Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của tổng phụ trách đội với những mối quan hệ giáo dục trong nhà trường
Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách”. Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc .
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân , những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
ạch nhỏ, phong trào học đọc và làm theo báo Đội. Tổ chức thành công các cuộc thi lớn mà Huyện đoàn và các cấp tổ chức. Đặc biệt là phong trào học tập và rèn luyện của mỗi đội viên , Nhi đồng ngày một đi lên. Trong những năm qua, Đội TNTPHồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần người TPT Đội phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả. Vì vậy giáo viên TPT Đội phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện được điều đó TPT Đội phải xây dựng được các mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vai trò của TPT Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò của TPT Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong cả 3 khâu : “ Dạy chữ - Dạy nghề – Dạy người”. Nhiều trường đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc, công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Lại nói hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên TPT Đội. Chính ở đây lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ nét nhất : “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”. Trong nhà trường GV- TPT Đội đóng một vai trò quan trọng bởi chính GV- TPT Đội là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của các em học sinh , có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng HS trong nhà trường: những HS tiêu biểu, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS cá biệt nên GV – TPT Đội hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được cá tính của các em , nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như những đứa con của mình. Để từ đó biết động viên, an ủi hoặc cảm hoá, giúp đỡ các em vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm của minh. Người TPT Đội phải biết thu phục nhân tâm từ chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống và trong mọi công việc. Điều đó muốn khẳng định rằng: TPT Đội chẳng những ở cương vị là người thầy, người cô mẫu mực, người mẹ đỡ đầu , người chị quý mến của của các em khi các em tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em trong bối cảnh xã hội đầy biến động. Người GV – TPT Đội đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em “ Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các em học sinh trong các nhà trường. Người GV – TPT Đội phải có trách nhiệm xây dựng nhiều mối quan hệ khác nhau trong và ngoài nhà trường để giúp mình hoàn thành tốt công việc được giao. TPT Đội có vai trò quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế lực lượng GV – TPT Đội vẫn chưa được đề cao vai trò của họ. Hầu hết các GV được phân công làm TPT Đội là các GV không được đào tạo qua trường lớp, mà thường lấy ở các bộ môn văn hoá trực tiếp chuyển sang làm TPT hoặc chỉ là bán chuyên trách và như vậy GV - TPT không cố định, có thể chỉ làm trong một năm học hoặc có khi chỉ một vài tháng lại thay người khác, cho nên dẫn dẫn đến các hoạt động của Đội trong các nhà trường còn hạn chế, đây là khó khăn chung của các trường học. Từ tình hình thực tế, có một số các Liên đội hoàn thành tốt công tác đội trong nhà trường đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Tỉnh nhiêu năm liền, các Liên đội còn lại chỉ hoàn thành công tác đội ở mức khá trong đó số ít Liên đội còn chưa quan tâm đến hoạt động Đội trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là do một số TPT Đội chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình do đó lãnh đạo nhà trường coi hoạt động Đội là không cần thiết. Cũng có Liên đội lại coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá nên đã tự ý cắt bỏ những hoạt động của Đội phải có trong nhà trường như: Sinh hoạt báo đội hay các cuộc thi, vui chơi giải trí của các em sợ làm ảnh hưởng tới học tập . Riêng đối với trường Tiểu học Văn Lâm hoạt động Đội trong nhà trường đã thực sự được coi trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong suốt những năm học qua. Do đó Liên đội luôn được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về kinh phí lẫn thời gian cho các hoạt động của Đội. Những năm học gần đây Liên đội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và kết quả: + Năm học 2006- 2007: Liên đội được Tỉnh Đoàn công nhận danh hiệu:Liên đội vững mạnh cấp Tỉnh. + Năm học 2007- 2008: Liên đội