Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tự học trong dạy học Ngữ văn Lớp 10 - Trung học Phổ thông

Hiện trạng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở môn Ngữ Văn

chương trình THPT Lớp 10

Để hiểu rõ việc tự học cho học sinh nói chung và tự học môn Ngữ Văn 10 –

THPT nói riêng, một cuộc khảo sát đã được diễn ra (thời gian 09/2019 – 2/2020).

Nội dung cuộc khảo sát tập chung vào nhận thức của giáo viên về bản chất, vai

trò, ý nghĩa của tự học; hệ thống các kĩ năng tự học cần hình thành và phát triển

cho học sinh trong quá trình học bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông, các yếu tố

ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tự học, mức độ tự học

môn Ngữ văn và cách học của học sinh.

Về phương pháp, hai mẫu phiếu điều tra đã được xây dựng (dành cho giáo viên

và học sinh) rồi gửi về một số trường phổ thông, kết quả thu được 158 phiếu giáo

viên và 980 phiếu học sinh. Ngoài ra việc phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh

về các vấn đề liên quan đến tự học và dự giờ, thăm lớp cũng được tiến hành. Đồng

thời tập hợp các nguồn tin tức thời sự qua báo chí, các phương tiện thông tin đại

chúng để có sự đánh giá chính xác hơn về thực trạng dạy học và phát triển kĩ năng

tự học cho học sinh. Bản chất của tự học là vấn đề quan trọng, tuy nhiên nhận thức

về nội dung này nhiều HS và ngay cả giáo viên vẫn còn mơ hồ, hiểu một cách

phiến diện. Sau đây là biểu đồ khảo sát thực tế.

Khi được hỏi về bản chất của tự học của học sinh, khảo sát ý kiến của giáo viên,

cụ thể: Số phiếu phát ra là 158 phiếu đã thu được kết quả như sau:

- 68,9% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: Tự học của học sinh là quá

trình học sinh tích cực, chủ động, độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo

viên.

- 24% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: Tự học của học sinh là quá

trình học sinh tự học tập ở nhà để bổ sung cho kiến thức trên lớp.

- 6,9% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: Tự học của học sinh là tự

mình tìm ra kiến thức mà không cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên.

Về sự cần thiết của tự học:

- 56,9% giáo viên đồng ý: Tự học không chỉ giúp học sinh mở rộng củng cố mà

còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản.

- 22,7% giáo viên cho rằng: Tự học giáo dục đạo đức, nhân cách tốt cho học

sinh và rèn luyện thói quen tốt trong học tập.

- 21,4% giáo viên đồng ý: Tự học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bộ

môn ở trường phổ thông.

