Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức Sinh học 11 để giải thích các hiện tượng thực tiễn

CHUYÊN ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

A. HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

 Kiến thức trọng tâm:

- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.

+ Hấp thụ nước: Cơ chế thụ động (thẩm thấu): Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.

+ Hấp thụ khoáng:

* Cơ chế thụ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (thuận chiều gradien nồng độ) không tiêu tốn năng lượng ATP.

* Cơ chế chủ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) có tiêu tốn năng lượng ATP.

- Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.

+ Con đường gian bào: Qua thành tế bào và các khoảng không gian giữa các tế bào, đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất (con đường Apoplats)

+ Con đường tế bào chất: Qua chất nguyên sinh của các tế bào đi vào mạch gỗ (con đường Symplats)

 Hiện tượng liên quan:

1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây còn non thì cây bị héo?

3. Những loài thực vật như tảo, rong, sen quanh năm ngâm mình trong nước nhưng không bị thối rữa. Hãy cho biết rễ của những loài này có đặc điểm đặc biệt gì?

4. Vì sao người nông dân cần phải xới xáo, làm cỏ, sục bùn cho một số cây trồng?

5. Để giữ các bông hoa hồng trong lọ được tươi lâu người ta phải làm thế nào?

6. Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch, ít chất khoáng?

7. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt đem trồng ở vùng có nồng độ muối cao (nước mặn) thì mất khả năng sinh trưởng (chết), những loài thực vật như Đước, Sú, Vẹt có thể sinh trưởng bình thường?

8. Vì sao những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt?

 

