Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông thời kì công nghệ 4.0

Cơ sở lí luận

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, đặc biệt là các học sinh

lớp 12 là vấn đề được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm. Với xu thế hội

nhập, với những đổi mới trong giáo dục, đặc biệt trong tuyển sinh đại học, cao đẳng,

vấn đề này càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai

mỗi người sau này. Tuy nhiên, nhiều học sinh ít khi tìm hiểu kỹ về ngành học, công

việc mà mình sẽ theo đuổi. Có em lựa chọn theo cảm tính, không quan tâm tới đặc

thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường. Chia sẻ về vấn đề

chọn ngành, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - chuyên gia tư vấn tuyển sinh

của Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng cha mẹ nên cùng con tham gia các buổi

hướng nghiệp, để tìm hiểu và đưa ra tư vấn chính xác, thuyết phục nhất. Trên thực

tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho con. Thậm

chí, giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra không ít mâu thuẫn trong việc chọn nghề.

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ

Giáo dục tại TP HCM cũng cho biết trong quá trình đi tư vấn đã gặp không ít mâu

thuẫn trong việc chọn ngành giữa cha mẹ và con cái. "Lắng nghe nguyện vọng, sở

thích của con và đưa ra những đánh giá, hiểu biết của cha mẹ chính là cách để giúp

thí sinh có quyết định đúng đắn khi chọn nghề nghiệp", ông Cường nói.

Theo các chuyên gia hướng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải thỏa

mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề. Đỉnh thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn

sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh

của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết

về nhu cầu thị trường lao động và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp từ khi còn học