pdf51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tự học trong dạy học Ngữ văn Lớp 10 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Em cảm nhận như thế nào về bức tranh cuộc sống này? 
 - Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè hiện lên như thế nào qua việc miêu tả 
của nhà thơ? 
- Học sinh thảo luận và cử đại diện trình bày. 
- Các học sinh khác bổ sung. 
- GV nhận xét và chuẩn kiển thức. 
Gợi ý sản phẩm 
2.1. Vẻ đẹp cảnh ngày hè 
Nhóm 1,2 
 * Câu thơ thứ nhất: Tâm thế của thi nhân: 
+ Rồi: rỗi rãi 
+ Ngày trường 
+ Câu thơ lục ngôn 
+ Cách ngắt nhịp: 1/2/3 
 36 
-> Tâm thế thanh nhàn, thư thái hóng mát của thi nhân – khoảng thời gian hiếm hoi 
ít ỏi trong cuộc đời con người “thân” ko nhàn mà “tâm” cũng ko nhàn. 
* Vẻ đẹp của thiên nhiên: 
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè được cảm nhận qua các hình ảnh: 
+ Màu xanh của cây hòa với tán cây xanh mát 
+ Trước hiên nhà trong cành lá xanh biếc hoa lựu đang phun màu đỏ 
+ Sen hồng trong ao đã ngát mùi hương 
- Nghệ thuật khắc họa: 
+ Sử dụng những hình ảnh, màu sắc đặc trưng của màu hè 
+ Sử dụng những động từ mạnh “đùn đùn”, “giương”, “phun”, tính từ “tiễn” để 
diễn tả sức sống của cảnh vật. 
-> Sự quan sát tinh tế của NT: Không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài mà còn 
khám phá sự vận động bên trong của cảnh vật. 
- Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống 
đang trổ dáng, khoe sắc và tỏa hương. 
→ Cảnh sắc thiên nhiên tựa như một bức họa đẹp →thi trung hữu họa. 
Nhóm 3,4 
* Bức tranh cuộc sống: 
Cảm nhận qua thính giác 
- Âm thanh: 
+ Lao xao chợ cá: âm thanh cuộc sống, đặc trưng của làng chài 
+ Dắng dỏi cầm ve: âm thanh tự nhiên, đặc trưng của mùa hè 
Thời điểm: tịch dương- mặt trời lặn→ ngày sắp hết nhưng cuộc sống con người 
được miêu tả không ảm đạm, cuộc sống không dừng lại 
- Sử dụng phép đảo ngữ, đối, từ láy ... nhấn mạnh âm thanh sôi động và không 
khí rộn ràng của chiều hè nơi làng quê.. 
→ Thi trung hữu nhạc. 
→ Bức tranh cuộc sống thanh bình, rộn rã, nhiều niềm vui. 
- Nhận xét: Bức tranh ngày hè hiện ra tươi đẹp bởi sự kết hợp hài hòa cân đối giữa 
màu sắc và âm thanh, giữa thiên nhiên và con người. Qua đó thấy được sự giao 
cảm mạnh mẽ, tinh tế của nhà thơ với thiên nhiên, với cuộc sống. 
 37 
=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng 
sự sống ko ngừng lại. Thiên nhiên vẫn vận động với một nguồn sống dồi dào, 
mãnh liệt. 
-> Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. 
2.2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ q a 2 câ thơ cuối 
GV sử dụng PP dạy học đàm thoai gợi mở bằng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn HS 
rút ra: Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. 
- Nhận xét nhịp thơ, hình thức thơ ở câu 8, và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật ở 
câu 7, qua đó thấy được mong muốn gì của tác giả? 
- Nhận xét gì về sự vân động của tứ thơ? 
- Học sinh trình bày. 
- Các học sinh khác bổ sung. 
- GV nhận xét và chuẩn kiển thức. 
Gợi ý sản phẩm 
- Nghệ thuật thể hiện: 
+ Sử dụng điển tích 
+ Câu thơ lục ngôn với nhịp 3/3/ngắn gọn dứt khoát thể hiện sự dồn nén cảm xúc 
của bài thơ 
Mong ước: Nhân dân ở muôn phương đều được hưởng cuộc sống ấm no, thái 
bình. 
 38 
→Tứ thơ vận động từ thiên nhiên, đến con người và kết tụ lại ở khát vọng cao đẹp 
của nhà thơ. 
3. GV hướng dẫn học sinh tổng kết 
GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Yêu cầu HS tổng kết nội dung 
và nghệ thuật (theo kỹ thuật trình bày một phút). 
- GV sử dụng PP dạy học tích hợp 
- Học sinh trình bày. 
- Các học sinh khác bổ sung. 
- GV nhận xét và chuẩn kiển thức. 
Gợi ý sản phẩm 
Nghệ thuật. 
- Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn 
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi có giá trị biểu cảm cao, hình ảnh thơ giản dị mà giàu 
sức sống. 
 2. Nội dung 
 Bài thơ Cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên 
nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. 
 C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề 
2. Các bước tiến hành 
- Giáo viên giao nhiệm vụ học tâp: 
Câu hỏi 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
Câu hỏi 2: Bài thơ thể hiện sự cách tân so với thơ Đường ở điểm nào? 
- Học sinh làm việc cá nhân, trả lời 2 câu hỏi và trình bày trong 1 phút. 
- Gợi ý sản phẩm 
Câu 1: thơ Nôm Đường luật. 
Câu 2: Cách tân của Nguyễn Trãi: 
 39 
Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường luật, đan xen câu 6 chữ và câu 7 chữ; ngôn ngữ 
thơ giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày; bút pháp tả cảnh ngụ 
tình đặc trưng của văn học trung đại. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
1. Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung 
của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: - Giáo viên sử dụng Kĩ thuật 4 ô vuông để các nhóm thảo luận 
nhanh tại lớp về nội dung sau: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh 
