Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ưu điểm của phương pháp đóng vai
- Thứ nhất, học sinh được rèn luyện, thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Học phải đi đôi với
hành, nếu chỉ học lý thuyết mà không được trải nghiệm qua các tình huống thực tế
thì học sinh rất dễ bị rơi vào trạng thái hụt hẫng, chán chường. Nhưng, khi được
rèn luyện, thực hành, học sinh sẽ hình thành được những kỹ năng, kinh nghiệm
giúp các em vượt qua được khó khăn, thử thách.
8- Thứ hai, PPĐV gây chú ý và hứng thú cho học sinh. Với phương pháp này,
học sinh được trực tiếp khám phá, tìm tòi tri thức nên các em sẽ cảm thấy hào hứng
hơn trong học tập và chất lượng của giờ học cũng đạt hiệu quả cao. Qua phương
pháp đóng vai, học sinh được thực hành với các vai diễn mới lạ, không giống với
mình trong thực tế. Chẳng hạn như: Cảnh sát, giáo viên,cán bộ nhà nước, thậm chí
là cả những kẻ vi phạm pháp luật Khi đó các em sẽ cảm thấy hứng thú, muốn
khám phá, thể hiện năng lực của mình. Từ đây, các tri thức mới có trong nội dung
bài học sẽ được vận dụng vào tình huống cụ thể.
- Thứ ba, đây là phương pháp dạy học khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi
của học sinh theo hướng tích cực. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết vấn
đề, chủ động, sáng tạo xử lý tình huống trong thực tế. Phương pháp đóng vai giúp
học sinh phân biệt được những hành vi đúng, sai trong thực tế, do đó các em sẽ tự
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
- Thứ tư, qua vai diễn có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc
việc làm mà các vai diễn đã thực hiện. Bởi lẽ, mỗi một vai diễn đều mang một nội
dung truyền tải nhất định tới người xem. Thông qua những lời nói và việc làm của
vai diễn đó, người xem sẽ đánh giá ngay được điều đó là phù hợp hay không phù
hợp. Vì vậy, từng cử chỉ, lời nói của nhân vật đều có tác động nhất định tới nhận
thức của người xem.
- Thứ năm, phương pháp đóng vai tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo
của học sinh, là nơi để các em có thể thể hiện năng lực, tài năng của mình trước tập
thể. Bằng hình thức dạy học đóng vai, học sinh là người chủ động tìm tòi, lĩnh hội
tri thức, đồng thời còn khơi dậy ở các em sự sáng tạo và tài năng vốn có của mình.
- Thứ sáu, đóng vai giúp học sinh khắc phục được tính nhút nhát, e ngại khi
xuất hiện trước đám đông để các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn và trưởng thành
hơn trong cuộc sống. Bằng phương pháp đóng vai, học sinh sẽ được hóa thân vào
nhân vật. Điều đó làm cho những học sinh luôn có cảm giác tự ti về bản thân khi
xuất hiện bằng một vai diễn khác với bản thân mình, các em sẽ không những
không tự ti về bản thân mình nữa, mà còn có thể thỏa sức thể hiện nhân vật bằng
khả năng của mình.