đại học

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 9Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông thời kì công nghệ 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phân tích 
 Dựa vào kết quả có được từ Bước 1, các em tự tìm hiểu, thu thập, tổ chức và 
phân tích các thông tin từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp nhất. 
 Bước 3: Đưa ra quyết định 
 Từ những thông tin đã tổng hợp, phân tích ở Bước 2, các em xem xét các công 
việc mình mong muốn được làm, phù hợp với kĩ năng, khả năng của bản thân. 
22 
 Bước 4: Tiến hành 
 Sau khi lựa chọn được các nghành nghề phù hợp nhất, ta xem xét những điều 
kiện cần có, gợi ý và những thách thức của công việc mình muốn làm, các công việc 
đó có rèn luyện và nâng cao khả năng thêm cho mình được không, từ đó tập trung 
theo đuổi nghề nghiệp đã lựa chọn. 
2. Các yếu tố khi lựa chọn nghề nghiệp 
 - Khả năng: Xác định khả năng của bản thân. 
 - Kinh nghiệm: Công việc lựa chọn có cần đến kinh nghiệm hay không? 
 - Mục tiêu: Làm việc với mục tiêu như thế nào? 
 - Tính cách: Xác định tính cách bản thân thuộc dạng nào? Có phù hợp với 
nghề nghiệp đã chọn không? 
 - Sở thích: Bản thân có sở thích công việc như thế nào? 
 - Mong muốn: Muốn được làm việc trong môi trường nào? 
 - Điều kiện: Khi làm công việc đã chọn có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh 
gia đình hay không? 
 - Sức khỏe: Sức khỏe có đảm bảo cho công việc hay không? 
VI. CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TỐT VÀ HIỆU QUẢ 
TRONG THỜI KÌ 4.0 
Sự nghiệp của mỗi cá nhân như một cuộc hành trình. Nếu bạn có bước xuất 
phát tốt thì chắc chắn bạn sẽ có những bước đệm tốt cho công việc tương lai. Để có 
thể xây dựng tốt sự nghiệp, bắt buộc các bạn cần có chiến lược định hướng nghề 
nghiệp một cách đúng đắn, hiệu quả. Hiểu bản thân mình muốn gì và có khả năng 
gì, đó là cách tốt nhất để lựa chọn đúng hướng đi cho mình. 
Chọn nghề được xem như là một trong những sự lựa chọn quan trọng nhất của 
cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp ngay từ lúc còn ngồi 
trên ghế nhà trường là công việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng 
có thể hiểu rõ được bản thân và định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn. Tất cả 
những gì các em cần làm là xác định chúng và tạo ra một chiến lược để đạt được kết 
quả mong muốn. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ phác thảo cách tiếp cận mà các em 
có thể tham khảo để lựa chọn được nghề nghiệp tốt. 
23 
 Bước 1: Vượt qua rào cản định hướng nghề nghiệp của gia đình, xã hội 
Để có thể định hướng nghề nghiệp đúng đắn, bản thân phải vượt qua được các 
tư tưởng và quan niệm sai lầm trong việc chọn nghề như chọn đại, chọn nghề dễ 
kiếm tiền, chọn theo sự áp đặt của gia đình, chọn theo trào lưu, chọn nghề không 
phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình hay khả năng của bản thân. 
Tuy nhiên, cũng cần tham khảo ý kiến cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy/cô để 
có cái nhìn khách quan về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề muốn lựa chọn. 
Hình 6. Thuyết con nhím. 
 Bước 2: Tìm hiểu thật kỹ về các ngành nghề trong xã hội 
Thông qua internet, sách báo cũng như một số buổi tư vấn định hướng nghề 
nghiệp, các em nên tìm hiểu thật nhiều về các ngành nghề trong xã hội để biết bản 
thân phù hợp với ngành nghề cụ thể nào. 
 Bước 3: Xác định thế mạnh và năng lực bản thân 
Để xác định ngành nghề phù hợp, trước tiên các em cần tìm hiểu về sở thích, 
tính cách, khả năng và điều kiện của bản thân. Kết quả học tập, năng khiếu, thế mạnh 
của bản thân chính là những yếu tố giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp. 
Hình 7. Nhận biết điểm mạnh và năng lực của bản thân. 
24 
 Bước 4: Thông tin cụ thể nhất về ngành nghề mà bạn mong muốn 
Chọn ra ngành nghề mà mình yêu thích nhất, dành thời gian tìm hiểu chúng 
và xem xét về các điều kiện như vật chất, kinh tế, xã hội và nhu cầu việc làm trong 
tương lai. Cụ thể, trường đào tạo ngành nghề đó, điểm trúng tuyển, chương trình đào 
tạo, thời gian và mức học phí, cơ hội việc làm và mức lương trong tương lai là những 
