổ chức các chuyên đề về vấn đề rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
 	Ba là: Cần tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các địa danh lịch sử để tăng cường chất lượng giáo dục thực tế giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn di sản của nhân loại và của địa phương.
Bốn là: Cần tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ, hướng nghiệp để qua đó học sinh được trải nghiệm, được hình thành những KNS, những kỹ năng lao động, định hướng nghề nghiệp.
Năm là: Cần tổ chức thường xuyên cuộc thi Khoa học- kỹ thuật để học sinh thêm yêu khoa học, không ngừng sáng tạo, hình thành kỹ năng lao động sáng tạo cho các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các bộ sách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT của NXB giáo dục.
2. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Lịch sử Việt Nam - NXB giáo dục.
5. Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa 2- phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
6. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực của giáo viên- Moudule 35- NXB giáo dục 2013.
7. Tạp chí giáo dục.
8. SGK lịch sử 10 - NXB giáo dục.
9. Sáng kiến kinh nghiệm của Nguyễn Thị Ngọc Tú chuyên Lương Thế Vinh- tỉnh Đồng Nai.
10. Nguồn Intenet.
PHỤ LỤC I
Phiếu điều tra tình hình học sinh về việc rèn luyện KNS trong DHLS lớp 10
Câu 1. Em có hứng thú học tập môn lịch sử không?
A. Rất hứng thú. B. Hứng thú.
C. Bình thường. D. Không hứng thú.
Câu 2. Khi học lịch sử lớp 10 có lồng ghép rèn luyện KNS em thấy như thế nào?
A. Rất thích. B. Thích.
C. Bình thường. D. Không thích.
Câu 3. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, thầy cô có thường xuyên sử dụng việc lồng ghép KNS hay không?
A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng.
C. Rất ít khi. D. Không bao giờ.
Câu 4. Rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS lớp 10 có quan trọng không?
A. Quan trọng . B. Rất quan trọng.
C. Bình thường. D. Không quan trọng.
Câu 5. Vì sao em hứng thú học tập môn lịch sử?
A. Có nhiều sự kiện hấp dẫn. 
B. Thầy, cô nhiệt tình, kiến thức hay.
C. Em đăng kí vào ban KHXH. 
D. Học để biết, hiểu về lịch sử dân tộc và thế giới.
Câu 6. Theo em có cần thiết đa dạng hóa các hình thức dạy học để gây hứng thú hơn đối với việc học tập bộ môn không?
A. Rất cần thiết. B. Cần thiết.
C. Bình thường. D. Không cần thiết.
Câu 7. Ý kiến khác: 
..........................................................
..
PHỤ LỤC II
Phiếu điều tra tình hình rèn luyện KNS trong DHLS lớp 10
(Dành cho giáo viên)
Câu 1. Theo thầy(cô) việc rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS lớp 10 có quan trọng không?
A. Quan trọng. B. Rất quan trọng.
C. Bình thường . D. Không quan trọng.
Câu 2. Thực tiễn dạy học hiện nay ở trên lớp, thầy cô có thường xuyên sử dụng việc lồng ghép KNS hay không?
A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng.
C. Không thường xuyên. D. Rất ít khi.
Câu 3. Khi tiến hành dạy lồng ghép rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS lớp 10, thầy (cô) gặp những thuận lợi gì?
A. Gây được sự hứng thú cho học sinh. 
B. Học sinh hiểu bài.
C. Kết quả đạt được trong giờ học cao.
D. Học sinh hiểu bài, hứng thú học tập, hiệu quả giáo dục cao.
Câu 4. Khó khăn lớn nhất thầy(cô) trong dạy lồng ghép rèn luyện KNS cho học sinh trong DHLS lớp 10 là
A. it tài liệu tham khảo. B. mất thời gian.
C. phương tiện dạy học ít. D.chưa được tập huấn. 
Câu 5. Theo thầy(cô) ý nào không đúng khi rèn luyện KNS cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 10 ?
A. Vừa “dạy chữ” vừa “dạy người”.
B. Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập, bảo vệ di sản.
C. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, yêu lao động, yêu hòa bình.
D. Mất thời gian đầu tư giáo án, chưa có tài liệu hướng dẫn,chưa được tập huấn về vấn đề này.
Câu 6. Ý kiến khác: 
PHỤ LỤC III
Phiếu khảo sát kết quả học tập của học sinh
Câu 1. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
A. Vườn không nhà trống.
B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.
C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc.
D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc.
Câu 2. Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ
A. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên.
B. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh.
C. Hào khí Đông A.
D. Sát thát.
Câu 3. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. Ngụ binh ư nông. B. Tiên phát chế nhân.
C. Vườn không nhà trống. D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc.
Câu 4. Ý không phản ánh chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông – Nguyên thất bại trong việc xâm lược nước ta?
A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.
B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.
C. Quân giặc yếu, lại chủ quan.
D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc.
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật.
Câu 6. Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là
A. Trần Quang Khải. B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Quốc Toản. D. Trần Bình Trọng.
Câu 7. Ai là tác giả của những Câu thơ bất hủ: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc – Nam cũng khác.”?
A. Lý Thường Kiệt.               B. Trần Hưng Đạo.
C. Nguyễn Trãi .                D. Quang Trung.
Câu 8. Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
A.Chống Tống thời Tiền Lê. B. Chống Tống thời Lý.
C. Chống Mông – Nguyên thời Trần. D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh. 
Câu 9. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu.                  B. Chương Dương.
C. Hàm Tử.                      D. Bạch Đằng.
Câu 10. Tác giả bài Hịch tướng sĩ và có Câu nói nổi tiếng: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã” là
A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quang Khải.
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docx47_Hoa_f77e1ecf61.docx
Sáng Kiến Liên Quan