tiêu chương trình và mục tiêu bài học. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá cần rõ ràng, tránh lan man, chung chung, không cụ thể. Đề kiểm tra có thể có nhiều dạng thức, song chúng tôi cho rằng dạng thức đề kiểm tra, đánh giá phù hợp nhất với môn GDQP&AN là kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận theo hướng mở. Phần trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra việc tái hiện kiến thức, hiểu kiến thức bài học. Còn phần tự luận theo hướng mở sẽ đánh giá được khả năng giải quyết, vận dụng vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời với sự kết hợp hai dạng thức đề này trong một bài kiểm tra sẽ giúp rèn luyện và phát hiện được nhiều kỹ năng tiềm ẩn trong học sinh. Từ đó, giáo viên điều chỉnh quá trình dạy hoặc có những phương án năng cao năng lực, kỹ năng cho học sinh. Bước 4. Chấm bài kiểm tra: Bài kiểm tra được chấm khách quan, giáo viên phải chấm bài trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, không được lồng bất cứ ý muốn chủ quan nào trong khi chấm bài để đảm bảo tính công bằng tuyệt đối trong khi chấm. Bước 5. Tập hợp kết quả, rút kinh nghiệm sau kiểm tra: Sau khi chấm xong, giáo viên cần tập hợp và phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh. Đối chiếu kết quả với mục tiêu chung của bài học, từ đó rút ra những bài học hoặc kinh nghiệm cần thiết cho lần sau. Bước 6. Trả bài kiểm tra: Đây là bước tất yếu phải trong quy trình kiểm tra, đánh giá. Sau khi tổng hợp kết quả, giáo viên phải để riêng những bài có điểm giỏi, điểm yếu để trước khi trả bài, chữa và nêu lên những bài có điểm yếu lưu ý học sinh cẩn thận để lần sau không mắc phải và những bài có điểm giỏi để kích thích học sinh. Ở khâu này giáo viên cần lưu ý, với bài điểm số thấp đọc tên họ sinh trước lớp, tránh tình trạng các em tự ti hoặc xấu hổ với bạn bè. Còn đối với bài giỏi giáo viên có thể nêu tên để biểu dương trước lớp, kích thích các học sinh khác học tập theo. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDQP&AN ở các trường THPT 3.2.1. Đối với cấp quản lí Việc đổi mới PPDH là một vấn đề cấp thiết, tất yếu. Song, để thực hiện có hiệu quả phong trào này, tự bản thân giáo viên khó có thể thực hiện được nếu không có sự định hướng, tạo điều kiện từ phía các cấp quản lý, cụ thể là: Tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên GDQP&AN về ứng dụng PPDH tích cực, trong đó có PPĐV. Tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên GDQP&AN với nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức hội giảng, hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, về đổi mới PPDH. 32 Tạo điều kiện về vật chất cho dạy học bằng PPĐV như: Xây dựng các phòng học đạt tiêu chuẩn, với yêu cầu về không gian, trang thiết bị phục vụ dạy học, khả năng cơ động của bàn ghế, đảm bảo cách âm, kết nối Internetlà những tiêu chí quan trọng cho một phòng học đạt tiêu chuẩn ở trong các nhà trường, đây cũng là những điều kiện cần để tiết học sử dụng PPÐV đạt hiệu quả cao. Khuyến khích giáo viên sử dụng PPĐV trong dạy học, đặc biệt trong thi giáo viên dạy giỏi, trong các đợt thao giảng. Động viên khen thưởng kịp thời nhưng giáo viên tích cực đổi mới, ai sáng tạo trong dạy học, được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao. Ngược lại, những giáo viên dạy theo lối mòn cũ, dập khuôn, chậm đổi mới, không tạo được hứng thú, niềm say mê cho học sinh thì nhà trường nên xem xét nhắc nhở và có hình thức xử lư thỏa đáng. 3.2.2. Đối với giáo viên Thứ nhất. Giáo viên phải tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ PPDH, tin học, ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tham gia các công tác xã hội để bổ sung kiến thức thực tiễn. Trên cơ sở đó áp dụng vào quá trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Thứ hai. Mỗi giáo viên cần phải có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn nữa về đổi mới PPDH, cần từ bỏ thói quen sử dụng PPDH truyền thống thay bằng các PPDH tích cực, trong đó có PPDH đóng vai. Thứ ba. Giáo viên cần phải có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp để vận dụng PPĐV. Không phải bất kỳ một đơn vị kiến nào cũng có thể sử dụng PPĐV để giảng dạy được, bởi nếu sử dụng PPĐV không phù hợp với đơn vị kiến thức dạy học thì không những vừa tốn thời gian mà còn làm học sinh tiếp thu những tri thức sai lệch với nội dung bài học. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng PPĐV là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một tiết học đóng vai. Thứ tư. Giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với học sinh. Thứ năm. Giáo viên phải là người không ngại những khó khăn, vất vả để đầu tư công sức, trí tuệ cho việc thiết kế các tình huống sát với nội dung bài học và gần gũi với cuộc sống. Thứ sáu. Giáo viên phải hiểu triết lý giáo dục cơ bản là phải chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn và không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy 33 học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. PPĐV cũng chứa đựng những nhược điểm mà muốn khắc phục nó, nhất định cần phải phối hợp với các PPDH khác phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học hợp tác nhóm, dự án. Mặt khác, việc bổ sung các PPDH khác nhau xen kẽ với PPĐV trong một tiết học mới sẽ đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” người học, làm cho quá trình dạy học bằng PPĐV có chất lượng tốt hơn. 3.2.3. Đối với học sinh Thứ nhất. Học sinh cần phải có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về PPĐV, nêu cao ý thức học tập và rèn luyện, phải thay đổi thói quen học tập bị động bằng ý thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Thứ hai. Học sinh cần phải chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên đưa ra trước khi đóng vai. Đồng thời, để PPĐV sử dụng nhiều hơn thì các em phải mạnh dạn hơn, khắc phục tâm lý nhút nhát, rụt rè, ngại xuất hiện trước đám đông, chính những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến kết quả của buổi học bằng PPĐV. Ngoài ra, học sinh phải không ngừng giao lưu, học hỏi, thường xuyên tham gia vào các hoạt động của đoàn, hội để tăng thêm kinh nghiệm đóng vai cho bản thân. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Qúa trình nghiên cứu Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận để nắm được khái niệm, các hình thức đóng vai cũng như ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này. Tôi đã tiến hành điều tra thực tiễn mức độ nhận thức và sử dụng PPĐV trong dạy học của giáo viên cũng như hứng thú của học sinh trong dạy học theo PPĐV để khẳng định tính tất yếu lựa chọn PPĐV trong dạy học môn GDQP&AN. Trên cơ sở đó, tôi đã tiến hành thiết kế bài giảng mẫu và tiến hành thực nghiệm cho học sinh lớp 10 và 11 của trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Kết quả thực nghiệm cho thấy, phần lớn các em đều hứng thú với môn học hơn, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn, vì thế mà kết quả mang lại cao hơn. Để thực hiện PPĐV một cách hiệu quả, đề tài cũng đề xuất một số quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn khi vận dụng PPĐV đối với các cấp quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDQP&AN và đối với học sinh. 2. Ý nghĩa của đề tài Trong những năm gần đây tôi và đồng nghiệp đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học. Điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những giáo viên mà cả học sinh đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy mà tính hiệu quả của giờ học được nâng lên rõ rệt, học sinh năm chắc kiến thức bài học hơn. Mặt khác với các dạng đóng vai được sử 34 dụng linh động trong các hoạt động, học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện năng khiếu của bản thân, ngày càng tự tin hơn trong các hoạt động tập thể. Với những hiệu quả bước đầu đề tài mang lại tôi mong rằng đề tài sẽ được nhiều giáo viên tiếp tục nghiên cứu bổ sung và đưa vào áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học GDQP&AN. 3. Khả năng áp dụng Với sự trình bày khoa học, rõ ràng, các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Các khái niệm được trích dẫn chính xác, phù hợp với nội dung của đề tài. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo có tính thuyết phục cao. Đề tài nghiên cứu của tôi phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy và học môn GDQP&AN bậc THPT hiện nay. Nó phù hợp với thành tựu khoa học giáo dục được Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai. Vì thế giải pháp sáng kiến mà tôi đưa ra có khả năng áp dụng trong một phạm vi rộng và dễ thực thi cho các nhà trường THPT trên địa bàn và trong toàn tỉnh ... II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với giáo viên Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và các KTDH tích cực trong trong đó có PPĐV vào quá trình dạy học. Khi giáo viên sử dụng các PPDH và KTDH tích cực cũng như PPĐV trong dạy học cần phải nắm chắc bản chất, các bước tiến hành, ưu điểm, nhược điểm của mỗi PPDH và KTDH để vận dụng được đa dạng, linh hoạt, tránh tình trạng sử dụng tràn lan mà không mang lại hiệu quả. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định, tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 2. Đối với nhà trường Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới của nghàn giáo dục. 3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 35 Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên. Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương pháp đổi mới dạy học theo định hướng năng lực học sinh TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh , Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2008. - Các bài giảng môn phương pháp dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, module THPT 18 phương pháp dạy học tích cực. - Prof. Berd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2011), Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Postdam – Hà Nội. - Dự án Việt – Bỉ, (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. - Các tài liệu tập huấn cán bộ cốt cán môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của Vụ Giáo dục Quốc phòng – an ninh. - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng. - Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. - Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng. 36 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO GIÁO VIÊN Họ và tên GV:Trường:.. Câu 1: Thầy ( cô) đánh giá như thế nào về sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDQP&AN? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác:.. Câu 2: Khi vận dụng PPĐV vào dạy học GDQP&AN thầy ( cô) đánh giá như thế nào về ưu điểm của PP này? Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh Đảm bảo kiến thức vững chắc Chuẩn bị công phu mất thời gian Học sinh được thể hiện mình trước đám đông Kích thích hứng thú học tập của học sinh Câu 3: Khi dạy học GDQP&AN thầy ( cô) thường sử dụng các phương pháp nào? TT Phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1 Thuyết trình 2 Đóng vai 3 Vấn đáp 37 4 Trực quan 5 Hoạt động nhóm Ý kiến khác.. Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề trên bằng cách đánh dấu X vào ô thầy (cô)lựa chọn. Cám ơn thầy, cô đã hợp tác! PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO HỌC SINH Họvà tên:.Lớp:. Trường:. Câu 1: Trong một tiết học GDQP&AN có sử dụng PPĐV theo em thì học sinh được những gì ? Được thể hiện mình trước đám đông Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức Ý kiến khác:.. Câu 2: Em hãy đánh dấu vào ô mà em chọn với các phương pháp mà giáo viên sử dụng trong dạy học (mỗi phương pháp chỉ được đánh một ô) TT Phương pháp Rất thích Thích Bình thường Không thích 1 Thuyết trình 2 Đóng vai 3 Vấn đáp 4 Trực quan. 5 Nhóm Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề trên bằng cách đánh dấu X vào ô mà em lựa chọn. Cảm ơn sự hợp tác của em! 38 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ KỊCH BẢN CỦA HỌC SINH Kịch bản 1 Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh Cảnh 1 Bố: Cô có biết cô làm tôi xấu hổ với đối tác lắm không hả? Mẹ: Tôi là vậy đó, nếu không thích thì từ đầu đừng kéo tôi đi, chỉ là bữa tiệc xã giao thôi mà, có cần to tiếng vậy không? Bố: Coi như cô giỏi, từ giờ trở về sau cứ ở nhà đừng lẽo đẽo theo tôi nữa. Mẹ: Được thôi, là anh nói, tôi cũng đếch cần Bố: Cút! Cảnh 2. Hai ngày sau trong bữa cơm chiều Bố: Chỉ có việc ở nhà nấu cơm mà cũng làm không xong là sao? Nấu như vậy mà người ăn được à, đến lợn nó cũng không thèm. Mẹ: Anh .! Nếu không ăn thì thôi, tôi không ép. Bố: Tôi chán cái nhà này lắm rồi! Đi là về là phải nấp vào cái xó xỉnh, bẩn thịu này. Mẹ: Bẩn thỉu ư! Anh không thích thì đừng về nữa, tôi cũng chán phải chịu đựng anh lắm rồi! B: Bố mẹ đừng có như vậy nữa (khóc) Mẹ: Con ngoan, qua nhà bác Hải chơi đi con. Mẹ: Ly hôn đi! 39 Bố: Tôi chờ câu này lâu lắm rồi, ngay từ đầu nếu không phải ba, mẹ tôi bắt ép tôi cũng đã không rước cô về làm gì (Trừng mắt chỉ tay vào mặt). Mẹ: Hóa ra, anh chưa hề yêu tôi, vậy được, ly hôn đi. Người dẫn chuyện: Những hành đồng của bố mẹ đã được A chứng kiến từ đầu đến cuối, B rất buồn chán và cảm thấy buồn tủi. Cảnh 3 A: Ê chúng mày, tao nghe nói bố mẹ thằng B sắp li hôn, nó sắp trở thành trẻ mồ côi rồi đó. C: Đáng đời nó, đồ bố mẹ li hôn B: Không, không có, bố mẹ mình không có li hôn, họ không không. A: Chấp nhận sự thật đi mày, đồ bố mẹ li hôn (đẩy ngã B). C, D: đồ bố mẹ li hôn, li hôn. Người dẫn chuyện: Khổ tâm vì bố mẹ li hôn, lại bị bạn bè trêu chọc thế giới của B gần như sụp đổ, B buồn chán không muốn học hành, bắt đầu sống buông thả. Cảnh 4 B: Đang đi trên đường E: Ê mày ! qua tao bảo. B: Có chuyện gì ? E: Tao biết bố, mẹ mày li hôn mày rất buồn phải không? Mày có muốn quyên đi mọi buồn phiền không? Tao có cái này hay lắm. B: Cái gì vây ? có thứ trên đời này hay thế sao? E: Ừ! Là hàng trắng đó, mày thử đị tao tin chắc mày sẽ thích nó. B: Tao không dùng đâu, nó là hàng cấm mà! E: Nhưng nó sẽ giúp mày quên đi mọi ưu phiền. B: Tao .. tao Người dẫn chuyện: Vì tò mò, vì muốn nhanh quên đi mọi buồn phiền và do 1 phút không làm chủ được bản thân thế là B đã nhận và sử dụng nó(ma túy). Kich bản 2 Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh Cảnh 1. Giờ học GDQP&AN Cô giáo: Bước vào lớp. Dung (lớp trưởng): Cả lớp nghiêm! 40 Cô giáo: Chào cả lớp, mời cả lớp ngồi xuống. Các em đưa sách vở ra chúng ta tiếp tục học bài hôm trước nào “ Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh”. Đạt: Lấy sách vở ra học , vô tình làm rơi bật lửa và giấy bạc ra sàn nhà. Sương: Ơ Đạt câu mang theo bật lửa và giấy bạc theo để làm gì vậy? Đạt: Kệ tao, không phải việc của mày. Cô giáo: Chúng ta sẽ học đi sang phần tiếp theo của bài đó là : Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy. Đạt: Thưa cô cho em ra ngoài đi vệ sinh ạ. Cô giáo: Uhm em đi nhanh còn vào học. Bạn nào cho cô biết những dẫu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy nào? Chi: Dạ thưa cô người nghiện thường hay ngáp vặt, ngủ gật, đổ mồ hôi trong giờ học ạ. Sương: Thưa cô theo em biết trong túi xách, quần áo thường có bật lửa và giấy bạc nữa ạ. Cô giáo: Đúng rồi có ai bổ sung cho 2 bạn không nào? Dung: Dạ thưa cô những người nghiện thường hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong giờ học và thường