Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp dạy học dự án

- Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu trong mọi thời đại nhưng gắn với những giai đoạn lịch sử khác nhau chúng ta có những nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục cũng khác nhau. Theo Nghị quyết hội nghị Trung Ương II về giáo dục khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ.”. Do đó việc cải cách, đổi mới giáo dục là một nhiệm vụ cần thiết để giáo dục đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Vì những quan điểm, góc nhìn về giáo dục của mỗi thời điểm là khác nhau có những lúc chúng ta lấy người học là trung tâm, có những lúc chúng ta lại lấy vai trò của người thày là chủ đạo vv. Nhưng thời đại nào cũng vậy, góc nhìn nào cũng thế phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học luôn là yếu tố quyết định chất lượng của của giáo dục. Nhưng hiện nay rất nhiều nơi chúng ta vẫn đã và đang sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để đạt được mục tiêu của giáo dục.

- Nếu sắp xếp các phương pháp dạy học truyền thống thành 3 nhóm (nhóm các phương pháp dùng lời, nhóm các phương pháp trực quan, nhóm các phương pháp thực hành) thì về mặt hoạt động nhận thức, các phương pháp thực hành "tích cực" hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là "tích cực" hơn các phương pháp dùng lời. Trong nhóm các phương pháp dùng lời (lời của thầy, lời của trò, lời của sách) thì "lời" đóng vai trò là "nguồn" tri thức chủ yếu, đặc biệt quan trọng là lời thầy. Trong nhóm các phương pháp trực quan thì các phương tiện trực quan là "nguồn" chủ yếu dẫn đến kiến thức mới. Trong nhóm các phương pháp thực hành, học sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự lực khám phá tri thức mới.

 

doc73 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp dạy học dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp. 
 C. Động cơ xăng tăng áp. 
 D. Động cơ xăng không tăng áp. 
77. Có bao nhiêu loại số vòng quay (n) của động cơ. 
 A. Có 5 loại là: n cực đại, n cực tiểu, n định mức, n sử dụng, n khởi động. 
 B. Có 4 loại là: n cực đại, n cực tiểu, n định mức, n khởi động. 
 C. Có 3 loại là: n cực đại, n cực tiểu, n khởi động. 
 D. Có 2 loại: n cực đại, n cực tiểu. 
78. Sự khác nhau cơ bản giữa động cơ hai kì và bốn kì là: 
 A. Chu trình công tác của động cơ. B. Sự trao đổi khí (môi chất). 
 C. Hiệu suất nhiệt. D. Cấu tạo động cơ. 
79. Yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến công suất ở động cơ xăng? 
 A. Không khí ẩm. B. Chất lượng nhiên liệu. 
 C. Chất lượng hỗn hợp đốt. D. Nhiệt độ hỗn hợp đốt. 
80. Hãy cho biết thứ tự làm việc của các xylanh ở động cơ 4 xylanh dưới đây.
 A. 1 – 2 – 3 – 4 . B. 1 – 3 – 4 – 2 .
 C. 4 – 3 – 2 – 1 . D. 4 – 2 – 3 – 1 . 
81. Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc tinh bị tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
	A. Dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn
	B. Không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dễ bị hỏng
	C. Vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có sự cố gì xảy ra
	D. Động cơ có thể ngừng hoạt động
82. Dầu bôi trơn dùng lâu ngày phải thay vì lý do gì?
	A. Dầu bôi trơn bị loãng B. Dầu bôi trơn bị đông đặc
	C. Dầu bôi trơn bị cạn D. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm
83. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào?
	A. Động cơ 4 kì B. Động cơ 2 kì
	C. Động cơ Điêzen D. Động cơ Xăng
84. Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là
	A. Bơm nước B. Van hằng nhiệt	
	C. Quạt gió D. Ống phân phối nước lạnh
85. Trong nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế lượng dầu đóng lại để dầu đi qua két làm mát khi nào?
	A. Áp suất dầu cao quá giới hạn cho phép. 
	B. Nhiệt độ dầu nằm trong giới hạn định mức. 
	C. Nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định mức. 
	D. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá giới hạn. 