doc64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức Sinh học 11 để giải thích các hiện tượng thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trên cây (hiện tượng sinh con) vì:
Hiện tượng này là do thiếu hoocmon AAB. AAB duy trì trạng thái ngủ của hạt, khi thiếu AAB hạt dỡ bỏ trạng thái ngủ của hạt và hạt nảy mầm ngay trên cây.
Hiện tượng 97: Cà rốt là loại cây hai năm, chu trình sống thường kéo dài từ đầu mùa đông năm trước đến cuối mùa đông năm sau. Người ta thường thu hoạch củ cà rốt vào cuối mùa đông của năm thứ nhất vì:
- Trong năm thứ nhất cây trải qua giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng, cây tích lũy nhiều chất dinh dưỡng trong củ vì vậy cuối mùa đông củ có sinh khối cực đại.
- Năm thứ hai, cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng và phát triển sinh sản. Các chất dinh dưỡng đã tích lũy sẽ được huy động để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự hình thành cơ quan sinh sản, vì lẽ đó ở năm thứ hai năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ kém đi.
CHUYÊN ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Kiến thức trọng tâm
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm phân hóa và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngôt về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
- Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:
- Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
Hooc môn sinh trưởng
Tiroxin:
Ơstrogen, Testosteron
- Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống.
+ Tác dụng sinh lí của ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
+ Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm. 
Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:
1. Nhân tố thức ăn
3. Ánh sáng
2. Nhiệt độ;
Hiện tượng liên quan
98. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng bệnh lùn xiếc, bệnh khổng lồ, bệnh to đầu xương chi và bệnh đái tháo nhạt.
99. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iot và bệnh bướu cổ Bazodo về nguyên nhân và hậu quả?
100. Tại sao phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị loãng xương?
101. Tại sao thiếu iot dẫn đến bệnh bướu cổ?
102. Tại sao trong suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt?
103. Rắn lột xác có phải là hiện tượng biến thái hay không? Vì sao?
104. Tại sao sâu thì phá hoại mùa màng ghê gớm còn bướm thì không?
105. Hàng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh được thai, tại sao?
106. Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên?
107. Tác dụng của việc ấp trứng của các loài chim là gì?
Giải thích hiện tượng
Hiện tượng 98: Nguyên nhân của hiện tượng bệnh lùn xiếc, bệnh khổng lồ, bệnh to đầu xương chi và bệnh đái tháo nhạt:
Bệnh lùn: Do tuyến yên tiết ít hooc moôn tăng trưởng (GH) từ nhỏ nên bị hạn chế quá trình phân chia và tổng hợp protein của tế bào, xương không dài ra nên cơ thể bị lùn.
Bệnh khổng lồ: Do tuyến yên tăng cường tiết GH lúc nhỏ-> tăng cường quá trình phân chia và tổng hợp protein của tế bào -> xương không dài ra và cơ thể bị to quá mức bình thường.
Do tuyến yên tiết quá nhiều hooc môn tăng trưởng GH ở giai đoạn trưởng thành -> gây to đầu ngón bất thường (vì lúc này chỉ còn đầu sụn còn khả năng phận chia)
Bệnh đái tháo nhạt: Do tuyến yên giảm tiết ADH nên giảm khả năng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận.
Hiện tượng 99: Bệnh bướu cổ do thiếu iot và bệnh bướu cổ Bazodo khác nhau về nguyên nhân và hậu quả như sau:
Bệnh bướu cổ do thiếu iot: Do thiếu iot nên không tổng hợp được tiroxin-> không đủ để ức chế tuyến yên tiết TSH-> TSH vẫn được tiết ra-> nồng độ TSH trong máu cao gây phì đại tuyến giáp. Hậu quả là trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn thì hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Bệnh bướu cổ do bazodo: Tuyến giáp tiết nhiều tizoxin thường là do rối loạn nội tiết xuất hiện yếu tố globulin miễn dịch (là loại kháng thể sinh ra do quá trình tự miễn) gọi là TSI. TSI có tác dụng tương tự như TSH nên kích thích tuyến giáp tiết TSH liên tục mặc dù bị kìm hãm không tiết TSH, nguyên nhân thứ hai có thể do u tuyến giáp làm cho các tế bào tuyến tiết nhiều TSH.
Hiện tượng 100: Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị loãng xương?
Giai đoạn tiền mãn kinh hoocmon ơstrogen giảm. Hoocmon này có tác dụng kích thích lắng đọng canxi vào xương. Khi nồng độ ơstrogen giảm thì sẽ giảm sự lắng đọng canxi vào xương gây loãng xương.
Giai đoạn mãn kinh thì không có hiện tượng rụng trứng nên không có thể vàng-> ngừng tiết ơstrogne thì canxi không thể lắng đọng vào xương gây loãng xương.
Hiện tượng 101: Thiếu iot dẫn đến bệnh bướu cổ vì:
Iot là thành phần cấu tạo nên tiroxin, thiếu iot dẫn đến thiếu tiroxin. Khi đó tuyến giáp sẽ hoạt động mạnh để tăng tổng hợp tiroxin, truyến giáp hoạt động nhiều dẫn đến phì đại -> bướu cổ.
