Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I trong chương trình Sinh học 11

Cơ sở lí luận

Trước đây do phương pháp dạy học truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung, thiết kế bài dạy nặng về lý thuyết nên không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chính vì vậy phương pháp này còn nhiều hạn chế: Quá nặng về phân tích lý thuyết, thiếu vận dụng thực tiễn, thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng thực hành và kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Hiện nay cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh mang lại hiệu quả cao trong dạy và học. Vận dụng kiến thức liên môn để nhằm hướng đến mục đích tạo cơ hội cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Không những thế, sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh chặt chẽ hơn. Cách dạy học vận dụng kiến thức liên môn hướng đến hình thành các năng lực học tập, đặc biệt năng lực hoạt động của học sinh.

Nó sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập một cách toàn diện hơn, không chỉ là kiến thức lí thuyết mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó vào thực tiễn. Vì thế, nội dung dạy học có tính “động” hơn, người học tích cực, linh hoạt

và sáng tạo hơn. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11”

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I trong chương trình Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác định được hàm lượng các nguyên tố có trong đất: hàm lượng N,P,K 
+ Hệ số sử dụng phân bón (%) là tỉ lệ lượng chất dinh dưỡng mà cây có khả năng lấy đi so với lượng phân bón bón vào trong đất.
* Một số bài tập minh họa: 
Bài 1. Tính lượng nitơ cần bón cho 15 ha cây trồng để đạt năng suất thu hoạch 17 tấn chất khô/1 ha. Biết rằng nhu cầu nitơ là 17g/1 kg chất khô mà đất chỉ cung cấp được 3% so với nhu cầu của cây. Hệ số sử dụng phân bón là 60%.
Hướng dẫn giải
Nhu cầu sử dụng N của cây là 17 g/kg chất khô tương đương 17 kg/ tấn chất khô. 
Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất = 3% x 17 = 0,51 kg/tấn chất khô
Sản lượng thu được của 15 ha cây trồng = 15 x 17 = 255 tấn chất khô.
Lượng N đủ để thu hoạch 15 tấn chất khô = x 255 = 7008,25 kg
Bài 2. Cho biết công thức hóa học của một số loại phân đạm tương ứng như sau: 
Phân urê: (NH2)2CO; phân nitrat: KNO3; phân đạm sunphat: (NH4)2SO4;
Phân đạm amonnitrat: NH4NO3
a. Tính thành phần phần trăm của nitơ trong các loại phân đạm nói trên. Từ đó cho biết loại phân đạm nào có hàm lượng nitơ cao nhất?
b. Tính lượng phân đạm mỗi loại cần dùng cho lúa để đạt năng suất trung bình 65 tạ / ha. Biết rằng để thu 100 kg thóc cần 1,2 kg N. Hệ số sử dụng phân bón ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong mỗi ha đất trồng lúa luôn có khoảng 15 kg nitơ tạo ra do vi sinh vật cố định đạm. 
 Biết N = 14; H = 1; C= 12; O = 16; K = 39; S = 32 
Hướng dẫn giải
a. Tính thành phần phần trăm của nitơ trong các loại phân đạm nói trên:
% nitơ trong urê = x 100 ≈ 46,6667%
% N trong phân đạm KNO3 = x 100 ≈ 13,8641%
% N trong đạm NH4)2SO4 = ≈ 21,2121 %
% N trong phân đạm NH4NO3 = x 100 ≈ 35 %
=> Vậy phân đạm trong urê có hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân trên
b. Tính lượng phân đạm cần dùng cho lúa để đạt năng suất trung bình 65 tạ/ha
Nhu cầu dinh dưỡng N của lúa mùa là 1,2 kg/1 tạ thóc → để đạt năng suất 65 tạ/ha thì nhu cầu sẽ là 1, 2 x 65 = 78 kg/ha.