86. Khi nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn cho phép, dầu sẽ đi theo đường nào sau đây?
	A. Các te→Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu →Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
	B. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
	C. Các te → Bơm dầu → Van an toàn → Cácte
	D. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Két làm mát dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
87. Nếu áp suất đầu trên đường ống dẫn dầu tăng, dầu sẽ đi theo đường nào sau đây?
	A. Các te → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
	B. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
	C. Các te → Bơm dầu → Van an toàn → Cácte
	D. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu→Két làm mát dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
88. Khi hệ thống bôi trơn làm việc bình thường, dầu đi theo đường nào sau đây?
	A. Các te → Bầu lọc dầu →Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt masát → Cácte
	B. Các te → Bơm dầu → Bầu lọc dầu → Van khống chế dầu → Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
	C. Các te → Bơm dầu → Van an toàn → Cácte→
	D. Các te → Bơm dầu →Bầu lọc dầu → Két làm mát dầu →Mạch dầu → Các bề mặt ma sát → Cácte
89. Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kỳ trên xe máy nhằm mục đích gì?
	A. Bôi trơn xu-pap 
	B. Bôi trơn hệ thống làm mát
	C. Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
	D. Làm mát động cơ
90.  Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế dầu được mắc song song với bộ phận nào?
A. Két làm mát B. Bầu lọc dầu
C. Bơm dầu D. Van an toàn 
91. Để đo nhiệt độ của nước làm mát từ các áo nước động cơ đi ra trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào?
A. Bơm nước. B. Két nước.
C. Quạt gió. D. Van hằng nhiệt.
92.  Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào?
A. Động cơ 4 kì.  B. Động cơ 2 kì.  
C. Động cơ điêzen.    D. Động cơ xăng.
93. Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kỳ trên xe máy nhằm mục đích gì?
A.Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.  B. Bôi trơn hệ thống làm mát.
C. Làm mát động cơ. 	 D. Bôi trơn xupáp.
94. Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động.
A. Van hằng nhiệt.   B. Không có van nào. 	
C. Van khống chế lượng dầu qua két.   D. Van an toàn.
95. Để tăng tốc độ làm mát nước trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào?
A. Van hằng nhiệt. B. Két nước.           
C. Quạt gió. D. Bơm nước.
96. Đưa dầu bôi trơn đi tắt đến mạch dầu chính khi dầu bôi trơn còn nguội là nhờ tác dụng của:
A. Van an toàn.     B. Van khống chế. 
C. Két làm mát.     D. Bầu lọc dầu.
97. Dựa vào yếu tố nào để phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí?
A. Nguyên lý hoạt động.  B. Cách thức làm mát.     
C. Cấu tạo của hệ thống.                      D. Chất làm mát.
98. Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc:
A. Song song với bầu lọc.     B. Song song với bơm nhớt.
          C. Song song với van khống chế.          D. Song song với két làm mát.
99. Nếu nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ vượt mức cho phép thì dầu sẽ được đưa đến . . . để làm mát.
A. Két dầu.     B. Cácte.                  
C. Bơm nhớt.         D. Mạch dầu chính.
100. Van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức có tác dụng: giữ cho nhiệt độ của nước trong . . . . . luôn ở khoảng nhiệt độ cho phép.
