Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường môn Hóa học ở THCS

 Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS tôi nhận thấy:

 Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, sinh hoạt, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông.

 Trong đó, Hoá học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi, giữa các chất, sản xuất các chất. Thông qua nội dung về cấu tạo chất, tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng và điều chế các chất có thể giáo dục cho học sinh nắm và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.

 Đặc biệt trong tình hình hiện nay, vấn đề về ô nhiễm môi trường đang được toàn nhân loại quan tâm để cùng chung tay giải quyết. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cũng rất trú trọng, đã và đang có nhiều giải pháp giải quyết và mang lại hiệu quả thiết thực, họat động bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu được các cấp các ngành, đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Thế nhưng, việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Thực tế, môi trường nước ta vẫn xuống cấp nhanh chóng, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8074 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường môn Hóa học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp và đời sốngNgoài ra cón có quặng boxit (Al2O3), quặng đồng, quặng kẽmThan đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu 
+ Môi trường cung cấp cho con người không khí (O2) để thở, H2O để uống và sinh hoạt, đất để trồng trọt làm nhà cửa; quặng, khoáng sản để chế tạo ra các vật dụng.
- Phân tích bản chất hoá học của sự ô nhiễm môi trường, bản chất hoá học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói mù quang học, mưa axit, hiệu ứng hoá sinh của NOx , H2S, SOx, các kim loại nặng và một số độc tố khác tác động đến môi trườngSản xuất hoá chất, khai thác khoáng sản, khai thác nguồn năng lượng tự nhiên như: gió, nước, mặt trờilàm cạn kiệt nguồn nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng môi trường. Sản xuất hoá học tạo ra các chất thảI rắn, lỏng, khí làm ô nhiễm môi trường (tăng nồng độ khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính, tăng nồng độ các khí SO2, NO2 gây hiện tượng mưa axit, tăng khí CFC làm thủng tầng ozon) 
- Sự phát triển nền công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn tạo nên các chất thải, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Các chất thải đều thuộc loại các chất
vô cơ, hữu cơ đã có tác động xấu tới môi trường không khí, đất, nước (biển, hồ, sông ngòi). Các chất thải rắn, lỏng, khí thuộc loại vô cơ và hữu cơ có những tính chất nhất định làm suy thoái môi trường.
2- Xác định các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
a) Phương pháp tích hợp:
Tích hợp là cách kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hoá học với kiến thức bảo vệ môi trường một cách hài hoà, thống nhất. Ví dụ: khi giảng dạy kiến thức về lưu huỳnh, khí H2S, một số oxit của lưu huỳnh; song song với việc giảng dạy về các kiến thức tính chất lí hoá, phương pháp điều chế..., GV cần phải biết khai thác các kiến thức có liên quan đến môi trường như việc gây ô nhiễm môi trường khí quyển. Có thể cung cấp cho HS một số thông tin như: Người ta ước tính các chất hữu cơ trên Trái Đất sinh ra khoảng 31 triệu tấn H2S, mà sự oxi hoá tiếp theo sinh ra SO2. Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí bởi SO2 vẫn giữ vị trớ hàng đầu. Qua đó có thể nêu các biện pháp xử lý đơn giản đối với không khí bị ô nhiễm chứa lưu huỳnh. Hoặc khi dạy bài: “phân bón hoá học” GV nên hình thành cho HS ý thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài, cần phân tích cho HS việc sử dụng không hợp lý phân bón quá liều lượng có thể gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, gây nhiễm độc cho nông sản, thực phẩm, người và gia súc...Với sự kết hợp hài hoà, hợp lý giữa nội dung bài dạy và giáo dục bảo vệ môi trường thì bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, gây ấn tượng và hững thú cho HS học tập.
b) Phương pháp lồng ghép:
	Lồng ghép thể hiện việc lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Ví dụ: Khi giảng bài “tính chất hoá học chung của kim loại” GV có thể nêu thêm phần tác hại của một số kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As... với cơ thể con người. Qua đó nêu một số phương pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi bị nhiễm kim loại nặng. Tuỳ thuộc điều kiện, mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa chọn hình thức lồng ghép phù hợp để đem lại	
hiệu quả giáo dục cao nhất.
* Phương pháp GDBVMT qua giờ học trên lớp và trong phòng thí nghiệm:	Tuỳ từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp giảng dạy dùng lời (minh hoạ, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu) 
- hương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy.