ngày hè; Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. 
2. Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm 
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG 
 Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung 
của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. 
 Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: 
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Anh (chị) có nhận xét gì về tiếng Việt trong bài thơ? 
- Trình bày cảm nhận về bài thơ (viết đoạn, vẽ tranh) 
 40 
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆ SƯ PHẠM 
3.1. Mục đích của thực nghiệm 
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi 
của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông. 
 Đối với đề tài này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm 
nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp tự học môn Ngữ văn 10 
THPT. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra. 
3.2. Phương pháp thực nghiệm 
Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này phương pháp thực nghiệm là phương 
pháp loại suy: phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực 
nghiệm được chia thành hai nhóm: 
- Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử 
dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn 10 THPT. 
- Nhóm lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động dạy không sử dụng phương 
pháp tự học môn Ngữ Văn 10 THPT. 
3.3. Nội dung thực nghiệm 
Nội dung thực nghiệm đó là đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương 
pháp tự học môn Ngữ Văn 10 THPT. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết 
khoa học đề ra. 
 3.4. Tổ chức thực nghiệm 
3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm 
- Chọn bài thực nghiệm 
Căn cứ vào mục tiêu cũng như nội dung chương trình Ngữ Văn 10- THPT và 
để đáp ứng được hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn 10 
THPT nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy tôi đã chọn bài 
sau: 
 Bài : Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 
- Chọn đối tượng thực nghiệm 
Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và khoa học tôi đã chọn đối 
tượng thực nghiệm là sự lự chọn ngẫu nhiên, tôi chọn học sinh lớp 10C10 của 
trường THPT Tân Kỳ. Chọn 1 lớp thực nghiệm đối chứng là 10C1, các lớp này có 
đặc điểm chung đáp ứng được các nguyên tắc thực nghiệm là: 
+ Trình độ tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập. 
+ Số lượng học sinh tương đương nhau. 
+ Không gian và điều kiện lớp học tương đương. 
 41 
+ Cùng giáo viên giảng dạy. 
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm 
Sau khi lựa chọn được bài thực nghiệm và đối tượng thực ngiệm, GV tiến 
hành giảng dạy theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. 
- Tại lớp đối chứng GV giảng dạy theo phương pháp, hình thức vẫn thường 
hay dùng. 
- Tại lớp thực nghiệm: GV soạn giáo án và giảng dạy theo tổ chức các hoạt 
động nhận thức thông qua việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn Lớp 10 
THPT. 
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. 
3.5.1. Kết quả thực nghiệm 
Sau mỗi bài học tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của hoc sinh bằng 
các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm kiểm tra cả kiến thức và 
kĩ năng của học sinh. 
 - Về mặt kiến thức: Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra, củng cố kiến 
thức cơ bản của bài học, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài 
học đề ra. 
 - Về kĩ năng: Qua bài kiểm tra sẽ đánh giá được các kĩ năng của học sinh 
như: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kĩ năng đọc hiểu, nhận xét đánh 
giá . 
3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
- Xử lí kết quả thực nghiệm: 
+ Chấm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 
10. 
+ Thống kê kết quả thực nghiệm sau khi chấm điểm. 
+ Tính điểm trung bình các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 
+ Xử lí thang điểm theo thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh đối chiếu và rút 
ra kết luận cần thiết. 
- Nhận xét, đánh giá về kết qủa thực nghiệm 
+ Nhận xét, đánh giá về mặt định lượng. 
+ Nhận xét, đánh giá về mặt định tính. 
3.6. Kết quả thực nghiệm 
Bài : Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 
 42 
 Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm 
 Lớp 
Đối 
 tượng 
 Sĩ số(HS 
có mặt) 
Điểm kiểm tra 
4 5 6 7 8 9 10 TB 
10C10 
Thực 
nghiệm 
40 1 2 5 14 10 7 1 7.4 
10C1 Đối chứng 40 3 6 10 10 8 3 0 6.6 
Bảng 3.2. Kết quả xếp lọai bài kiểm tra sau bài thực nghiệm (%) 
Lớp Đối tượng Sĩ số 
Xếp loại 
Yếu TB Khá Giỏi 
10C10 Thực nghiệm 40 2.5 17.5 60.0 20.0 
10C1 Đối chứng 40 7.5 40.0 45.0 7.5 
 * Nhận xét : 
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: 
- Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp 
đối chứng. Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại khá (7.4), còn lớp đối chứng 