A. Két nước.           B. Bơm nước.         
C. Tất cả được nêu.         D. Áo nước động cơ.
ĐÁP ÁN
1B
11D
21A
31B
41C
51A
61D
71A
81B
91D
2C
12B
22B
32A
42B
52A
62A
72B
82D
92B
3D
13C
23B
33C
43D
53B
63A
73C
83B
93C
4B
14A
24A
34D
44C
54B
64D
74C
84A
94D
5D
15D
25C
35D
45D
55C
65C
75A
85C
95C
6B
16D
26C
36A
46A
56B
66B
76B
86D
96A
7A
17D
27D
37B
47A
57D
67B
77A
87C
97B
8B
18C
28B
38A
48B
58D
68D
78A
88B
98C
9A
19C
29B
39C
49C
59C
69D
79C
89C
99A
10C
20A
30C
40A
50D
60B
70A
80B
90A
100D
4. Kết quả đạt được:
Cụ thể, trong năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành khảo nghiệm với 4 lớp của khối 11 đó là 11A, 11C, 11D và 11E như sau:
4.1. Kết quả học tập kỳ I trước khi khảo sát (các lớp đều dạy theo phương pháp truyền thống):
Lớp
Sĩ số
Điểm TB
8→≤ 10 (%)
Điểm TB
6,5→< 8 (%)
Điểm TB
5→< 6,5 (%)
Điểm TB
0→< 5 (%)
11A
45
6 (13,33%)
31(68,89%)
8 (17,78%)
11C
40
1 (2,5%)
15 (37,5%)
21 (52,5%)
3 (7,5%)
11D
45
1 (2,22%)
17 (37,78%)
26(57,78%)
1 (2,22%)
11E
41
10 (24,39%)
23 (56,1%)
8 (19,51%)
4.2. Khảo nghiệm lần 1:
Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
 - Lớp 11A áp dụng phương pháp dạy học dự án có ứng dụng công nghệ thông tin (dự án nhỏ và sử dụng giáo án điện tử mô phỏng nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong ). Các lớp khác dạy theo phương pháp truyền thống. Học sinh 11A có khả năng nhận thức cao, khả năng tư duy và tính sáng tạo tốt. Việc áp dụng phương pháp mới đã khai thác và phát huy tốt khả năng chủ động khám phá kiến thức của các em, giúp các em có được kết quả cao hơn trong học tập, cũng như tích lũy được các kiến thức thực tiễn phong phú hơn. Các em có được những trải nghiệm sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, từ đó có những sáng tạo thiết thực, hữu ích.
- Đầu giờ học sau, tôi tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả 4 lớp: So sánh nguyên lý làm việc của động cơ xăng và động cơ điêzen 4 kì và thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm TB
8→≤ 10 (%)
Điểm TB
6,5→< 8 (%)
Điểm TB
5→< 6,5 (%)
Điểm TB
0→< 5 (%)
11A
45
16 (35,56%)
27 (60%)
2 (4,44%)
11C
40
1 (2,5%)
14(35%)
20 (48,78%)
5(7,5%)
11D
45
18 (40%)
26(57,78%)
1 (2,22%)
11E
41
10 (24,39%)
24 (58,54%)
7 (17,07%)
	- Lớp 11A áp dụng phương pháp dạy học dự án có ứng dụng công nghệ thông tin (dự án nhỏ và sử dụng giáo án điện tử mô phỏng nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong ). Các lớp khác dạy theo phương pháp truyền thống. Học sinh 11A có khả năng nhận thức cao, khả năng tư duy và tính sáng tạo tốt. Việc áp dụng phương pháp mới đã khai thác và phát huy tốt khả năng chủ động khám phá kiến thức của các em, giúp các em có được kết quả cao hơn trong học tập, cũng như tích lũy được các kiến thức thực tiễn phong phú hơn. Các em có được những trải nghiệm sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, từ đó có những sáng tạo thiết thực, hữu ích.
4.3. Khảo nghiệm lần 2:
 Bài 25: Hệ thống bôi trơn
- Lớp 11A dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu Hệ thống bôi trơn cưỡng bức mà chỉ sử dụng tranh vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu nguyên lý hoạt động theo 3 trường hợp, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được phần nguyên lý hoạt động của hệ thống. 
- Lớp 11C và 11D dạy bằng máy chiếu mô phỏng nguyên lý hoạt động của Hệ thống bôi trơn cưỡng bức theo 3 trường hợp cụ thể, giáo viên chỉ cần giới thiệu chuyển động kết hợp với giải thích các trường hợp, sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh là nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống, học sinh trình bày được ngay nguyên lý hoạt động của hệ thống, riêng lớp 11E áp dụng phương pháp dạy học dự án có ứng dụng công nghệ thông tin (dự án nhỏ và sử dụng giáo án điện tử mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức).
- Đầu giờ học sau, tôi tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả 4 lớp: Nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm TB
8→≤ 10 (%)
Điểm TB
6,5→< 8 (%)
Điểm TB
5→< 6,5 (%)
Điểm TB
0→< 5 (%)
11A
45
8 (17,78%)
31 (68,89%)
6 (13,34%)
11C
40
7 (17,5%)
24(60%)
9 (22,5%)
11D
45
6 (13,33%)
25 (55,56%)
14 (31,11%)
11E
41
12 (29,27%)
22 (53,66%)
7 (17,07%)
- Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã đem lại kết quả cao hơn: số lượng điểm giỏi, điểm khá ở các lớp 11E, 11C, 11D tăng lên và số lượng trung bình hay điểm kém của các lớp 11E, 11C và 11D ít hơn so với 11A, mặc dù 11A khả năng nhận thức cao hơn các lớp khác. Từ đó có thể khẳng định một phấn rằng phương pháp học tập, hứng thú học tập quyết định rất lớn đến kết quả học tập của học sinh.
