Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề "Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX"

Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những khái

niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa,

tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề

cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường

tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau)

làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học

sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và

hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến

thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến

thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho

lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt

động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội

dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập

trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn

liền với thực tiễn.

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết

những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau.

Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn

luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. học sinh cũng được tạo điều

kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao

nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ

là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học phổ thông là sự cố gắng tăng cường

tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự

tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho

nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi

thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống

thật” trong các bài học

pdf58 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề "Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hi sinh, gian 
khổ nhưng hết sức kiên cường, anh dũng, sáng tạo để xây dựng đất nước và bảo 
vệ vững chắc nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Để khái quát lại các thời 
 43 
kì xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng tìm 
hiểu bài 27. 
4. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Cá nhân 
- Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX 
chia làm mấy thời kỳ ? Đó là những thời kỳ nào? 
HS trả lời 
GV diễn giải lại cho HS nắm rõ 
Hoạt động 2: thảo luận nhóm. 
* Kiến thức: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, 
xã hội qua các thời kỳ. 
* Tổ chức: GV chia lớp làm 4 nhóm phân nội dung 
thảo luận: 
- Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê 
tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước qua 
các thời kỳ. Thống kê các triều đại phong kiến Việt 
Nam từ thế kỷ X - XIX. 
- Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét 
cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ. 
- Nhóm 3: Thảo luận và điền vào bảng thống kê 
những nét chính về tình hình tư tưởng văn hoá, giáo 
dục của nước ta qua các thời kỳ. 
- Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội, các mối 
quan hệ xã hội qua các thời kỳ. 
- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê 
nội dung được phân công. Cử đại diện trình bày, 
các nhóm khác bổ sung. 
- GV sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể 
đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng 
một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên. 
I. Các thời kỳ phát triển và 
xây dựng đất nước. 
Nội dung thời 
kỳ 
Chính trị Kinh tế VH-GD Xã hội 
Thời kỳ dựng 
nước VII 
TCN - II TCN 
(Từ thế kỷ I - 
X bị phong 
- TK VII -
>TK II TCN 
nhà nước Văn 
Lang - Âu Lạc 
thành lập ở 
- Nông nghiệp 
trồng lúa nước 
- TCN dệt, 
gốm, làm đồ 
trang sức. 
- Tín ngưỡng 
đa thần. 
- Đời sống 
tinh thần 
phong phú, đa 
- Quan hệ vua 
tôi gần gũi, 
hoà dịu. 
 44 
kiến phương 
Bắc đô hộ - 
Bắc thuộc) 
Bắc Bộ => Bộ 
máy nhà nước 
quân chủ còn 
sơ khai. 
- Thế kỷ II 
TCN ở Nam 
Trung Bộ 
Lâm ấp, 
Chăm Pa ra 
đời. 
- Thế kỷ I 
TCN quốc gia 
Phù Nam ra 
đời ở Tây 
Nam Bộ 
- Đời sống vật 
chất đạm bạc, 
giản dị, thích 
ứng với tự 
nhiên. 
dạng, chất 
phát, nguyên 
sơ. 
- Giáo dục từ 
năm 1070 
được tôn vinh, 
ngày càng 
phát triển. 
- Giai đoạn 
đầu của thời 
kỳ PK độc lập 
TK X-XV, 
giai đoạn đất 
nước bị chia 
cắt XVI-
XVIII. 
- TCN nhà 
nước quân 
chủ phong 
kiến ra đời => 
thế kỷ XV 
hoàn chỉnh bộ 
máy nhà nước 
từ trung ương 
đến địa 
phương. 
- Chiến tranh 
phong kiến => 
đất nước chia 
cắt làm 2 
miền: Đàng 
Trong và 
Đàng Ngoài 
với 2 chính 
quyền riêng - 
> Nền quân 
chủ không còn 
vững chắc 