điều bạn cần tìm hiểu về ngành nghề mà bạn yêu thích. Qua đó, tìm hiểu về môi 
trường làm việc, những khó khăn, thách thức và thuận lợi trong nghề nghiệp này. 
 Bước 5: Trau dồi kiến thức và kỹ năng 
Xác định được mục tiêu nghề nghiệp, các em sẽ biết được mình cần phải trang 
bị thêm những gì cho bản thân, lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nghề nghiệp 
mong muốn. Ngoài ra, các em cũng cần tích lũy thêm các kỹ năng mềm bằng việc 
tham gia các câu lạc bộ hay đội nhóm để bộc lộ khả năng của bản thân nhiều hơn. 
 Bước 6: Tự trải nghiệm và khám phá bản thân 
Hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan đến nghề nghiệp 
mà bản thân yêu thích để tự trải nghiệm và khám phá xem sở thích, năng lực và tính 
cách của bản thân có phù hợp với ngành nghề đó hay không ngay từ khi còn ngồi 
trên ghế nhà trường. 
VII. KẾ HOẠCH, CÁCH THỨC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
1. Kế hoạch tổ chức tư vấn 
 Trong năm học, việc Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh ở các khối 
lớp được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, ngoài ra còn lồng ghép ở các tiết 
ngoại khóa, giờ chào cờ, tiết sinh hoạt lớpvới sự tham gia, chỉ đạo của Ban giám 
hiệu (BGH), Đoàn trường, Giáo viên. Cụ thể: 
1.1. Ban giám hiệu 
 - Căn cứ vào các Quyết định của Bộ và Sở GD&ĐT, BGH lập kế hoạch Tư 
vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh các khối. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, yêu 
cầu, nhiệm vụ, cách tổ chức, thời gian và người thực hiện. 
- Thành lập tổ tư vấn với các nhiệm vụ cụ thể, cử cán bộ quản lí theo dõi, kiểm 
tra việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. 
25 
1.2. Đoàn trường 
 Chú trọng tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước 
về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, từ đó tư vấn các em, chọn trường, 
tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, cũng như xu hướng phát triển các ngành nghề 
trong tương lai. 
Qua các hoạt động giao lưu, trao đổi, tọa đàm...tổ chức Đoàn phải kịp thời 
cung cấp thông tin về thị trường lao động, tuyển dụng việc làm trong và ngoài nước, 
cùng các chính sách về nghề nghiệp, việc làm và các hoạt động đồng hành cùng 
thanh niên trong lập nghiệp, khởi nghiệp. 
1.3. Tổ tư vấn 
 Phối hợp với GVCN, Đoàn trường, các trường Đại học, Cao đẳng nghề tổ 
chức chương trình tư vấn cho học sinh toàn trường, đặc biệt quan tâm đến khối 12. 
Thành lập các nhóm tư vấn nhỏ và sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin và 
giải đáp thắc mắc khi học sinh có nhu cầu. 
2. Cách thức thực hiện 
2.1. Tổ chức tư vấn 
 Hàng năm, vào khoảng tháng 3, nhà trường thường liên kết với một số trường 
Đại học, Cao đẳng nghề như trường Đại học vinh, Nghề Số 1, Việt Đứctổ chức tư 
vấn định hướng chọn nghề cho học sinh khối 12 với sự tham gia của BGH nhà 
trường, Công đoàn, Tổ tư vấn, GVCN, Phụ huynh và học sinh của 14 lớp khối 12. 
2.1.1. Mục đích 
 - Trang bị hoặc củng cố kiến thức hướng nghiệp cho học sinh trong việc khám 
phá sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân. Giúp học sinh biết liên hệ sự hiểu 
biết về bản thân với thông tin về thị trường tuyển dụng lao động, nghành học của 
các cơ sở đào tạo để xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT. 
 - Giúp học sinh có những kiến thức về tuyển sinh và kĩ năng tự tìm hiểu thông 
tin về tuyển sinh. 
 - Qua buổi tư vấn, giúp các cán bộ và giáo viên trong trường hiểu rõ về hướng 
nghiệp. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ học sinh lựa chọn hướng học, chọn nghề phù hợp. 
26 
2.2. Quy mô buổi tư vấn 
 Tùy theo từng giai đoạn, điều kiện về nguồn lực, nhà trường tổ chức tư vấn 
theo quy mô khác nhau. 
2.2.1. Tư vấn quy mô toàn trường 
 Do số lượng học sinh toàn trường đông, trình độ khác nhau nên với quy mô 
này thì chỉ đạt được mục tiêu là cung cấp một số thông tin chung về hướng nghiệp, 
thông tin tuyển sinh. 
2.2.2. Tư vấn quy mô toàn khối 
 Việc tư vấn cho học sinh toàn khối thuận lợi hơn so với quy mô toàn trường. 
Đối với khối 12 nhà trường thường mời thêm một số trường như Đại học Vinh, Cao 
đẳng nghề số 1nhằm cung cấp thông tin cho học sinh toàn diện nhất. 