Lượng N đủ để thu hoạch 65 tạ chất khô = = 90 kg
Lượng phân đạm urê cần dùng = ≈ 192, 8570 kg
Lượng phân đạm KNO3 cần dùng ≈ 649,1586 kg
Lượng phân đạm(NH)4SO4 cần dùng = ≈ 424,2861 kg
Lượng phân đạmNH4NO3 cần dùng = ≈ 1,869 kg
Bài 2. Khi muốn loại trừ một nguyên tố ra khỏi thành phần dinh dưỡng để nghiên cứu vai trò sinh lý của nó đối với cây trồng thì ta phải tính toán để thay thế hợp chất chứa nó bằng hợp chất khác sao cho thành phần và hàm lượng của nguyên tố kèm theo nó không bị thay đổi
Một dung dịch dinh dưỡng dùng để trồng cây có thành phần hàm lựng các chất như sau: Ca(NO3)2 là 1,0g; KH2PO4 là 0,25g; MgSO4 là 0,25g; KCl là 0,125 ; FeCl3 là 0,0123g. Hỏi: phải thay thế o,25 KH2PO4 bằng bao nhiêu NaH2PO4 và 0,125g KCl bằng bao nhiêu gam NaCl để đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các nguyên tố đi kèm không bị thay đổi? Biết K = 39,1; Na = 23,0; P = 31,0; Cl = 35,5.
Hướng dẫn giải:
Theo nguyên tắc đề bài, phải thay thế hợp chất chứa nguyên tố bị loại bằng chất khác sao cho thành phần và hàm lượng của nguyên tố đi kèm theo nó không bị thay đổi.
Như vậy, khi thay thế KH2PO4 bằng NaH2PO4 thì phải đảm bảo hàm lượng H2PO4 không đổi. Khi thay thế KCl bằng NaCl thì phải đảm bảo hàm lượng Cl không đổi
 n H2PO-4 = n KH2PO4 = = 0,0018 mol
Vậy lượng NaH2PO4 cần được thay thế là: 
 m NaH2PO4 = n H2PO-4 x M NaH2PO4 0,0018 x 120 ≈ 0,2160 g
 nCl- = nKCl- = ≈ 0,0017
 Lượng NaCl thay thế là nNaCl = nCl – x MNaCl ≈ 0,0017 x 58,5 ≈ 0,0995 g
B. BÀI TẬP SINH LÝ ĐỘNG VẬT
Dạng 1. Tính thời gian và tỉ lệ các pha của một chu kì tim
* Kiến thức chung: 
+ Thời gian một chu kì tim là thời gian (tính bằng giây) một lần tim co dãn
- Thời gian một chi kì tim = 
Với f là tần số tim (nhịp tim), là số lần tim co dãn (hay số chu kì tim được thực hiện) trong một phút. Đơn vị là nhịp/phút.
- Tỉ lệ thời gian các pha của một chu kì tim là: 
 Pha co tâm nhĩ : Pha co tâm thất : Pha dãn chung 
Một chu kì tim = Pha co tâm nhĩ + pha dãn tâm nhĩ
 = Pha co tâm thất + pha dãn tâm thất 
 = Pha co tâm nhĩ + pha co tâm thất + pha dãn chung
+ Chu kì tim ở người trưởng thành:
- Trung bình số nhịp tim ở người trưởng thành là 75 nhịp tim /phút
- Thời gian một chu kì tim = = 0,8s
- Tỉ lệ thời gian các pha cuả một chu kì tim là 1:3:4
Lưu ý: Những động vật khác cũng tương tự, trong mỗi chu kì tim cũng gồm 3 pha nhưng thời gian mỗi pha cũng như tổng thời gian của mỗi chu kì là có thể khác nhau ở các loài động vật khác nhau. 
Nếu như thời gian của mỗi chu kì tim càng ít thì số nhịp tim (số chu kì tim) trong mỗi phút (60 giây) càng cao và ngược lại.
Bài 1. Nhịp tim của voi là 25 nhịp /phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1s; của tâm thất là 1,5s. Hãy tính tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì tim
Hướng dẫn giải:
Thời gian một chu kì tim = = 2,4s
Thời gian pha co tâm nhĩ = thời gian một chu kì tim – thời gian pha dãn tâm nhĩ
 = 2,4 – 2,1 = 0,3s
Thời gian pha co tâm thất = thời gian một chu kì tim – thời gian pha dãn tâm thất
 = 2,4 – 1,5 = 0,9s
Thời gian pha dãn chung = 2,4 – (0,3 + 0,9) = 1,2s
Vậy tỉ lệ thời gian các pha của một chu kì tim là:
 Pha co tâm nhĩ : pha co tâm thất : Pha dãn chung = 0,3 : 0,9 : 0,2 = 1: 3 : 4
Bài 2. Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1: 2: 3. Tính thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi.
Hướng dẫn giải
 Nhịp tim của chuột 720 lần/phút → thời gian 1 chu kì tim: ≈ 0,0833s
- Trong 1 chu kì tim, tỉ lệ: 1 : 3 : 4 
 + Thời gian tâm nhĩ co: 0,0104s
 + Thời gian tâm thất co: 0,0312s 
 + Thời gian pha dãn chung: 0,0417
- Trong 1 chu kì tim: + Thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi là: 
 0,0312 + 0,0417 = 0,0729 giây.
 + Thời gian tâm thất được nghỉ ngơi là: 
 0,0104 + 0,0417 = 0,0521 giây
Dạng 2. Tính lực tống máu
* Kiến thức chung:
- Lực tống máu là lượng máu mà tâm thất bơm vào động mạch trong một phút.
- Lực tính máu được tính theo công thức:
 Lực tống máu = thể tích tâm thu x tần số tim
 Trong đó: Lực tống máu (ml/phút hoặc lít/phút)
 Thể tích tâm thu (ml hoặc lít)
 Tần số tim co (số nhịp tim/phút)
Bài 1. Một chu kì tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ: pha co tâm thất : pha dãn chung. Thời gian trung bình một chu kì tim ở người là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương và 77,433 ml vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha trong một chu kì tim ở người phụ nữ X
b. Tính lượng máu bơm/phút cuả người phụ nữ đó
Hướng dẫn giải:
a. Xác định thời gian mỗi pha trong một chu kì tim ở người phụ nữ X:
 Thời gian 1 chu kì tim = = 0,7143s
Ở người bình thường, tỉ lệ 3 pha của một chu kì tim là 1: 3: 4
 + Thời gian pha co tâm nhĩ = x 1 ≈ 0,0893s
+ Thời gian pha co tâm thất = x 3 ≈ 0,2679s
+ Thời gian pha dãn chung = x 4 ≈ 0,3572s
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ: 
 (132,252 – 77,433) x 84 = 4604,796 ml/phút = 4,6048 lit/phút.
Bài 2. Theo dõi chu kì hoạt động của tim ở một loài động vật thấy tỉ lệ thời gian cuả 3 pha (tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung) là 1 : 2 : 3. Biết thời gian nghỉ là 0,6s. Lượng máu trong tim là 120 ml đầu tâm trương và 290 ml cuối tâm trương. Hãy tính lượng máu mà tim bơm được trong một phút.
Hướng dẫn giải
Dựa vào đề bài, tỉ lệ thời gian các pha của một chu kì tim là 1 : 2 : 3; trong đó thời gian pha dãn chung (tức thời gian tim nghỉ) chiếm tỉ lệ = 50% so với thời gian một chu kì tim. 
Do đó, thời gian của một chu kì tim là: = 1,2s
Số nhịp tim trong một phút là f = = 50 nhịp/phút
Lượng máu mà tim bơm được trong một phút là (290 – 120) x 50 = 8500 ml/phút 
Bài 3. Một vận động viên đang luyện tập có tần số tim là 95 nhịp/phút. Thể tích máu trong tim cuối tâm thu là 60,98 ml; cuối tâm trương là 123,34 ml.