Hiện tượng 102: Trong suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt vì:
Sau khi trứng rụng phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết ra progesteron, cùng với ostrogen sẽ tác động lên niêm mạc tử cung làm niêm mạc dày lên tích đầy máu do mạng lưới mao mạch dày đặc để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong tử cung.
Nếu trứng không được thụ tinh nghĩa là không có hợp tử tạo thành và thể vàng thoái hóa đi-> không còn progesteron-> niêm mạc bong ra rây hiện tượng chảy máu của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Trong quá trình mang thai (trứng đã được thụ tinh) hợp tử phát triển thành phôi bám chặt vào niêm mạc tử cung hình thành nhau thai (để nuôi phôi). Nhau thai tiết HCG (hooc môn kích dục nhau thai) có tác dụng duy trì thể vàng-> tiếp tục tiết progesteron khi đó niêm mạc không bị bong ra-> không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
Hiện tượng 103: Rắn lột xác không phải là hiện tượng biến thái vì:
Rắn lột xác không phải là hiện tượng biến thái vì: Rắn lột xác là để cởi bỏ lớp vảy sừng tạo điều kiện cho cơ thể lớn lên. Mặt khác đặc điểm cấu tạo, hình thái của rắn ngay khi mới sinh ra đã gần như hoàn thiện như con trường thành (chỉ có kích thước nhỏ hơn thôi)
Hiện tượng 104: Sâu thì phá hoại mùa màng ghê gớm còn bướm thì không vì:
Sâu ăn nhiều lá cây để tích lũy năng lượng cho các giai đoạn tiếp theo và tỏng ống tiêu hóa của nó có enzim phân giải protein, lipit, cacbohydrat. Còn bướm chỉ ăn mật hoa và trong ống tiêu hóa của nó chỉ có enzim phân giải saccarozo.
Hiện tượng 105: Hàng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh được thai vì:
Viên thuốc tránh thai cso chức hooc môn progesterol hoặc progesterol + ostrogen. Khi uống thuốc đều dặn hàng ngày thì nồng độ các hooc môn này trong máu tăng cao -> gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH -> trứng không chín và không rụng-> giúp tránh được thai.
Hiện tượng 106: Gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên vì:
Hooc môn testosterol do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản), vì vậy khi thiếu hooc môn testosterol (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quả gà trống phát triển không bình thường.
Hiện tượng 107: Tác dụng của việc ấp trứng của các loài chim là:
Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chim ấp trứng để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp cho hợp tử phát triển bình thường.
4. SINH SẢN
CHUYÊN ĐỀ 11: SINH SẢN
I. Kiến thức trọng tâm
* Sinh sản: Là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
A. Sinh sản ở thực vật
1. Sinh sản vô tính
- Khái niệm: Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản vô tính 
+ Sinh sản bằng bào tử
+ Sinh sản sinh dưỡng
- Phương pháp nhân giống vô tính
+ Ghép chồi và ghép cành 
+ Chiết cành và giâm cành
+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
2. Sinh sản hữu tính.
- Khái niệm: Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới
- Các đặc trưng của sinh sản hữu tính:
+ Gắn liền với giảm phân để tạo giao tử
+ Có sự hình thành và hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, có sự trao đổi và tái tổ hợp của cả 2 bộ gen
+ Có nhiều ưu việt so với sinh sản vô tính
- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- Quá trình thụ phấn và thụ tinh
- Quá trình hình thành hạt và quả
B. Sinh sản ở động vật
1. Sinh sản vô tính
- Khái niệm: Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
+ Phân đôi
+ Nảy chổi
+ Phân mảnh
+ Trinh sinh
2. Sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm: Là kiểu sinh sản tạo ra các cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau 
+ Hình thành tinh trùng và trứng
+ Thụ tinh
+ Phát triển phôi thành cơ thể mới
- Các hình thức thụ tinh
+ Thụ tinh ngoài
+ Thụ tinh trong
- Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
- Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
+ Sinh đẻ có kế hoạch
+ Các biện pháp tránh thai
Hiện tượng liên quan.
108. Nuôi cấy tế bào, mô có ý nghĩa như thế nào với ngành nông, lâm nghiệp?
109. Tại sao quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng của quả và có mùi thơm đặc trưng so với quả xanh?
110. Các biện pháp tránh thai, cơ sở khoa học của phương pháp tính ngày rụng trứng để tránh hoặc có thai?
111. Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện phấp đình sản mà nên sử dụng biện pháp tránh thai khác?
112. Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
113.Tại sao cần cấm xác định giới tính của thai nhi người?
112. Tại sao ếch lại sinh sản vào mùa mưa?
113.Tại sao đẻ con số lượng con ít, đẻ trứng số lượng con nhiều?
Giải thích hiện tượng
Hiện tượng 108: Nuôi cấy tế bào, mô có ý nghĩa rất lớn với ngành nông lâm nghiệp cụ thể như sau:
- Tạo giống sạch bệnh
- Tạo nhanh cây giống số lượng lớn, giá thành rẻ.
