Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm thuộc hệ thống các môn khoa học tự nhiên. Ở bậc phổ thông môn hóa học có mục đích trang bị cho học sinh (HS) hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm các kiến thức về chất, cấu tạo, phân loại và tính chất của chất Qua đó HS có thể vận dụng vào trong đời sống và sản xuất cũng như giải bài tập tính toán trong hóa học.
Từ năm 2007, Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã áp dụng đại trà việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng hình thức trắc nghiệm. Đối với một số dạng bài tập nếu học sinh chỉ áp dụng theo phương pháp thông thường thì mất rất nhiều thời gian làm bài, hơn nữa lại trình bày dài dòng và đôi khi còn khó hiểu. Do vậy để giải nhanh bài tập nhất là bài tập trắc nghiệm định lượng cần đòi hỏi phải có phương pháp giải nhanh để tiết kiệm thời gian mà đề thi trắc nghiệm trong các bài kiểm tra định kỳ ở bậc phổ thông thường chiếm khoảng từ 20% đến 50%, thi tuyển sinh Đại học 100%.
Từ thực tế giảng dạy và nhiều năm ôn thi học sinh giỏi ở trường THCS Liêu Xá tôi thấy giải nhanh bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng:
Thứ nhất: Học sinh làm được nhiều bài tập và nhiều dạng bài tập trong một thời gian ngắn.
Thứ hai: Đòi hỏi học sinh không những nắm rõ bản chất, kĩ năng tính toán mà còn tìm hướng giải quyết nhanh, ngắn gọn, tiết kiệm thời gian giúp học sinh tận dụng tốt thời gian kiểm tra, thi cử.
ọn đáp án B Bài 2. Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 150g dd HCl 7,3%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 11,5 g muối khan. Giá trị của m là A. 3,2g B. 3,25g C. 3,61g D. 4,2g Bài làm * Cách 1. nHCl= Áp dụng công thức. moxit = mmuối clorua – 27,5.nHCl = 11,5 – 27,5.0,3 = 3,25 g. Đáp án B * Cách 2. nHCl= Cần nhớ: oxit bazơ tác dụng với HCl thì hay moxit + maxit clohiđric = mmuối clorua + m nước moxit = (mnước + mmuối clorua) – maxit clohiđric = (0,15 .18 + 11,5) – 0,3.36,5 = 3,25g. Chọn đáp án B Bài 3 Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml. Bài làm moxit = mkim loại + moxi moxi trong oxit = moxit – mkim loại = 3,33 – 2,13 = 1,2g nO = Cần nhớ: Khi oxit bazơ tác dụng với dd HCl thì trong oxit mà = 0,075.2 = 0,15 mol VHCl = lít => Chọn đáp án C BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là: A. 9,2g B. 8,4g C. 7,2g D. 7,9g Bài 2. Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a (g) của hỗn hợp X ban đầu là: A. a = b -16 B. a = b - 24 C. a = b- 32 D. a = b - 8 Bài 3. Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dd HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,071 g muối clorua. Giá trị của m là: A. 0,123g B. 0,16g C. 2,1g D. 0,321g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án C Bài 2. Đáp án A Bài 3. Đáp án A 2.5/ DẠNG 5. MUỐI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT Có nhiều muối tác dụng được với nhiều axit. Để phù hợp với chương trình THCS nên trong đề tài tôi chỉ áp dụng với 2 muối: muối cacbonat (=CO3), muối sunfit (=SO3) và 2 axit thường gặp: là axit HCl và axit H2SO4 1/ Trường hợp 1 . Muối cacbonat + ddHCl Muối clorua + CO2 + H2O VD: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: và - Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Gốc =CO3 chuyển thành 2 gốc Cl ® 1 mol CO2 60 gam chuyển thành 71 gam, khối lượng tăng 11g. ( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức: Có thể tóm tắt bằng sơ đồ: ( R + 60) gam (R + 71) gam Từ đó ta có công thức tính nhanh: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho 4,41 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,448 lít Nhận xét. Bài tập cho biết khối lượng hỗn hợp 3 muối mà chỉ cho biết 2 giữ kiện: Tống khối lượng muối cacbonat tham gia phản ứng và tổng khối lượng muối clorua sinh ra. Nếu áp dụng phương pháp làm thông thường: Viết PTHH rồi đặt ẩn và lập hệ phương trình ... thí không cho kết quả chính xác. Do vậy phải áp dụng công thức giải nhanh Bài làm Áp dụng công thức = lít . Chọn đáp án C Bài 2. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 10,3 gam B. 10,33 gam C. 30 gam C. 13 gam Nhận xét. Bài tập này chưa cho biết công thức có thể của muối cacbonat nên áp dụng cách giải thông thường thì không cho kết quả chính xác. Cho dù không cho biết rõ công thức hóa học của muối tham gia, vẫn có thể áp dụng công thức giải nhanh để làm. Bài làm *Cách 1. - Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Áp dụng công thức: Tống khối lượng muối clorua = 10 + 0,03´11 = 10,33(g). Chọn đáp án B *Cách 2: Có thể không cần viết PTHH mà chỉ cần nhớ : Muối cacbonat tác dụng với axit HCl thì : và ; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 10 + 0,06 ´36,5 = mmuối + 0,03´44 + 0,03´18 Þ mmuối = 10,33gam. Chọn đáp án B BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là: A. 16,33 gam B. 14,33 gam C. 9,265 gam D.12,65 gam Bài 2 Cho 115g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 115,22g muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: A. 0,224 lít B.0,448 lít C. 1,22 lít D. 0,336 lít Bài 3 Hòa tan 5g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12l khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là: A. 11,1g B. 5,55g C. 16,5g D. 22,2g Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 36 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loai đứng kế tiếp nhau trong nhóm II A, trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít CO2 và dung dịch Y.Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là A. 39,5 gam B. 40,5 gam C. 41,5 gam D. 42,5 gam ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án C Bài 4. Đáp án C 2/ Trường hợp 2. Muối cacbonat + H2SO4 (loãng) Muối sunfat + CO2 + H2O VD: Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O MgCO3 + H2SO4 MgSO4 + CO2 + H2O Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: - Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối sunfat, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Gốc =CO3 chuyển thành =SO4 ® 1 mol sinh ra 60 gam chuyển thành 96 gam, khối lượng tăng 36g. Có thể tóm tắc bằng sơ đồ: (R + 60) gam (R + 96) gam . 1 mol CO2 Từ đó ta có công thức tính nhanh: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. a/ Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là: A. 100 ml B. 40ml C. 30 ml D. 25 ml b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: A. 11,6g B. 13g C. 3,16g D. 14,2g Bài làm * Cách 1. Cách làm thông thường a/ Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và (x,y>0) Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O (1) x mol x mol x mol x mol K2CO3 + H2SO4 K2SO4 + CO2 + H2O (2) y mol y mol y mol y mol Từ (1) và (2) có hệ phương trình Giải hệ phương trình trên ta được Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol lít = 40 ml. Chọn đáp án B b/ Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 mol Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 0,01.142 + 0,01.174 = 3,16 gam. Chọn đáp án C * Cách 2.a/ Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì mà lít = 40ml. Chọn đáp án B b/ Áp dụng công thức mmuối sunfat = 2,44 + 36. 0,02 = 3,16g. Chọn đáp án D * Nhận xét: Nếu làm theo cách thông thường thì HS mất nhiều thời gian và HS phải viết PTHH, biết cách lập hệ phương trình và giải hệ phương trình. Do vậy dài và mất nhiều thời gian. Với cách giải 2 thì HS không cần lập phương trình hóa học và hệ phương trình mà chỉ áp dụng công thức có thể cho ngay đáp án chính xác Bài 2. Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K2CO3; Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dd H2SO4 0,5M. a/ Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,672 lít b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: A. 3,42 g B. 4,36 g C. 5,23 g D. 4,12 g Bài làm a/ = 0,5. 0,06 = 0,03 mol Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì 0,03 mol 0,672 lít. Chọn đáp án D b/ Áp dụng công thức Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 3,28 + 36.0,03 = 4,36 gam.Chọn đáp án B Bài 4. Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,448 lít Bài làm Áp dụng công thức = 0,672 lít. Chọn đáp án C BÀI TẬP CỦNG CỐ. Bài 1. Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dd H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Bài 2. Cho 2,96 g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4, sau phản ứng thu được 0,672 lít CO2 ở đktc. Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: A. 3,04 gam B. 4,04 gam C. 4,03 gam D. 4,02 gam Bài 3. Cho m gam hỗn hợp 3 muối FeCO3; MgCO3; Na2CO3 tác dụng vừa 60 ml dd H2SO4 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 5,94 g muối sunfat. Giá trị của m là A. 3 g B. 3,03 g C. 3,06 g D. 4,86 g Bài 4: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dd H2SO4 dư, thu được dd A và 0,672 lít khí (đktc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan.m có giá trị là: A. 16,33 gam B. 14,33 gam C. 15,08 gam D.12,65 gam ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án B Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án D Bài 4. Đáp án C 3/ Trường hợp 3. Muối sunfit + ddHCl Muối clorua + SO2 + H2O VD: K2SO3 + 2HCl 2KCl + SO2 + H2O MgSO3 + 2HCl MgCl2 + SO2 + H2O Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: và - Khi chuyển từ muối sunfit thành muối clorua, thì cứa 1 mol SO2 sinh ra khối lượng muối giảm: Gốc =SO3 chuyển thành 2 gốc Cl ® 1 mol SO2 80 gam chuyển thành 71 gam, khối lượng giảm 9g. ( R + 80) gam (R + 71) gam khi 1 mol SO2 sinh ra. Từ đó có công thức tính nhanh khối lượng muối. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho 2,1 gam hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và MgSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 7,3%, sau phản ứng thu được 0,448 lít SO2 đktc. a/ Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là: A. 10g B. 20g C. 100g D. 200g b/ Tổng khối lượng muối cloua sinh ra là: A. 1,92g B. 2,28g C. 3,2g D. 2,13g Bài làm a/ Cần nhớ: Muối sunfit tác dụng với axit HCl thì mà mHCl = 0,04 . 36,5 = 1,46g Khối lượng dd HCl 7,3% đã dùng = gam. Chọn đáp án B b/ Áp dụng công thức mmuối = 2,1 – 9. 0,02 = 1,92 gam. Chọn đáp án A Bài 2. Cho 4,29 gam hỗn hợp 3 muối: K2SO3; Na2SO3 và ZnSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,02 gam muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,448 lít Bài làm Áp dụng công thức = 0,672 lít. Chọn đáp án C Bài 3. Cho a gam hỗn hợp 3 muối BaSO3; MgSO3; K2SO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thấy có 0,672 lít khí SO2 sinh ra đktc, cô can dung dịch sau phản ứng thu được 4,7 g muối khan a/ Giá trị của a là: A. 4,5 g B. 9,74g C. 4,79 g D. 4,72 g b/ Thể tích dd HCl đã dùng là: A. 60 ml B. 120 ml C. 600 ml D. 1200 ml Bài làm a/ Áp dụng công thức m muối sunfit = m muối clorua – 9. mmuối sunfit = 4,7 – 9.0,03 = 4,79 g. Chọn đáp án C b/ Cần nhớ: Muối sunfit tác dụng với dd HCl thì mà = 120 ml. Chọn đáp án B BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Cho 4,63 gam hỗn hợp 3 muối: BaSO3; Na2SO3 và CaSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,36 gam muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,448 lít D. 0,672 lít Bài 2. Cho m gam hỗn hợp 2 muối MgSO3; K2SO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thấy có 0,672 lít khí SO2 sinh ra đktc, cô can dung dịch sau phản ứng thu được 3,39 g muối khan a/ Giá trị của a là: A. 3,66 g B. 9,74g C. 4,79 g D. 4,72 g b/ Thể tích dd HCl đã dùng là: A. 60 ml B. 120 ml C. 600 ml D. 1200 ml Bài 3. Cho 5,73 gam hỗn hợp 2 muối BaSO3; Na2SO3 và MgSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 0,896 lít SO2 đktc. Tổng khối lượng muối cloua sinh ra là: A. 6,45 g B. 6,28g C. 5,37g D. 5,13g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án D Bài 2.a/ Đáp án A. b/ Đáp án B Bài 3. Đáp án A IV/ Trường hợp 4. Muối sunfit + H2SO4(loãng) Muối sunfat + SO2 + H2O VD: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O MgSO3 + H2SO4 MgSO4 + SO2 + H2O Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: - Khi chuyển từ muối sunfit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol SO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Gốc =SO3 chuyển thành =SO4 ® 1 mol SO2 80 gam chuyển thành 96 gam, khối lượng tăng 16g. ( R + 80) gam (R + 96) gam1 mol SO2 sinh ra Ta có công thức: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho 4,2 gam hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và MgSO3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4, sau phản ứng thu được 0,896 lít SO2 đktc. a/ Nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng là: A. 0,1M B. 0,2M C. 1M D. 2M b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: A. 8,4g B. 10,2g C. 4,6g D. 4,84g Bài làm a/ Cần nhớ muối sunfit tác dụng với dung dịch H2SO4 thì b/ Áp dụng công thức mmuối sunfat = 4,2 + 16. 0,04 = 4,84 gam. Chọn đáp án D Bài 2. Cho m gam hỗn hợp 2 muối MgSO3; K2SO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 . Sau phản ứng thấy có 0,672 lít khí SO2 sinh ra đktc, cô can dung dịch sau phản ứng thu được 3,39 g muối khan. Giá trị của a là: A. 2,91 g B. 3,74g C. 3,79 g D. 2,72 g Bài làm * Cách 1 m muối sunfit = m muối sunfat – 16. mmuối sunfit = 3,39 – 16. 0,03 = 2,91 g. Chọn đáp án A * Cách 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. Cần nhớ muối sunfit tác dụng với dung dịch H2SO4 thì mà mmuối sunfit = (mmuối sunfat + ) - = (3,39 + 0,03.64 + 0,03.18) – 0,03. 98 = 2,91 g. Chọn đáp án A Bài 3. Cho 6,81 gam hỗn hợp 3 muối: K2SO3; Na2SO3 và ZnSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,61 gam muối sunfat khan. Thể tích khí SO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 1,12 lít Bài làm Áp dụng công thức = 1,12 lít. Chọn đáp án D BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Cho 4,07 gam hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và MgSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,2M, sau phản ứng thu được 0,672 lít SO2 đktc. a/ Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là: A. 0,15 lít B. 0,2 lít C. 1 lít D. 0,25 lít b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: A. 3,4g B. 4,2g C. 4,56g D. 4,55g Bài 2. Cho 4,38 gam hỗn hợp muối: Na2SO3 và MgSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,02 gam muối sunfat khan. Thể tích khí SO2 sinh ra là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,896 lít Bài 3. Cho m gam hỗn hợp 3 muối Na2SO3; K2SO3; CuSO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 . Sau phản ứng thấy có 0,896 lít khí SO2 sinh ra đktc, cô can dung dịch sau phản ứng thu được 6,81 g muối khan. Giá trị của a là: A. 6,17 g B. 3,74g C. 4,79 g D. 5,54 g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. a/ Đáp án C. b/ Đáp án D Bài 2. Đáp án D Bài 3. Đáp án A C. PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I/ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Qua áp dụng tôi thấy: khi chưa áp dụng các công thức trên vào trong giảng dạy, nhiều em học sinh chưa biết cách làm, hoặc khi mới đọc đầu bài một số em nghĩ bài tập cho sai đầu bài vì thiếu giữ kiện hoặc số em lại áp dụng cách làm thông thường và trình bày theo kiểu tự luận. Một số em có lực học khá, giỏi có thể suy luận ra cách làm nhanh nhưng vẫn tỏ ra lúng túng và còn làm sai nhiều dẫn đến chất lượng bài kiểm tra chưa cao. Sau khi áp dụng các công thức trên vào trong giảng dạy thì hầu hết học sinh đã biết cách vận dụng công thức và áp dụng công thức một cách thành thạo. Từ đó học sinh làm được nhiều bài tập hơn chỉ trong một thời gian ngắn, giúp các em tiết kiệm thời gian hơn và rất hào hứng khi làm bài Đề tài này tôi đã áp dụng tại trường THCS Liêu Xá – Yên Mỹ - Hưng Yên cho tất cả HS khối 9. Kết qủa các em lĩnh hội được thông qua bảng sau: Năm học Lớp Tỉ lệ HS làm bài Khi chưa áp dụng đề tài Giỏi Khá TB Yếu 9A 15% 45% 37% 3% 9B 3% 20% 65% 12% 9C 4% 28% 70% 8% Khi đã áp dụng đề tài 9A 30% 60% 10% 0% 9B 15% 40% 42 % 3% 9C 12% 38% 56% 4% II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Đề tài này chỉ áp dụng cho HS vào các giờ chữa bào tập , luyện tập, ôn thi HSG, ôn thi cho HS vào lớp 10 THPT và trong các bài kiểm tra. Vì vậy để áp dụng tốt đề tài thì GV và HS cần phải đáp ứng các điều kiện sau: 1/ Đối với giáo viên - Phải thường xuyên trau rồi kiến thức, sưu tầm các bài tập mới có tính chất suy luận công thức và các bài tập nâng cao để nâng cao kỹ năng giải toán nhanh - Hệ thống hoá kiến thức lý thuyết có liên quan và xây dựng công thức giúp HS hiểu rõ bản chất của vấn đề sau đó vận dụng công thức làm mẫu một vài ví dụ để HS hiểu, sau đó GV hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Môn hóa học giảng dạy trên lớp chủ yếu là bài tập lý thuyết, số tiết luyện tập ít vì vậy GV cần phải biết cách vận dụng linh hoạt các công thức này trong các giờ luyện tập, ôn tập hoặc lúc kiểm tra bài cũ và lúc củng cố bài học. - Hướng dẫn học sinh biết cách tự học, rèn kĩ năng giải toán. - Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên thường xuyên làm các thí nghiệm chứng minh, cho học sinh thực hành thí nghiệm. 2/ Đối với học sinh * Phải nắm chắc các nội dung về kiến thức: - Tính chất hóa học của axit: Axit tác dụng với kim loại; axit tác dụng với bazơ; axit tác dụng với oxit bazơ. - Tính chất hóa học của kim loại: Kim loại tác dụng với nước - Tính chất hóa học của oxit bazơ: oxit bazơ tác dụng với một số chất khử như H2; CO * Phải biết cách vận dụng công thức một cách linh hoạt cho từng bài và biết chuyển đổi công thức sau đó vận dụng công thức chuyển đổi vào làm bài. Biết cách phân tích từ những bài tập đơn giản mở rộng ra các bài tập khó hơn. * Không chỉ dụng các công thức một cách đơn điệu để làm bài và còn phải phối hợp thêm một số phương pháp khác như phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng để làm bài. * Không những học hỏi ở thầy, cô giáo mà còn học hỏi ở bạn bè, đọc các loại sách tham khảo, các loại sách nâng cao. * Trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập như máy tính, giấy nháp III. KIẾN NGHỊ Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: * Đối với các cấp trên: - Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, luôn tổ chức các chuyên đề về phương pháp giải bài tập để từ đó GV có thể học hỏi và trau rồi về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. - Cần tăng thêm các tiết luyện tập, giảm bớt các kiến thức khó, những kiến thức trùng lặp cớn các môn học khác để GV có thời gian hướng dẫn HS làm bài tập - Những sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, loại B cấp tỉnh PGD nên chỉ đạo giáo viên đó chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổ chức vào dịp học hè, hay chuyên đề cấp huyện để giáo viên bộ môn học tập, áp dụng. *Đối với nhà trường: Cần cung cấp thêm những đầu sách tham khảo, cần bổ sung thêm một số hóa chất và thay thế các dụng cụ thí nghiệm đã quá hạn sử dụng. Cung cấp cho GV các phương tiện bảo hộ khi làm các thí nghiệm và tiếp xúc với các hóa chất độc hại. * Đối với phụ huynh: Cần dành nhiều thời gian cho HS học tập, trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, dụng cụ học tập, sách tham khảo * Đối với giáo viên: Phải tự học tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân. IV. KẾT LUẬN CHUNG “ Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ” vấn đề của tôi nêu ra trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh ở bậc học THCS. Đề tài này tôi đã áp dụng với HS trường THCS Liêu Xá. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là một mảng kiến thức tương đối hẹp so với toàn bộ chương trình hoá học nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong việc giảng dạy phần kiến thức này, giúp các em có cách làm bài tập nhanh hơn, sáng tạo hơn. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho việc ôn luyện học sinh giỏi của khối 9 và cho học sinh cấp 3 tham khảo. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện mà còn có tính thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Lời cam đoan: Đây là SKKN của bản thân tôi, không không sao chép nội dung của người khác. Liêu Xá, ngày 12 tháng 3 năm 2014 Người viết Nguyễn Đăng Nam Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA: Hội đồng khoa học trường ........ Hội đồng khoa học ngành .... ....
File đính kèm:
- SKKN.doc