xuyên xin tiền bố mẹ để nộp tiền học nhưng lại để mua ma túy sử dụng ạ. Cô giáo: Các em nói đúng rồi, ủa mà sao đạt đi vệ sinh lâu thế? Đạt: Cô cho em vào lớp! Cô giáo: Sao lâu thế em, vào lớp học đi. Cảnh 2. giờ ra chơi Sương: Bọn mày ơi, học xong phần dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy bọn mày có thấy thằng Đạt lớp mình có biểu hiện giống thế không? Dung: Ừ mình cũng thấy thế dạo này thấy lực học của Đạt giảm sút còn hay chơi với bạn xấu nữa, mà tiền quỹ lớp lâu lắm rồi bạn ấy chưa nộp cho mình. Chi: Mình cũng thấy nghi nghi, hay chúng ta thử theo dõi xem sao nếu bạn ấy sử dụng ma túy thì báo với thầy cô và bố mẹ bạn ấy ngăn lại và giúp đỡ bạn ấy cai nghiện. Sương, Dung: Ừ chúng ta bí mật theo dõi nhé. Cảnh 3. Giờ học quốc phòng (1 tuần sau) Đat: Xin cô cho em ra ngoài một lát ạ. Cô giáo: Lại đi vệ sinh ạ Đạt, đi nhanh mà vào học. 41 Đạt: Vội vã chạy đi ra nhà vệ sinh. Chi: Cô ơi cho em gặp riêng cô 1 lát được không ạ? Cô giáo: Có gì em nói đi. Chi: Cô cho em và Sương ra ngoài 1 lát được không ạ, chúng e thấy dạo này bạn Đạt hay xin ra ngoài trong giờ học, hơn nữa bạn còn mang theo bật lửa và giấy bạc đến lớp chúng em nghĩ bạn ấy xin ra ngoài để sử dụng ma túy, chúng em muốn kiểm tra xem có đúng như vậy không để còn kịp giúp đỡ bạn ấy ạ. Cô giáo: Các em nghĩ đúng, để cô cùng 2 em đi kiểm tra xem sao ? Đạt: Đang dùng bật lửa để sử dụng ma túy. Cô giáo: Đạt em làm gì thế này ? em sử dụng ma túy ư, em có biết nó độc hại lắm không? Đạt: Em, em, đâu có, đâu có, rồi bỏ chạy ra về. Chi: Giờ là sao cô? Cô giáo: Các em cứ để bạn ấy đi, chắc bạn ấy đang rất hoảng sợ, chúng ta sẽ báo với Ban giám hiệu nhà trường và bố mẹ bạn Đạt để từ từ khuyên nhủ và giúp bạn ấy vượt qua khó khăn này. Sương: Dạ cô, chúng ta về lớp thôi cô ạ các bạn đang chờ chúng ta đó. Cô giáo: Ừ chúng ta về lớp tiếp tục bài học thôi các em. Kich bản 3 Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Cảnh 1. Nam: Con chào bố, mẹ con đi học về. Mẹ: Ừ vào nhà cất sách vở, thay quần áo, tắm rửa rồi ta ăn cơm con. Cảnh 2 Giờ ăn cơm Bố: Nam này cũng sắp hết năm 12 rồi con giờ tính sao? Theo bố thì con hãy thi vào đại học y đi nhé, cùng nghành với bố sau này ra trường bố dễ sắp xếp còn nà. Mẹ: Ừ mẹ thấy cũng hợp lý đó con, không thì con thi vào trường sư phạm cũng được nà, mẹ thấy đi dạy như mẹ cũng nhàn mà lại nhiều học sinh quý lắm con ạ. Nam: Dạ, dạ...thưa bố, mẹ, con không thi đại học đâu, con nghĩ rồi học xong cấp 3 con sẽ đi bộ đội Trường Sa. Mẹ: Cái gì? Sao con lại nghĩ như thế Nam ơi, con có biết đi lính khổ lắm không, còn tương lai của con nữa, đi lính về rồi con sẽ làm gì để kiếm sống đây. 42 Bố: Con biết không ở Trường Sa trong thời gian gần đây Trung Quốc đang có các hoạt động xâm phạm chủ quyền của ta, nên nguy hiểm lắm, con là con trai duy nhất trong gia đình này lỡ con có vấn đề gì thì sao? Hơn nữa mẹ con nói đúng đấy 2 năm đi bộ đội bạn bè của con đã học gần xong đại học rồi, có đứa đi làm còn kiếm được nhiều tiền cho bố mẹ đấy. Nam: Không, con đã quyết định rồi con sẽ đi bộ đội. Mẹ: Trời ơi là trời sao tui khổ thế này, con ơi là con ... Nam: Ai cũng nghĩ cho bản thân, cũng lo sợ như bố mẹ thì ai là người canh giữ biên cương nơi đảo xa, đầu sóng ngọn gió, để có được cuộc sống bình yên như bây giờ; Hơn nữa luật nghĩa vụ quân sự cũng đã quy định thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm mà mọi công dân đều phải thực hiện... Bố mẹ: Ừ con nghĩ được thế bố mẹ thấy yên tâm rồi. PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH Hình1. hình ảnh tiến hành điều tra 43 Hình 2. hình ảnh học sinh thảo luận xây dựng kịch bản đóng vai Hình 3. hình ảnh học sinh đóng vai 44 Hình 4. hình ảnh phiếu trả lời điều điều tra của giáo viên và học sinh 45
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_dong_vai_vao_day.pdf