- Bảo tồn được những giống quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Chủ động được nguồn giống trước thiên tại, dịch hại.
Hiện tượng 109: Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng của quả và có mùi thơm đặc trưng so với quả xanh vì:
- Thông thường quả chín sẽ biến đổi màu sắc từ xanh sang vàng hoặc đỏ là do lượng diệp lục giảm, lượng carotenoit tăng nên quả chuyển màu xanh sang đỏ hoặc vàng
- Độ cứng của quả giảm là do: Chất pectin (pectac-canxi) trong thành tế bào bị phân hủy nên các tế bào từ dạng liên kết với nhau trở nên dời nhau -> quả từ cứng chuyển sang mềm
- Quả chín có mùi thơm đặc trưng là do: Khi quả chín quá trình chuyển hóa các chất tạo ra các khí este, andehit, xetonnên có mùi thơm đặc trưng, điều này cũng giúp dễ phát tán hạt nhờ côn trùng hay động vật ăn chúng.
Hiện tượng 110: Các biện pháp tránh thai, cơ sở khoa học của phương pháp tính ngày rụng trứng để tránh hoặc có thai:
*Các biện pháp tránh thai:
- Tính ngày rụng trứng
- Dùng bao cao su nam, nữ
- Uống thuốc tránh thai
- Đặt vòng
- Thắt ống dẫn tinh và ống dẫn trứng
- Cấy que tránh thai dưới da
* Cơ sở khoa học của phương pháp tính ngày rụng trứng:
	Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ thông thường khoảng 28 ngày. Ngày đầu tiên của chu kì, trứng bắt đầu tăng kích thước đồng thời niêm mạc tử cung dày dần lên để chuẩn bị đón hợp tử làm tổ.
	Trứng tăng kích thước đến khoảng ngày thứ 14 thì trứng sẽ rụng. Trung bình trứng sống được khoảng 24 giờ sau rụng. Thời điểm này nếu gặp tinh trùng thì quá trình thụ thai dễ xảy ra thành công. Do vậy tùy chu kì kinh của phụ nữ là dài hay ngắn thì tính ngày trứng rụng là trước 14 ngày của chu kì kế tiếp.
Hiện tượng 111: Nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng biện pháp tránh thai khác vì:
	Đình sản vĩnh viễn nghĩa là người đó không còn khả năng sinh sản, cuộc sống có những bất trắc liên quan tới giảm số con khi đó không thể sinh sản thêm được nữa, do vậy khi dùng các biện pháp tránh thai khác có thể sinh sản thêm con cái được một cách bình thường.
Hiện tượng 112: Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì:
	Sinh đẻ có kế hoạch là khi các cặp vợ chồng chủ động đẻ đủ số con theo quy định của nhà nước, phá thai chỉ được pháp luật cho phép khi: Thai nhi có khuyết tật về mặt di truyền hoặc do sự phát triển bất thường ngoài mong muốn về sức khỏe của bé. Vậy nên phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.
Hiện tượng 113: Cần cấm việc xác định giới tính của thai nhi người là do:
	Loài người tỉ lệ giới tính tự nhiên sẽ là 1:1, hiện nay theo phong tục tập quán một số gia đình ở một số địa phương vẫn có tư duy trọng nam hơn nữ, vì lẽ đó bằng mọi cách họ sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường” dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là mất cân bằng giới tính, điều này dẫn tới: Mất bình đẳng giới, bạo hành giới, mua bán dâm, nạn buôn người
Hiện tượng 114: Ếch sinh sản vào mùa mưa vì: Ếch thụ tinh ngoài môi trường nước, đến mùa sinh sản ếch cái đẻ trứng ra nước rồi ếch đực tưới tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Khi trứng ở ngoài môi trường cần phải có nước vì nếu môi trường khô trứng sẽ nhanh chết, cơ hội được thụ tinh không cao.
Hiện tượng 115: Đẻ con số lượng con ít, đẻ trứng số lượng con nhiều là bởi:
	Khi đẻ con, bào thai thường được bảo vệ và chăm sóc tối đa trong tử cung của mẹ nên hiệu quả sống sót cao, khi đó số lượng con ít vẫn đảm bảo được khả năng duy trì và tồn tại của loài.
	Động vật đẻ trứng, trứng thường không được bảo vệ cẩn thận dễ bị chết hoặc bị động vật khác ăn do đó chúng thường đẻ với số lượng lớn để đảm bảo xác suất con cái của chúng tồn tại được, hiện tượng này gọi là “luật số lớn”
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Nếu được, có thể đưa sáng kiến vào mục tài nguyên trang mạng của Sở giáo dục và đào tạo để giáo viên và học sinh lấy nguồn tư liệu tham khảo.
- Đối với những giáo viên tự giác trong việc bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng bổ sung những vấn đề mới, hấp dẫn cho quá trình giảng dạy, luôn có tinh thần cầu tiến để thay đổi chất lượng, kết quả giảng dạy.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
Tôi đang tiếp tục vận dụng kinh nghiệm đúc rút này để tiếp tục giảng dạng cho học sinh lớp 11 tại trường và cũng áp dụng cho việc ôn thi học sinh giỏi khối 11,12. Tôi tin tưởng rằng với kết quả đạt được trong các năm học trước thì năm những năm học tiếp theo sẽ thu được những kết quả tốt hơn nữa, là động lực để tôi phấn đấu, tiếp tục phát triển vững vàng về chuyên môn.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
* Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công dạy đội tuyển học sinh giỏi 11 và đã đưa sáng kiến này vào giảng dạy theo từng chuyên đề khi dạy học sinh giỏi lớp 11 thì đã đạt đạt được thành tích rất khả quan như sau:
