Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi

Theo quan điểm của nhà tâm lý học, nhà giáo dục, bác sỹ nhi khoa người

Ý Maria Montessori (Người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori): "Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc đời không phải là ở tuổi học đại học, mà

là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh ra cho tới khi sáu tuổi". Bà cho rằng:

"Hãy tôn trọng tất cả những hình thức hoạt động hợp lý của trẻ nhỏ và cố gắng hiểu chúng. Đừng bao giờ giúp đứa trẻ những việc mà nó cảm thấy mình có thể thành công".

Cần biết rằng những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thành công. Các trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻvà phải được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng, không cố gắng dạy trẻ những gì quá khó để trẻ có thể hiểu và làm được.

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori sau:

- Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).

- Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc” hay hoạt động tự do.

- Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thực thông qua trải nghiệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.

- Các học cụ giáo dục đặc biệt được và Montessori và đồng sự nghiên cứu, sang tạo và phát triển nên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN 
 TRƯỜNG MẦM NON GIANG BIÊN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 “Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp
 Montessori để phát triển vận động tinh cho trẻ
 nhà trẻ 24-36 tháng tuổi’’
 Lĩnh vực : Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
 Cấp học: Mầm non.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
 Chức vụ : Giáo viên
 ĐT: 0973479942
 Đơn vị: Trường mầm non Giang Biên –Long Biên – Hà Nội
 NĂM HỌC: 2020 - 2021 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Là một giáo viên mầm non tôi hết sức tâm đắc với phương pháp giáo 
dụcMontessori vì: Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư 
phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà 
giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp 
tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
 Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép 
trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của 
mình. Do đó việc tổ chức lớp học theo mô hình Montessorri cần đảm bảo sự 
tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù 
hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi trẻ.
 Phương châm giáo dục của Montessori là: Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn. 
Chính vì vậy mà trẻ có thể chủ động lựa chọn khu vực học và theo đuổi hứng 
thú của mình đến khi trẻ đổi quan hoạt động khác. Qua đó chuẩn bị cho trẻ tự 
lập và tự khám phá và tự sửa sai. Với phương pháp này, người lớn không nên 
can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách 
nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu 
cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một 
cách có ý thức.
 Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em 
dưới cách học thông qua các giác quan, coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ 
lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi 
mở với các giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn kèm theo các đồ dùng 
học tập được thiết kế đặc biệt.
 Đặc biệt, mục tiêu mà phương pháp Montessori đặt ra là phát triển toàn 
diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác, tức là việc lấy các giác quan của 
trẻ làm tiêu chí để phát triển các mặt. Ví như việc lấy thính giác để phát triển 
thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc giác để phát triển vận động tinh 
và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển vận động thể chất toàn diện cho 1 đứa 
trẻ. Chính vì mong muốn phát triển vận động thể chất cho trẻ một cách toàn 
diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh
nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển vận 
động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi”.
 1/10 Các hoạt động trong Montessori mang tính xây dựng, tự do, không bị gò bó, ép 
buộc. Vì phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây dựng mô hình phát 
triển của con người và các cách tiếp cận giáo dục đều dựa trên mô hình đó. Mô 
hình này bao gồm hai thành tố. Trước hết là trẻ và người lớn tham gia vào quá 
trình xây dựng tâm lý thông qua tương tác với môi trường xung quanh. Thứ hai 
là trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi – đồi tượng có sự phát triển tâm lý bẩm sinh.
2.Cơ sở thực tiễn:
 Việc ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển, xúc giác và vận 
 động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phải vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, 
 giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho 
 trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình 
 thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát 
 triển nhân cách cho trẻ mầm non.
 Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục với việc ứng dụng 
 phương pháp Montessori để phát triển xúc giác và vận động tinh phù hợp sẽ 
 hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm 
 chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi 
 dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở 