a. Tính thời gian các pha trong chu kì tim của vận động viên đó
b. Tính lượng máu bơm đi nuôi cơ thể trong một phút (tính theo lít)
Hướng dẫn giải
a. Tính thời gian các pha trong chu kì tim của vận động viên:
 Thời gian một chu kì tim = ≈ 0,6316 s
Ở người bình thường, tỉ lệ 3 pha của một chu kì tim là 1:3:4
+ Thời gian pha co tâm nhĩ = x 1 ≈ 0,0790 s
+ Thời gian pha co tâm thất = x 3 ≈ 0,2369 s
+ Thời gian pha dãn chung = x 4 ≈ 0,3158 s
b. Tính lượng máu tim bơm đi nuôi cơ thể trong một phút:
(123,34 – 60,98) x 95 = 5924,2 ml/phút = 5,9242 lít/phút
Dạng 3. Một số dạng bài tập khác
Bài 1. Trong hệ tiêu hóa ở  người khi bị cắt bỏ một trong những cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật, tụy? Vì sao? 
Hướng dẫn giải:
-Trong hệ tiêu hóa ở người khi khi bị cắt bỏ một cơ quan tiêu hóa nào đó đều ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên cơ quan gây ảnh hưởng nhất là tụy. Vì: 
 + Vì tụy tiết ra nhiều loại enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn
 + Trong khi đó dạ dày chi tiết ra enzim để biến đổi một phần thức ăn.
 + Nếu cắt bỏ túi mật thì mật từ gan có thể chuyển thẳng theo ống dẫn đến tá tràng ít ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Bài 2. a. Vì sao trước khi thi đấu, các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích?
b. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong?
Hướng dẫn giải
a.Trước khi thi đấu các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích vì: 
+ Hàm lượng O2 vùng cao thấp hơn vùng đồng bằng. Cơ thể phải thích nghi, hồng cầu, tim đập nhanh và cơ tim khỏe-có sức bền
+ Cơ thể trong trạng thái gần giống khi thi đấu.
b. Khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong vì:
Đó là vùng hành tủy, chứa trung tâm điều hòa hô hấp. Nếu hành tủy bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng. Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi được liên lạc với cầu não và vỏ não, hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Bài 3. Một người phụ nữ được tiêm thuốc penicillin và cứ mỗi giờ chỉ còn 60% lượng thuốc penicillin của giờ trước còn tác dụng. Giả sử người phụ nữ đã được tiêm 600 mg penicillin vào lúc 8 giờ sáng. 
a. Tính lượng thuốc còn lại trong máu của người phụ nữ lúc 11h
b. Nếu lượng thuốc còn lại trong máu là 3,6280 mg thì người phụ nữ đã tiêm thuốc được bao lâu và lúc đó là mấy giờ?
Hướng dẫn giải:
a. Lượng thuốc trong máu lúc 11 giờ tức là đã tiêm thuốc được 3 giờ
 = 600 x 0,63 = 129,6 mg
b. gọi x là thời gian tiêm thuốc. Ta có 600 x 0,6x = 3,6280
 0,6x ≈ 0,006 
 x ≈ log ≈ 10
Vậy người phụ nữ đã tiêm thuốc được 10 giờ hay lúc đó là 18 giờ
Bài 4. Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Thể tích máu bơm từ tâm thất trái hoặc tâm thất phải trong một chu kì tim được gọi là thể tích tâm thu. Nếu đem nhân thể tích tâm thu với số lần tim đập trong một phút thì ta được thể phút của tim. Thể tích phút của tim = thể tích tâm thu x nhịp tim. Nếu một người ở trạng thái nghỉ ngơi có thể tích tâm thu là 70 ml mà nhịp tim là 72 lần/phút thì thể tích phút của tim bằng bao nhiêu ?
A. 3 lít/phút B. 5 lít/phút C. 10 lít/phút D. 7 lít/phút
Hướng dẫn giải:
Theo đề, ta có: Thể tích phút của tim = 70 x 72 = 5040 ml ≈ 5 lit/phút => đáp án B
Câu 2. Ở một loài đông vật có nhịp tim là 160 nhịp/phút. Thời gian của một chu kì tim của loài động vật này là bao nhiêu ?
A. 0,00625 phút B. 2,6667 giây C. 0,00625 giây D. 0,375 giây
Hướng dẫn giải
Thời gian một chu kì tim được tính theo công thức: 
 Thời gian một chu kì tim = với f – tần số tim (nhịp/phút). 