2.2.3. Tư vấn quy mô nhóm lớn gồm học sinh 2 - 3 lớp cùng khối 
 Đây là quy mô tư vấn nhóm lý tưởng nhất, vừa tiết kiệm thời gian, vừa phù 
hợp với nguồn nhân lực của nhà trường nên việc thực hiện thuận lợi, hiệu quả cao. 
Tổ tư vấn thực hiện theo kế hoạch của nhà trường vào các buổi chiều trong tuần. 
2.2.4. Tư vấn theo nhóm nguyện vọng học sinh 
 Tổ tư vấn khảo sát nguyện vọng của các học sinh bằng phiếu Online trước, 
sau đó phân loại theo từng nhóm, theo nguyện vọng các em tổ tư vấn sẽ có nội dung 
phù hợp cho từng nhóm. Đây là quy mô đạt hiệu quả cao nhất do bám sát được mục 
tiêu, nguyện vọng sát với thực tế học sinh. 
2.2.5. Tư vấn qua mạng xã hội 
 Thành lập nhóm Zalo, Facebookcác thành viên là bí thư/lớp trưởng của mỗi 
lớp, thông qua nhóm truyền tải các nội dung và giải đáp các thắc mắc của học sinh 
nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời. 
3. Điều kiện thực hiện 
 - Đoàn trường, tổ tư vấn và lớp trực chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho buổi 
tư vấn như hệ thống điện, âm thanh, sánh sáng, bàn ghế, máy chiếu, khách mời 
 - Phiếu trả lời trắc nghiệm Sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lý thuyết 
mật mã Holland, phiếu khảo sát hướng nghiệp và tuyển sinh. 
27 
 - Máy tính có kết nối mạng Internet. 
 - Bảng trắc nghiệm tính cách DICS 
1.4. Các bước tiến hành 
4.1. Giai đoạn chuẩn bị 
 - Xác định mục tiêu và đối tượng của buổi tư vấn. 
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, thống nhất về nội dung, thành phần và 
giao nhiệm vụ phù hợp với từng bộ phận. 
 - Tổ tư vấn chuẩn bị đầy đủ nội dung bám sát từng khối học, chuẩn bị điều 
kiện cơ sở vật chất, nhân lực. 
 - Đoàn trường lên kế hoạch tập hợp học sinh, sắp xếp chỗ ngồi, giữ trật tự cho 
buổi tư vấn. 
 - Học sinh thực hiện điền phiếu khảo sát Online dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên trước khoảng 1 tuần. 
 - Tổng hợp thông tin học sinh tham gia buổi tư vấn và tập hợp những câu hỏi 
hướng nghiệp, tuyển sinh của học sinh. 
4.2. Giai đoạn thực hiện buổi tư vấn 
 - Ổn định tổ chức, giới thiệu thành phần tham gia. 
 - Giới thiệu các lí thuyết hướng nghiệp như thấu hiểu bản thân, mô hình phân 
tích SWOT, trắc nghiệm Holland, phân tích MBTI và lợi ích của việc sử dụng các 
phương pháp này vào việc lựa chọn nghề nghiệp. 
 - Tổ tư vấn, đại diện các trường Đại học, Cao đẳngtrả lời một số thắc mắc 
của học sinh về chất lượng đào tạo, đầu ra sau khi tốt nghiệp và các chính sách hỗ 
trợ của các cơ sở đào tạo nghề. 
4.3. Giai đoạn sau buổi tư vấn 
 - Ban tổ chức tổng kết buổi tư vấn, những vấn đề học sinh quan tâm cần tìm 
hiểu kĩ hơn để có định hướng hoạt động tiếp theo nhằm hỗ trợ học sinh tốt nhất. 
 - Tổ tư vấn tiếp tục trả lời các câu hỏi của học sinh, có thể thông qua điện 
thoại, zalo, facebookLưu ý các câu trả lời chỉ mang tính gợi mở và đưa ra nhiều 
phương án để học sinh lựa chọn phương án phù hợp nhất với mình. 
28 
3. Kết quả thực hiện 
Để đánh giá hiệu quả các giải pháp trên của hoạt động tư vấn lựa chọn nghề 
cho học sinh chúng tôi đã thực hiện tư vấn, khảo sát đối với 572 em học sinh khối 
12 năm học 2019 – 2020. Kết quả thu được như sau: 
TT Tên giải pháp 
Trước khi tư vấn (%) Sau khi tư vấn (%) 
Hiểu 
rõ 
Khá 
hiểu rõ 
Chưa 
hiểu rõ 
Hiểu 
rõ 
Khá 
hiểu rõ 
Chưa 
hiểu rõ 
1 
Tìm hiểu năng lực 
bản thân 
25 45 30 87 11 2.0 
2 
Mô hình phân tích 
SWOT 
7,0 14,5 78,5 70 25 5,0 
3 
Công cụ trắc 
nghiệm MBTI 
5,0 10,0 85 81 15 4,0 
4 
Công cụ trắc 
nghiệm Holland 
6,5 13 89,5 85 12 3,0 
5 
4 loại tính cách 
DISC 
8,0 17 75 78 17,5 4,5 
Qua hoạt động tư vấn, số liệu thu được và thống kê tỉ lệ chọn trường, nghề 
nghiệp năm học 2019 – 2020 chúng tôi rút ra một số nhận xét: 
- Học sinh hào hứng, nhiệt tình, tinh thần hợp tác tốt. 
- Các em hiểu rõ tính cách, sở thích, năng lực bản thân hơn. 
- Việc lựa chọn nghề nghiệp cũng được các em cân nhắc kĩ. 
- Tỉ lệ học sinh chọn trường Cao đẳng nghề trước đây rất ít, nay số lượng tăng 
tương đối nhiều. Tỉ lệ học đại học giảm hơn. 
- Hiện tượng chọn đại trường và nghề học giảm. Có ý thức lựa chọn nghề 
nghiệp phù hợp với thực tế nhu cầu xã hội. 