được Huyện Đoàn Ninh Phước khen tặng danh hiệu:Liên đội đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong trường học. * Được Tỉnh Đoàn công nhận danh hiệu:Liên đội vững mạnh cấp Tỉnh. + Năm học 2008- 2009: Liên đội được Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen :Liên đội đạt thành tích xuất sắc trong cuộc vận động “ Thiếu nhi Ninh Thuận thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” Bản thân là một giáo viên dạy tiểu học được cử làm TPT Đội nhiều năm liên tục và có nhiều thuận lợi vì được làm chuyên trách nên tôi đã không ngừng học hỏi người đi trước và đọc nhiều tài liệu về Đội thiếu niên cùng những kinh nghiệm đúc rút trong nhiều năm công tác, tôi thấy người TPT Đội phải hiểu biết rộng, phải nhanh nhẹn và linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động cho các em Đội viên, đặc biệt người TPT Đội phải tranh thủ được sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải xây dựng được các mối quan hệ như tôi đã trình bày ở trên . II. Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường : a. Xây dựng mối quan hệ giữa TPT Đội với Ban chỉ huy Liên chi đội: Đây vừa là mối quan hệ đồng nghiệp vừa là mối quan hệ trên dưới, giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng.Vì vậy giáo viên TPT Đội phải thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội có mối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung, đồng thời phải tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên chi đội thực sự có năng lực thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy TPT Đội phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở chi đội mình, sau đó TPT Đội đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo viên TPT Đội phải gần gũi các em , tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc của các em để kịp thời giải quyết, tạo uy tín và niềm tin cho các em, đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có một số chế độ ưu đãi hợp lý nhằm động viên , khuyến khích các em tham gia hoạt động tốt hơn . b. Mối quan hệ giữa TPT Đội với chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách trong nhà trường: Người giáo viên TPT Đội phải có quan hệ mật thiết với chi đoàn thanh niên, cán bộ giáo viên đóng vai trò là những anh chị phụ trách chi đội. Trước hết đây là cán bộ giáo dục trực thuộc nhà trường được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp học và trực tiếp phụ trách công tác Đội của chi đội trong phạm vi nhà trường. Do vậy giáo viên TPT Đội phải hướng dẫn cho các anh chị phụ trách hiểu và nắm mọi hoạt động của Đoàn Đội trong nhà trường.Theo kế hoạch chung của Liên đội kết hợp với Chi Đoàn giáo viên, chỉ đạo và theo dõi các hoạt động ở các chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội. Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng làm cán bộ chi đội. Hàng tuần nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ nhiệm ( anh chị phụ trách ) về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn. Cùng với những mối quan hệ trên TPT Đội cũng cần xây dựng mối quan hệ với Đoàn thanh niên của địa phương để nắm bắt tình hình thực tế và cùng nhau làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPT Đội với Ban giám hiệu nhà trường : Cùng với những mối quan hệ trên, giáo viên TPT Đội phải thiết lập được mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy cán bộ quản lý, giáo viên TPT Đội cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động NGLL đưa kế hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường Giáo viên TPT Đội có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu để bố trí sắp xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội. TPT Đội có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao . TPT Đội với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vì vậy rất cần sự đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Qua đó ta thấy Tổng phụ trách Đội là một cán bộ giáo dục, có tầm quan trọng trong nhà trường, luôn gắn bó với các em. Vì vậy bản thân Tổng phụ trách Đội phải thể hiện bằng hành động, trí tuệ của mình để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong trường phổ thông. Đồng thời từ những việc làm thiết thực, Tổng phụ trách Đội sẽ góp phần xây dựng Đội không nhỏ, để Đội ngày càng vững mạnh. Tất nhiên món quà tinh thần quý báu của các em dành cho Tổng phụ trách Đội sẽ là phần thưởng cao quý khi chúng ta công nhận là Liên đội vững mạnh. Đó cũng chính là động cơ giúp cho chúng ta tiếp tục phục vụ sự nghiệp giáo dục lớp Măng non, đội ngũ kế thừa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong những năm học gần đây, tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời được sự tin tưởng tuyệt đối của Cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoạt động nên trong những năm học gần đây, từ năm học 2009-2010 tôi đã đưa hoạt động của Liên Đội ngày càng đi lên, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao . Cụ thể là : Trong năm học này, Liên đội đã duy trì tốt hoạt động của đội cờ đỏ, do đó mọi nề nếp của nhà trường cũng như của Liên Đội được duy trì tốt. Phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào hoa điểm 10 cùng nở, phong trào đọc và làm theo báo Đội được duy trì trong suốt năm học, việc học sinh vi phạm kỷ luật đã giảm nhiều so với các năm học trước. Song song với phong trào trên, các phong trào lớn trong năm đạt được nhiều kết quả tốt như: Phong trào Vì bạn nghèo đã duy trì trong nhiều năm nay và ngày càng thu hút đông đảo các em tham gia, năm học này Liên đội đã quyên góp được 575,000 đồng. Với số tiền này Liên đội đã sử dụng vào việc mua quà tặng cho các bạn Ngư Thị Ngọc Thi có hoàn cảnh khó khăn ở chi đội 5/4. Trong các phong trào lớn do TW Đoàn và huyện đoàn phát động, Liên đội đã kết hợp các lực lượng giáo dục và chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: Các cuộc thi như Chúng em với môi trường, cuộc thi viết thư quốc tế UPU, có 100% các em tham dự. Phong trào xây dựng quỹ kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng và hoàn thành tốt chỉ tiêu của huyện Đoàn đề ra. Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo chủ đề của tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu hút đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như cuộc thi Chúng em với môi trường, Thi đố vui để học, Tiếng hát học sinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Thi làm báo ảnh, thi vở sạch - chữ đẹp Từ những hoạt động trên, trong năm học qua Liên đội đã đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Tỉnh nhiều ( 5 năm ) năm liền. 10/10 lớp đạt danh hiệu lớp tiến tiến xuất sắc. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Người TPT Đội có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày một đi lên . Nhưng vấn đề cốt lõi để làm nên sự thành công của GV- TPT Đội cũng như mọi hoạt động của Liên Đội trong nhà trường thì đòi hỏi nhận thức của. Hiệu trưởng về vị trí vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường và năng lực của người GV – TPT Đội quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Liên Đội. Nếu như Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của Đội TNTP thì họ sẽ quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát các hoạt động trong nhà trường, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hoạt động để TPT Đội thực hiện. Và ngược lại nếu như Hiệu trưởng nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức Đội TNTP trong nhà trường thì hoạt động trong đơn vị đó gặp rất nhiều khó khăn và bản thân người TPT Đội đó cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình . Bên cạnh đó, thì trình độ và năng lực của TPT Đội cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, nếu như người TPT Đội có năng lực thực sự cộng với sự năng động, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm thì không những được Hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ của các mối quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều các hoạt động bổ ích cho các em học sinh. Vì vậy, bản thân TPT Đội phải cố gắng học tập hết mình để biết tổ chức các hoạt động tập thể, làm thế nào để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia, tạo không khí thoải mái khi các em đến trường, có như thế chúng ta mới tranh thủ được mọi điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường, các mối quan hệ xung quanh chúng ta để mọi người đều thấy được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường. Nếu ai chưa làm được điều này thì chưa thực sự yêu nghề , yêu trẻ và có trách với công việc được giao. E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận : Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểu học nó đã góp phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt động đội là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường do đó vai trò của TPT Đội rất quan trọng , giáo viên TPT Đội phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động Đội. Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người TPT Đội phải xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình, không những chủ động lên kế hoạch mà còn chủ động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục, với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động của Đội . Việc TPT Đội ở các trường chưa được chuyên trách mà phải kiêm nhiệm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường . Nhìn chung sự phối kết hợp giữa GV – TPT Đội với các lực lượng giáo dục có nhiều Liên Đội chưa duy trì thường xuyên, do đó phong trào hoạt động Đội của nhiều Liên đội chưa thu được những kết quả như mong muốn, nếu như TPT Đội linh hoạt và năng động hơn trong hoạt động thì chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong các nhà trường sẽ ngày một nâng cao. Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận của mình. Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự hiểu biết để các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước. Qua đề tài về “vai trò của tổng phụ trách đội với những mối quan hệ giáo dục trong nhà trường”. Bản thân tôi luôn tâm đắc một điều là: Để tập hợp đông đảo học sinh vùng dân tộc, vào tham gia phong trào hoạt động Đội, giáo viên Tổng phụ trách Đội phải biết kết hợp xây dựng với nhiều mối quan hệ đặc biệt là trong nhà trường để từ đó dễ dàng giáo dục các em học sinh, và người Tổng phụ trách phải thường xuyên tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của các em, thường xuyên giải thích cho phụ huynh học sinh biết lợi ích của công tác Đội, từ đó phụ huynh động viên cho con em mình thường xuyên sinh hoạt Đội, từ đó giúp cho việc học tập của các em đạt kết quả cao hơn. 2 . Một số ý kiến đề xuất : Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa TPTĐ và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau : - Người TPT Đội phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh, thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em tham ra, tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em . - Giữa TPT Đội và các mối quan hệ giáo dục phải được duy trì thường xuyên trong suốt năm học . - Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch từ đầu năm và cụ thể từng tháng , từng tuần theo chủ đề, chủ điểm một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu, xin ý kiến chỉ đạo . - Hiệu trưởng cùng với chi bộ, BCH chi đoàn tìm chọn ra một TPT Đội có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo hoạt động Đội trong nhà trường và tạo mọi điều kiện để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để họ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình . - Mỗi trường học cần bố trí một GV – TPT Đội chuyên trách và được đào tạo về nghiệp vụ công tác Đội. Có như vậy họ mới làm tốt nhiệm vụ được giao . - Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, vật lực, tài lực cho TPT Đội trong việc tổ chức các hoạt động của Đội . Hiệu trưởng phải có những hiểu biết nhất định về tổ chức Đội cũng như nghiệp vụ công tác Đội để có thể là chỗ dựa vững chắc cho TPT Đội trong quá trình công tác . Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Đội trong nhà trường, mong muốn cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước là đào tạo ra thế hệ trẻ thành những người lao động mới “ Vừa hồng, vừa chuyên” . Và là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian đảm nhận là anh Tổng phụ trách Đội đơn vị Trường Tiểu học Văn Lâm. Tôi hy vọng rằng đây là hành trang để bản thân tôi tiếp tục phục vụ cho học sinh trong những năm tiếp theo và là những trang viết để các an, chị là Tổng phụ trách mới đảm nhận công tác tham khảo để giờ sinh hoạt Đội trong Liên Đội đạt kết quả tốt đẹp. /. * Đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học Văn Lâm, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Người viết Kiều Thanh Anh Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập san : “ Người phụ trách” Phương pháp công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh – Trường Nghệ Thuật Nha Trang. Điều lệ & hướng dẫn thực hiện điệu lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh – NXB Thanh Niên. Nghi lễ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh – NXB Trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Nguyễn Tiến Tĩnh đơn vị công tác Trường Tiểu học Phú Quý 2. Sáng kiến kinh nghiệm của Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuý đơn vị công tác Trường Tiểu học Phủ Hà 2- TP Phan Rang Tháp Chàm. Công tác Nhi đồng trường tiểu học. (Trích ) Sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Nguyễn văn Thanh đơn vị công tác Trường Tiểu học Văn Lâm Một số quy định chung về tổ chức Nhi đồng trong trường tiểu học. (Trích) Hoạt động Nhi đồng ở trường tiểu học. (Trích ).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem.doc