Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn vật lý

Theo Luật giáo dục thì mục tiêu của giáo dục THCS là: “Giáo dục trung học cơ sở

nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình

độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để

tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc

sống lao động”.

Để phục vụ mục tiêu trên, chương trình THCS cũng cần được thiết kế theo hướng

giảm tính lý thuyết, tăng tính thực tiễn, tăng thời gian tự học và hoạt động ngoại khoá.

Vật lý là môn học chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà

trường phổ thông. Vì nó có nhiều nhiệm vụ:

- Cung cấp kiến thức vật lý phổ thông cơ bản có hệ thống và tương đối toàn

diện.

- Rèn luyện những kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, rèn luyện những phẩm chất của

người lao động mới.

Năm học 2002-2003 Bộ giáo dục đưa môn vật lý vào giảng dạy ở chương trình

lớp 6 và theo đó là sự đổi mới về phương pháp dạy học mang tính cải tiến, với phương

châm là: dạy học tạo điều kiện để học sinh “ suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn,

thảo luận nhiều hơn”

Chương trình vật lý 6 có 35 tiết trong đó số tiết bài có thí nghiệm là 28 và trong 28

tiết có thí nghiệm thì có 23 tiết là thí nghiệm thực tập, học sinh phải làm theo nhóm dưới

sự hướng dẫn của giáo viên, (chiếm tỉ lệ 82%). Từ những số liệu trên ta thấy số tiết học

sinh làm thí nghiệm thực hành là rất nhiều. Tuy nhiên, học sinh lớp 6 mới làm quen với

môn vật lý, rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm nên gây nhiều khó khăn cho giáo viên

trong việc tổ chức và hướng dẫn.