tuy cũng đạt loại khá nhưng ở cận thấp (6.6). 
- Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực 
nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đố chứng cao hơn. Lớp thực 
nghiệm có tỉ lệ điểm yếu không đáng kể. 
- Từ hai chỉ số trên có thể rút ra kết luận rằng việc vận dụng hương dẫn 
phương pháp tự học tích cực đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả mang lại cả về 
mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập. 
 43 
 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
3.1.1. Qúa trình nghiên cứu đề tài 
 Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Ngữ Văn trong suốt 20 năm 
qua, quá trình thực tiễn nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu lí luận dạy học, phương 
pháp dạy học, vận dụng phương pháp tự học, tiến hành khảo sát thực tiễn ,tiến 
hành trên bài sọan bài: Cảnh ngày hè tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm 
trong vân dụng phương pháp tự học để giảng dạy, hướng dẫn học sinh nắm vững 
qui trình của phương pháp tự học nhằm nâng cao hiệu quả bài học bộ môn Ngữ 
Văn bậc THPT. 
Qua thời gian nghiên cứu tôi đã áp dụng Phương pháp tự học trong dạy học 
Ngữ Văn 10 bậc THPT từ năm học 2019-2020; 2020-2021 trong quá trình thực 
hiện đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Đảng ủy, Ban giám hiệu, tổ bộ 
môn, các đồng nghiệp giáo viên trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên 
địa bàn huyện Tân Kỳ. 
Qúa trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: 
TT Thời gian Nội dung thực hiện 
1 Tháng 09/2019 -12/2019 
Nghiên cứu lí luận dạy học, phương 
pháp dạy học, tiến hành khảo sát 
2 Tháng 01/2020 - 07/2020 
Viết đề cương và triển khai sáng kiến 
trong giai đoạn thử nghiệm .Khảo sát 
và đánh giá kết quả đạt được sau khi 
áp dụng thử nghiệm .Rút ra một số bài 
học kinh nghiệm. 
3 08/2020- 3/2021 
Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã 
bổ sung một số giải pháp để kiểm định 
độ tin cậy của giải pháp đề ra ,hoàn 
thành sáng kiến kinh nghiệm. 
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài 
Qua quá trình nghiên cứu. khảo sát và ứng dụng đề tài đã giúp tôi có thêm 
nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn Ngữ Văn. Đồng thời góp phần hỗ 
trợ các đồng nghiệp tại trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên địa bạn 
huyện nắm vững các biện pháp vận dụng phương pháp tự học trong dạy học ngữ 
văn lớp 10 THPT nói riêng và dạy học ngữ văn THPT nói chung. Từ đó tôi rút ra 
một số ý nghĩa sau: 
- Tự học phải bắt đầu từ chính học sinh, đặt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
Phải để học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của việc tự học, hiệu quả của tự học để tự 
 44 
thúc đẩy bản thân học hỏi, trau dồi kiến thức không ngừng. Giáo viên phải trả lời 
những câu hỏi thắc mắc, những vấn đề mà học sinh chưa hiểu rõ trong quá trình tự 
học. Cung cấp tài liệu tham khảo, học liệu phù hợp, chính thống. 
- Phương pháp tự học không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp học 
hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần kết hợp 
một cách hiệu quả, bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược 
điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi 
người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận 
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện 
dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp 
dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, 
sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với 
thực tiễnThay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá 
kiến thức qua hành động, học qua thực tế vận dụng vào thực tiễn, chỉ có như vậy 
kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững. 
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội 
thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, 
lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, tư duy 
sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá 
năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà 
trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. 
 Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc 
phương pháp dạy học, tự học đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển 
năng lực. 
3.1.3. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài này không chỉ áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Tân Kỳ mà còn có thể 
được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các Trường THPT trên địa bàn Huyện 
Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Tùy vào tình hình thực tế của từng trường 
để ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. 
 3.2. Kiến nghị 
Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tôi thấy cần thiết đưa 
ra một số kiến nghị: 
*Đối với giáo viên: 
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề mới và khó, 
đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và 
các KTDH tích cực trong quá trình dạy học. 