như trước. 
- Nhà nước 
quan tâm đến 
sản xuất nông 
nghiệp. 
- TCN - TN 
phát triển. 
- Đời sống 
kinh tế của 
nhân dân ổn 
định. 
- Thế kỷ XVII 
kinh tế phục 
hồi: 
+ NN: ổn định 
và phát triển 
nhất là ở Đàng 
Trong. 
+ Kinh tế 
hàng hoá phát 
triển mạnh 
giao lưu với 
nước ngoài 
mở rộng tạo 
điều kiện cho 
các đô thị 
hình thành, 
- Nho giáo, 
Phật giáo 
thịnh hành. 
- Nho giáo 
ngày càng 
được đề cao. 
- Văn hoá 
chịu ảnh 
hưởng các yếu 
tố bên ngoài 
song vẫn 
mang đậm đà 
bản sắc dân 
tộc. 
- Nho giáo 
suy thoái, 
Phật giáo 
được phục 
hồi. Đạo 
Thiên chúa 
được truyền 
bá, 
- Văn hoá tín 
ngưỡng dân 
gian nở rộ. 
- Giáo dục 
- Quan hệ xã 
hội chưa phát 
triển thành 
mâu thuẫn đối 
kháng. 
- Giữa thế kỷ 
XVIII chế độ 
phong kiến ở 
hai Đàng 
khủng hoảng 
=> phong trào 
nông dân 
bùng nổ, tiêu 
biểu là phong 
trào nông dân 
Tây Sơn. 
 45 
hưng khởi. tiếp tục phát 
triển song chất 
lượng suy 
giảm. 
Việt Nam nửa 
đầu thế kỷ 
XIX 
- Năm 1820 
nhà Nguyễn 
thành lập duy 
trì bộ máy 
Nhà nước 
quân chủ 
chuyên chế 
phong kiến, 
song nền quân 
chủ phong 
kiến đã bước 
vào khủng 
hoảng suy 
vong. 
- Chính sách 
đóng cửa của 
nhà Nguyễn 
đã hạn chế sự 
phát triển của 
nền kinh tế. 
Kinh tế Việt 
Nam trở nên 
lạc hậu, kém 
phát triển. 
- Nho giáo 
được độc tôn. 
- Văn hoá 
giáo dục có 
những đóng 
góp đáng kể. 
- Sự cách biệt 
giữa các giai 
cấp càng lớn, 
mâu thuẫn xã 
hội tăng cao 
phong trào 
đấu tranh liên 
tục bùng nổ. 
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân. 
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các cuộc 
đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc từ thời kỳ 
Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII. 
- HS tự lập bảng thống kê vào vở ghi. 
- GV: Sau khi HS tự lập bảng GV gọi 1 vài em kể 
tên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ thời kỳ 
Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII. 
+ Một số em khác trình bày lại một cuộc kháng 
chiến tiêu biểu thời Đại Việt X - XVIII. 
- Cuối cùng GV đưa ra bảng thông tin phản hồi các 
cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập. 
II. Cuộc kháng chiến bảo 
vệ Tổ quốc. 
Tên cuộc đấu 
tranh 
Vương Triều Lãnh đạo Kết quả 
- Cuộc kháng 
chiến chống Tống 
thời tiền Lê (981) 
- Kháng chiến 
chống Tống thời 
Lý 
- Kháng chiến 
Tiền Lê 
Thời Lý 
Thời Trần 
- Lê Hoàn 
- Lý Thường Kiệt 
- Vua Trần (lần 1) 
- Thắng lợi nhanh 
chóng 
- Năm 1077 kết 
thúc thắng lợi. 
- Cả 3 lần kháng 
 46 
chống Mông - 
Nguyên (Thế kỷ 
XIII) 
- Phong trào đấu 
tranh chống quân 
xâm lược Minh và 
khởi nghĩa Lam 
Sơn 1407 - 1427. 
- Kháng chiến 
chống quân Xiêm 
1785. 
- Kháng chiến 
chống quân Thanh 
Thời Hồ 
Thời Tây Sơn 
Thời Tây Sơn 
- Trần Quốc Tuấn 
(Lần II - Lần III) 
- Kháng chiến 
chống quân Minh 
do Nhà Hồ lãnh 
đạo. 
 - Khởi nghĩa Lam 
Sơn chống ách đô 
hộ của nhà Minh 
do Lê Lợi - 
Nguyễn Trãi lãnh 
đạo. 
- Nguyễn Huệ 
- Vua Quang 
Trung (Nguyễn 
Huệ) 
chiến đầu giành 
thắng lợi. 
- Thất bại 
- Lật đổ ách thống 
trị của Nhà Minh 
giành lại độc lập. 
- Đánh tan 5 vạn 
quân Xiêm. 
- Đánh tan 29 vạn 
quân Thanh. 
- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê 
của mình. 
- Nhận xét về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 
của nhân dân ta? 
HS trả lời 
GV chốt ý. 
5. Sơ kết bài 
a. Củng cố bài dạy: 
- Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước 
đến thế kỷ XIX. 
- Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ giữa XIX. 
- Đánh giá chung về nhà Nguyễn. 
b. Hướng dẫn về nhà 
- Tiếp tục ôn tập lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại về truyền thống yêu nước 
của nhân dân Việt Nam thời phong kiến. 
 47 
PPCT: 34 
Bài 28 
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC 
 CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một 
truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào. Truyền thống yêu nước là sự kết 
tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. 
- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử 
dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, 
trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. 
2. Tư tưởng 
Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng 
dân tộc. Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước. 
3. Kỹ năng: HS biết phân tích, liên hệ. 
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, kể chuyện, tường thuật, miêu tả. 
III. CHUẨN BỊ: 
Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng. 