pdf18 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, F23?: 
. 
4. Kết luận: 
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lựctrọng lượng 
của vật. 
Mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng 
đó càng. 
 9 
Phối hợp hình thức làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và làm việc chung 
toàn lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên sao cho vừa phát huy tính chủ động, tự lực của 
học sinh, vừa tạo điều kiện cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phân công, phối hợp công việc 
của các nhóm học sinh. 
Ví dụ: Khi báo cáo kết quả thí nghiệm hoặc rút ra nhận xét, kết luận, không 
nhất thiết yêu cầu nhóm trưởng hoặc thư ký báo cáo mà giáo viên có thể chỉ định bất kỳ 
một học sinh nào trong nhóm, nếu học sinh này trả lời không được mà các học sinh khác 
(cũng trong nhóm đó) trả lời đựơc thì hoạt động của nhóm chưa tốt và có thể có hình phạt 
cho toàn bộ nhóm. 
Sự hướng dẫn của giáo viên cần phải đúng lúc, đúng chổ và chỉ với mức độ cần 
thiết. Để đảm bảo tiến độ chung của toàn lớp, giáo viên cần bao quát hoạt động của các 
nhóm học sinh, giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. 
Giáo viên phải nghiêm khắc đối với một số học sinh không tích cực trong hoạt 
động nhóm hoặc táy máy khi làm thí nghiệm. Ví dụ: Sau khi học sinh làm song thí 
nghiệm và giáo viên có lệnh phải dừng thí nghiệm lại để báo cáo kết quả mà học sinh vẫn 
còn táy máy với các dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên phải phạt học sinh đó ngay (có thể 
bắt học sinh đó phải về nhà chép phạt). 
4.2. Thí nghiệm thực hành: 
1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
a.Đối với giáo viên: 
Cần tìm hiểu kỹ nội dung bài thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa để xác 
định rõ ràng các nhiệm vụ giao cho học sinh và cách thức kiểm tra, đánh giá việc thực 
hiện các nhiệm vụ đó. 
Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chất lượng từng dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm 
học sinh. 
Ví dụ: Thí nghiệm ở bài 12: Giao cho mỗi nhóm học sinh chuẩn bị sỏi và phải 
có máy tính cá nhân để tính khối lượng riêng của sỏi. Thí nghiệm ở bài 23: Nếu nhà học 
sinh có nhiệt kế y tế thì mang theo (vì số lượng nhiệt kế y tế ở trường là không nhiều-12 
cái) 
Phải làm thử tất cả các thí nghiệm trong bài thí nghiệm thực hành để dự kiến 
những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải trong khi làm thí nghiệm và cách thức 
hướng dẫn giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn đó. 
Nếu thấy cần thiết, có thể điều chỉnh nội dung, yêu cầu của bài thí nghiệm thực 
hành trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện thiết bị của trường. Dự kiến 
nhiệm vụ bổ sung đối với học sinh khá giỏi. 
Ví dụ: Thí nghiệm ở bài 12, phần: đo thể tích của sỏi : Nên chọn bình chia độ 
có giới hạn đo 250cm3 và chọn những hòn sỏi nhỏ bằng ngón chân cái của học sinh và 
chia làm 3 phần mỗi phần chỉ nên có 3 hòn sỏi (SGK hướng dẫn 5 hòn sỏi cho mỗi phần) 
để có thể bỏ vào lần lượt cả ba phần sỏi vào bình chia độ, làm như vậy để tốn thời gian 
hơn. 
b. Đối với học sinh: 
 10 
N
h
ó
m
 1
N
h
ó
m
 2
N
h
ó
m
 3
N
h
ó
m
 4
N
h
ó
m
 5
N
h
ó
m
 6
Bảng 
Nghiên cứu nội dung bài thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa và Chuẩn 
bị bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu trong sách giáo khoa. (Tuy nhiên, giáo viên sẽ soạn 
sẵn bản báo cáo trên giấy A4 để phát cho học sinh) 
Nội dung bài thí nghiệm thực hành gồm những phần chính sau: 
-Mục đích thí nghiệm : Nêu lên các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được sau khi 
học sinh làm thí nghiệm. Ví dụ: Xác định khối lượng riêng của sỏi, đo nhiệt độ cơ thể 
bằng nhiệt kế y tế, Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước. 
-Cơ sở lý thuyết: Nêu những điểm chính về nội dung các kiến thức đã biết sẽ 
được vận dụng trong bài thực hành. Ví dụ: Công thức xác định khối lượng riêng: D=m/V. 
đổi đơn vị từ gam ra kilôgam và từ centimet khối ra mét khối, Xác đinh giới hạn đo và độ 
chia nhỏ nhất của bình chia độ, nhiệt kế. 
-Thiết bị thí nghiệm: Liệt kê những dụng cụ cần sử dụng và cách sử dụng 
chúng. Ví dụ: Bình chia độ, cân Rôbécvan, nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế. 
