Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 3
Biện pháp 1 : Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ:
- Mục tiêu : Giúp học sinh phân loại, quản lý vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Thu hút sự chú ý và tham gia của HS vào bài học, tất cả HS đều được chia sẻ những hiểu biết của mình về nội dung bài học.
- Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3
Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm. Trò chơi tạo hứng thú cho HS khi bước vào bài mới, kết nối vốn ngôn ngữ, vốn từ HS đã có với nội dung sẽ học trong bài mới. Tôi sử dụng trò chơi “Tiếp sức” và “ Cùng đi hái nấm”
* Cách thực hiện :
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về luật chơi, cách chơi và thời gian chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+ Học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẾ VÕ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA ---------- ---------- BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN : TIẾNG VIỆT TÊN BIỆN PHÁP : ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Họ và tên : Nguyễn Thu Hiền Môn giảng dạy: Tiếng Việt Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhân Hòa Quế Võ, ngày 26 tháng1 10 năm 2023 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chương trình GDPT 2018 hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học xác định là môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ, nếu không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng được ngôn ngữ đó để học tập cũng như trong giao tiếp. Ngoài ra vốn từ ngữ của một người càng giàu bao nhiêu thì khả năng diễn đạt của người đó càng chính xác và tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, làm giàu vốn từ cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết. Học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua một hệ thống bài tập theo bộ sách Kết nối tri thức. Tất cả được phân loại theo từng chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và phát triển từ dễ đến khó giúp mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, với học sinh tiểu học, vốn từ mà các em có được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống và cách hiểu tự nhiên còn nhiều hạn chế. Đa số các em chỉ mới hiểu được một số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, khả năng vận dụng các từ đã học vào giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, học sinh còn gặp khó khăn và bị lúng túng trong việc tìm từ và sử dụng từ. Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm, tổ. 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy và học Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã tích cực cải tiến các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng các phương pháp vẫn còn bất cập. Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3G. Trong quá trình giảng dạy, gần một tháng đầu tôi nhận thấy vốn từ của các em còn ít, tìm từ chưa hay chưa phong phú, các em đang dừng lại ở tìm từ một tiếng, từ không đúng nghĩa, còn cách sử dụng từ của các em khi nói, viết, câu còn lúng túng khi đặt câu có từ cho sẵn, có khi đưa vào câu còn chưa hợp lý. Chính vì thế trong lần khảo sát đầu năm kết quả chưa cao. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM 2022 – 2023 Lớp 3G : 38 em Được Tỉ lệ Chưa được Tỉ lệ Giải nghĩa từ 18 em 47,4% 20 em 52,6% Tìm từ 16 em 42,1% 22 em 57,9% Sử dụng từ 20 em 52,6% 18 em 47,4% a, Ưu điểm: ❖ Về phía giáo viên: - Với cương vị là một giáo viên trẻ, ham học hỏi, được tập huấn đầy đủ về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi tự tin có đủ sự sáng tạo, nhiệt huyết và sức trẻ để làm người bạn đồng hành, hướng dẫn cũng như truyền lửa đam mê cho các em trên con đường tiếp cận tri thức của nhân loại với bước chân đầu tiên là học tốt môn Tiếng Việt lớp 3. 5 ❖ Về phía học sinh: - Học sinh nhút nhát sợ nói, ngại phát biểu trước người lạ, trước đám đông - Đôi khi chưa hợp tác cùng giáo viên, thụ động, uể oải, thờ ơ, ít tập trung chú ý vào bài giảng. - Vốn từ trong cuộc sống các em còn nghèo. Môi trường giao tiếp của học sinh còn hạn chế nên nhiều em chưa tự tin bạo dạn. ❖ Nguyên nhân: - Phần lớn phụ huynh là người ngoài ngành và phải lo việc mưu sinh nên khoán việc học tập của con em hoàn toàn cho giáo viên và chưa có chuyên môn để quan tâm, giúp đỡ các em kịp thời. - Đôi lúc phụ huynh quan tâm con em “quá mức” khiến cho học sinh càng trở nên thụ động và ỷ lại vào cha mẹ cũng như các bạn cùng nhóm, cùng lớp 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy a) Biện pháp 1 : Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ: - Mục tiêu : Giúp học sinh phân loại, quản lý vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Thu hút sự chú ý và tham gia của HS vào bài học, tất cả HS đều được chia sẻ những hiểu biết của mình về nội dung bài học. - Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3 Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm. Trò chơi tạo hứng thú cho HS khi bước vào bài mới, kết nối vốn ngôn ngữ, vốn từ HS đã có với nội dung sẽ học trong bài mới. Tôi sử dụng trò chơi “Tiếp sức” và “ Cùng đi hái nấm” 7 c) Biện pháp 3 : Sử dụng phương pháp trò chơi ô chữ để củng cố và mở rộng thêm vốn từ. Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa học. Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu những ô chữ liên quan đến chủ điểm vừa học qua phần gợi ý giúp học sinh mở rộng thêm được vốn từ cho mình. - Mục tiêu : giúp học sinh hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ từ hiệu quả hơn nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh - Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3 * Cách tiến hành : Bước 1 : Giới thiệu ô chữ - Nêu chủ điểm ô chữ - Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi Bước 2 : Tổ chức cho học sinh chơi Bước 3 : Tổng kết 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả cách thực hiện Biện pháp 1 : Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ: Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm. Ví dụ 1 : Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm của mỗi nhóm dưới đây 9 - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. + Chuẩn bị: - Bảng phụ hoặc kẻ bảng chính của lớp, trong bảng đó ghi đề bài và các tiêu chí phân loại từ. Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm - Các giấy ghi sẵn các từ cần xếp loại. - Nam châm hoặc băng dính. Ảnh minh họa học sinh tham gia trò chơi + Cách tiến hành: - Trò chơi chia làm hai đội Nam – Nữ, mỗi đội 6 học sinh. 11 + Cách tiến hành: - Trò chơi chia làm hai đội Nam – Nữ, mỗi đội 10 học sinh. - Khi giáo viên có hiệu lệnh “Bắt đầu” lần lượt mỗi em của hai đội chạy lên hái và xếp các cây nấm có chưa từ ngữ vào 2 giỏ tương ứng . Khi xếp xong 1 cây nấm, học sinh chạy xuống chạm tay vào học sinh thứ hai thì học sinh thứ hai mới được chạy lên xếp cây nấm tiếp theo vào giỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hai đội xếp xong các từ vào giỏ , trò chơi kết thúc. Đội nào xếp đúng và nhanh đội đó sẽ giành chiến thắng. Ưu điểm của trò chơi đối với loại bài tập phân loại quản lý vốn từ là kết quả làm việc của học sinh sẽ tạo ra biểu tượng cụ thể (trên bảng lớp) cho học sinh so sánh và ghi nhớ. Các từ theo một dấu hiệu được xếp thành một cột trên bảng để học sinh ghi nhớ từ thuận lợi trong trí nhớ của mình. Khi sử dụng, học sinh có thể liên tưởng nhanh đến từ trong trò chơi đã được chơi. 13 Ảnh minh họa học sinh tham gia chơi. Trò chơi học tập để học sinh tìm ra tri thức mới đa dạng. Giáo viên có thể sử dụng thêm các trò chơi khác để phù hợp và thay đổi không khí lớp học làm cho học sinh hứng thú hơn với việc làm giàu vốn từ của mình. * Biện pháp 2 : Sử dụng trò chơi học tập để củng cố kiến thức đã học 15 Ảnh học sinh tham gia trò chơi Ưu điểm là loại trò chơi này là tạo điều kiện cho học sinh nói từ. Nói cách khác, giúp học sinh hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ từ hiệu quả hơn, luôn đặt học sinh vào tâm thế tập trung suy nghĩ cao độ, sẵn sang trả lời câu hỏi. Những trò chơi này theo dạng rất đơn giản, không gây ồn ào nhưng lại có tác động tích cực đến việc ghi nhớ từ ngữ của học sinh. Nếu giáo viên tổ chức tốt hai trò chơi thì ngoài tác dụng củng cố tốt kiến thức của bài học, trò chơi còn có tác dụng trở lại với bài học mới để ghi nhớ kiến thức của bài học. Học sinh phải cố gắng để khi chơi tìm được nhiều từ nhất. Từ đó, hiệu quả của giờ học được nâng cao, số lượng từ và chất lượng từ sau mỗi bài học sẽ được chuyển biến rõ rệt. 17 Từ chìa khóa hàng dọc gồm 9 chữ cái. Ô chữ: MÁI TRƯỜNG Dựa vào các gợi ý và các chữ cái đã có ở hàng dọc 1. Mùa tựu trường là mùa nào ? (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng M ) 2. Hoạt động gì giúp các em học sinh giảm bớt căng thẳng sau những giờ học? ( gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng M) 3. Dùng bút, phấn hoặc vật khác tạo thành chữ ( gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ V) 4. Nơi em đến học hằng ngày ( gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T) 19
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_tro_choi_nang_cao_chat_luong.docx