Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học tích hợp, trải nghiệm sáng tạo và một số kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề Tuần hoàn máu và một số bệnh tuần hoàn đang gia tăng, trẻ hóa ở người dân thành phố Ninh Bình – H

 Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kì phát triển với vai trò ngày càng cao của khoa học công nghệ và mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng ph¬ương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS.

 Để đạt mục tiêu trên, cần cung cấp cho HS đầy đủ tri thức về khoa học và công nghệ. Một trong những vấn đề cấp thiết, có tính chiến lược là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Phương pháp “Dạy học lấy người học là trung tâm, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, hướng đến sự hình thành, phát triển năng lực và khả năng học tập suốt đời cho HS” là một xu hướng được đề cập trong lí luận cũng như thực tiễn giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên trên thực tế trong các nhà trường, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nặng tính hình thức, chiếu lệ. Trong quá trình dạy học, GV chú trọng đến sự trang bị kiến thức, ít chú trọng đến việc phát triển kỹ năng học tập, phát triển tư duy và phát triển năng lực HS. Mặt khác khi áp dụng các phương pháp, biện pháp tích cực vào thực tiễn dạy HS học ở trường THPT, đặc biệt là Sinh học 11, phần lớn GV đều gặp khó khăn là HS thiếu tính tự giác, khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kĩ năng đọc hiểu các nội dung SGK còn nhiều hạn chế.

 Từ đặc trưng của bộ môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, ngoài ra còn có mối liên kết với nhiều môn học khác như Hóa học, Vật lí, Thể dục, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục bảo vệ sức khỏe.Do đó việc ứng dụng kiến thức của môn Sinh học tích hợp với các môn học khác trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS.

Từ ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn nội dung việc học với thực tế cuộc sống, cho phép HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có chiều sâu, kích thích niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu cho HS.

 

docx118 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 10Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học tích hợp, trải nghiệm sáng tạo và một số kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề Tuần hoàn máu và một số bệnh tuần hoàn đang gia tăng, trẻ hóa ở người dân thành phố Ninh Bình – H", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức của các môn học khác để học bài vào dự án này có cần thiết không?
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Bình thường 
 Không cần thiết
Câu 5
Theo em, thực hiện dự án nhằm mục đích gì?
 Có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã có ở các môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài HS học.
 Giúp các em hứng thú học tập hơn.
 Tạo cơ hội cho các em sáng tạo, học gắn với thực tiễn, tránh sự học nhồi nhét.
 Tất cả các mục đích trên
Câu 6
Em có hứng thú với cách dạy HS học theo dự án ... không?
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Bình thường
 Không hứng thú lắm 
Câu 7
Nhiệm vụ (bài tập) mà GV giao về nhà cho các em khi tham gia dự án ở mức độ nào?
 Khó khăn
 Vừa phải
 Dễ dàng
 Nhàm chán
Câu 8
Ý kiến của em khi được chuẩn bị bài trước theo từng nhóm?
 Rất thích
 Thích
 Bình thường
 Không thích
Câu 9
Em có hứng thú với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình thực hiện dự án “... ” không?
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Bình thường
 Không hứng thú
Câu 10
Ý kiến của em về việc thực hiện thí nghiệm trong phần tìm hiểu nội dung mới của bài học?
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Bình thường
 Không hứng thú
Câu 11
 Theo em việc áp dụng dạy học theo dự án vào bài “ ” có phù hợp không? 
 Không
 Phù hợp
 Rất phù hợp
 Không có ý kiến gì
Câu 12
Đề xuất của em cho GV trong việc vận dụng dạy học theo dự án trong dự án “ ” ?
PHIẾU NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Phiếu này dành cho các HS sau khi thực hiện xong dự án)
Tên dự án: ........................................................................................................................................
Họ tên HSNhóm: ..............................
1. Tôi đã học được kiến thức gì?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì?
Thu thập thông tin 
Xử kí thông tin
Làm việc nhóm
Giao tiếp
Thuyết trình
Sử dụng CNTT&TT
Kĩ năng khác: ..............
3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
5. Tôi đã gặp phải khó khăn gì khi thực hiện dự án?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Quan hệ của tôi với những thành viên trong nhóm như thế nào?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8. Tôi phát triển được năng lực sáng tạo qua những giai đoạn nào?