 - Một số học sinh vẫn chưa lựa chọn đúng nghề mình thích do có nhiều tác 
động khách quan đem lại. 
29 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. KẾT LUẬN 
Việc sử dụng công nghệ thời kì 4.0 đã giúp hoạt động giáo dục hướng nghiệp 
cho học sinh THPT được tiến hành một cách đầy đủ, có hệ thống, khoa học, sát thực 
tiễn với nhu cầu nhân lực của xã hội giúp học sinh lựa chọn đúng ngành nghề phù 
hợp với năng lực, sở trường của bản thân, từ đó có nhiều cố gắng vươn lên trong học 
tập và rèn luyện không những ở trường THPT mà còn ở các trường Đại học, Cao 
đẳng, Trung cấp nghề 
Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh thực hiện được ngay định hướng nghề 
nghiệp của mình bước vào học tập, rèn luyện kỷ năng tại một khoa, ngành ở một 
trường nào đó hết sức thuận tiện. Việc lựa chọn nghề nghiệp đúng thì sau khi học 
xong đại học, cao đẳng hay trường nghề nào đó học sinh không rơi vào tình trạng 
thất nghiệp mà lại có thu nhập cao, thể hiện được năng lực của mình. Bên cạnh đó, 
đề tài này còn đóng góp một phần cho sự tăng trưởng về kinh tế, đảm bảo an ninh 
quốc phòng cho địa phương, đây là một nhiệm vụ của trường THPT Hoàng Mai 
được phụ huynh, học sinh, và xã hội đồng thuận cao. 
Với ý nghĩa trên, các giải pháp đề ra đã giải quyết cơ bản nội dung giáo dục 
hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Hoàng Mai; để đem lại hiệu quả cao thì 
qua thực tế chúng tôi thấy quy mô tư vấn theo nhóm 2 – 3 lớp, theo nguyện vọng 
của học sinh có hiệu quả tốt nhất. 
Các giải pháp trong đề tài có thể thực hiện được ở tất cả các trường THPT 
trong toàn tỉnh. Tuy nhiên các giải pháp này có thể chưa phải là duy nhất, hay nhất 
cho các trường vì ở mỗi trường, mỗi địa phương sẽ có những giải pháp phù hợp với 
thực tế hơn. Chúng tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, bổ 
sung và điều chỉnh hoạt động Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp trong trường THPT đạt 
kết quả cao hơn trong thời gian tới. 
II. KIẾN NGHỊ 
Cần tuyền truyền, phổ biến rộng rãi, nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo 
dục hướng nghiệp học sinh sau trung học. 
Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về giáo dục 
hướng nghiệp để cung cấp dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và dự báo 
30 
nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tương lai, giúp học sinh và phụ 
huynh có cơ sở lựa chọn nghề nghiệp. 
Ngành giáo dục cần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng 
nghiệp trong trường phổ thông. Nhất là ban hành tiêu chí đánh giá việc thực hiện 
giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường phối hợp giữa 
các cơ sở đào tạo nghề với các cơ quan quản lý giáo dục 
Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, 
trang bị đủ kiến thức, kỹ năng trong hoạt động tư vấn, có phương pháp tư vấn hiện 
đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Ðầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung 
trang thiết bị dạy học, hướng nghiệp và tổ chức tốt cho học sinh tham quan, hoạt 
động ngoại khóa. Ðẩy mạnh sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong 
xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp nhằm 
tăng tính thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. 
31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014. 
2. Ths. Nguyễn Thị Châu (2017), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh 
cho nhóm lớn học sinh cấp Trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
3. Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB ĐH Quốc Gia TPHCM; 
4. Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Tô Bá Trọng (1984), Hoạt động hướng nghiệp 
trong nhà trường THPT, NXB Hà Nội; 
5. Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, NXB Giáo dục. 
6. Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo 
dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-
TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 
32 
PHỤ LỤC 1 – TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN 
33 
34 
35 
36 
Các em thực hiện đánh dấu vào những câu mà cho rằng mình có những đặc 
điểm giống như vậy, và mỗi câu đó tương ứng với 1 điểm. Sau khi test xong, năng 