IV. TIỀN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy trình bày lại một cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ X - XVIII. 
3. Dẫn dắt vào bài mới 
Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, oanh liệt, dân tộc Việt Nam 
đã làm nên biết bao sự tích anh hùng để từ đó tạo nên những truyền thống tốt đẹp, 
trong đó nổi lên truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun 
đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử, vừa thấm đượm sâu sắc vào cuộc 
sống ngày càng vươn cao của dân tộc. Để hiểu được quá trình hình thành, phát 
triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kì phong kiến độc lập, cô 
trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 28. 
 48 
4. Bài mới: 
Hoạt động của GV-HS Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 
- Truyền thống yêu nước có nguồn gốc 
từ đâu? (bắt nguồn từ những tình cảm 
nào?) và truyền thống yêu nước được 
hình thành như thế nào? 
HS trả lời 
GV chốt ý 
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân 
- Bối cảnh lịch sử của dân tộc và cho 
biết bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu gì? 
HS trả lời 
GV chốt ý 
- Trong 9 thế kỷ độc lập truyền thống 
yêu nước được biểu hiện như thế nào? 
 HS trả lời 
 GV: Yêu nước gắn với thương dân, vì 
truyền thống yêu nước ngày càng mang 
yếu tố nhân dân "Người chở thuyền là 
dân, lật thuyền cũng là dân"  Khoan 
thư sức dân dễ làm kế sâu rễ, bền gốc, 
là "Thượng sạch để giữ nước". 
 GV: Trong các thế kỷ phong kiến độc 
lập truyền thống yêu nước càng được 
1. Sự hình thành của truyền thống 
yêu nước Việt Nam. 
- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc 
Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình 
cảm gắn bó mang tính địa phương phát 
triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu 
nước. 
- Thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu 
hiện: Qua ý thức bảo vệ những di sản 
văn hoá của dân tộc, lòng tự hào về 
những chiến công, tôn kính các vị anh 
hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều 
nơi). 
=> Lòng yêu nước được nâng cao và 
khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền 
thống yêu nước Việt Nam. 
2. Phát triển và tôi luyện truyền 
thống yêu nước trong các thế kỷ 
phong kiến độc lập. 
* Bối cảnh lịch sử: 
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ. 
- Kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo. 
- Các thế lực phương Tây chưa từ bỏ 
âm mưu xâm lược phương Nam. 
 Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước 
càng được phát huy, tôi luyện. 
- Biểu hiện: 
+ Ý thức vươn lên xây dựng phát triển 
nền kinh tế tự chủ, nền văn hoá đậm đà 
bản sắc truyền thống của dân tộc. 
+ Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại 
xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi 
người Việt Nam. 
+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân 
dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây 
 49 
phát huy và tôi luyện, đã làm lên những 
kỳ tích anh hùng chiến thắng vẻ vang 
của dân tộc. 
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân 
- GV: Truyền thống yêu nước của dân 
tộc Việt Nam được biểu hiện rất đa 
dạng ở mức độ khác nhau. Trong đó 
biểu hiện đặc trưng của truyền thống 
yêu nước Việt Nam thời phong kiến là 
chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập 
dân tộc. 
- Tại sao có thể xem nét đặc trưng cơ 
bản của truyền thống yêu nước Việt 
Nam thời phong kiến là chống giặc 
ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc? 
HS trả lời 
GV: Trong công cuộc xây dựng đất 
nước hiện nay. Việt Nam đứng trước 
những khó khăn thử thách lớn. Nguy cơ 
tụt hậu, cạnh tranh khốc liệt với bên 
ngoài, nguy cơ đánh mất bản sắc truyền 
thống của dân tộc Vì vậy truyền 
thống yêu nước cần phải được phát huy 
cao độ nữa. 
dựng và bảo vệ tổ quốc. 
+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 
+ Ý thức vì dân, thương dân của giai 
cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với 
thương dân - mang yếu tố nhân dân. 
3. Nét đặc trưng của truyền thống 
yêu nước Việt Nam thời phong kiến. 
- Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ 
độc lập trở thành nét đặc trưng của 
truyền thống yêu nước Việt Nam. 
- Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng 
nước gắn liền với giữ nước. 
- Không một dân tộc nào trên thế giới 
trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống 
ngoại xâm như dân tộc ta. 
- Trong kháng chiến chống ngoại xâm, 
nhân dâ ta đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, 
sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ 
quốc. 
5. Sơ kết bài 
a. Củng cố bài dạy: 
- Quá trình hình thành, tôi luyện, phát huy truyền thống yêu nước của nhân 
dân Việt Nam. 
- Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước. 
b. Hướng dẫn về nhà: 
- HS học bài, trả lời câu hỏi theo SGK 
- Sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. 
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
 50 
Phụ lục 2 
HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ 
Thời kỳ dựng nước Giai đoạn đầu phong kiến độc lập 
Đàng Ngoài
Đàng
Trong
Sông Gianh
Đàng ngoài
THỜI KÌ ĐẤT NƯỚC CHIA CẮT
Thời kỳ đất nước chia cắt Thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX 
 51 
Phụ lục 3 
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 
Học sinh xem video Học sinh theo dõi thời kỳ lịch sử 
Học sinh lựa chọn mảnh ghép cho các thời kì lịch sử 
Học sinh dán mảnh ghép 
 52 
Hoạt động nhóm tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
Trò chơi tiếp sức đồng đội 
Học sinh tham gia “hái táo” 
 53 
Học sinh hoàn thiện mảnh ghép tìm hiểu về các thời kì và sơ đồ tư duy 
về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
Bài kiểm tra và bài hùng biện của học sinh 
 54 
Phụ lục 4 
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 
(Dành cho giáo viên) 
Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng vận dụng kiến thức liên môn và ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử 10 ở trường trung học phổ thông. 
Kính mong các thầy cô vui lòng hợp tác và giúp đỡ bằng cách trả lời các câu 
hỏi sau đây (khoanh tròn câu trả lời đúng nhất): 
Câu 1: Thầy cô đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức 
liên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử? 
A. Rất cần thiết 
B. Cần thiết 
C. Không cần thiết 
D. Ý kiến khác .. 
Câu 2: Thầy (cô) đã vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học lịch sử? Nếu có thì ở mức độ nào? 
A. Chưa từng. 
B. Đã từng vận dụng nhưng ít. 
C. Đã vận dụng thường xuyên. 
Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên vận dụng kiến thức liên môn và ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử không? 
A. Rất thường xuyên. 
B. Thường xuyên 
C. Ít sử dụng 
D. Chưa từng sử dụng 
Câu 4: Khi áp vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học Lịch sử, thầy cô đánh giá như thế nào về ưu điểm của việc áp 
dụng phương pháp này? 
A. Phát huy tính tập thể, làm việc nhóm của học sinh 
B. Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh 
C. Phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm, sáng tạo của học sinh 
D. Tất cả các ý kiến trên. 
Câu 5: Theo thầy cô những bài như thế nào có thể vận dụng kiến thức liên 
môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử? 
 55 
A. Bài học có chứa nội dung hay chủ đề mang tính ứng dụng, thực tiễn 
cao 
B. Bài nào cũng áp dụng được 
C. Ý kiến khác:. 
Câu 6: Theo thầy cô, vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học lịch sử có những khó khăn gì? 
A. Mất nhiều thời gian và không có kinh phí 
B. Khó khăn về khả năng làm việc nhóm 
C. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 
D. Ý kiến khác:. 
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý thầy cô! 
 Ngày . tháng . năm 2019 
 Xác nhận của giáo viên 
 56 
Phụ lục 5 
PHIẾU ĐIỀU TRA 
HỌC SINH NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ VIỆC ĐƯỢC HỌC TIẾT 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX” - MÔN LỊCH SỬ 10 
Họ và tên HS:Lớp:.Trường: 
Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây: 
Câu 1: Em suy nghĩ như thế nào khi học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt 
Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” có kết hợp kiến thức liên môn? 
A. Học sinh được bổ sung thêm kiến thức ở hiều lĩnh vực khác nhau  
B. Khơi dậy niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn  
C. Tiết học thêm sinh động  
D. Tất cả các ý kiến trên  
Câu 2: Em cảm nhận như thế nào khi học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam 
từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” có ứng dụng công nghệ thông tin. 
A. Bài học thêm sinh động  
B. Dễ hiểu và nắm kiến thức  
C. Rèn luyện cho các em một số kĩ năng  
D.Tất cả các ý kiến trên  
Câu 3: Theo các em, trong dạy chủ đề: đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ 
nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” có cần thiết kết hợp kiến thức liên môn Lịch 
sử, Văn học, Địa lí, GDCD và ứng dụng công nghệ thông tin. 