- Phương pháp khai thác các kiến thức về GDBVMT.
* Phương pháp GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá:
Hoạt động ngoại khóa để GDBVMT là hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lý HS, sự giáo dục của GV và sự tiếp nhận của HS rất nhẹ nhàng và sâu sắc. 
- Thông qua tình hình thực tế giúp HS hiểu biết được tình hình ,ôi trường của địa phương, về tác động của con người đến môi trường. Từ đó giáo dục cho HS đạo đức môi trường và ý thức bảo vệ moi trường.
- Phương pháp hợp tác và liên kết giữa nhà trường và cộng đồng địa phương trong các hoạt động về GDBVMT.
- Thông qua hoạt động ngoại khoá cung cấp cho HS một số kỹ năng và phương pháp tích cực tham gia vào mạng lưới giáo dục bảo vệ môi trường.
	Nội dung GDBVMT trong chương trình ngoại khoá có thể thông qua một số hình thức sau:
+ Câu lạc bộ: câu lạc bộ môi trường sinh hoạt theo các chủ đề về ăn, uống, sử dụng các năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường...
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề: tham quan danh lam thắng cảnh, nhà máy, nơi xử lý rác thải, các loại tài nguyên.
+ Tổ chức xem phim, băng hình, tranh ảnh về các đề tài bảo vệ môi trường, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và ô nhiễm môi trường.
+ Hoạt động trồng xanh hoá học đường nhân các ngày Lễ, dịp đầu Xuân, ngày môi trường thế giới hàng năm.
+ Hoạt động Đoàn Đội về bảo vệ moi trường: tổ chức các chiến dịch tuyên truyền ở nhà trường và địa phương.
II- Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT. Thí dụ: bài 36. Nước (Trang 121 SGKHH 8) mục III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm 
 nguồn nước dung GDMT. Đối với môn hóa học chủ yếu ở dạng này. Thí dụ: bài26: Clo (Chương 3SGKHH9)...
	ở một số nội dung của môn học thì các ví dụ, bài tập... ... được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung GDMT.	
	Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp GDMT thông qua môn hóa học ở trường phổ thông không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài GDMT:
- Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, bài, mục nhất định.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
1- Nghiên cứu: (tìm tòi, khám phá hay giải quyết vấn đề). 
	Đây là phương pháp hướng các em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo dưới dạng các bài tập. Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh: bài tập giải quyết nhanh ở lớp; bài tập đòi hỏi có thời gian dài (trong 1 tiết học, 1 tuần hay 1 tháng ở nhà). Các bài tập ở nhà phải được tính toán sao cho các tài liệu liên quan mà học sinh sử dụng không chứa đựng những lời giải sẵn, trực tiếp cho các bài tập và phải mang tính thực tiễn. 
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
	1) Đặt vấn đề. 
	2) Tìm các giả thuyết giải quyết vấn đề.
	3) Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lý số liệu, tài liệu và xác minh các giả thuyết.
	4) Kết luận
Một số bài tập minh họa:
1. Khói thoát ra từ lò nung gạch có làm ô nhiễm môi trường không? Vì sao?
2. KNO3 có thể ứng dụng làm thuốc pháo. Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm môi trường”. Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích? 
3. Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa 
axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit và quá trình phá huỷ các công trình bằng đá, thép của mưa axit và viết các phương trình phản ứng để minh họa.
4. ở làng Đá Non Nước - Đà Nẵng: Để làm ra một sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ đá (tượng Phật, ...). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng, những người thợ đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường. 
a. Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hởng như thế nào đến môi trường? b. Em hãy đề nghị cách làm giảm lượng axit sunfuric thải ra môi trường cho từng hộ dân trong làng nghề đó? 
5. Có các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm đựng dung dịch kali nitrat thì không thấy hiện tượng gì xảy ra.
- Thí nghiệm 2: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm đựng dung dịch kali nitrat rồi nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric đặc và đậy nút bông lại, lắc đều.
a. Hãy dự đoán hiện tợng xảy ra trong thí nghiệm.
Viết phương trình phản ứng nếu có?
b. Cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm 2?
c. Nút bông cần được tẩm hoá chất gì để không gây ô nhiễm môi trường?
d. Dung dịch thải sau khi kết thúc thí nghiệm cần được xử lí như thế nào để đỡ gây ô nhiễm môi trường? 