lực có điểm cao nhất trong 8 năng lực tư duy này thì đó chính là năng lực tư duy nổi 
trội của các em. 
37 
PHỤ LỤC 2 – MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT 
Dựa vào một số câu hỏi gợi ý chúng tôi, các em học sinh nghiên cứu và liệt 
kê ra tất cả những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của mình. Từ đó biết được 
các lợi thế của bản thân để có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. 
STRENGTHS WEAKNESSES 
- Thế mạnh nào chỉ riêng em có? 
- Em làm việc gì tốt hơn những người 
khác? 
- Những ưu điểm vượt trội của em? 
- Đâu là những điểm mạnh mà mọi 
người nhận thấy ở bạn và bạn nhận thấy 
ở bản thân mình? 
- Bạn tự hào nhất về những thành tích 
nào của mình? 
- Môn học nào bạn thích nhất? 
- Em yêu thích và mong muốn nghề 
gì?... 
- Những việc thường xuyên phải từ chối 
vì không đủ tự tin để thực hiện? 
- Những điểm yếu nào của em mà những 
người xung quanh nhận biết? 
- Em có tự tin với trình độ học vấn và 
các kĩ năng của mình? 
- Những môn học nào chưa tốt? 
- Thói quen không tốt của em là gì? 
- Những tính cách nào cản trở em trong 
công việc? 
- Sức khỏe có đảm bảo không?... 
OPPORTUNITIES THREATS 
- Những công nghệ mới nào có thể hỗ 
trợ bạn? 
- Nghành nghề em chọn có đang trên đà 
phát triển không? Có tận dụng cơ hội từ 
thị trường hiện tại? 
- Có mạng lưới trợ giúp hoặc cho lời 
khuyên hữu ích? 
- Có nhu cầu nào đó phát sinh nhưng 
chưa ai có thể đáp ứng không? 
- Có thể tự tạo cho mình một cơ hội bằng 
cách đề ra một giải pháp? 
- Những trở ngại phải đương đầu? 
- Tính cạnh tranh trong công việc? 
- Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng đến 
công việc? 
- Môi trường làm việc? 
- Có điểm yếu nào của bạn có khả năng 
dẫn đến nguy cơ? 
- Năng lực học tập của em có đủ để vào 
được trường mình yêu thích không? 
38 
PHỤ LỤC 3 – CÔNG CỤ PHÂN TÍCH MBTI 
Trắc nghiệm tính cách MBTI đặc biệt nhấn mạnh vào sự khác biệt về mặt tự 
nhiên của từng người dựa trên từng câu trả lời của họ cho các câu hỏi để suy ra 
những cá tính, tính cách riêng biệt của từng người. Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa 
trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lí học, nó có độ chính xác rất cao và đang 
trở nên phổ biến với mọi người. Học sinh đăng nhập vào website: www.mbti.vn trả 
lời các câu hỏi và đối chiếu xem bản thân thuộc vào kiểu người nào. 
39 
40 
PHỤ LỤC 4 – CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM JOHN HOLLAND 
Nhằm giúp các em học sinh tự khám phá bản thân mình trước khi ghi nguyện 
vọng dự thi vào trường đại học, cao đẳng, hay chuẩn bị tìm kiếm việc làm - chúng 
tôi giới thiệu với các em bộ công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của lý 
thuyết John Holland. 
Học sinh truy cập vào website: https://huongnghieptuyensinh.com/lam-
bai-kiem-tra-nganh-nghe-phu-hop-cho-ban-than/bang-phuong-john-
holland.html và trả lời các câu hỏi, mỗi câu tính 1 điểm, sau khi thực hiện xong thì 
kiểm tra mình đạt bao nhiêu điểm và đối chiếu xem mình thuộc kiểu người nào. 
41 
42 
PHỤ LỤC 5 – 4 LOẠI TÍNH CÁCH DISC 
Quan sát bảng tính cách và đánh dấu màu đen với ô em cho rằng đó là tính 
cách trong công việc, màu xanh là tính cách khi ở nhà của mình. (Có thể bỏ qua 
những ô không phù hợp hoặc lựa chọn lại với những ô là tính cách thuộc cả 2 môi 
trường). 
Sau đó em hãy đếm số lượng chấm màu xanh và chấm màu đen có trên bảng 
sau đó cộng dồn 2 loại màu theo cột, tổng số điểm thể hiện tính cách của các em. 
- Cột 1 thể hiện mức độ quyền lực và khả năng kiểm soát (nhóm D). 
- Cột 2 thể hiện khả năng thuyết phục, tầm ảnh hưởng trong các mối quan hệ 
hay môi trường (nhóm I). 
- Cột 3 thể hiện sự ổn định, mức độ an tĩnh trong công việc lẫn cuộc sống 
(nhóm S). 
- Cột cuối cùng thể hiện tính quy trình, mức độ tuân thủ (nhóm C). 
43 
PHỤ LỤC 6 – MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trường THPT Hoàng Mai 
44 
Chương trình tư vấn hướng nghiệp năm 2019 
45 
Chương trình tư vấn hướng nghiệp năm 2020 
46 
 Chương trình tư vấn hướng nghiệp năm 2021 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tu_van_lua_chon_nghe_nghiep_cho_hoc_si.pdf
Sáng Kiến Liên Quan