- Khi GV sử dụng PPTH trong dạy học cần phải nắm chắc bản chất, các bước 
tiến hành. 
 45 
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. 
Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
 - Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có sự tìm tòi mở 
rộng kiến thức, phải biết khơi dậy niềm đam mê tinh thần tự học của HS. 
 * Đối với nhà trường: 
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, cha 
mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về 
chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới. 
* Đối với Sở giáo dục và Đào tạo 
 - Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy 
học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào nội dung 
sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên.. 
- Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương 
pháp đổi mới dạy học theo định hướng năng lực học sinh 
- Nếu đề tài của tôi được công nhận ở cấp ngành, tôi đề xuất phổ biến rộng rãi 
đến các trường THPT để làm tài liệu giảng dạy cho GV, tài liệu học tập cho HS. 
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi 
sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các em HS 
để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 46 
 PHỤ LỤC I 
MINH CHỨNG HÌNH ANH HOẠT ĐỘNG TRONG BÀI HỌC 
1.Hình ảnh vận dụng phương pháp tự học trong hoạt động ngoại khóa. 
 47 
2.Hình ảnh Vận dũng kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch khi giáo viên yêu 
cầu viết bài tập về nhà 
 48 
PHỤ LỤC 2 
 PHIẾU KHẢO SÁT 
1.PHIẾU SỐ 1 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về bản chất của tự học của học sinh. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Tự học của học sinh là quá trình học sinh tích cực, chủ động, 
độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
2 Tự học của học sinh là quá trình học sinh tự học tập ở nhà để 
bổ sung cho kiến thức trên lớp. 
3 Tự học của học sinh là tự mình tìm ra kiến thức mà không cần sự 
hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
2. PHIẾU SỐ 2 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của sự tự học ở học sinh. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Tự học không chỉ giúp học sinh mở rộng củng cố mà còn giúp 
học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản 
2 Tự học giáo dục đạo đức, nhân cách tốt cho học sinh và rèn 
luyện thói quen tốt trong học tập 
3 Tự học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn ở 
trường phổ thông. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
3. PHIẾU SỐ 3 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của sự tự học ở học sinh. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Phát triển kĩ năng tư duy ngữ văn cho học sinh. 
2 Kĩ năng học sinh tự làm việc với SGK và tài liệu tham khảo. 
3 Kĩ năng phát hiện kiến thức qua đồ dùng trực quan. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
 49 
4. PHIẾU SỐ 4 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của sự tự học ở học sinh. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Tự học là tự mình tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
2 Tự học là tự mình đọc SGK, tài liệu tham khảo ở nhà để 
chuẩn bị bài mới. 
3 Tự học là học ngoài giờ lên lớp. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
5 .PHIẾU SỐ 5 
Khảo sát ý kiến của học sinh về hình thức của phương pháp tự học 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Hình thức học một mình 
2 Học theo nhóm bạn. 
3 Học với người thân 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
6. PHIẾU SỐ 6 
 Khảo sát ý kiến của học sinh về kĩ năng phương pháp tự học 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 Không nắm vững các kĩ năng tự học 
2 Còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. 
3 Sử dụng thành thạo 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
 50 
7. PHIẾU SỐ 7 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về thời gian tự học ở học sinh. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 HS tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ 
2 HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
8. PHIẾU SỐ 8 
Khảo sát ý kiến của học sinh về thời gian tự học. 
TT Câu hỏi Đồng ý 
1 HS tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ 
2 HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. 
Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 
 51 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung 
học phổ thông. 
2. Phan Trọng Luận (Chủ biên), (2010), Dạy học theo chuẩn kiến, thức kỹ năng 
môn Ngữ văn 10, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
3. Nhiều tác giả (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng môn 
Ngữ văn lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006. 
5. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10 tập1, tập 2, NXB Giáo dục, 
Hà Nội 2006. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tu_hoc_trong_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan