Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 8
Cơ sở lí luận:
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức và phát huy năng lực. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầyđọc - trò chép” tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.
Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, năng lực của người học; thầy là người chỉ đạo, trọng tài, tổ chức hướng dẫn người học giúp người học tìm ra kiến thức.
Mặt khác Sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức Sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng.
Có rất nhiều phương pháp dạy học, tuy nhiên tuỳ nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những bài hệ thống hoá kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ hoá (Sơ đồ tư duy). Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho việc phát triển trí tuệ, năng lực của học sinh; rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực.
thường xuyên rèn luyện cũng linh hoạt và nhanh chóng hơn. b) Sự thay đổi lượng máu trong chu kì co bóp tim - Điều này thể hiện hiệu suất làm việc của tim. Ở người quen rèn luyện tim, lượng máu đưa vào vòng tuần hoàn trong chu kì tim cao hơn so với người không rèn luyện, giúp họ dễ dàng đáp ứng nhu cầu về oxi cho các tế bào khi cơ thể hoạt động. Câu 28. Nhịp tim của một số loài động vật là khác nhau: VD: Voi: 25®40 nhịp/phút; Cừu: 70®80 nhịp/phút; Mèo: 110®130 nhịp/phút. a) Tại sao nhịp tim của những loài động vật trên lại khác nhau. b) Tại sao người ta có thể chẩn đoán bệnh qua việc xác định nhịp tim? Phương pháp xác định tim của người? a) Do tỉ lệ diện tích bề mặt tiếp xúc của cơ thể so với thể tích cơ thể của các loài động vật trên là khác nhau. Động vật càng nhỏ, tỉ lệ càng lớn nên tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc duy trì thân nhiệt. Tốc độ chuyển hoá cao duy trì nhịp tim, nhịp thở cao. ® Nhịp tim của các động vật trên khác nhau là vì vậy. b) Nhịp tim của người khoẻ là 70 ® 75 nhịp/phút nếu tăng quá hoặc giảm quá đều dẫn đến bệnh lí. Vì thế người ta có thể chẩn đoán bệnh qua việc xác định nhịp tim * Phương pháp xác định nhịp tim của người: - Xác định nhịp tim bằng ống nghe, điện tim đồ, bắt mạch. Câu 29. Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? Vì: sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá. Vì vậy, bà mẹ khi mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh. Câu 30. Vì sao những người sống ở vùng đồng bằng khi lên sống ở vùng núi cao thì lượng hồng cầu lại tăng lên? Vì: Ở vùng núi cao không khí loãng, mật độ khí O2 loãng hơn ở đồng bằng. Do đó sự kết hợp của Hb và O2 giảm. Vì vậy số lượng hồng cầu phải tăng để đảm bảo nhu cầu O2 cho cơ thể hoạt động bình thường. Câu 31: a. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm cho tim đập nhanh hơn bình thường; nếu tình trạng này kéo dài quá lâu gây hậu quả gì cho sức khoẻ? b. Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Tại sao những người huyết áp cao cần tránh xúc động mạnh? c. Làm thế nào để bảo vệ hệ tim mạch tránh được các tác nhân gây hại? a. * Huyết áp: là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch máu do sức đẩy của tim (tâm thất co) tạo ra. * Nguyên nhân làm cho tim đập nhanh hơn bình thường: - Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó: hẹp hoặc hở van tim; mạch máu bị xơ cứng; phổi bị xơ... - Khi cơ thể bị sốc: sốt cao, mất máu hay mất nhiều nước; quá hồi hộp hay sợ hãi... - Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin...). * Khi tim phải đập nhanh hơn thì mỗi chu kì tim sẽ ngắn hơn và nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ có hại cho tim, làm cho cơ tim bị suy kiệt dần dẫn đến bệnh suy tim và tới một lúc nào đó tim sẽ ngừng đập. b. * Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch: - Do kết quả nhất thời của sự luyện tập thể dục thể thao không đúng cách. - Do sốt cao hay những cảm xúc cảm tính (tức giận, buồn bã, sợ hãi...) làm tim co bóp nhanh và mạnh, làm tăng lực tác dụng của máu lên thành mạch. - Nếu huyết áp cao kéo dài sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (cơ trơn bị hoại tử), phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch gây ra bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch. * Những người huyết áp cao cần tránh xúc động mạnh vì: Do những cảm xúc (vui vẻ quá mức, sợ hãi, xúc động mạnh) làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh giao cảm dẫn đến tim đập nhanh gây tăng huyết áp. c. Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: - Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn và có hại cho tim mạch. - Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như: thương hàn, bạch hầu và điều trị các chứng bệnh cúm, thấp khớp... - Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật,... Câu 32: Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch? Để phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch cần làm gì? * Nguyên nhân: Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, chế độ ăn giàu chất côlesterôn (thịt, trứng, sữa, ...). * Tác hại: - Côlesterôn ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion Canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn trơn, nhẵn như trước ® xơ cứng và vữa ra. - Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây nên các cơn đau tim; nếu ở động mạch não thì gây đột quỵ). - Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết. * Phòng tránh: - Tập thể dục thường xuyên. - Chế độ ăn, uống hợp lí. Câu 33: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim /phút ít đi mà nhu cầu O2 của cơ thể vẫn được đảm bảo? * Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm Trạng thái Nhịp tim (số lần/phút) Ý nghĩa Lúc nghỉ ngơi 40 ® 60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn. - Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn. Lúc hoạt động gắng sức 180 ® 240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên. * Giải thích: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn ở người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu O2 cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn. V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VÀO GIẢNG DẠY 1. Thực trạng học sinh trước khi áp dụng đề tài - Học sinh lớp 8 lúng túng trong việc trả lời các câu hỏi Sinh học, không khái quát được kiến thức, trả lời câu hỏi lan man, không đúng trọng tâm. - Kết quả thi học sinh giỏi không cao. 2. Kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài Học sinh lớp 8 hứng thú học hơn, biết cách trả lời các câu hỏi đặc biệt là câu hỏi nâng cao. Sau một thời gian tôi áp dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ hoá lồng ghép trong các tiết dạy ở chương trình Sinh học 8 và theo dõi sự thay đổi, tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra. Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy số lượng học sinh làm bài theo phương pháp sơ đồ hoá ở trường THCS Khánh An và Khánh Nhạc là cao hơn hẳn so với học sinh trường THCS Khánh Hồng (không áp dụng phương pháp này) và chất lượng các bài kiểm tra cao hơn, số điểm giỏi tăng. Điều đó có nghĩa là các em ở lớp dạy thực nghiệm theo phương pháp sơ đồ hoá có kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực tự lập sơ đồ, có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến thức ngày càng được nâng lên. Kêt quả cụ thể như sau: STT Trường Số HSG tham gia đội tuyển Kết quả cụ thể Điểm 5,0 đến dưới 6,5 Điểm 6,5 đến dưới 8,0 Điểm 8-10 SL % SL % SL % 1 THCS Khánh An 5 0 0 0 0 5 100 2 THCS Khánh Nhạc 6 0 0 1 16,7 5 83,3 3 THCS Khánh Hồng 4 2 50,0 2 50,0 0 0 Tổng 15 2 13,3 4 26,7 9 60,0 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh khả năng độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau đây: - Giáo viên đã nắm vững kiến thức về phần Giải phẫu sinh lí Người và vệ sinh. - Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế để đem lại hiệu quả cao. - Tăng cường thực hành thực tế đảm bảo tính trực quan khi tiến hành vẽ sơ đồ. Qua việc triển khai sáng kiến, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất: Đối với nhà trường: cần trang bị đủ các phương tiện, thiết bị dạy học, giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học thường xuyên, hiệu quả. Thứ hai: Đây là yếu tố rất quan trọng, đó là giáo viên phải nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ không ngừng học tập để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng để xác định được nhiệm vụ của thày và trò trong mỗi giờ lên lớp. Khái quát hóa kiến thức trọng tâm qua bản đồ tư duy giúp học sinh dễ lĩnh hội. Thứ ba: Do đặc thù của môn học, do tâm sinh lí học sinh nên để tiết học có hiệu quả, buổi ôn thi học sinh giỏi đạt chất lượng cao thì giáo viên phải tạo được sự say mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. Cần phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua các câu hỏi mở, câu hỏi vận dụng liên hệ thực tế. Thứ tư: Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên phải biết phát hiện nhân tố và chuẩn bị chu đáo giáo án bồi dưỡng, xây dựng phương pháp bồi dưỡng hợp lí, động viên khích lệ học sinh kịp thời, trình độ chuyên môn vững vàng. VII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - Tăng thêm nữa đầu sách tham khảo môn Sinh học. - Tăng cường dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn liên trường, các giáo viên trong nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với nhau, hoặc có thể chia sẻ tài nguyên qua mạng internet. Khi viết sáng kiến này tôi đã được sự quan tâm của BGH, đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 8 ĐỀ THI SỐ 1 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2009 - 2010 Câu 1: 1. Khi có vi khuẩn, vi rút lạ xâm nhập vào cơ thể các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? 2. Thế nào là miễn dịch? Hiện nay ở nước ta tiêm chủng phòng 6 bệnh chủ yếu thường xảy ra ở trẻ em, là những bệnh nào? Phân biệt miễn dịch nhân tạo chủ động và miễn dịch nhân tạo thụ động? Câu 2: 1. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm cho tim đập nhanh hơn bình thường? Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu gây hậu quả gì cho sức khoẻ? 2. Gan có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người? Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non có thể như thế nào? Câu 3: 1. Phân biệt cấu tạo của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm? Nêu tác dụng của hệ thần kinh sinh dưỡng đối với các cơ quan: Tim, ruột, phổi? 2. Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ, muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Câu 4: 1. Hãy nêu vai trò và tính chất của hoocmôn? Cho ví dụ? 2. Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất? Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác hại gì đối với cơ thể? Vì sao? Câu 5: 1. Một người có nhóm máu B, bị tai nạn lao động mất nhiều máu, người đó có thể nhận máu truyền của những người có nhóm máu nào? Vì sao? 2. Chuyển hoá cơ bản là gì? Chuyển hoá cơ bản phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao nói: Chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? ĐỀ THI SỐ 2 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2010 - 2011 Câu I: 1. Nêu đặc điểm của hệ cơ, bộ xương người tiến hóa và thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? 2. Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng, vì sao? Khi gặp người bị tai nạn gãy xương chúng ta phải làm gì? Câu II: 1. Tại sao tuyến tụy trong cơ thể lại được gọi là tuyến pha? Hooc môn của tuyến tụy có vai trò gì? 2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường? Người bị mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện như thế nào? Câu III: 1. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Nêu ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đười sống các động vật và con người? 2. Đặc điểm nào của đại não chứng tỏ người tiến hóa hơn hẳn các động vật khác trong lớp thú? Câu IV: 1. Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý cơ thể? Em hãy kể tên một số vitamin nhóm tan trong nước, nêu vai trò chủ yếu và nguồn cung cấp? 2. Tại sao phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm sắt? Muối khoáng có vai trò gì đối với cơ thể? Câu V: 1. Nguyên nhân của bệnh béo phì? Tại sao ở trẻ em nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhu cầu dinh dưỡng ở người trưởng thành? Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu nguyên tắc lập khẩu phần ăn. 2. Gan có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa? Sau khi tiêu hóa xong các chất dinh dưỡng được vận chuyển về tim theo những con đường nào? ĐỀ THI SỐ 3 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2011 - 2012 Câu 1: 1. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này? 2. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và hệ cơ? Mỗi học sinh cần rèn luyện cơ như thế nào để có kết quả tốt? Câu 2: 1. Phân biệt đồng hoá và dị hoá? Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? 2. Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch? Để phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch cần làm gì? Câu 3: 1. Đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của cơ thể? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? 2. Chứng minh rằng: Sự đối lập nhau trong hoạt động của các hooc môn tuyến tuỵ giúp cho tỉ lệ đường huyết trong máu luôn ổn định? Rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tuỵ dẫn đến hậu quả gì? Câu 4: 1. Tại sao da trẻ em hay bị chốc, nhọt; người già da hay bị nứt, nẻ? Có nên dùng xà phòng giặt để tắm không? Vì sao? 2. Tại sao nói: Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác hại gì đối với cơ thể? Vì sao? Câu 5: Các nhân nền trong chất trắng của đại não người có chức năng gì? Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc lớp Thú? ĐỀ THI SỐ 4 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2012 - 2013 Câu 1: (4,0 điểm) a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? b) Trình bày tính chất và vai trò hoocmôn? Câu 2: (4,5 điểm) a) Trình bày những đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng? Vì sao không nên hô hấp bằng miệng? b) Nêu sự khác nhau giữa đồng hóa và tiêu hóa? Câu 3: (4,0 điểm) a) Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú. b) Từ hiểu biết về phản xạ, em hãy cho biết: Thử hút rồi dẫn đến nghiện ma túy là hình thành loại phản xạ gì? Để bản thân không sa vào vòng tay của tử thần ma túy em phải làm gì? Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người. Câu 4: (4,0 điểm) a) Chuyển hóa là gì? Chuyển hóa gồm những quá trình nào? Mối quan hệ của các quá trình ấy? b) Nguyên nhân nào đã gây ra bệnh tiểu đường ở người? Biểu hiện của người bị mắc bệnh tiểu đường. Câu 5: (3,5 điểm) a) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? b) Có 4 người: Lan, Phong, Cường và Dũng có 4 nhóm máu khác nhau. Phong có thể nhận máu của Lan hoặc Cường hoặc Dũng mà không có xảy ra tai biến. Lấy máu của Cường truyền cho Lan hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến. Hãy giải thích và tìm nhóm máu của mỗi người? ĐỀ THI SỐ 5 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2013 - 2014 Câu 1: a- Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu? b- Trình bày cơ chế của sự đông máu? Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? Câu 2: a- Thức ăn trong dạ dày được biến đổi như thế nào? b- Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Câu 3: Chứng minh rằng: Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng quan hệ mật thiết và thống nhất trong cùng một cơ thể sống? Câu 4: a- Phản xạ là gì? Phân biệt tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? b- Vì sao nói: Tuyến sinh dục là tuyến pha? Nêu những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Câu 5: a- Lấy máu của 4 người: Hoa, Lan, Cúc, Mai. Mỗi người mang 1 nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó lấy hồng cầu của một người trộn lẫn với huyết tương của những người khác và lấy huyết tương của một người trộn với hồng cầu của những người khác, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau: Hồng cầu của các nhóm máu (người cho) Huyết tương của các nhóm máu (người nhận) Hoa Lan Cúc Mai Hoa - + + + Lan - - + + Cúc - + - + Mai - - - - Dấu (+): Hồng cầu bị kết dính. Dấu (-): Hồng cầu không bị kết dính. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên? Giải thích vì sao AB là nhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho? b- Cận thị là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp để tránh cận thị? ĐỀ THI SỐ 6 Đề thi kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi huyện Yên Khánh Năm học 2014 - 2015 Câu 1. a) Chỉ ra điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và cách phòng tránh bệnh đó? b) Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Hãy giải thích câu: “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”. Câu 2. Hoocmôn là gì? Giải thích các tính chất của hoocmôn? b) Phân biệt sự thụ tinh với sự thụ thai? Bạn Mai nói: Phụ nữ trong thời kì mang thai không có trứng chín và rụng. Theo em bạn Mai nói có đúng không? Giải thích tại sao lại như vậy? Câu 3. a) Trình bày những đặc điểm cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng. Tại sao hô hấp diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục ngay cả khi người ta không hề để ý? b) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Tại sao tim hoạt động suốt đời không biết mệt mỏi? Câu 4. a) Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Tại sao khi dây thần kinh bị đứt được nối lại thì sau một thời gian hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương được phục hồi? b) Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú? Câu 5. a) Có 2 thí nghiệm tìm hiểu về thành phần hóa học và tính chất của xương: - Thí nghiệm 1: Ngâm 1 xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl 10% với thời gian 10 đến 15 phút. - Thí nghiệm 2: Đốt 1 xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn đến khi không còn khói bay lên. Xác định kết quả trong 2 thí nghiệm trên. Từ đó em hãy rút ra kết luận. b) So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Vinh ..., “Sinh học 8”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011. 2. Nguyễn Quang Vinh ..., “Sách giáo viên Sinh học 8”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011. 3. Nguyễn Quang Vinh ..., “Bài tập Sinh học 8”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 4. Nguyễn Văn Sang ..., “Nâng cao Sinh học 8”, NXB Đà Nẵng, 2011. 5. PGS, TS Nguyễn Quang Mai, “Giải phẫu và sinh lí người”, NXB ĐHSP Hà Nội, 2005. 6. PGS, TS Nguyễn Quang Mai, “Sinh lí học động vật và người”, NXB ĐHSP Hà Nội, 2008. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến 1 II Tác giả sáng kiến 1 III Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng 1 IV Nội dung sáng kiến 1 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 4 3 Phạm vi nghiên cứu 4 4 Nội dung 4 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 4 1 Các giải pháp thực hiện 4 2 Các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện 6 Phân I: Một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong giảng dạy Sinh học 8 6 Phần II: Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 8 A. Hệ thống hóa kiến thức chương trình sinh học 8 qua bản đồ tư duy. B. Ứng dụng bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 8: Chương III – Hệ tuần hoàn 9 9 21 V Kết quả thu được khi áp dụng đề tài vào giảng dạy 44 VI Bài học kinh nghiệm 46 VII Ý kiến đề xuất 47 Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi 48 Tài liệu tham khảo 54 Mục lục 55 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Yên Khánh, ngày 10 tháng 5 năm 2015 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Tâm
File đính kèm:
- SANG KIEN Kinh nghi-m - Tâm (14-15).doc