6. Rau quả nếu bảo quản trong điều kiện khí quyển bình thường( 21% O2; 0,03% CO2 còn lại là N2 và một số khí khác) thì rau quả sẽ chín nẫu sau vài 
ngày. Rau quả tươi nếu được bảo quản trong điều kiện hạ thấp hàm lượng oxi xuống dưới 21% và tăng hàm lượng cacbon đioxit lên ở nhiệt độ thích hợp thì thời hạn tăng lên đáng kể. Trong một kho bảo quản xoài có diện tích 200m2 và có chiều cao 4m, người ta rút bớt oxi và tăng cacbon đioxit bằng cách đốt metan trong kho kín rồi hạ nhiệtđộ xuống O0C.
a. Tính hàm lượng cacbon đioxit trong kho khi hàm lượng oxi được rút tới 5%.
b. Người ra vào kho lạnh cần có những thiết bị bảo hộ gì ? Vì sao?
2- Quan sát, phỏng vấn:
 Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin về vấn đề nào đó. Hoạt động cơ bản là quan sát và phỏng vấn. 
- Để tiến hành phương pháp này, GV yêu cầu HS quan sát những vấn đề cụ thể của môi trường (chặt phá cây, bụi, tiếng ồn, các bãi đổ rác công cộng, nước hồ bị nhiễm bẩn ...). Trong khi quan sát cần phải chú ý nhiều hơn đến những dấu hiệu nổi bật bên ngoài để từ đó đi sâu tìm tòi, khám phá. Quan sát phải có ghi chép chính xác địa điểm, thời gian, các tình trạng sự vật vào thời điểm tiến hành quan sát. 
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu HS quan sát lò nung vôi và những dấu hiệu của ô nhiễm môi trường từ lò nung,...
3- Tranh biện:
- Chia toàn thể số người tham gia thành hai bên. Mỗi bên cử một nhóm từ 3 đến 5 người làm đại diện.. Cuộc tranh biện sẽ diễn ra giữa hai nhóm này. Số còn lại làm cử tọa gồm các cổ động viên cho nhóm mình. Cần một trọng tài công bằng.
- Người điều khiển đa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề), viết hẳn lên bảng. 
 Ví dụ: “Không cần tiết kiệm năng lượng, vì con người còn có rất nhiều nguồn năng lượng thay thế khác”. Bốc thăm để phân công một trong hai nhóm gọi là “nhóm ủng hộ” (bảo vệ ý kiến trên), còn nhóm kia là “nhóm chống” (phản bác ý kiến trên). Mỗi nhóm có 10 phút hội ý để thống nhất đa ra các lý lẽ chính của nhóm mình (mỗi người trong nhóm chịu trách nhiệm biện hộ cho một lý lẽ).
Phần tranh biện: nhóm “ủng hộ” cử người thứ nhất đa ra lý lẽ thứ nhất. 
 Nhóm “chống” cử người thứ nhất của mình phản bác lại ý kiến của nhóm kia, 
đồng thời đưa ra lý lẽ riêng của nhóm mình. Lần lượt như vậy đối với người thứ hai, thứ ba cho đến hết.
- Vai trò trọng tài: giữ cho cuộc tranh biện xảy ra đúng luật. Vai trò cử tọa: quan sát và bình chọn đội nào có lý lẽ vững vàng và có sức thuyết phục. Nguy cơ xin báo trước: có một nhóm nào cố tình “cướp diễn đàn” một cách thiếu lịch sự, hoặc cử toạ nhảy lên diễn đàn để cãi!
- Kết thúc người dẫn chương tình nhận xét, đánh giá các nhóm, đánh giá sự tham dự của cử tọa và rút ra những kết luận, những bài học về MT.
4- Tham quan, trò chơi:
 	Các hình thức này rất thuận lợi để phối hợp nhiều hoạt động GDMT có quan hệ liên kết với nhau. Chỉ nên chọn tối đa hai đến ba chủ đề để thiết kế toàn bộ chương trình hoạt động. Như vậy, có thể hình dung chương trình cho một ngày tham quan, hoặc cho bốn giờ trò chơi sẽ là tập hợp các hoạt động. 
	Ví dụ: GV có thể tổ chức cho HS tham quan nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất phân lân, phân đạm, các lò nung vôi... 