12/12 học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có:
2 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba, 3 giải khuyến khích
Đặc biệt 1 học sinh đạt giải nhất có điểm số 8,5đ cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc khối THPT không chuyên.
* Năm 2015-2016 đạt 8/11 HS tham gia dự thi.
2 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải KK
* Năm học (2018-2019) theo chu kì phân công giảng dạy, tôi đảm nhiệm bồi dưỡng HSG khối 11. Tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này và tôi đã thu được kết quả như sau:
+ 01 học sinh thi vượt cấp đạt giải nhì cấp Tỉnh môn Sinh học 12.
+ 05 học sinh đạt giải nhì cấp Tỉnh môn Sinh học 11
+ 02 học sinh đạt giải ba cấp Tỉnh môn Sinh học 11
* Năm 2019-2020 tôi dạy bồi dưỡng HSG 12 và ôn thi cho học sinh tham gia khối chuyên với nội dung của sáng kiến kinh kinh nghiệm này đã hỗ trợ cho các em ôn mảng kiến thức lớp 11 khá tự tin và chắc chắn kiến thức và đã thu được kết quả như sau:
- Khối chuyên: 1 học sinh đạt giải khuyến khích HSG 12 
- Khối THPT 5 học sinh đạt giải: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- Giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi sử dụng là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu hiệu thông qua cuốn sổ luân chuyển hàng năn được lưu tại thư viện cảu nhà trường. Nội dụng của sáng kiến áp dụng tốt cho dạy học sinh giỏi 11 và 12.
- In thành cuốn sách cho học sinh đội tuyển HSG tự học cũng rất hiệu quả.
11. Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.
STT
Tên tổ chức, cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Giáo viên Trường THPT Xuân Hòa và cá trường trong cụm Phúc Yên
Xuân Hòa – Phúc Yên Vĩnh Phúc
Trường THPT/ Bồi dưỡng học sinh giỏi 11, 12
2
Trần Thị Phương Loan
Trường THPT Xuân Hòa
Học sinh lớp 12A1, 12A2 trường THPT Xuân Hòa
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
........, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
Trần Thị Phương Loan
Phụ lục: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Cây vải chết do ngập úng.
Thân súng không bị thối khi sống trong nước
Đước sống thích nghi trong nước mặn
Hiện tượng ứ giọt ở lá
Mưa giông tốt cho lúa
Làm cỏ sục bùn
Bón nhiều phân hóa học cây non héo
Giá đỗ mập khi tưới nước sạch
Rễ cây lạc cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium
Cây vùng lạnh có màu sắc sặc sỡ
Trồng lúa bằng ánh sáng
nhân tạo
Rau dền đỏ vẫn quang hợp
Thắp đèn cho thanh long ra hoa trái vụ
Hạt nảy mầm tỏa nhiệt
Bảo quản lạnh rau, củ, quả
Thỏ ăn lại phân
Chim hô hấp hiệu quả nhất
Bệnh vàng da của trẻ sơ sinh
Cây trinh nữ cụp lá
Cây bắt ruồi
Vòng vân gỗ
Cây có tán lá hình tháp
Bệnh bướu cổ
Giờ ra chơi của học sinh
Nuôi cấy mô, tế bào
Sắc quả xanh, chín
Các biện pháp tránh thai
Mất cân bằng giới tính 
Ếch thụ tinh
Hậu quả của mất cân bằng giới tính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2014). Sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
Ngô Văn Hưng (2008). Bài tập chọn lọc sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
Ngô Văn Hưng và cộng sự (2008). Câu hỏi và bài tập chọn lọc bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, Nhà xuất bản Giáo dục.
Ngô Văn Hưng và Trần Văn Kiên (2007). Bài tập sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
Phan Khắc Nghệ và Trần Mạnh Hùng (2013). Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Huỳnh Quốc Thành (2013). Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Huỳnh Quốc Thành (2014). Bồi dưỡng sinh học 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ Văn Vụ và Nguyễn Quang Vinh (2008). Tư liệu sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
Vũ Văn Vụ và cộng sự (2014). Sinh học 11 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XIII – 2007 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XIV – 2008 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XV– 2009 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XVI – 2010 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XVII – 2011 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XVIII – 2012Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XIX – 2013 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XX – 2014 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XXI – 2015 Sinh học.
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XXII – 2016 Sinh học
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XXIII – 2017 Sinh học
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XXIV – 2018 Sinh học
Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần XXV – 2019 Sinh học
Bộ đề thi học sinh giỏi sinh học 11 tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến 2019.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_sinh_hoc_11_de_giai.doc
Sáng Kiến Liên Quan