Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS

Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.

 Phương pháp “Bàn tay nặn bột" là một chiến lược về giáo dục khoa học, được Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo ra và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi – nghiên cứu, cho phép đáp ứng những yêu cầu dạy học mới. Phương pháp "Bàn tay nặn bột" (BTNB) đã được vận dụng, phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

 Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

 Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

 

doc43 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 oxit bazơ → muối + nước
Hoạt động 2: Phản ứng trung hòa( 3’)
Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm PƯ trung hòa , nhận biết được phản ứng trung hòa với các loại PƯHH khác và biết một số ƯD của PƯ trung hòa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- Yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng của các thí nghiệm 2, giải thích hiện tượng và đưa ra khái niệm phản ứng trung hòa.
- Lấy VD về một số ứng dụng của PƯ trung hòa
Thí nghiệm: 
- (dd HCl +quỳ tím), quỳ tím đổi thành màu đỏ ( MT axit)
- Nhỏ từ từ dd NaOH vào thấy màu đỏ nhạt dần thành màu tím ( MT trung hòa). 
Nếu tiếp tục nhỏ dd NaOH vào thấy quì tím đổi dần thành xanh (MT bazơ), dư bazơ.
Khái niệm: Phản ứng trung hòa (sgk)
Hoạt động 3: Axit mạnh – axit yếu ( 5 phút)
Mục tiêu: Dựa vào khả năng phản ứng với kim loại và muối cacbonat
học sinh nhận biết được Axit mạnh - Axit yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
 Yêu cầu HS làm thí nghiệm so sánh khả năng PƯ nhanh hay chậm của dd axit HCl với dd axit axetic
HS làm thí nghiêm: 
HCl + Zn
CH3COOH + Zn
HCl + CaCO3
CH3COOH + CaCO3
dd HCl phản ứng nhanh với kim loại và muối cacbonat
dd axit axetic phản ứng chậm với kim loại và muối cacbonat
II. Axit mạnh – axit yếu
Dựa vào tính chất hóa học để phân loại axit mạnh – axit yếu:
axit mạnh: HCl,H2SO4,HNO3....
axit yếu: CH3COOH, H2CO3, H2S...
Tổng kết bài học: (5’)
Bài 1 : Chọn đáp án đúng (Đ) 
 A xit có tác dụng với chất chỉ thị màu làm cho: 
Qùi tím đổi màu thành xanh 
Qùi tím đổi màu thành đỏ
Phenolphtalein không màu, đổi màu thành màu hồng 
Không làm đổi màu của phenolphtalein 
Bài 2: Đánh dấu (x) vào ô có PƯHH xảy ra. Viết PTHH của PƯ xảy ra. Trong các phản ứng xảy ra, PƯ nào thuộc loại PƯ trung hòa?
A
B
C
D
E
G
H
Fe
Cu
S
CuO
CO2
NaOH
Fe(OH)3
HCl
Bài 3. Thể tích dd NaOH 1M cần để trung hòa hết 100 ml dd H2SO4 0,5M là:
 A. 50 ml B. 100 ml C. 150ml D.200ml
6. Dặn dò: (2’)
 - Nêu tính chất hóa học của axit, viết PTHH minh họa.
 - Nêu khái niệm PƯ trung hòa , phân biệt PƯ trung hòa với các loại PƯHH khác
 - BTVN: 1,3/ 14 sgk và 3.1; 3.2 BTHH
VI. Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp BTNB vào bài dạy
	Theo phân phối chương trình, bài “ Tính chất hóa học của axit” được phân bổ dạy trong 1 tiết. Nội dung của bài gồm 2 phần: Tính chất hóa học và axit mạnh – axit yếu. Trong đó trọng tâm của bài là phần tính chất hóa học của axit. Nếu cả bài học đều vận dụng phương pháp BTNB thì mất rất nhiều thời gian và làm cho tiết học trở lên nặng nề , quá tải. Trong bài, tôi chỉ vận dụng phương pháp BTNB vào dạy phần tính chất hóa học của axit để học sinh tự tìm tòi nghiên cứu và khắc sâu phần tính chất hóa học. Trong phần tính chất hóa học lựa chọn 3/5 tính chất để nặn bột. Phần axit mạnh - axit yếu và khái niệm phản ứng trung hòa dạy theo phương pháp thông thường. Học sinh đưa ra những băn khoăn thắc mắc về tính chất hóa học của axit , để xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về tính chất hóa học của axit sau đó đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho thắc mắc và dự đoán đã đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức mới của bài. 