(Xếp theo thứ tự mức độ giảm dần từ 1 đến 4)
Chụp ảnh các hoạt động nhóm Báo cáo kết quả
Thu thập thông tin Ý kiến khác:
Lập kế hoạch thực hiện 
9. Khi HS học theo dự án, tôi thấy có lợi:
	Hiểu biết hơn về khoa học và đời sống
	Yêu thích môn Sinh học hơn
	Biết thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở
	Tác dụng khác: 
10. Mức độ hứng thú của tôi với phương pháp dạy học theo dự án (5 cấp độ)
1: Rất không thích 4: Thích
	2: Không thích 5: Rất thích
	3: Bình thường
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN PHẨM CỦA NHÓM HỌC SINH 
( Thực hiện khi nhóm HS báo cáo kết quả )
Nhóm đánh giá:
Nhóm được đánh giá:.
LớpTrường..
 Mục đánh giá
Tiêu chí
Kết quả
Chi tiết
Điểm tối đa
1. Quá trình hoạt động nhóm
( 18 điểm )
Sự tham gia của các thành viên
3
Sự lắng nghe của các thành viên trong nhóm
3
Sự phản hồi của các thành viên
3
Sự hợp tác của các thành viên
3
Sự sắp xếp thời gian
3
Giải quyết các xung đột trong nhóm.
3
2. Quá trình thực hiện dự án nhóm 
( 18 điểm)
Chiến thuật thu thập thông tin
3
Tập trung vào nguồn thông tin chính.
3
Lựa chọn, tổ chức thông tin.
3
Liên kết thông tin
3
Cơ sở dữ liệu
3
Kết luận
3
3. Đánh giá bài thuyết trình
(39 điểm)
Nội dung
10
Hình thức
10
Thuyết trình
10
Kĩ thuật
9
4. Sổ theo dõi dự án
( 10 điểm)
Nội dung
5
Hình thức
5
5. Tính sáng tạo của sản phẩm ( 10 điểm)
10
6. Ấn tượng chung ( 5 điểm)
5
Tổng
100
Ninh Bình, ngày.tháng.năm.
 Nhóm trưởng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
(Phiếu này dùng cho các HS trong nhóm tự đánh giá nhau)
Họ tên người đánh giá:.
Nhóm:.Lớp.Trường THPT .
 2 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm.
 1,5 = Trung bình.
 1 = Kém hơn các thành viên trong nhóm.
 0 = Không giúp gì cho nhóm.
Stt
Họ tên
Nhiệt tình
trách nhiệm
Có tinh thần
hợp tác,
lắng nghe
Đưa ra những ý kiến có ích
cho nhóm
Hiệu quả của
công việc
được giao
Đóng góp
hoàn thành sản phẩm
Tổng điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Ninh Bình, ngày....tháng.....năm.....
 Người đánh giá
PHIẾU THU HOẠCH
Họ và tên HS:.......................................................................Lớp:.......................
Trường THPT .
Tên tình huống: Tuần hoàn máu và vấn đề đột quỵ đang gia tăng trẻ hóa ở TP Ninh Bình
1. Đánh dấu (x) vào ô phù hợp với đánh giá của em
Học theo hình thức đã học thông thường
Học theo hình thức giải quyết tình huống
Thích
Bình thường
Không thích
Thích
Bìnhthường
Khôngthích
2. Viết thu hoạch
2.1. Sau khi tham gia bài học, em tiếp thu được những kiến thức gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.2. Những kiến thức tiếp thu được, giúp em vận dụng vào thực tế đời sống như thế nào?
.........................................................................................................................................
2.3. Cảm nhận của em khi tham gia học theo hình thức giải quyết tình huống (viết dưới 100 từ)
....................................................................................................................................................
2. 4. Em hãy đưa ra một vấn đề hoặc 1 tình huống mà em muốn tìm hiểu
....................................................................................................................................................
	Ninh Bình, ngày ....tháng ....năm ......
	HS
	 (Ký và ghi rõ họ và tên)
5. Ma trận để xây dựng bộ câu hỏi – bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề.
Nội dung 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
1.     Cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn.
-Nêu được các bộ phận cấu tạo hệ tuần hoàn.
Nêu được cấu tạo của tim.
- Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn.
-Tại sao khi tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết?
 - Vẽ được vòng tuần hoàn ở một số loài động vật.
2.Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
-Trình bày được thế nào là hệ tuần hoàn hở? HTH kín? HTH đơn? HTH kép?
- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu?
-Ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? Ưu điểm của HTH kép so với HTH đơn?
- Trong HTH kín thì khi nào sẽ xuất hiện HTH kép?
-Phân biệt HTH kín và HTH hở? HTH đơn và HTH kép?
