Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán mức độ vận dụng cao về peptit để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPT
Luật giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Như vậy, vấn đề bồi dưỡng nhân tài nói chung và đào tạo học sinh giỏi nói riêng đang được nhà nước ta đầu tư và hướng đến. Trong mỗi trường học thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ giáo dục được quan tâm hàng đầu.
Bài toán mức độ vận dụng cao về peptit khá mới ở bậc phổ thông và là một trong những dạng toán khó nhất trong đề thi THPT quốc gia. Những năm gần đây, trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đề thi THPT quốc gia đã xuất hiện bài toán mức độ vận dụng cao về peptit( đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2016, 2017 tỉnh Hà Tĩnh và đề thi THPT quốc gia các năm từ 2015 đến nay). Học sinh khi gặp bài toán này đa phần đều có tâm lý sợ, dễ dàng chấp nhận bỏ qua và mất điểm ở câu hỏi này. Mặt khác, tài liệu về hệ thống bài toán và phương pháp giải bài toán mức độ vận dụng cao về peptit là chưa nhiều nên giáo viên cũng có phần lúng túng và khó khăn khi dạy chuyên đề về hợp chất peptit.
Trên tinh thần đó tôi đã lựa chọn đề tài : “ Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán mức độ vận dụng caovề peptit để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPT” nhằm giúp các em học sinh khắc phục khó khăn và tự tin khi giải bài toán mức độ vận dụng caovề peptit để đạt mục tiêu hướng đến điểm 10 trong kì thi THPT quốc gia và đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cũng như giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm tài liệu để giảng dạy một chủ đề mới và khó.
2018. Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa học từ năm 2003 đến năm 2017. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết đầy đủ Học sinh giỏi Dung dịch Điều kiện tiêu chuẩn Giáo dục Giáo viên Học sinh Phương trình hóa học Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Trung học phổ thông Từ viết tắt HSG Dd đktc GD GV HS PTHH TN TNSP THPT PHỤ LỤC Bài tập rèn luyện Dạng 1 Bài toán thủy phân peptit Câu 1: Thủy phân m gam peptit X mạch hở (cấu tạo từ các aminoaxit có một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH) thu được 63,928 gam hỗn hợp các tripeptit và đipeptit có tỷ lệ mol là 1:1. Mặt khác, thủy phân m gam X trên thì thu được 65,5 gam hỗn hợp các đipeptit. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì tổng khối lượng các aminoaxit thu được là bao nhiêu? A. 73,36. B. 67,34. C. 70,26. D. 72,18 Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam một tripeptit X trong dung dịch chứa NaOH (dư 30% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì được 42,6 gam chất rắn khan gồm NaOH và hỗn hợp muối của Ala, Gly. Giá trị của m là A. 26,04 hoặc 28,08. B. 26,04 hoặc 25,36. C. 28,08 hoặc 24,48. D. 24,48 hoặc 25,35. Câu 3: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là A. 25,11 gam. B. 27,90 gam. C. 34,875 gam. D. 28,80 gam. Câu 4: Cho 7,46 gam 1 peptit có công thức: Ala-Gly-Val-Lys vào 200 ml HCl 0,45M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan Y. Giá trị của a là A. 11,717. B. 11,825. C. 10,745. D. 10,971. Câu 5: Thủy phân không hoàn toàn a gam tetrapeptit Gly -Ala-Gly-Val trong môi trường axit thu được 0,2 mol Gly-Ala, 0,3 mol Gly-Val, 0,3 mol Ala và m gam hỗn hợp 2 aminoaxit Gly và Val. Xác định giá trị của m A. 57,2. B. 82,1. C. 60,9. D. 65,2 Câu 6: Cho 9,282 gam peptit X có công thức: Val-Gly-Val vào 200 ml NaOH 0,33M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan Z. Giá trị của m là A. 11,3286. B. 11,514. C. 11,937. D. 11,958. Câu 7: X là một tetra peptit (không chứa Glu và Tyr). Một lượng X tác dụng vừa hết 200 gam dung dịch NaOH 4% được 22,9 gam muối. Phân tử khối của X có giá trị là : A. 316. B. 302. C. 344. D. 274. Câu 8: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan. Giá trị của m là A. 150,88. B. 155,44. C. 167,38. D. 212,12. Câu 9: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là A. 161 gam. B. 159 gam. C. 143,45 gam. D. 149 gam. Câu 10: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 17,025. B. 68,1. C. 19,455. D. 78,4. Dạng 2: Bài toán đốt cháy peptit Câu 1: Thủy phân hoàn toàn một lượng tripeptit X trong dung dịch chứa KOH vừa đủ thu được 39,5 gam hỗn hợp Y chứa 3 muối của Ala, Gly, Val. Lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là A. 28,56. B. 26,88. C. 31,808. D. 32,48. Câu 2:X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2? A. 2,8 mol. B. 2,025 mol. C. 3,375 mol. D. 1,875 mol. Câu 3: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Ala-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cần vừa đủ 6,3 mol O2. Giá trị m gần giá trị nào nhất dưới đây A.140,2. B. 145,7. C.160,82. D. 130,88. Câu 4: Tripeptit mạch hở X và đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α – aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này A. giảm 32,7 gam. B. giảm 27,3 gam. C. giảm 23,7gam. D.giảm37,2 gam. Câu 5: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là A. 98,9 gam. B. 107,1 gam. C. 94,5 gam. D. 87,3 gam. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0.1 mol tripetit của một aminoaxit thu được 1.9mol hỗn hợp sản phẩm khí.Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc,nóng.Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3.36 lít (đktc) 1 khí duy nhất và bình 1 tăng 15,3g , bình 2 thu được mg kết tủa.Mặt khác để đốt cháy 0.02 mol tetrapeptit cũng của aminoaxit đó thì cần dùng V lít (đktc) khí O2.Gía trị của m và V là A. 90g và 6,72 lít. B. 60g và 8,512 lít. C. 120g và 18,816 lít. C. 90g và 13,44 lít Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là A. 6,34. B. 7,78. C. 8,62. D. 7,18. Câu 8: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai a - amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 2,295. B. 1,935. C. 2,806. D. 1,806. Câu 9: Khi tiến hành đồng trùng ngưng axit -amino hexanoic và axit -amino heptanoic được một loại tơ poli amit X. Lấy 48,7 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn với O2 vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 4,48 lít khí (đktc). Tính tỉ lệ số mắt xích của mỗi loại trong A A. 4:5. B. 3:5. C. 4:3. D. 2:1. Câu 10: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 40. B. 80. C. 60. D. 30. Dạng 3: Bài toán peptit sử dụng kỹ thuật dồn biến để giải Câu1: Thủy phân không hoàn toàn m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được hỗn hợp X gồm Ala; Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 0,72 mol O2. Giá trị của m là: A. 16,08. B. 24,12. C. 19,296. D. 40,2. Câu 2: Thủy phân không hoàn toàn m gam peptit Gly2Ala3Val2 thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,34 mol O2. Giá trị của m là: A. 32,58. B. 43,44. C. 38,01. D. 48,87. Câu 3: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp hai peptit Gly2Ala3Val2 và GlyAla2Val5 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1 thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,04 mol O2. Giá trị của m là A. 28,18. B. 33,24. C. 35,96. D. 34,82. Câu 4: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp ba peptit Gly2Ala3Val2, GlyAla2Val5 và GlyAla2Val3 tỷ lệ mol tương ứng là 4:2:3 thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,94 mol O2. Giá trị của m là A. 58,18. B. 53,24. C. 55,96. D. 51,38. Câu 5: Hỗn hợp X gồm Gly – Gly – Ala, Gly – Ala – Gly – Ala, Gly – Ala – Ala – Gly – Ala, Gly – Gly. Đốt 35,42 gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 76,14 gam. Cho t mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được 74,208 gam muối khan. Giá trị của t là A. 0,16. B. 0,18. C. 0,20. D. 0,24. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 19,28 gam hỗn hợp peptit gồm Gly2Ala3, Gly2Ala2 và Gly2Ala cần vừa đủ 0,87 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 33,88. B. 36,82. C. 32,18. D. 35,56. Câu 7: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là? A. 46 gam. B. 41 gam. C. 43 gam. D. 38 gam. Trích đề thi thử THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An – Lần 3 – 2016 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 31,96 gam hỗn hợp peptit X gồm Gly2Ala4, Gly2Ala5 và Gly2Ala6 cần vừa đủ 1,515 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 56,46. B. 46,82. C. 52,18. D. 55,56. Câu 9: Hỗn hợp X gồm Ala4Val, Ala5Val2 và Ala6Val3. Đốt 34,87 gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 91,01 gam. Cho t mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được 34,614 gam muối khan. Giá trị của t là A. 0,4. B. 0,6. C. 0,5. D. 0,8. Câu 10: Hỗn hợp X gồm nhiều peptit mạch hở chỉ được tạo bởi Ala và Gly. Người ta lấy 0,2 mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,55 mol NaOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy 53,83 gam X rồi đem đốt cháy thì thu được 1,89 mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 56,85. B. 65,72. C. 58,64. D. 62,24. Dạng 4: Bài toán biện luận peptit sử dụng một số kỹ thuật cao để giải Câu 1: Hỗn hợp Xgồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tươngứnglà 2 : 3 : 4. Tổngsố liên kết peptit trongphân tửY,Z,Tbằng12. Thủyphân hoàn toàn 39,05gam X, thuđược0,11 mol X1, 0,16 mol X2 và0,2 mol X3. Biết X1,X2,X3đều có dạngH2NCnH2nCOOH. Mặt khácđốt cháyhoàn toàn mgam X cần 32,816 lít O2(đktc). Giá trị m gần nhất vớigiá trị nào sauđây A. 26. B. 28. C. 31. D. 30. Trích đề thi THPT Quốc Gia – 2016 – Bộ Giáo Dục Câu 2: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là A. 396,6. B. 409,2. C. 340,8. D. 399,4. Trích đề thi THPT Quốc Gia – 2015 – Bộ Giáo Dục Câu 3: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Phần trăm khối lượng của X trong T là A. 55,23%. B. 42,16%. C. 48,24%. D. 52,18%. Phát triển theo đề thi của Bộ - 2015 Câu 4: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 39,14. Giá trị của m là A. 16,78. B. 25,08. C. 20,17. D. 22,64. Trích đề thi THPT Quốc Gia – 2017– Bộ Giáo Dục Câu 5:Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (phân tử có số nguyên tử cacbon tương ứng là 8, 9, 11; Z có nhiều hơn Y một liên kết peptit); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 249,56 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được a mol CO và (a – 0,11) mol 2 H O. 2 Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và 133,18 gam hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, cần vừa đủ 3,385 mol O . Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 1,61%. B. 4,17%. C. 2,08%. D. 3,21%. Trích đề thi THPT Quốc Gia – 2018– Bộ Giáo Dục Câu 6: Hỗn hợp T gồm 0,11mol pentapeptit X (a mol) và heptanpeptit Y (b mol) (đều mạch hở và đều được cấu tạo từ Gly và Ala). Đốt cháy hoàn toàn a mol X hoặc b mol Y thì số mol CO2 thu được từ Y gấp đôi số mol CO2 thu được từ X. Mặt khác, T tác dụng vừa đủ với 0,67 mol KOH. Phần trăm khối lượng của X có trong T là A. 32,15%. B. 35,51%. C. 36,78%. D. 38,12%. Câu 7: T là hỗn hợp chứa GlyAla, tripeptit X và tetrapeptit Y trong đó tổng số mol của X và Y gấp hai lần số mol của GlyAla. Thủy phân hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp T trong NaOH (dư) thì thấy có 0,85 mol NaOH tham gia phản ứng, sau phản ứng thu được hỗn hợp muối của Gly, Ala và Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 54,84 gam T thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 134,6 gam. Biết rằng cả X và Y đều chứa Ala và Val. Khối lượng của Y trong T có thể là A. 18,2. B. 16,9. C. 15,1. D. 14,4. Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chưa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chưa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm - NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là A. 5,80 gam. B. 5,44 gam. C.6,14 gam. D. 6,50 gam. Trích đề thi thử THPT Chuyên Đại Học Vinh – 2016 Câu 9: Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 15,83 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây A. 7,38. B. 7,85. C. 8,05. D. 6,66. Trích đề thi thử THPT Đặng Thúc Hứa – 2016 Câu 10: X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ Gly, Ala hoặc Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều thu được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 37,72 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 0,35 mol muối A và 0,11 muối B (MA< MB). Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với A. 14%. B. 8%. C. 12%. D. 18%. Bài tập rèn luyện các con đường tư duy trong giải toán peptit mức độ vận dụng cao Câu 1: Thủy phân m gam peptit X mạch hở (cấu tạo từ các aminoaxit có một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH) thu được 63,928 gam hỗn hợp các tripeptit và đipeptit có tỷ lệ mol là 1:1. Mặt khác, thủy phân m gam X trên thì thu được 65,5 gam hỗn hợp các đipeptit. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì tổng khối lượng các aminoaxit thu được là bao nhiêu: A. 73,36. B. 67,34. C. 70,26. D. 72,18. Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam một tripeptit X trong dung dịch chứa NaOH (dư 30% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì được 42,6 gam chất rắn khan gồm NaOH và hỗn hợp muối của Ala, Gly. Giá trị của m là A. 26,04 hoặc 28,08. B. 26,04 hoặc 25,36. C. 28,08 hoặc 24,48. D. 24,48 hoặc 25,35. Câu 3: Thủy phân hoàn toàn một lượng tripeptit X trong dung dịch chứa KOH vừa đủ thu được 39,5 gam hỗn hợp Y chứa 3 muối của Ala, Gly, Val. Lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là A. 28,56. B. 26,88. C. 31,808. D. 32,48. Câu 4: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 7,9) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 79 gam kết tủa và còn lại 2,464 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của m là A. 17,82. B. 23,12. C. 16,24. D. 19,88. Câu 5: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là A. 396,6. B. 340,8. C. 409,2. D. 399,4. Trích đề thi THPT Quốc Gia 2015 – Bộ Giáo Dục Câu 6: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của alanin và b mol muối của glyxin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị b : a gần nhất với A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. Trích đề minh họa BGD năm 2015 Câu 7: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là A. 28. B. 34. C. 32. D. 18. Câu 8: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 3,255. B. 2,135. C. 2,695. D. 2,765. Trích đề thi thử THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Lần 4 – 2015 Câu 9: Peptit E bị thủy phân theo phương trình hóa học sau: E + 5NaOH → X + 2Y + Z + 2H2O (Trong đó X, Y, Z là các muối của các aminoaxit). Thủy phân hoàn toàn 6,64 gam E thu được m gam X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,352 lít khí O2 (đktc), thu được 2,12 gam Na2CO3, 3,52 gam CO2, 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 ở đktc. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức cấu tạo của Z là A. (CH3)2CH-CH(NH2)-COONa. B. H2N-CH2-COONa . C. H2NCH(CH3)-COONa. D. CH3-CH2-CH(NH2)-COONa. Trích đề thi thử THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – 2015 Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ 2 α-amino axit) có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 8,25. B. 5,06. C. 6,53. D. 7,25. Trích đề thi thử THPT chuyên KHTN Hà Nội – 2015
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tuyen_chon_xay_dung_va_su_dung_he_thon.docx