	Phần khái niệm phản ứng trung hòa có thể vận dụng các phương pháp dạy học thông thường. Chẳng hạn như từ thí nghiệm nghiên cứu axit tác dụng với bazơ GV dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi sau đó dùng phương pháp qui nạp HS có thể đưa ra khái niệm phản ứng trung hòa. GV đưa ra một số ví dụ và ứng dụng thực tế của phản ứng trung hòa hoặc yêu cầu cao hơn bằng cách đề nghị học sinh lấy ví dụ về phản ứng trung hòa .
	Phần phân loại Axit mạnh - Axit yếu dùng phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm để học sinh tự rút ra được nhận xét và kết luận.
	Như vậy trong giờ học, học sinh được rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo thực hành, thí nghiệm đồng thời tích cực tham gia các hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể để lĩnh hội tri thức. Qua giờ học, học sinh cũng được rèn luyện kĩ năng nói và kỹ năng viết đồng thời học sinh biết vận dụng kiến thức vào giải thích và ứng dụng vào thực tế, có ý thức tiết kiệm hóa chất, bảo vệ môi trường.
Ví dụ 3. RƯỢU ETILIC (C2H5OH)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
 HS biết công thức phân tử, công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của rượu etylic
 Biết tính chất vật lí:Trạng thái, màu, mùi,vị , tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi; độ rượu
 Biết tính chất hóa học của rượu etylic
 Biết ứng dụng của rượu etylic , phương pháp điều chế rượu etylic 
2.Kĩ năng
Viết công thức cấu tạo, lắp ráp được mô hình cấu tạo phân tử rượu etylic
Dự đoán tính chất hóa học của rượu etylic và biết đề xuất các câu hỏi, đề xuất thí nghiệm để giải quyết thắc mắc.
Biết tiến hành các thí nghiệm và quan sát thí nghiệm đưa ra nhận xét và kết luận về tính chất hóa học của rượu etylic
Viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học của rượu etyic và phản ứng điều chế rượu từ etilen hợp nước.
Nhận biết, phân biệt được benzen, rượu etylic
Giải bài tập tính toán có liên quan đến độ rượu 
3.Thái độ
 Biết vai trò có lợi và có hại của rượu . Biết uống rượu nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp tới gan, hệ thần kinh và những hệ lụy khác.
 Biết cách điều chế dấm ăn trong dân gian từ rượu bia. 
II. Trọng tâm
 Đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của rượu etylic
III.
Phương pháp
Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu bài học,phương pháp trực quan.
Phương pháp BTNB vận dụng vào phần tính chất hóa học của rượu etylic
IV.
Chuẩn bị
HS: - Ôn lại tính chất hóa học chung của hi đrocacbon
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video clip về ứng dụng và qui trình sản xuất rượu etilic ( Bài tập chuẩn bị ở nhà)
GV: chuẩn bị 4-6 (bộ) dụng cụ hóa chất để TN
Dụng cụ
Hóa chất
Đế sứ cải tiến
Ống nghiệm thu khí
Đèn cồn
Ống hút
Rượu etylic
kim loại: Na, K, Mg, Zn, Fe
dd nước vôi trong
dd NaOH
V. Nội dung và tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức lớp
Tiến trình bài dạy (50’)
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của rượu etylic, độ rượu (3’)
Mục tiêu: Học sinh biết một số tính chất vật lí của rượu,
nêu được khái niệm độ rượu và biết tính độ rượu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bảng- Ghi vở
Yêu cầu HS quan sát lọ rượu , nhận xét về trạng thái , màu sắc, mùi
Yêu cầu HS làm thí nghiệm về tính tan của rượu etylic 
GV thông báo: 
- Rượu hòa tan được nhiều chất khác nhiều chất khác.