Vậy thời gian một chu kì tim của loài động vật này là: = 0,375 giây => Đáp án D
Câu 3. Bảng dưới đây là số liệu nhịp tim của của 5 loài động vật, từ 1 đến 5.
Động vật
1
2
3
4
5
Nhịp tim (nhịp tim)
190
28
40
500
80
Thời gian của một chu kì tim của 5 loài động vật này được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: 
A. 1-5-4-3-2 B.4-1-5-3-2 C. 2-3-5-1-4 D. 3-2-5-1-4
Hướng dẫn giải
Thời gian một chu kì tim được tính theo công thức: 
 Thời gian 1 chu kì tim = với f – tần số tim (nhịp/phút).
Nhận thấy, thời gian một chu kì tim tỉ lệ nghịch với tần số tim tần số tim càng lớn thì thời gian 1 chu kì tim càng nhỏ. Vậy thứ tự từ nhỏ đến lớn 4-1-5-3-2. Chọn B
Câu 4. Biết rằng 2 lá phổi người có khoảng 700 triệu túi phổi (phế nang), mỗi túi phổi có đường kính trung bình là 250µm và coi mỗi túi phổi này là một khối cầu. Diện tích trao đổi khí trong phổi người là bao nhiêu m2? Diện tích hình cầu được tính theo công thức 
S = 4R2 (R là bán kính)
A. 137,4 m2 B. 549,8 m2 C. 1,37.10 -4 m2 D. 137444,7 m2
Hướng dẫn giải
Diện tích trao đổi khí trong phổi người S = 700 x 106 x 4 x ( x 10-6)2 ≈ 137,4 m2 → Chọn A
VI. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
Sáng kiến được nghiên cứu, áp dụng vào trong giảng dạy tại lớp 11A2 và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh, đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tạo tính tích cực cho học sinh, đem tới nhiều hứng thú và yêu thích của học sinh đối với môn sinh học và nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế, rèn các kỹ năng cho học sinh. Ngoài ra sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả cao trong ôn thi đại học cao đẳng cho học sinh khối lớp 12 vì nội dung thi từ năm 2018 trở đi có cả kiến thức lớp 11.
Sáng kiến không chỉ áp dụng được với học sinh khối 11 trong trường mà có thể áp dụng cho cả học sinh khối 11 và ôn thi THPT quốc gia cho học sinh khối 12 của các trường THPT trong và ngoài tỉnh. Sáng kiến không chỉ áp dụng cho riêng một đối tượng học sinh khối KHTN mà có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh giỏi với phương pháp giảng dạy, kỹ thuật dạy học, kết hợp với việc lựa chọn kiến thức, bài tập và tình huống thực tế cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Qua kiểm chứng trên hai nhóm đối tượng học sinh (HS lớp 11ban KHTN và HSG) được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy khi áp dụng sáng kiến vận dụng kiến thức liên môn vào giải bài tập phần chương I chương trình sinh học 11, thì học sinh sau khi học xong phần chuyên đề đã tự tin hơn với các dạng bài tập về phần sinh lý và đạt kết quả cao hơn hẳn, số lượng học sinh giỏi, khá tăng mạnh và học sinh có thái độ học tập tích cực với môn sinh hơn rất nhiều. Kết quả cụ thể như sau: 
Lớp/ Nhóm
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11A2
(42 HS)
10
23,8%
20
47,6%
11
26,2%
1
2,4%
HSG
(08 HS)
4
50%
3
37,5%
1
12,5%
0
0
50 HS
14
28%
23
46%
12
24%
1
2%
 * Kết quả đánh giá chung:
Tỷ lệ %
Biểu đồ kết quả đánh giá trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi nhận thấy ở năm học 2018 -2019 và học kì I năm học 2019 – 2020 tích lũy và thử nghiệm sáng kiến đã có nhiều lượt học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt các em học sinh đã thích tìm hiểu và giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến các quá trình sinh lý ở thực vật và động vật. Từ đó vận dụng kiến thức khoa học giải thích các hiện tượng mà các em thường gặp và có thể làm giảm những tác động không mong muốn đến đời sống thực vật, động vật và con người. Các em cảm thấy rất thú vị khi mình khám phá ra nhiều điều mới hơn trong thế giới xung quanh về khả năng ứng dụng kiến thức đã được học. Hơn nữa các em hào hứng với môn sinh học hơn, điều mà trước kia nhiều em ngại học. Từ đó thôi thúc các em không ngừng tìm tòi những kiến thức, thông tin, nghiên cứu mới được phát hiện và ứng dụng trong thời đại công nghệ sinh học hiện nay.
IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh. Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp trên đã thực sự nâng cao hiệu quả Như vậy trong học kì I của năm học này tôi đã sử dụng SKKN vào dạy học đã đem lại những thành công nhất định:
Thứ nhất, sáng kiến “Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11” làm thay đổi cả người dạy và người học. Nó có tác dụng gắn kết giáo viên trong mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh để đạt được mục đích chiếm lĩnh tri thức. 
Thứ hai, hiệu quả dạy học cao hơn vì giáo viên sáng tạo hơn trong việc chuẩn bị nội dung và thiết kế các hoạt động dạy học. Học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế đời sống, qua đó các em có ý thức tự học, chủ động, sáng tạo phát triển thể chất, trí tuệ và rèn luyện để trở thành con người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 
Thứ ba, các em thêm yêu quê hương đất nước, thân thiện với môi trường từ đó thúc đẩy các em có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị mà thiên nhiên mang lại. 
Tuy nhiên để vận dụng sáng kiến hiệu quả cần một số điều kiện: Giáo viên lập kế hoạch giảng dạy hợp lí, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh chuẩn bị trước khi vào bài học. Học sinh cần chấp hành tốt nhiệm vụ và có thái độ hợp tác trong học tập.
 Đề xuất và kiến nghị: 
- Sau một thời gian tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị với tổ chuyên môn có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức liên môn giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình sinh học 11” với đối tượng học sinh ôn luyện học sinh giỏi, học sinh khối lớp 11 và 12 (ban KHTN). 
- Giáo viên có thể vận dụng đề tài này để dạy trong các phần kiến thức liên quan đến chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật trong các chủ đề tự chọn sinh học cũng như trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Trên đây là một vài tìm tòi của bản thân, tôi xin được đóng góp vào ngành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học bộ môn Sinh học THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp.
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Đây có thể là nguồn tư liêu tham khảo rất hữu hiệu cho giáo viên khi dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi 11 và 12.
- Có thể in thành cuốn sách cho học sinh đội tuyển HSG tự học .
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
S TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Tập thể học sinh lớp 11A2
 Năm học: 2019 - 2020
Trường THPT Xuân Hoà
Giờ tự chọn chủ đề Giải một số dạng bài tập chương I chương trình Sinh học 11
2
Đội tuyển HSG 11
Trường THPT Xuân Hoà
Chuyên đề Giải một số dạng bài tập chương I chương trình Sinh học 11
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Vĩnh phúc, ngày 20 tháng 1 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Ngọc Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Duy Minh, 2009, Bài tập sinh lí thực vật, NXB giáo dục Việt nam.
Võ Văn Duyên Em, 2014, Tích hợp trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, kỷ yếu Hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015, trường ĐHSP TP HCM.
Phùng Việt Hải, 2016, Tài liệu tập huấn chuyên đề dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở bậc THPT, trường ĐHSP Đà Nẵng.
GS.TS Hoàng Minh Tuấn, 2006, Giáo trình sinh lý thực vật, Trường ĐHNN Hà nội.
GS.TS Mai Văn Hưng, Sinh lý động vật vag người, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Vũ Văn Vụ, Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học THPT sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Quang Vinh, Trần Văn Kiên, Bồi dưỡng HSG Sinh học THPT Bài tập sinh lý học động vật, NXB Giáo dục Việt Nam.
Phan Khắc nghệ, Bài giảng và lời giải chi tiết Sinh học 11, Nxb Đại học quốc gia Hà nội
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_mo.doc
Sáng Kiến Liên Quan