-Dựa vào cấu tạo của các dạng HTH hãy nêu chiều hướng tiến hóa của tim và HTH?
2.     Hoạt động của tim
- Tính tự động của tim là gì?
- Tính tự động của tim có được do yếu tố nào quyết định?
- Hệ dẫn truyền của tim hoạt động như thế nào?
- Chu kì tim là gì? Chu kì tim hoạt động như thế nào?
-   Tại sao hệ dẫn truyền của tim có tính tự động?
-   Tại sao có sự khác nhau giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?
- Giải thích được tính tự động của tim.
- Giải thích được mối liên hệ giữa nhịp tim với huyết áp.
-     Giải thích tim của chúng ta hoạt động liên tục, ngay cả khi ta ngủ, vì sao tim có thể hoạt động liên tục mà không mệt mỏi?
Giải thích vì sao khi đang tập thể dục tim hoạt động nhanh và mạnh hơn khi đang nghỉ ngơi.
-  Làm BT liên quan đến chu kì HĐ của tim.
- Chú thích được hệ dẫn truyền tim.
-         Tại sao trong suốt chu kì tim tâm nhĩ luôn co trước tâm thất, điều gì xảy ra nếu tâm nhĩ và tâm thất cùng co đồng thời?
-  Tim hoạt động theo những QL nào? 
Tại sao tim hoạt động theo những QL đó?
4. Hoạt động của hệ mạch.
- Nêu được thành phần của hệ mach?
- K/n huyết áp? k/n vận tốc máu?
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa các thành phần khác nhau trong hệ mạch?
- Tại sao có 2 trị số HATT và HATtr?
- Mối quan hệ giữa vận tốc máu và tiết diện mạch?
- Giải thích có sự biến đổi HA, vận tốc máu trong hệ mạch?
- HA phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- So sánh huyết áp ở các loại mạch máu.
- Tại sao khi cơ thể mất máu thì HA giảm?
- So sánh được vận tốc máu ở động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
- Bạn A đo được HA có trị số là 90/60mmHg. Theo em kết quả đó nói lên điều gì?
- Bạn A trong trường hợp trên cần phải làm gì để bảo vệ SK?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh HA thấp và HA cao? Vì sao người già hay mắc bệnh HA cao?
-Tại sao nói bệnh HA cao là kẻ giết người thầm lặng?
Đề xuất thêm những thiết bị hỗ trợ cho những người bị bệnh về HA?
Câu 1. Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là :
 A. do hệ dẫn truyền tim B. Do tim	 C. Do mạch máu	D. Do huyết áp
Câu 2. Chu kì hoạt động của tim tuân theo trình tự gồm các pha
 A. co tâm thất → co tâm nhĩ → dãn chung 
 B. dãn chung → co tâm thất → co tâm nhĩ
 C. co tâm nhĩ → co tâm thất → dãn chung
 D. co tâm nhĩ → dãn chung → co tâm thất
Câu 3. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào
1. Lực co tim 4. Khối lượng máu 
2. Nhịp tim 5. Số lượng hồng cầu
3. Độ quánh của máu 6. Sự đàn hồi của mạch máu
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6	D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 4.Trong khi khám sức khỏe tại trường, giá trị huyết áp của Hà là 120/80 mmHg. Con số 120 và con số 80 chỉ huyết áp
A. ở động mạch và tĩnh mạch 	 B. trong kỳ tim co và trong kỳ tim dãn 
C. ở động mạch và nhịp tim	 D. trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Câu 5.Trong 1 lần làm thí nghiệm mổ ếch, bạn lan quan sát được hiện tượng sau: mặc dù con ếch làm thí nghiệm đã chết nhưng tim của nó vẫn tiếp tục đập thêm 10 phút rồi mới ngừng hẳn. theo em, những gì bạn Lan quan sát được có khách quan không? Giải thích?
Câu 6. Một người thọ 120 tuổi thì quả tim của người đó cũng hoạt động không ngừng nghỉ suốt 120 năm. Vì sao tim lại hoạt động được suốt đời như thế mà không mệt mỏi?
Câu 7. Cơ sở khoa học của việc nuôi tim sống ngoài cơ thể? Ý nghĩa của việc nuôi tim trong thực tế.
Câu 8.Giải thích mối liên quan giữa hoạt động của tim - mạch - huyết áp
Câu 9. Cho trị số huyết áo cuả 1 số người sau:
- Người phụ nữ mang thai 7 tháng: 150/90
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia: 140/90
- Người bị stress: 140/90
- Người lao động nặng: 150/90
Trường hợp nào ở trên bị cao huyết áp?