- tosôi =78,3o C
- Drượu = 0,8g/ml
- Dnước = 1g/ml
HS quan sát và NX:
- Rượu là chất lỏng, không màu , mùi đặc trưng
HS làm TN 
Nhỏ từ từ rượu vào cốc nước và nhân xét: 
-Rượu tan vô hạn trong nước
- Rượu nhẹ hơn nước
I. Tính chất vật lí (5’)
1.Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu , mùi đặc trưng 
- Hòa tan nhiều chất khác.
- tosôi =78,3o C
- Drượu = 0,8g/ml
Đưa hình ảnh chai rượu có ghi độ rượu.Con số ghi trên chai rượu có ý nghĩa gì ? 
HS quan sát hình vẽ mô phỏng cách pha rượu và đưa ra nhận xét về độ rượu 
BT: Trong 500 ml rượu có 200 ml rượu etylic nguyên chất. Dung dịch có độ rượu là:
A.20o B.30o C.40o D.50o
Số ghi trên chai rượu cho biết về độ rượu ? 
Đáp án : C.40o 
2. Độ rượu ( 3’) 
- Độ rượu là: số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu nước
- Công thức tính độ rượu: 
Dr : Độ rượu (o)
Vr:Thể tích rượu ( ml)
Vhh: Thể tích hỗn hợp rượu nước
Hoạt động 2: Công thức cấu tạo phân tử của rượu etylic (3’)
Mục tiêu: Học sinh biết lắp ráp công thức cấu tạo của rượu ,
nêu được đặc điểm cấu tạo của rượu etylic
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bảng- Ghi vở
 Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô phỏng cấu tạo phân tử rượu etylic dạng rỗng và dạng đặc
 Yêu cầu HS lắp ráp mô hình phân tử rượu etylic theo hình ảnh mô phỏng.
Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo
HS so sánh liên kết của H gắn với O với 5H còn lại
GV nhấn mạnh nhóm OH gây tính chất hóa học đặc trưng của rượu etylic 
HS quan sát và lắp ráp mô hình phân tử rượu etylic theo yêu cầu
Nhận xét đặc điểm cấu tạo
Viết công thức cấu tạo và công thức cấu tạo rút gọn
Trong phân tử rượu có 5 nguyên tử H gắn trực tiếp với C. 1 nguyên tử H liên kết với nguyên tử O tạo thành nhóm OH
II> Công thức cấu tạo 
1. Công thức cấu tạo
 H H
 ç ç
 H – C – C – O-H
 ç ç
 H H
CT thu gọn: CH3- CH2- OH
 Hoặc: C2H5 OH
2. Đặc điểm cấu tạo 
Phân tử rượu etylic gồm 2 phần: 
- Hiđrocacbon : C2H5 
-Nhóm chức: OH( hiđroxyl) 
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của rượu etylic (25’)
Mục tiêu:HS nghiên cứu và rút ra kết luận về tính chất hóa học của rượu etylic
( Phương pháp bàn tay nặn bột)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bảng- Ghi vở
Pha 2: Căn cứ vào thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của rượu etylic. Em hãy dự đoán rượu etylic có những tính chất hóa học nào?
HS thảo luận, đưa ra những hiểu biết ban đầu về tính chất hóa học của rượu etylic:
Rượu cháy được
Tác dụng với axit
Tác dụng với kim loại
III> Tính chất hóa học 
Pha 3: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn thắc mắc về tính chất hóa học của rượu etylic
HD HS thảo luận để loại đi những câu hỏi trùng lặp còn lại 2 câu hỏi lớn:
- Rượu có TD với oxi không ? sản phẩm là gì? 
- Rượu có TD với kim loại không? Đk PƯ? Sản phẩm PƯ ? 