 các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
 Việc ứng dụng phương pháp Montessori phải phong phú về các bài tập 
 để có thể khơi dậy sự ham thích hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự tìm đến và 
 tham gia tích cực vào các trải nghiệm của riêng mình. Thật vậy việc ứng dụng 
 phương pháp Montessori đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ 
 động của trẻ và giúp cho việc phát triển xúc giác và vận động tinh của trẻ được 
 tốt hơn
 Việc ứng dụng phương pháp Montessori phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng 
 thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân 
 thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Thông qua đó, phát 
 triển cho trẻ về mặt quan hệ xã hội, các mối quan hệ trong qúa trình chơi.
 Nhận thức được vấn đềnày, tôi đã không ngừng học hỏi và nghiên cứu 
 về các biện pháp giáo dục của Montessori. Sau một thời gian nỗ lực và cố 
 gắng, tôi đã ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển xúc giác và vận 
 động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
 2.1.Thuận lợi:
 Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ 
 sở vật chất .
 Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
 3/10 Tôi đã tiến hành khảo sát 25 cháu đầu năm. Kết quả như sau:
 Kĩ năng hoạt động Sự hứng thú
 Hoạt
 Tỷ lệ Chư Tỷ Tỷ lệ Chưa
 động Đạt Đạt Tỷ lệ
 % a lệ % đạt
 %
 đạt %
 Quan 12 48% 13 52% 11 44% 14 56%
 sát
 Cử 11 44% 14 56% 10 40% 15 60%
 động
 bàn tay
 Tổng Cử 10 40% 15 60% 9 36% 16 64%
 số trẻ động
 trong ngón
 lớp: tay
 25 Phối 10 40% 15 60% 12 48% 13 52%
 hợp
 tay–mắt
 Xúc 12 48% 13 52% 8 32% 11 68%
 giác
 Với kết quả trên đã thể hiện kĩ năng hoạt động và sự hứng thú của trẻ 
 còn chưa cao. Qua đó cho thấy: Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào 
 phát triển vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi (Ứng dụng nền tảng là đặc 
 điểm xúc giác của trẻ để phát triển sự khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt của bàn 
 tay, ngón tay cho trẻ) là việc làm vô cùng cần thiết.
 3.1. Biện pháp 1: Thực hiện các bài tập khảo sát khả năng trước khi 
 thực nghiệm:
 a) Để thực nghiệm, trước tiên, chúng tôi tiến hành cho trẻ cảm nhận xúc 
 giác qua các hoạt động cầm, nắm, xờ, vuốt ve một số đồ dùng tạo cảm giác 
 khác nhau cho trẻ có môi trường làm quen:
 - Một cây gậy được cuốn giấy ráp.
 - Một chiếc hộp được bọc vải nhung.
 - Một thảm cỏ được tết bằng dây nilon.
 - Một cuộn len nhỏ.
 - Một miếng cao su mềm.
 - Một quả bóng bay nước nhỏ.
 - Một thảm gai.
 ( Hình ảnh 1)
 b) Sau khi cho trẻ làm quen với một số môi trường tiếp xúc khác nhau qua 
bàn tay, tôi tiến hành cho trẻ thực hiện một số hoạt động để xác định rõ kĩ năng
 5/10 các nguyên vật liệu mở khác nhau nhưng tạo độ gần gũi với trẻ và tiết kiệm chi 
phí cho quá trình thực hiện.
 Bài tập rèn luyện xúc giác:
 Trẻ thực hiện kĩ năng sờ đối với các đầu ngón tay, giáo cụ được để 
xuống mặt sàn hoặc dựa vào người trẻ, các đồ được thiết kế không có đánh dấu, 
trẻ sử dụng xúc giác xờ và cảm nhận độ trơn, mịn, thô, ráp... của đồ vật.
 Trẻ thực hiện: Trẻ biết phối hợp tay mắt, sau khi xờ trẻ sẽ nói cảm nhận 
của mình dưới sự gợi ý, giúp đỡ của cô giáo.Trẻ thích làm lại nhiều lần, có sự 
hứng thú với giáo cụ trực quan.(Hình ảnh 3)
 Bài tập phối hợp rèn luyện cử động ngón tay và bàn tay.
 *Bài tập: Kéo mở khóa
 Trẻ thực hiện cả hai tay đối với bài tập kéo khóa này. Giáo cụ có thể để 
hướng phía trước hoặc có thể dựa vào người trẻ để mô phỏng hành vi tự kéo 
khóa và kéo khóa cho đối tượng khác.
 Yêu cầu: Trẻ dựa giáo cụ vào người, hướng mặt trước của giáo cụ ra 
ngoài, sử dụng cả 2 bàn tay, một tay giữ vải, một tay kéo khóa. Sau đó, trẻ dùng 
2 tay đưa nấc khóa vào và lại kéo khóa lên, một tay giữ vải.
 Trẻ làm tương tự với giáo cụ để phía trước mặt.
 Trẻ thực hiện: Kĩ năng kéo, mở khóa của trẻ tương đối tốt, trẻ biết giữ 
giáo cụ và kéo khóa bằng tay thuận, 2-3 đầu ngón tay cầm vào đầu khóa, bấm 
chặt đầu ngón tay, kéo từ từ xuống hoặc lên. Tuy nhiên, cần cho trẻ làm quen 
hơn nữa với kĩ năng sử dụng 2 tay đưa khóa vào nấc, đây là 1 chi tiết nhỏ, trẻ 
còn chưa thao tác được với những nấc khóa bé. Giáo cụ thu hút được sự chú ý và 
khơi gợi hứng thú của trẻ.( Hình ảnh 4)
 *Bài tập: Mở nút chai
 Trẻ thực hiện cả hai tay đối với bài tập mở nút chai này. Giáo cụ có thể 
để hướng phía trước hoặc có thể dựa vào người trẻ để mô phỏng hành vi mở nút 
chai cho đối tượng khác.
 Yêu cầu: Trẻ dựa giáo cụ vào người, hướng mặt trước của giáo cụ ra 
ngoài, sử dụng cả 2 bàn tay, một tay giữ hộp, một tay mở nắp.
 Trẻ làm tương tự với giáo cụ để phía trước mặt.
 Trẻ thực hiện: Kĩ năng vặn, mở hộp của trẻ tương đối tốt, trẻ biết giữ 
giáo cụ và mở bằng tay thuận, 2-3 đầu ngón tay cầm vào nắp hộp, bấm chặt đầu 
ngón tay, mở từ từ theo chiều ngược kim đồng hồ. Tuy nhiên, cần cho trẻ làm 
quen hơn nữa với kĩ năng sử dụng 1 tay giữ hộp, 1 tay mở. Giáo cụ thu hút được 
sự chú ý và khơi gợi hứng thú của trẻ.
 *Bài tập: Tổng hợp mở nút chai + gắp quả bông
 Trẻ thực hiện cả hai tay đối với bài tập gắp quả bông này. Giáo cụ có thể 
để hướng phía trước hoặc có thể dựa vào người trẻ để mô phỏng hành vi mở nút 
chai cho đối tượng khác.
 Yêu cầu: Trẻ dựa giáo cụ vào người, hướng mặt trước của giáo cụ ra
 7/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_montessori_de_pha.doc
Sáng Kiến Liên Quan