A. Rất cần thiết  B. Cần thiết  
C. Không cần thiết lắm  D. Không cần thiết  
Câu 4: Trong dạy: chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 
giữa thế kỉ XIX” theo hướng vận dụng kiến thức liên môn và ứng dụng công 
nghệ thông tin, hình thức nào giúp các em nắm kiến thức một cách vững chắc 
hơn, sinh động hơn? 
A. Bài học có sử dụng kiến thức liên môn  
B. Bài học có ứng dụng công nghệ thông tin  
C. Cả A và B  
Câu 5: Em có hứng thú với tiết dạy hôm nay khi Cô kết hợp kiến thức 
liên môn Lịch sử, Văn học, Địa lí, GDCD và ứng dụng Công nghệ thông tin 
với ứng dụng công nghệ thông tin để làm rõ “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ 
nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” ứng dụng công nghệ thông tin? 
A. Rất hứng thú  B. Hứng thú  
C. Bình thường  D. Không hứng thú  
 57 
Phụ lục 6 
MỘT SỐ CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG KIỂM TRA 1 TIẾT 
(Thời gian 45 phút) 
1. Mục đích yêu cầu (Phần tự luận) 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về quá trình dựng nước và giữ 
nước, truyền thống yêu nước của dân tộc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
- Qua kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được quá trình giảng dạy, đồng thời 
học sinh cũng tự đánh giá được mình trong học tập. 
- Tổ chức kiểm tra và chấm nghiêm túc, khách quan, trung thực, chấm trả 
bài đúng thời gian quy định. 
2. Về kĩ năng: Đánh giá học sinh ở hai cấp độ vận dụng thấp và cao. 
3. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm (Qua các bài 
học) và tự luận (Liên quan đến chủ đề) với 3 câu hỏi tự luận trong đó: 20% vận 
dụng thấp, 10% vận dụng cao. 
4. Thiết lập ma trận 
Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao 
1. Sơ kết lịch sử 
Việt Nam từ 
nguồn gốc đến 
giữa thế kỉ XIX 
- Nhận xét đời sống nhân dân Việt 
Nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới 
triều đại nhà Nguyễn? So sánh với 
các thời kỳ trước? 
- Nét đặc trưng của truyền thống 
yêu nước Việt Nam thời phong 
kiến là gì? Vì sao? 
- Thắng lợi của các 
cuộc kháng chiến 
chống xâm trong các 
thế kỉ X - XV đã để lại 
những bài học kinh 
nghiệm gì cho sự 
nghiệp bảo vệ Tổ quốc 
hiện nay? 
Tổng số câu: 3 (TL) 
Tổng số điểm: 3 
Tỉ lệ: 30% 
Số câu: 2 
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20% 
Số câu: 1 
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10% 
5. Xây dựng đề thi theo ma trận (Phần tự luận) 
Câu 1 (1,0 điểm): Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm trong các 
thế kỉ X - XV đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ 
quốc hiện nay? 
Câu 2 (1,0 điểm): Nhận xét đời sống nhân dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ 
XIX dưới triều đại nhà Nguyễn? So sánh với các thời kỳ trước? 
Câu 3 (1,0 điểm): Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời 
phong kiến là gì? Vì sao? 
 58 
6. Hướng dẫn chấm 
Câu 1 (1 điểm). Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong 
các thế kỉ X - XV đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp bảo vệ tổ 
quốc hiện nay? 
- Thường xuyên chăm lo quan tâm tới đời sống nhân dân, không ngừng nâng 
cao lòng yêu nước cho nhân dân 
- Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân 
- Bài học về chuẩn bị và xây dựng lực lượng 
- Đường lối đúng đắn, chiến lược, chiến thuật hợp lí 
Câu 2 (1 điểm). Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời 
Nguyễn? So sánh với các triều đại trước? 
* Đời sống nhân dân 
- Nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng: 
+ Cảnh sưu cao, thuế nặng 
+ Chế độ lao dịch nặng nề 
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên 
→ Đời sống nhân dân ta vô cùng khốn khổ. 
* So sánh với các triều đại trước. 
+ Thời Lê Sơ: đời sống nhân dân ổn định, ấm no 
“Đời vua Thái Tổ Thái Tông 
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” 
+ Còn thời Nguyễn: đời sống nhân dân cực khổ 
“Xác đầy nghĩa địa 
Thây thối bên cầu 
Trời ảm đạm u sầu 
Cảnh hoang tàn đói rét”. 
Câu 3 (1 điểm). Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời 
phong kiến là gì? Vì sao? 
Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập là nét đặc trưng của truyền 
thống yêu nước Việt Nam. 
- Vì: 
+ Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 
+ Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết 
phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. 
+ Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng 
chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_59.pdf
Sáng Kiến Liên Quan