Câu 10.Tùng năm nay 17 tuổi đang học lớp 11. Gia đình Tùng có 5 người: 
 + Ông nội: 70 tuổi
+ Bố: 45 tuổi làm kinh doanh, hay sử dụng rượu bia vì tiếp khách
+ Mẹ 42 tuổi làm GV
+Em gái 14 tuổi thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh và nặng 60kg
Nếu là Tùng em sẽ làm gì để giúp người thân phòng bệnh cao huyết áp?
Câu 11.Tiến hành đo nhịp tim một HS ở hai trạng thái khác nhau.
 - Ở trạng thái bình thường: nhịp tim 70 nhịp/phút, huyết áp (70 – 110mmHg)
 - Ở trạng thái hoạt động mạnh: nhịp tim 100 nhịp/phút, huyết áp (80- 140mmHg)
a) Mối quan hệ giữa mức độ hoạt động với nhịp tim và huyết áp.
b) Hãy cho biết nhịp tim ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Câu 12.Quan sát hình về hệ dẫn truyền tim và hãy ghi chú thích các bộ phận tham gia quá trình tuần hoàn vào các ô hình chữ nhật sau:
6. Kết quả kiểm tra đánh giá:
a) Phân tích định tính.
So với các lớp đối chứng, ở lớp thí nghiệm có đặc điểm thể hiện tích cực như sau:
HS sôi nổi tham gia đăng kí dự án, thái độ, ý thức chuẩn bị bài báo cáo của các nhóm rất tốt.
HS hứng thú học tập cao. Hơn nữa, các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức: nhận dự án, tìm tài liệu, làm bài powerpoint, thuyết trình, đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn, cho nên ngoài việc tiếp thu kiến thức các em còn được phát triển nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng thuyết trình trước đám đông.Các em trong lớp chăm chú nghe bạn thuyết trình và nhiệt tình đặt câu hỏi thắc mắc.
 - HS tập trung sự chú ý cao độ vào những vấn đề của bài học.
- HS có tinh thần quyết tâm, kiên trì để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- HS vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết vào giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa phương.
- HS có kỹ năng sống tốt hơn như kĩ năng giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, gia quyết định
b) Phân tích định lượng.
Kết quả định lượng- Thu được 4 bài báo cáo về 4 dự án của 4 nhóm HS của lớp 11, có đĩa CD đính kèm. Mặc dù lần đầu làm trên phần mềm powerpoint, nhưng bài làm đẹp về hình thức và có chất lượng, đặc biệt có bài báo cáo của nhóm 3 có cách trình bày dí dỏm nhưng mang tính giáo dục cao.
 * Kết quả đánh giá bằng các câu hỏi bài tập theo các mức độ nhận thức
Kết quả đạt được: Lớp đối chứng (dạy theo phương pháp cũ)
Lớp
Sĩ số
Điểm từ 8,0 trở lên
Điểm 
từ 6,5 - 7,9
Điểm 
từ 5,0 - 6,4
Điểm dưới 5,0
11A
38
 3 (7,8%)
 10 (26,3%)
 25 (65,9%)
 0
11D
36
 2 (5,5%)
 12 (33,3%)
 22 (61,2%)
 0
	 + Lớp thực nghiệm (dạy theo phương pháp mới nêu trong sáng kiến)
Lớp
Sĩ số
Điểm từ 8,0 trở lên
Điểm 
từ 6,5 - 7,9
Điểm 
từ 5,0 - 6,4
Điểm dưới 5,0
11E
38
9 (23,7%)
24 (63,2%)
5 (13,1%)
0
11G
36
8 (22,2%)
23 (63,9%)
5 (13,9%)
0
 2.3.5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm xây dưng kế hoạch và phân công nhiệm vụ thực hiện dự án
Ảnh nhóm 1 thảo luận
Ảnh nhóm 2 thảo luận
Ảnh nhóm 3 thảo luần
Ảnh nhóm 4 thảo luận
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm kiến thức trên sách, báo trong thư viện trường, trên mạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tổng hợp các thông tin đã thu thập được, chỉnh sửa, biên tập lại những ý tưởng bị trùng lặp, sau đó trình bày bản nháp và thuyết trình thử rồi gửi qua email cho GV.
Ảnh nhóm HS nghiên cứu thông tin trên internet ở phòng tin
có kết nối mạng ở trường THPT 
* Hoạt động 3: GV tổ chức HS đi tìm hiểu thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình về thực trạng bệnh đột quỵ đang gia tăng trẻ hóa ở người dân TP Ninh Bình và hậu quả của đột quỵ qua phỏng vấn bác sĩ ở khoa thần kinh để
nắm được số liệu.
. 
Ảnh HS phỏng vấn bác sĩ
* Hoạt động 4. HS phỏng vấn người nhà bệnh nhân và một bệnh nhân trẻ bị đột quỵ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đột quỵ.
Ảnh HS phỏng vấn người nhà bệnh nhân đột quỵ
Ảnh HS phỏng vấn một bệnh nhân tre bị đột quỵ
* Hoạt động 5: GV theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS; giải đáp, góp ý, chỉnh sửa, biên tập những ý tưởng trùng lặp giữa các thành viên trong nhóm.
* Hoạt động 6: HS tiếp nhận phản hồi của GV thông qua email hoặc chủ động gặp GV để giải đáp các thắc mắc rồi chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm.
* Hoạt động 7: HS báo cáo sản phẩm tại lớp học
Ảnh nhóm 1 báo cáo sản phẩm
Ảnh nhóm 2 báo cáo sản phẩm
Ảnh nhóm 3 báo cáo sản phẩm
Ảnh nhóm 4 báo cáo sản phẩm
KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến	
Qua các kết quả đạt được ở trên đã cho thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của sáng kiến. Đây sẽ là một tài liệu bổ ích để giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS đạt hiệu quả cao, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó tạo cơ hội cho HS tự khẳng định mình phát triển kỹ năng sống hướng tới kỹ năng tư duy bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và hiệu quả cao. Phương pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cường sự liên môn, sự tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
	Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức hầu như đều có sự liên quan đến các vấn đề trong thực tiễn, đời sống và xã hội, do đó “Vận dụng phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học tích hợp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề tuần hoàn máu và vấn đề đột quỵ đang gia tăng trẻ hóa ở người dân thành phố Ninh Bình” Sinh học 11 ban cơ bản là hình thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt được mục tiêu của giảng dạy Sinh học. Từ những biểu hiện tích cực từ phía người học, người viết nhận thấy việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn với tỏ ra có ưu thế trong việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, sáng tạo của HS và là một phương pháp dạy học hiệu quả. Chúng tôi hy vọng phương pháp này được nhiều thầy cô giáo nghiên cứu, áp dụng để các em HS phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mình. Trên đây là phần mô tả sơ lược dự án dạy học theo chủ đề tích hợp, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của ban tổ chức và các quý thầy cô. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn.
2. Kiến nghị 
 	Để áp dụng thành công phương pháp dạy học theo dự án cũng như việc giảng dạy Sinh học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả chúng tôi đề nghị một số vấn đề sau:
a) Đối với mỗi GV:
+ Không ngừng học tập bồi dưỡng kiến thức, đảm bảo có trình độ khoa học cơ bản vững vàng của môn học.
+ Ngoài việc tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải biết kết hợp linh động, thành thạo nhiều phương pháp dạy học, phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề Sinh học, vận dụng sáng tạo các phương pháp đổi mới đặc biệt là phương pháp dạy học theo dự án để có bài giảng thu hút được HS.
+ Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học, rèn kĩ năng dạy học theo định hướng lấy HS làm trung tâm. Thường xuyên tiếp cận với xu thế đổi mới và phát triển chung của xã hội.
+ Cần tạo điều kiện tốt nhất để HS tiếp thu và bày tỏ suy nghĩ, phát triển khả năng sáng tạo, tự tìm hiểu, tự đánh giá, rèn luyện các năng lực và kỹ năng cần thiết.
b) Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo:
+ Cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, tổ chức nhiều buổi trao đổi chuyên đề về phương pháp giảng dạy để các GV có thể học tập cũng như bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ GV một cách có hệ thống. 
+ Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, qua đó các GV cùng nhau nghiên cứu bài học một cách có hiệu quả.
+ Khuyến khích, động viên GV và HS thực hiện dạy học theo dự án ở các môn học, có những dự án liên môn tích hợp giữa các môn học.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi kính mong quý ban tổ chức và các thầy, cô giáo đóng góp ý kiến quý báu để sáng kiến được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy.
	Xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxPhụ lục.docx
  • docxPhiếu đăng ký sáng kiến.docx
  • docxTài liệu tham khảo.docx
  • docxViết tắt.docx
Sáng Kiến Liên Quan