(Thắc mắc về rượu với axit để bài sau)
HS thảo luận nhóm có thể đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn thắc mắc:
- Rượu có TD với oxi không ? sản phẩm là gì? 
- Rượu có TD với kim loại không? sản phẩm PƯ ? điều kiện PƯ?
- Rượu có tác dụng với dd axit không ? sản phẩm PƯ? điều kiện PƯ?
Pha 4: Trên cơ sở câu hỏi thắc mắc và dụng cụ phòng thí nghiệm, HS đề xuất thí nghiệm để nghiên cứu.
Yêu cầu HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm và dự đoán kết quả thí nghiệm
Tổ chức cho HS tiến hành TN nghiên cứu.
HS đề xuất TN nghiên cứu để trả lời câu hỏi thắc mắc của nhóm
 TN1: Đốt cháy rượu 
+ Đốt đèn cồn
+Úp ngược ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn để thu khí + + Đổ nước vôi trong vào ống nghiệm thu khí
TN2:
 KL TD với rượu
Nhóm 1: 
Na + rượu etylic
Nhóm 2:
 K + rượu etylic
Nhóm 3:
 Mg + rượu etylic
Nhóm 4: 
Zn + rượu etylic
Pha5: Kết luận về tính chất hóa học của rượu etylic
Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm để rút ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả của mỗi thí nghiệm.
Các nhóm báo KQ
HS thảo luận và ghi vào phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét và bổ sung
1.Tác dụng với oxi (PƯ cháy) 
C2H5OH +3O22CO2+3H2O 
2.Tác dụng với kim loại 
( K,Na,Li...)
2C2H5OH+2Na2C2H5ONa+H2
 (Natri etylat) 
Hoạt động 4: Ứng dụng & điều chế rượu etylic (5’)
Mục tiêu: HS biết được 1 số ứng dụng quan trọng của rượu etylic
và phương pháp điều chế rượu trong dân gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bảng- Ghi vở
-Em hãy cho biết rượu etylic có những ƯD gì ? ứng dụng đó được căn cứ trên tính chất nào của rượu etylic ?
- Cho biết ƯD nào có lợi ? ƯD nào có hại?
Yêu cầu HS báo cáo kết quả sưu tầm ở nhà
 Chốt kiến thức
HS báo cáo kết quả tư liệu sưu tầm về ứng dụng của rượu etylic
HS báo cáo kết quả tư liệu sưu tầm về qui trình điều chế rượu trong dõn gian. 
HS tự nhận xét và bổ sung
IV> ứng dụng- Điều chế
1. ứng dụng
 Có lợi
Làm nhiên liệu
Diệt trùng (y tế)
dung môi hữu cơ
Nguyên liệu trong CN
Có hại
Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến: gan, thận, thần kinh...
2. Điều chế
Trong dân gian
 Lên men tinh bột hoặc đường
Tinh bột lên men rượu etylic
Trong công nghiệp
Cho etilen hợp nước
C2H4+H2O C2H5OH 
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức ( 5’)
 Bài tập củng cố
Bài1: Trong số các chất sau chất nào phản ứng được với Na 
A. CH3 - CH3 ; C. CH3 - CH2 -OH; 
B. C6H6; D. CH3 - O - CH3 
Bài 2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt benzene với rượu etylic
Quì tím C. dung dịch nước brom 
Kim loại natri D. Nước vôi trong
Bài 3: Có ba ống nghiệm: 
 ống 1 đựng rượu etylic 
 ống 2 đựng rượu 960 
 ống 3 đựng nước
 Cho Na dư vào các ống trên viết các phương trình hóa học.
PHẦN KẾT QUẢ
	Hiện nay, nhờ tiến bộ khoa học mà nhiều phương pháp dạy học tiến bộ đã được áp dụng trong các trường học. Sử dụng phần mềm Tin học trong giảng dạy là một công cụ không thể thiếu được trong giảng dạy bộ môn Hoá học. CNTT đã phát huy được tích tích cực , chủ động , sáng tạo của học sinh khi lĩnh hội kiến thức mới, bồi dưỡng phương pháp tự học, phát triển tư duy nhận thức cho học sinh .