5- Kiểu bài lí thuyết trên lớp:
	Kiểu bài này thường chiếm số lượng lớn nội dung chương trình của từng khối, từng chương, từng bài. Thường thì giáo viên vận dụng kiểu này. Nó được thể hiện ở từng bài trong chương trình và có bố cục bài soạn như sau:
a) Làm việc theo nhóm: 
	Đây là PPDH có nhiều khả năng tốt trong GDMT vì nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân.
	Trong thảo luận nhóm, cần chú ý: 	
- Vai trò của nhóm trưởng cần phải được xác định rõ.
- GV phải chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như tiến trình.
- Nếu thấy HS thảo luận đi xa vấn đề thì cần phải uốn nắn ngay.
- Cần khuyến khích các em tranh luận.
- Hình dung trước những ý kiến và thái độ của HS để khi tổng kết, HS nào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của nhóm, lớp.
Ví dụ: Mục III- bài: Nước (SGK hoá học 8) Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh các nhóm thảo luận: Nguồn nước có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất. Nêu biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước?
b) Lồng ghép các câu hỏi vấn đáp:
	Dạng này vận dụng ở các bài dạy cụ thể và thường có bố cục như sau:
I- Xác định mục tiêu bài học:
 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
II- Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng, thiết bị phục vụ cho giảng dạy bài học của GV và HS.
III- Phương pháp: Những phương pháp chủ đạo cho bài dạy.
IV- Tiến trình bài dạy:
 Gồm có các hoạt động: 1, 2, ...
V- Củng cố: Những kiến thức kỹ năng trọng tâm của bài.
VI- Hướng dẫn về nhà: Phục vụ cho việc nắm những kiến thức kỹ năng trọng tâm và vận dụng.
 	Sau đây là giáo án minh hoạ cho kiểu bài dạy trên: 
Tiết 50: Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (Lớp 9)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Tính chất vật lý, trạng thái thiên nhiên, thành phần , cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Biết crăckinh là phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
3. Tình cảm, thái độ:
Từ những hiểu biết về dầu mỏ làm cho HS biết quý trọng và sử dụng tiết kiệm
nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia tránh ô nhiễm môi trường do dầu mỏ và khí thiên nhiên có thể gây ra.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Bảng phụ.
- Mẫu: Đầu mỏ, các sản phẩm trưng cất dầu mỏ.
- Tranh vẽ: + Mỏ dầu và cách khai thác.
 + Sơ đồ chưng cất dầu mỏ
III. Phương pháp:
Hoạt động nhóm, thảo luận, trao đổi thông tin. 
Quan sát tranh hình, liên hệ thực tế. 
Hỏi và đáp. 
IV. Tiến trình giờ dạy:
A. ổn định lớp: (1') Lớp: 9A Sĩ số:............vắng:........
	 Lớp: 9B Sĩ số:.............vắng:........
B. Kiểm tra bài cũ: 7'
	1. Viết công thức cấu tạo, nêu đặc điểm cấu tạo tính chất hóa học của benzen? 
	2. Làm bài tập số 4 SGK.
C. Bài mới:
Hoạt động 1: Dầu mỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ.
? Hãy nhận xét về trạng thái, màu sắc và tính tancủa dầu mỏ?
- Cho HS quan sát hình 4-16 phóng to: “Mỏ dầu và cách khai thác “
? Hãy cho biết: Dầu mỏ có ở đâu?
? Hãy nêu cấu tạo và thành phần túi dầu?
? Liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ?
1. Tính chất vật lý: 6'
 Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ: 9'
- Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành). Thành phần chính của khí dầu mỏ là metan: CH4
- Lớp dầu lỏng: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và những 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV yờu cầu HS nghiờn cứu SGK:
? Nêu phương pháp chế biến dầu mỏ?
? Kể tên các sản phẩm dầu mỏ?
- GV thuyết trình: để tăng lượng xăng dùng phương pháp Crăckinh nghĩa là bẻ gãy phân tử. 
? Sản phẩm của crackinh là gỡ?
- GV: Sản phẩm dầu mỏ dễ bắt lửa, chú ý cẩn thận khi vận chuyển, sử dụng để đề phòng cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
GV hỏi thêm: Nếu tàu chở dầu trên biển bị đắm, dầu tràn ra ngoài thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS sẽ thảo luận để trả lời:
Gây ô nhiễm môi trường biển và làm phá vỡ hệ sinh thái biển của một vùng biển rộng lớn đó.
lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Lớp nước mặn.
- Lớp nước mặn
- Cách khai thác:
 + Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu)
 + Ban đầu, dầu tự phun lên. Về sau người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
3. Sản phẩm dầu mỏ: 5' 
- Xăng, dầu, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường.