4.4. Khảo nghiệm lần 3: 
 Bài 26: Hệ thống làm mát
- Kết hợp phương án dạy học dự án với ứng dụng công nghệ thông tin (dự án nhỏ và sử dụng giáo án điện tử mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát) đối với các lớp 11A, 11D và 11E, riêng lớp 11C dạy theo phương pháp truyền thống, thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm TB
8→≤ 10 (%)
Điểm TB
6,5→< 8 (%)
Điểm TB
5→< 6,5 (%)
Điểm TB
0→< 5 (%)
11A
45
19 (59,09%)
26(40,91%)
11C
40
2 (5%)
15 (37,5%)
12 (30%)
1 (2,5%)
11D
45
10 (22,22%)
29 (64,44%)
6 (13,04%)
11E
41
9 (21,95%)
26 (63,41%)
6 (14,63%)
- Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của phương pháp dạy học dự án có ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính chủ động tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh và quan trọng hơn cả là các em được tự mình trải nghiệm, khám phá, tự mình sáng tạo trong học tập. Với các lớp có trình độ nhận thức chậm hơn thì việc giảng dạy phần nguyên lý hoạt động là rất trìu tượng và khó hiểu, nếu ta ứng dụng bài giảng điện tử vào bài giảng thì sẽ giúp cho các em dễ dàng hiểu bài hơn. Việc giao nhiệm vụ cho các em tìm hiểu kiến thức trước sẽ giúp cho các em có cơ hội rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổng hợp kiến thức, trình bày báo cáo, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và tinh thần hợp tác chia sẻ, làm việc nhóm của các em cũng được nâng lên. Bản thân tôi cũng nhận thấy được việc ứng dụng bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp dạy học dự án để giảng dạy phần nguyên lý hoạt động của các hệ thống trong động cơ đốt trong cho học sinh các lớp thì các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn, nhiều em còn yêu thích môn học và xác định hướng nghề nghiệp sau này.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế: 
Để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình dạy học phần động cơ đốt trong thì kinh phí đâu tư có thế lên đến hàng trăm triệu đồng, hoặc ta tổ chức buổi thăm quan, triển lãm cho học sinh để học sinh có thể quan sát tìm hiểu về động cơ đốt trong ước tính kinh phí cũng vài trục triệu đồng. Nhưng hiệu quả thu được cũng chưa chắc đã cao. Nhưng nếu ta áp dụng phương pháp dạy học theo dự án có ứng dụng công nghệ thông tin thì chi phí cho buổi học là rất nhỏ gần như bằng không, bởi vì các em có thể tự mình liên hệ, giao tiếp với các kỹ sư, công nhân, thợ sửa chữa, người lao động  hoặc lên mạng tìm kiếm những mô hình thí nghiệm ảo hoặc những hình ảnh động minh họa về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cả những ứng dụng của động cơ đốt trong.
5.2. Hiệu quả về mặt xã hội: 
Thông qua phương pháp dạy học dự án sẽ tạo lập cho các em các kỹ năng sống rất cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích thông tin, kỹ năng làm việc nhóm và quan trọng hơn cả là tạo ra cơ hội cho các em trực tiếp tự mình trải nghiệm khám phá, chia sẻ kinh nghiệm và tự học hỏi, phát huy khả năng sáng tạo của các em, gắn liền khoa học với thực tiễn. Giúp các em tự tin khẳng định bản thân, biết trân trọng thành quả lao động, biết yêu thương chia sẻ và góp phần định hướng nghề nghiệp của các em sau này.
6. Điều kiện và khả năng áp dụng:
	Đây là phương pháp dạy học dễ dàng áp dụng và phù hợp với mọi đối tượng, mọi không gian và thời gian không bị hạn chế bởi các đối tượng khác nhau cũng như điều kiện địa phương. Chi phí thực hiện thấp áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Khả năng áp dụng của sáng kiến này không bị bó hẹp bởi một bộ môn, một đơn vị, một huyện hay một tỉnh mà nó có thể phù hợp áp dụng cho mọi đối tượng trong toàn quốc. Phương pháp này cũng phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp, cải cách giáo dục hiện nay và phù hợp với phương thức giảng dạy trọng tương lai.
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện, khả năng áp dụng
- Qua nhiều năm tôi công tác giảng dạy bộ môn công nghệ tại các trường THPT Yên Mô B và trường THPT Hoa Lư A, với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh với phương pháp dạy học truyền thống đem lại, tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống của động cơ đốt trong một cách hiệu quả nhất. Từ đó sẽ hình thành ở học sinh niềm đam mê kỹ thuật và cái hơn cả là giảm bớt tình trạng thừa thày thiếu thợ trong xã hội Việt Nam tương lai gần.
- Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn công nghệ với hình thức Ứng dụng bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy phần động cơ đốt trong.
- Mặc dù với các phân môn khác có nhiều cách để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và say mê môn học. Nhưng với môn công nghệ 11 – đặc biệt phần động cơ đốt trong thì việc Ứng dụng bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp giáo dục nói chung là đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, tạo hứng thú học tập để định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của Đất nước sẽ vững vàng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
	- Vì vậy điều kiện cần để áp dụng sáng kiến này là giáo viên tìm hiểu và nghiên cứu nắm chắc phương pháp dạy học dự án là có thể áp dụng đối với học sinh THPT trong toàn tỉnh.
2. Bài học kinh ngiệm:
Khi lập kế hoạch xây dựng thiết kế dự án và thiết kế bài giảng điện tử phải bỏ thời gian, công sức, sự say mê để làm ra sản phẩm của chính mình nhưng cái được là sự ham mê học tập của học sinh và định hướng nghề nghiệp sau này. Mặc dù sự chuyển biến của học sinh cần có một quá trình lâu dài. Nhưng để quá trình đó thuận chiều thì đây là một thực tế khả quan. Tôi rất tin vào cách làm này. Tôi đã và đang sử dụng để giảng dạy tại trường trung học phổ thông Hoa Lư A. Tôi mong đề tài sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường trung học.
3. Khuyến cáo, đề xuất:
3.1. Đối với người dạy và người học: 
Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
* Đối với học sinh :
- Phải có kế hoạch học tập rõ ràng.
- Phải thường xuyên trao đổi với các bạn với thầy, cô giáo
- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên (Đọc trước nội dung theo hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (Giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
* Đối với giáo viên:
- Phải xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, xây dựng được dự án, thiết kế nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng và chuẩn bị chu đáo tài liệu cũng như mọi điều kiện giúp đỡ học sinh hoàn thành dự án.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học, phát huy trí lực của học sinh.
- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm có hiệu quả cao trong soạn giáo án điện tử. 
3.2. Đối với nhà trường:
 Cần có phòng dành riêng cho bộ môn.
3.3. Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
 Phương pháp dạy học dự án có ứng dụng Công nghệ thông tin là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên kịp thời của các cấp lãnh đạo về chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
- Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô hình.
- Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
- Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên.
- Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh.
- Đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng, máy tính để giảng dạy giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm dạy học trong thực tế . Tuy còn chưa nhiều nhưng tôi mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận kiến thức động cơ đốt trong một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!
Ninh Bình, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Nhóm tác giả viết sáng kiến 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Khôi. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ công nghiệp. NXBGD 2007
2. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi . Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II - - NXB giáo dục .
3. Trần Sinh Thành (chủ biên). Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp. NXBGD 2001.
4. Lê Huy Hoàng . Phương tiện dạy học KTCN - NXB ĐHSP Hà Nội – 2005
5. Phạm Minh Tuấn. Động cơ đốt trong. NXBKHKT 2001.
6. Hoàng Minh Tác. Động cơ đốt trong. NXBĐHSPI 2002.
7. Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong. NXBGD 2000.
8. Nguyễn Thị Trà (Chủ biên). Ảnh hưởng của ô tô, xe máy tới môi trường. NXBGTVT 1995. 
9. Các báo điện tử.
10. Thông tin trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo 

File đính kèm:

  • docSKKN CN 11-2017.doc
Sáng Kiến Liên Quan