Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.

Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

 Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định:

 - “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(mục 4 điều 27)

 - “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3)

 - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 2 điều 28)

 Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới:

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp .

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.

 

doc39 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4132 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” (tiết 43 – 45 12CB; hay bài “Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” (tiết 48,49 12NC) giáo viên có thể kể cho học sinh nghe ứng dụng của muối magie cacbonat thông qua câu chuyện trên.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của MgCO3. 
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học
VẤN ĐỀ 27: Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
 Al3+ + 3H2O Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn
( minh là trong trắng, phàn là phèn).
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi dạy phần ứng dụng của “Muối nhôm” – bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” (Tiết 46, 47 lớp 12CB; tiết 55 – 57 lớp 12NC).Đây là một ứng dụng thông dụng của phèn trong cuộc sống. Qua bài học học sinh biết được nguyên lí làm trong nước của phèn chua, đặc biệt ứng dụng này được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam trong mùa bão lũ . 
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al(OH)3, muối nhôm.
 * Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
VẤN ĐỀ 28: Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh ánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ?
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen:
Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: 
Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn
Thời gian đun sôi phải đủ lâu
Nồi nhôm phải là nồi mới
 Áp dụng: Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên để dẫn nhập vào bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” (Tiết 46, 47 lớp 12CB; tiết 55 – 57 lớp 12NC). Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng nồi nhôm bị đen.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh 
 * Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
VẤN ĐỀ 29: Chảo , môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ?
 môi lại dẻo ? còn dao lại sắc ?
Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”
Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể điều chế những vật dụng có chức năng khác nhau được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đề cập trong bài “Hợp kim của sắt” ( Tiết 54 lớp 12CB; tiết 65 lớp 12NC).
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Khái niệm và phân loại gang, khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép.
 - Ứng dụng của gang, thép.
 * Chuẩn kỹ năng:
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt.
VẤN ĐỀ 30: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu ?
Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng. 
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa ( dùng Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng rãi. Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Sự ăn mòn kim loại”( tiết 37, 38 lớp 12CB, tiết 39, 40 lớp 12NC) để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
* Chuẩn kiến thức:
- Các khái niệm : ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
- Các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
* Chuẩn kỹ năng:
- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
VẤN ĐỀ 31: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?
 Kiểm tra hơi thở của tài xế.
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen. 
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài : “Ancol” (tiết 56, 57 lớp 11CB; tiết 72-74 lớp 11NC ) hay Bài “Crom và hợp chất của Crom” (tiết 55 12CB; tiết 60,61 12NC). Cụ thể, sau khi dạy xong bài “ Ancol ” hay Bài 34 “Crom và hợp chất của Crom”giáo viên có thể đặt câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi hướng giải quyết vấn đề.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
- Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat. 
 * Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
 - Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
VẤN ĐỀ 32: Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Đây là một kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên. Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” (tiết 56, 57 lớp 11CB; tiết 72-74 lớp 11NC ) hoặc phần tính chất chung của amin trong bài “Amin” (Tiết 13,14 lớp 12CB; tiết 17,18 lớp 12NC).
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Tính chất vật lí của ancol, amin. Ứng dụng của ancol, amin. 
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
VẤN ĐỀ 33: Giải thích hiện tượng: “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu” 
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có tos là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị vết thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá banh. Mọi người cứ nghĩ đó là một loại “ thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một chất có đặc tính “ thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon” (Tiết 55 lớp 11CB; tiết 69,70 lớp 11NC)
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Tính chất vật lí và ứng dụng của các dẫn xuất halogen 
 * Chuẩn kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
VẤN ĐỀ 34: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng trong gỗ còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
Áp dụng: Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì với hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong mục “Dầu mỏ” – Bài “Các nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên” (Tiết 53 11CB; tiết 64, 65 lớp 11NC) hay cuối bài “Ancol ”(tiết 56, 57 lớp 11CB; tiết 72-74 lớp 11NC ) .
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
- Thành phần hoá học; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.
- Ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ.
 * Chuẩn kỹ năng:
- Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống.
VẤN ĐỀ 35: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ?
Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dể bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. 
Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nửa.
Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung “Dầu mỏ”– Bài “Các nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên” (Tiết 53 11CB; tiết 64, 65 lớp 11NC) giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chì vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
 - Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
 * Chuẩn kỹ năng:
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
VẤN ĐỀ 36: Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?
 Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.
 Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là do tác động của chất caroten thay đổi trong thực vật. Sở dĩ có tên như vậy vì lần đầu tiên nó được chiết suất từ củ carot. Ở dạng tinh khiết nó là những tinh thể màu đỏ rất đẹp.
 Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đoá hoa: Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong củ carot (chất màu vàng da cam). Caroten là một hyđrocacbon no và có công thức là C40H56, trong phân tử có 11 liên hết đôi và 2 vòng no.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong bài giảng “ Khái niệm Tecpen” ( Tiết 57 lớp 11NC) để giới thiệu cho học sinh biết thêm về nguồn tecpen thiên nhiên nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
- Sơ lược về tecpen, thành phần và đặc điểm cấu tạo của một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen.
 - Nguồn tecpen thiên nhiên
 * Chuẩn kỹ năng:
- Quan sát được mô hình phân tử của một số tecpen cụ thể, rút ra nhận xét về thành phần cấu tạo.
VẤN ĐỀ 37: Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp, rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Áp dụng: Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiện tượng này. Vấn đề có thể đưa vào trong khi dạy phần “Tinh bột” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” (tiết 8,9 lớp 12CB);bài “Tinh bột” ( tiết 11 lớp 12NC ) với mục đích giải thích tại sao gạo nếp lại dẻo. Giáo viên có thể trình bày vấn đề này trong vài phút khi đặt câu hỏi: Vì sao nếp lại dẻo? rồi dẫn dắt vào bài mới hoặc giáo viên xen vào bài giảng khi trình bày phần cấu tạo phân tử tinh bột.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
* Chuẩn kiến thức:
- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột.
* Chuẩn kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
VẤN ĐỀ 38: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột khi dạy phần “Tinh bột” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” (tiết 8,9 lớp 12CB);bài “Tinh bột” ( tiết 11 lớp 12NC ) nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn.
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề:
 * Chuẩn kiến thức:
 - Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể 
 * Chuẩn kỹ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học.
******* a õ b *******
 Quảng Ngãi, ngày 01/10/2010
 Xác nhận của BGH Người viết
 Bùi Thanh Huyền

File đính kèm:

  • docSKKN_Van_dung_kien_thuc_hoa_hoc_de_giai_thich_cac_hien_tuong_trong_tu_nhien_va_cuoc_song.doc
Sáng Kiến Liên Quan