- Dầu nặng Crăckinh Xăng + hỗn hợp khí.
Hoạt động 2: Khí thiên nhiên: 7'
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV thuyết trình: Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm trong lòng đất, thành phần chủ yếu là khí metan.
? Vậy: Khí thiên nhiên được khai thác và sử dụng như thế nào?
GV hỏi thêm: Trong thành phần của khớ lũ cốc cú một lượng khớ HsS làm thế nào để giảm tối đa lượng khớ này thải ra mụi trường?
Trả lời: Đốt trong điều kiện thiếu oxi
 2H2S + O2 2S+ 2H2O
- Trong TN: Có trong các mỏ khí (chủ yếu là khí metan).
- Khai thác: Khoan xuống mỏ khí. 
- ứng dụng: Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Hoạt động 3: Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam: 5'
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK:
? Quan sát H4.19 cho biết dầu mỏ nước ta chủ yếu tập trung ở đâu? 
? Kể tên một số mỏ dầu của nước ta? Trữ lượng là bao nhiêu?
? Dầu mỏ VN có đặc điểm gì nổi bật?
- ở Việt Nam dầu mỏ có nhiều ở thềm lục địa phía nam.
VI. Củng cố - luyện tập (5'): GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
1. Thành phần, cách khai thác, chế biến dầu mỏ?
2. Nêu ứng dụng của các hiđrocacbon đó?
3. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu, sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường: 
A. Than đá	B. Xăng dầu	C. Khí butan(gaz)	 D. Khí H2 
VII- Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm vững nội dung chính của bài.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK
- Đáp án bài tập 4: 
	Tuỳ vào từng bài, giáo viên có thể vận dụng phương pháp trên để vận dụng một cách hợp lý.
C- Kết luận:
I- Kết quả nghiên cứu: 
	Sau khi vận dụng đề tài tại trường THCS Yên Thái HS đã có những hiểu biết và có thái độ tích cực về các vấn đề sau:
+ Nhận biết được một số hoá chất có khả năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Từ đó biết cách xử lý một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất.
+ Có những giải pháp ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai ở gia đình và địa phương nơi các em đang học tập và sinh sống
+ Có ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất và nhắc nhở người khác cùng tham gia bảo vệ môi trường.
+ Có khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.
	Cụ thể các lớp được khảo sát như sau: 
* Lớp không vận dụng đề tài:
Lớp
Sĩ số
Nhận biết các hoá chất gây ô nhiễm môi trường liên quan đến bài học
Giải pháp tránh ô nhiễm môi trường
ý thức, thái độ bảo vệ môi trường
SL
%
SL
%
SL
%
9 B
36
5
13,9%
7
19,4%
7
19,4%
8 B
38
5
13,2%
6
15,8%
6
15,8%
* Lớp vận dụng đề tài:
Lớp
Sĩ số
Nhận biết các hoá chất gây ô nhiễm môi trường liên quan đến bài học
Giải pháp tránh ô nhiễm môi trường
ý thức, thái độ bảo vệ môi trường
SL
%
SL
%
SL
%
9 A
37
25
67,6%
21
56,6%
35
94,6%
8 A
37
19
51,4%
23
62,2%
32
86,5%
II- Kiến nghị - đề xuất:
	Để nâng cao được kết qủa giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Bản thân tôi xin được có một số đề nghị lên Ban giám hiệu, Phòng giáo dục & đào tạo, cơ quan có thẩm quyền như sau :
 - Nhà trường nên tổ chức cho học sinh các buổi ngoại khoá nói về hoá học với cuộc sống con người và những vấn đề liên quan đến môi trường.
 - Tăng cường hỗ trợ các trang thiết bị, phòng thực hành phục vụ tốt cho việc giảng dạy thực hành theo chương trình cải cách mới, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
 - Phòng giáo dục nên đưa về trường những sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng thành công ở một số trường của một số giáo viên để các giáo viên trường bạn tham khảo rút kinh nghiệm cũng như nâng cao tay nghề của mình.
 Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài, trong quá trình thực hiện và vận dụng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các tổ chức có liên quan. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 	Yên Thái, ngày 25 tháng 3 năm 2010
	 Người thực hịên:
	 Bùi Văn Dậu

File đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_bien_phap_GDBVMT_mon_hoa_hoc_o_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan