Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tổ chức trò chơi Lịch sử trong dạy học Chuyên đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 (trường hợp cụ thể đối với trò chơi củng cố bài học)

Ngày nay, nước ta đang trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, đối với nước ta, giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân”. Giáo dục nước ta đang trong thập kỉ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu, cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 Đứng trước những thay đổi lớn lao của tình hình mới và nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức của học sinh đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục mang tính chiến lược. Vì vậy, ngày 13/6/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định số 711/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục với mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng kinh tế tri thức, đảm bảo công bằng xã hội và giáo dục suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” [3; 4]. Để thực hiện mục tiêu trên, Chiến lược giáo dục đặc biệt nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học của người học” [3; 7]. Từ khi thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay giáo dục và đào tạo vẫn còn yếu kém và còn bất cập trước yêu cầu mới, cần được tiếp tục đổi mới mạnh dạn và triệt để hơn [4; 1]. Hơn nữa, xuất phát từ thực trạng dạy và học môn Lịch sử trong những năm gần đây đang trở thành một vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết, được cả xã hội quan tâm. Vì vậy, các nhà giáo dục đã ra sức tìm tòi và thử nghiệm nhiều phương dạy học mới “dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học”.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tổ chức trò chơi Lịch sử trong dạy học Chuyên đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 (trường hợp cụ thể đối với trò chơi củng cố bài học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử lại càng khó hơn. 
Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử không chỉ áp dụng có hiệu quả ở chuyên đề Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 mà có thể áp dụng đối với rất nhiều bài dạy Lịch sử trong khóa trình. Một số trò chơi trong Sáng kiến kinh nghiệm này cũng thể áp dụng được đối với một số môn học khác, hơn nữa cách thiết kế không khó, nên có thể áp dụng rộng rãi ở các trường. 
Hiện nay những thành tựu của công nghệ thông tin được áp dụng ngày một rộng rãi với cường độ ngày một cao hơn vào hệ thống giáo dục, trường được trang bị các phòng máy tính để giảng dạy giáo án điện tử. Cách giảng dạy theo hướng đổi mới sử dụng tích hợp các phương tiện. 
Mặc dù hiện đang có sự thay đổi hết sức lớn lao trong việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử, do áp dụng những công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tuy nhiên quá trình giáo dục con người không thể công nghệ hóa hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa, máy tính hóa được như việc giáo dục nhân cách, đạo đức, thẫm mĩ, lòng yêu quê hương Tổ quốc  
Vai trò của giáo viên, học sinh, nhà trường, gia đình, xã hội  đều vẫn hết sức quan trọng và nếu có sự hỗ trợ thêm công nghệ thông tin tiên tiến thì hiệu quả của chất lượng dạy học sẽ cao hơn.
Từ thực tế ta thấy để có thể dạy tốt giờ học Lịch sử theo yêu cầu đổi mới hiện nay giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau: 
 - Ứng dụng CNTT để xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành củng cố tri thức cho học sinh, đây là hình thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có được các trò chơi trong dạy học Lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi mỗi GV chúng ta thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp. 
- GV đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,các loại tài liệu để lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng của trò chơi cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 
- Học sinh phải có sự chuẩn bị trước ( Theo hướng dẫn phân công của GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cũng có thể cho các em chuẩn bị trước ở nhà đây là cách dạy học tích cực, học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên. 
- Các trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu của bài học, bám sát mục tiêu của bài, mục tiêu của các tiểu mục, hay của 1 chương kể cả mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng, về tư tưởng tình cảm. 
- Hệ thống câu hỏi được áp dụng trong các trò chơi phải phong phú, đủ các dạng trong tiết học (có câu hỏi tái hiện, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi nêu vấn đề), đảm bảo tính vừa sức học sinh (cả 4 đối tượng giỏi, khá, trung bình và yếu – kém) để các em đều có thể tham gia một cách tích cực trong giờ học Lịch sử. 
Những yêu cầu trên giúp cho việc nhận thức Lịch sử của học sinh được vững chắc, sâu sắc. Tránh tình trạng “học trước quên sau” hoặc chỉ học thuộc lòng mà không hiểu bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Côi, 2011 , Con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Minh Chính, 2010, Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử.
Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ ), 2012, Chiến lược giáo dục 2011 – 2020, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 82. 
Nguyễn Minh Đường, 2011, Bàn về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 69. 
Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Am, 2000, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
Nguyễn Thị Hoa, 2012, Sáng kiến kinh nghiêm – Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh khối 8 -9.
Phan Ngọc Liên (Cb), 2011, Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
Hoàng Phê (cb), 2002, Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng. 
Nguyễn Ngọc Quang, 1989, Lí luận dạy học đại cương tập 2, Trường Cán bộ quản lí giáo dục Trung ương, Hà Nội. 
Robert J. Marzano, De bra J. Pickering, Jane E. Polock, 2005, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
Vũ Thị Ánh Tuyết, 2004, Một số biện pháp nâng cao năng lực thực hành cho học sinh lớp 12 qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 – 1945, luận án tiến sĩ, khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. 
V. A. Krteski, N. X. Lukin, 1976, Tâm lí học của thiếu niên, những đặc điểm về hoạt động tư duy của thiếu niên, NXB Sư phạm Quốc gia, Bộ Giáo dục, nước CH Xô Viết XHCN Liên bang Nga, Mátxcơva, Tổ tư liệu trường đại học Sư phạm Hà Nội I. 
Nguyễn Như Ý (cb), 2002, Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tuần dạy..+ Tiết dạy.
Ngày soạn:..
Ngày kí duyệt.
Chuyên đề: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Thời lượng: 75 phút.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết được diễn biến và kết cục của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, học sinh rút ra tính chất và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
2. Kỹ năng.
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh Lịch sử.
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện Lịch sử.
3. Thái độ.
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ cãm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.
- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, Mĩ, các nước trong khối Hiệp ước, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chống chiến tranh đế quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực.	
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC.
- Lược đồ: 
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất qua các giai đoạn. 
+ Lược đồ về tăng trưởng kinh tế của các nước đế quốc (1860-1913).
+ Lược đồ về phân chia thuộc địa trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Lược đồ hai khối quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Các tranh ảnh có liên quan ...
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
1.Mục tiêu.
Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, các em có thể nhớ lại sự kiện bắt đầu, kết thúc cũng như sự khốc liệt khốc liệt của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại sao cuộc chiến tranh bùng nổ, những diễn biến chính, hậu quả và tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2.Phương thức.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
Lược đồ Châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nguồn: Internet
1916, Mặt trận phía Tây –Trận Vecđoong
Nguồn: Internet
Những hình ảnh sau trận Vecđoong
Nguồn Internet
Hơn 1000 người chết sau cuộc chiến tranh tại LonDon ở Anh
Nguồn: Internet
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
Nguồn: Internet
1, Năm bức ảnh trên phản ánh những sự kiện diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nêu những hiểu biết của em về Chiến tranh thế giới thứ nhất?
2, Tại sao Chiến tranh thế giới thứ nhất lôi cuốn nhiều lực lượng và quốc gia trên thế giới tham gia?
3, Vì sao hòa bình là vấn đề được nhân loại tiến bộ đặc biệt quan tâm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
3.Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyên nhân của chiến tranh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa của Chiến thế giới thứ nhất.
1.Mục tiêu: 
	- Trình bày sự phát triển kinh tế, sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, những hoạt động xâm lược của các nước đế quốc. Từ đó, thấy được nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2.Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm)
	- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát biểu đồ về sự phát triển kinh tế, sự phân chia thuộc địa của CNTB từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và đọc thông tin trong SGK trang 31, 32 cho biết:
Hình 1. Biểu đồ sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI – năm 1914
Nguồn: Internet
Hình 2. Lược đồ CNTB từ thế kỉ XVI đến năm 1914
Nguồn: Internet
	+ Tại sao kinh tế giữa các nước đế quốc lại phát triển không đồng đều?
 + Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc lúc này ra sao? Có phù hợp với sự phát triển kinh tế?
	+ Nhận xét gì về các cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa do các nước đế quốc gây ra trong giai đoạn này?
 + Tại sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Châu Âu hình thành hai khối Liên minh và Hiệp ước?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
3.Gợi ý sản phẩm:
- Kinh tế giữa các nước đế quốc phát triển không đồng đều là do các nước tiến hành cách mạng công nghiệp sớm hay muộn.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không tương xứng với sự phát triển kinh tế, dẫn đến mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. 
- Nhận xét về các cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa do các nước đế quốc gây ra trong giai đoạn này: 
+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).
+ Chiến tranh Mĩ- TBN (1898).
+ Chiến tranh Anh- Bôơ (1899-1902).
+ Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905).
	+ Các cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa này diễn ra giữa các nước đế quốc cho thấy nhu cầu về thuộc địa rất gay gắt giữa các nước có nền kinh tế phát triển. Đây chính là những cuộc chiến tranh báo hiệu Chiến tranh thế giới thứ nhất đang đến gần.	
- Các nước Đức, Áo-Hung và Nhật Bản (phe Liên minh) liên kết với nhau vì: Sự liên kết này giúp các nước thực hiện được những tham vọng riêng và mục tiêu chung là phân chia lại thuộc địa, thị trường. Anh, Pháp, Nga (phe Hiệp ước) để buộc phải bắt tay với nhau để giữ gìn thuộc địa.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp. 
1. Mục tiêu.
Học sinh thấy được sự kiện châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh, thấy được nhu cầu bức bách về thuộc địa của các nước trong khối Liên minh.
 2. Phương thức.
HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin SGK và nhận xét.
Hình 3. Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Seria (6/1914)
Nguồn: Internet
3.Gợi ý sản phẩm.
- Sự kiện thái tử kế vị ngôi vua Áo-Hung Francois Ferdinand bị ám sát tại Serbia (6 -1914). Giới quân phiệt Đức, Áo chớp thời cơ để gây chiến tranh.
II. Diễn biến chiến tranh (1914-1918).
 Hoạt động 3: Tìm hiểu giai đoạn I (1914-1916) Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.Mục tiêu.
- Trình bày được những sự kiện chính trong tiến trình Đức tấn công châu Âu.
- Biết lập niên biểu về quá trình chiến tranh từ 1914 – 1916. 
2.Phương thức. (hoạt động cá nhân, nhóm)
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 33, kết hợp quan sát lược đồ chiến trường Châu Âu từ 1914 - 1916 hãy:
Hình 4. Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916).
Nguồn: Internet.
+ Thống kê những sự kiện chính trong tiến trình Đức tấn công châu Âu.
+ Giải thích vì sao Đức tấn công Bỉ ; thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”; tấn công Nga và cầm cự với Nga; thất bại trong kế hoạch tấn công Véc-đoong.
- GV tổ chức hoạt động nhóm với kĩ thuật đóng vai:
Nhóm 1: Đóng vai phóng viên chiến trường ghi lại những sự kiện chính trong tiến trình Đức tấn công châu Âu.
Nhóm 2: Đóng vai phóng viên phỏng vấn Tổng tư lệnh Đức với nội dung Vì sao Đức tấn công Bỉ? Vì sao Đức thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”? 
Nhóm 3: Xây dựng đoạn phim tư liệu về trận chiến ác liệt ở Véc-đoong?
- Các nhóm báo cáo sản phẩm.
3.Gợi ý sản phẩm.
- Nhóm 1: Những sự kiện chính trong tiến trình Đức tấn công châu Âu:
 + Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
 + Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.
 + Ngày 3/8/1914, Nga tuyên chiến với Pháp.
 + Ngày 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh đế quốc bùng nổ.
	- Năm 1914: 
 + Ở phía Tây ngay đêm 3-8 Đức tràn vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp. Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pari.
 + Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ, cứu nguy cho Pari.
 - Năm 1915:
 + Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga, hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200 km.
 - Năm 1916:
 + Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong, Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
- Nhóm 2: Phóng viên phỏng vấn Tổng Tư Lệnh Đức.
 + Phóng viên: Vì sao ông quyết định tấn công Bỉ?
 Đức tấn công Bỉ mở đường cho các quân đoàn Đức có điều kiện tiến vào một vùng lãnh thổ có giá trị của Pháp.
 + Phóng viên: Vì sao ông quyết định thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”?
+ Hít le: Chúng tôi có tiềm lực kinh tế - quân sự hùng mạnh, hoàn toàn có khả năng mở cuộc tấn công lớn vào châu Âu và nhanh chóng giành thắng lợi. Trong khi đó, điểm yếu của các nước châu Âu trong việc phòng thủ vì mất cảnh giác, chủ quan.
- Nhóm 3: Đoạn phim tư liệu về trận chiến Véc-đoong.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về diễn biến giai đoạn II ( 1916 – 1918) của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Mục tiêu.
- Trình bày được những sự kiện chính của giai đoạn II của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết lập niên biểu tóm tắt về diễn biến chính giai đoạn II của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Phương thức. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hình 5. Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguồn Internet.
Hình 6. Đức kí hiệp định đầu hàng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguồn Internet.
+ Thống kê những sự kiện chính của giai đoạn II.
+ Nét nổi bật trong gia đoạn thứ hai là gì? Vì sao Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước?
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có tác động gì đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3.Gợi ý sản phẩm.
- Những sự kiện chính giai đoạn II của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thời gian
Sự kiện chính
2/1917
cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công, chế độ Nga Hoàng bị lật đổ.
2/4/1917
Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước, sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
Trong năm 1917
chiến sự diễn ra trên cả 2 mặt trận Tây và Đông Âu.
11/1917
cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra đời.
3/3/1918
Chính phủ Xô viết kí với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp, Nga rút khỏi chiến tranh.
Đầu 1918
 Đức tiếp tục tấn công Pháp.
7/1918
Mĩ đổ bộ vào Châu Âu, chớp thời cơ Anh- Pháp phản công. Các đồng minh của Đức đầu hàng ( Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kì 30/10, Áo – Hung 2/11.
9/11/1918
cách mạng Đức bùng nổ, nền quân chủ bị lật đổ.
1/11/1918,
chính phủ Đức đầu hàng, Chiến tranh kết thúc.
III.Kết cục, tính chất và tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về kết cục, tính chất và tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.Mục tiêu.
- HS nắm được:
+ Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả nặng nề, tính chất và tác động đến thế giới.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
2.Phương thức.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát một số bức ảnh và cho biết:
Hình 7. Sự thiệt hại về người sau chiến tranh.
Nguồn Internet.
Hình 8. Cảnh đổ nát nhiều thành phố sau chiến tranh.
Nguồn Internet.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) đã để lại hậu quả gì?
+ Kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Qua nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh, em hãy rút ra tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu về hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918).
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
	3. Gợi ý sản phẩm. 
	- Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918):
	+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
	+ Gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
	- Tính chất: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu.
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân, diễn biến, kết cục, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Phương thức.
+ Nhiệm vụ : HS tham gia trò chơi giải mã ô chữ tại lớp.
- GV: 
+ Chia cả lớp thành 4 đội: Mỗi đội có khoảng 7 – 10 thành viên (linh hoạt theo số lượng HS từng lớp học cụ thể).
+ Đây là trò chơi giải mã ô chữ: Sẽ có 1 từ hàng dọc là chìa khóa chính gồm 8 chữ cái (ô số 9), như vậy sẽ có 8 từ hàng ngang tương ứng, mỗi từ hàng ngang sẽ có 1 chữ cái trong từ hàng dọc. Mỗi đội có 5 phút để tìm hiểu 8 từ hàng ngang để tìm ra từ khóa chính. Yêu cầu mỗi đội phải tìm được đúng 8 từ hành ngang mới được trả lời từ khóa. Kết thúc trò chơi, đội đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
+ Các câu hỏi gợi ý cho 8 từ hàng ngang:
1. Sau chiến tranh Anh – Bôơ (1899 – 1902), Anh đã chiếm được vùng nào?
2. Đây là một trong những đế quốc “trẻ” của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
3. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
“Năm 1882, Đức cùng Áo-Hung và Italia thành lập phe..”
4. Đây là nhân vật Lịch sử quan trọng bị một người Xécbi ám sát tại Bôxnia ngày 28/6/1914.
5. Mở đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định tiến hành xâm lược châu Âu bằng kế hoạch nào?
6. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
“Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu liên quan đến vấn đề giữa các nước đế quốc.”
7. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
“Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa ,người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.”
8. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nước Nga năm 1917.
3.Gợi ý sản phẩm.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu. 
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 
- Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta đã đổ xương máu để giành được.
- Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đến Việt Nam.
2. Phương thức.
- Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy).
- HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh).
3. Gợi ý sản phẩm. 
- Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy).
	Ninh Bình, ngày tháng năm 201
	Tổ trưởng kí duyệt	

File đính kèm:

  • docTRỊNH THỊ THU HẰNG - Sáng kiến kinh nghiệm năm 2018.doc
  • docxBản đăng kí sáng kiến kinh nghiệm 2018.docx
Sáng Kiến Liên Quan