Qua việc đưa CNTT vào giảng dạy môn Hoá và áp dụng vào giảng dạy Hóa học ở lớp 9 trường THCS .... tôi thấy đạt được một số kết quả tích cực sau:
	+Tiết học gây hứng thú và kích thích học sinh tích cực, chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức mới . Giờ học trở lên hấp dẫn, lôi cuốn mọi thành viên tự giác làm việc.
	+Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học , tự tìm tòi và phương pháp học tập hợp tác theo nhóm .
	+Rèn luyện cho Học sinh khả năng quan sát, thực hành, thí nghiệm, tư duy, viết PTHH và kỹ năng giải bài tập Hoá học...
	+Học sinh tích cực chủ động tìm tòi và phát hiện kiến thức. Nắm bắt được kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn . 
	Chất lượng môn Hóa học lớp 9 của các lớp tôi được phân công giảng dạy và áp dụng CNTT trong các năm học cụ thể như sau:
Chất lượng môn Hoá học lớp 9 khi chưa áp dụng CNTT
( Năm học 2006- 2007 )
 Lớp
Tổn
 số 
HS
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
49
23
47%
15
30,6%
10
20,4%
1
2%
0
0%
48
98%
9C
45
18
40%
12
26,7%
13
29 %
2
4,3%
0
0
43
95,7%
9G
47
8
17%
12
25,5%
22
46,8%
3
6,4%
2
4,3%
42
89,4%
Tổng 
141
49
34,8%
39
27,7%
45
31,9%
6
4,3%
2
1,4%
133
94,3%
Chất lượng đạt được khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy 
( Năm học 2011- 2012)
Lớp
Số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
45
43
95,6%
2
4,4%
0
0
0
45
100%
9C
42
25
59,5%
13
31%
4
9,5%
0
0
42
100%
9E
40
12
30%
15
37,5%
12
30%
1
2,5%
0
39
97,5%
Cộng
127
80
63%
30
23,6%
16
12,6%
1
0,8%
0
126
99,2%
3. Chất lượng đạt được khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy
( Năm học 2012- 2013 )
Lớp
Số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
38
36
94,7%
2
0
0
0
38
100%
9D
38
18
47,4%
15
39,5
5
13,1%
0
0
38
100%
9E
35
17
48,6%
10
28,6%
8
22,8%
0
0
35
100%
Cộng
111
71
64%
27
24,3
13
11,7%
0
0%
0
111
100%
4. Kết quả đạt được đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trước năm 2006- 2007 số học sinh giỏi môn Hóa cấp Thành phố hầu như chưa có. Từ năm 2008 đến nay năm nào nhà trường cũng đóng góp cho“ Câu lạc bộ môn Hóa“ của quận Long Biên 6-10 học sinh. Hầu như năm nào trường THCS ..... cũng có học sinh giỏi môn Hóa cấp Thành phố. Nhiều học sinh hiện đang học tập tại các trường chuyên môn Hóa và có kết quả học tập rất tốt nhờ kiến thức tích lũy được ở cấp trung học cơ sở.
5. Kết quả đạt được khi vận dụng ở trường có chất lượng đầu vào của HS thấp	Năm 2015 tôi chuyển công tác về một trường THCS khác, chất lượng đầu vào của HS so với trường cũ thấp hơn nhiều. Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn vận dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy môn Hóa học 9 và kết quả đạt được cũng rất khả quan. 
+ Từ chỗ ban đầu HS còn e dè chưa dám đặt câu hỏi băn khoăn thắc mắc sau đó các em đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập.
+ Học sinh chủ động đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu và được trực tiếp làm các TN của nhóm đã đề xuất. Học sinh rất hứng thú trong việc nghiên cứu tìm tòi khoa học.
+ Giờ học có vận dụng phương pháp BTNB trở lên sinh động và hứng thú hơn nhiều so với sử dụng phương pháp thông thường.
+ Đặc biệt nhờ phương pháp BTNB học sinh mạnh dạn tiến hành thí nghiệm, thực hành trong các giờ học. Học sinh biết cách thí nghiệm an toàn, biết quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến của mình. Học sinh có thói quen hoạt động nhóm và có khả năng trình bày quan điểm cá nhân trước tập thể .
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực , lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề đưa ra. Để đáp ứng kịp thời phương pháp dạy học tích cực này đòi hỏi giáo viên phải tích hợp các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy hiện đại. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy học tích cực không thể thiếu được trong giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm và càng nghiên cứu kỹ càng thấy được tính ưu việt của nó. Chính vì vậy phương pháp BTNB thực sự là một công cụ đắc lực trong trong giảng dạy bộ môn Hóa học .
Khuyến nghị
	Để vận dụng được phương pháp BTNB hỏi phòng hóa học cần có nhiều dụng cụ và hóa chất hơn trước ( từ 4-6 bộ cho 1 lớp học). Nhưng thực trạng hiện nay nhiều dụng cụ thí nghiệm đã hỏng hóc thiếu độ chính xác, nhiều loại hóa chất còn thiếu chưa được bổ sung kịp thời. Để chất lượng dạy và học môn Hóa được tốt kính mong các cấp cấp có thẩm quyền quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị , hàng năm bổ sung dụng cụ hóa chất kịp thời.
	Hiện nay nhiều trường có phòng chức năng và giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm tuy nhiên giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm được phân công chưa đúng với chuyên môn nghiệp vụ nên hầu hết giáo viên dạy Hóa phải tự chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để thực hành và thí nghiệm. Lãnh đạo của trường và lãnh đạo cấp trên cũng thấy rõ mức độ độc hại khi tiếp xúc với hóa chất, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản nào qui định phụ cấp độc hại đối với giáo viên dạy Hóa. Chính vì vậy tôi cũng mạnh dạn khuyến nghị tới các ban ngành, các cấp lãnh đạo cân nhắc tới chế độ phụ cấp độc hại cho cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa học.
Trên đây là kinh nghịệm mà tôi đã rút ra được qua quá trình giảng dạy của mình. Tôi rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thiện hơn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học .
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Lý Thị Như Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết hội nghị lần IV BCHTW ĐảngCSVN( khóa VII, 1993)
Nghị quyết hội nghị lần II BCHTW ĐảngCSVN( khóa VIII, 1997)
Chỉ thị của bộ trưởng bộ GDĐT số 29/2001 ngày 30/7/2001
Sách GK Hoá học 9
Sách BTHH 9
Vở BTHH 9
Tài liệu BDTX cho GV
Chuẩn kiến thức kỹ năng Hóa học
Sách GV Hoá học 9
Thiết kế bài giảng Hoá học 9
Tài liệu về phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Trang website “http ://www. Google.com.vn” 
“ Youtube”
Website “http ://www.Hoahocvietnam.com” hoặc 
Website “http ://www.violet.vn” hoặc “http ://www. diễn đàn violet.vn ”....
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương phápBTNB
Chương II: Thực trạng vận dụng phương pháp BTNB
Đặc điểm chung của nhà trường
Những ưu điểm và bất cập khi vận dụng phương pháp BTNB
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Lựa chọn bài và nội dung trong bài để vận dụng
Lựa chọn đồ dùng và thiết bị dạy học
Các bước thực hiện 
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
Lựa chọn bài học để vận dụng
 Ví dụ1: Tính chất hóa học của kim loại
2. Lựa chọn 1 phần (đơn vị kiến thức) của bài
 Ví dụ 2: Tính chất hóa học của axit trong bài “ Tính chất của axit”
 Ví dụ 3: Tính chất hóa học của rượu etylic trong bài “ Rượu etylic”
KẾT QUẢ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
3
3
3
3
6
9
9
9
12
16
16
22
30
36
40
43
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN
......................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Hóa học 9.doc
Sáng Kiến Liên Quan