-Tiến trình thí nghiệm: Trình tự các thao tác thí nghiệm, các phép đo các bản số 
liệu cần thu thập. Ví dụ: Xác định khối lượng của sỏi bằng cân Rôbécvan, Xác định thể 
tích của sỏi bằng bình chia độ, tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức: D=m/V; Khi 
sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ thì cầm nhiệt kế và vẩy mạnh cho mực thuỷ ngân tụt 
xuống dưới mức 350C, kẹp nhiệt kế vào nách hoặc miệng, chờ khoảng 3 phút lấy nhiệt kế 
ra và đọc kết quả. 
-Xử lý kết quả thí nghiệm: Xem kết quả có phù hợp với lý thuyết hay thực tế 
chưa. 
-Rút ra kết luận: Đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra. 
-Báo cáo thí nghiệm: Trình bày các kết quả quan sát, đo đạc, tính toán, kết luận 
rút ra 
2. Tổ chức và hướng dẫn học sinh: 
Việc phân nhóm và bố trí các bàn thí nghiệm như trong thí nghiệm trực diện. 
Tuy nhiên, tốt nhất nên bố trí các bàn theo 3 hàng dọc mỗi hàng 2 nhóm. Các học sinh 
trong nhóm sẽ xoay mặt vào nhau, khi cần nhìn lên bảng hoặc nhìn hướng dẫn của giáo 
viên thì học sinh sẽ xoay sang trái hoặc sang phải. 
Sơ đồ 2: 
 11 
Vào đầu buổi thí nghiệm thực hành, giáo viên cần tiến hành những công việc 
sau: 
-Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh thông qua các câu hỏi. Ví dụ: Công 
thức tính khối lượng riêng khi biết khối lượng và thể tích? 32 gam bằng bao nhiêu 
kilôgam? 20cm3 bằng bao nhiêu mét khối? Tại sao nhiệt kế y tế có giới hạn đo từ 350C 
đến 370C. 
-Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ mà học sinh chưa làm quen. Lưu ý cẩn 
thận khi sử dụng các thiết bị dễ hỏng hoặc nguy hiểm. Ví dụ: Bỏ sỏi vào bình chia độ thì 
phải nghiêng bình để cho sỏi trượt nhẹ xuống dưới, tránh vỡ bình. Khi dùng tay vẫy nhiệt 
kế y tế thì cẩn thận tránh nhiệt kế va đập vào bàn, ghế 
-Trong lúc các học sinh thực hiện công việc, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ kịp 
thời khi học sinh gặp khó khăn, mắc sai sót để học sinh sử dụng đúng qui tắc các dụng 
cụ, ghi lại đầy đủ, chính xác trung thực các hiện tượng quan sát được, các kết quả đo đạc, 
trình bày các kết quả dưới dạng biểu bảng, đồ thị, câu kết luận một cách ngắn gọn, rõ 
ràng theo nội dung đã chuẩn bị sẵn. 
-Sau khi học sinh làm xong thí nghiệm cần yêu cầu học sinh sắp xếp các dụng 
cụ gọn gàng như ban đầu, vệ sinh nơi làm thí nghiệm. Có thể nộp ngay bản báo cáo 
hoặc về nhà hoàn chỉnh tiếp, nộp sau. 
4.3. Ví dụ: Tổ chức và hướng dẫn học sinh làm thực hành bài 12: thực hành xác định 
khối lượng riêng của sỏi. (Ví dụ này chỉ mang tính chất minh hoạ, không phải là một 
giáo án thực sự, Nếu trùng tiết thực hành với các khối khác thì bài thực hành này có thể 
tổ chức trên lớp học) 
I. Mục tiêu: 
1. Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn. 
2. Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý. 
II. Dụng cụ: 
 Mỗi nhóm học sinh: 
- 1 Cân Rôbécvan. 
- 1 bình chia độ 250cm3, 
- 9 hòn sỏi, nước, bút lông, khăn khô, máy tính 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 
- Đọc kỹ bài thực hành, dự đoán các phương án làm thí nghiệm. 
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm phân chia ra thành 6 khay (cho 6 nhóm). 
- Tiến hành thí nghiệm thử (để so sánh với kết quả mà học sinh thực hành đo được) 
- Chuẩn bị bản báo cáo cho mỗi nhóm học sinh (xem phụ lục 1). 
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài thực hành ở cuối tiết trước (tiết 12 bài 11). 
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị những dụng cụ do giáo viên dặn dò: 9 hòn sỏi cùng loại to bằng ngón chân 
cái, máy tính cá nhân, bút lông, khăn khô. 
- Ôn lại các kiến thức: 
+ Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. 
+ Cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan. 
+ Công thức tính khối lượng riêng dựa vào khối lượng và thể tích: D=m/v. 
+ Cách đổi đơn vị: chủ yếu là từ gam ra kilôgam và từ centimet khối ra mét khối. 
+ Cách tính giá trị trung bình. 
 12 
IV. Tổ chức và hướng dẫn học sinh : 
1. Trước giờ học khoảng hai phút, giáo viên nhờ các nhóm trưởng nhận các khay dụng cụ 
về phòng học và đặt các khay tại góc phòng phía trên cửa ra vào, học sinh phân chia 
nhóm theo sơ đồ 2 (hoặc sơ đồ 1) trước khi giáo viên vào lớp. 
2. Sau khi ổn định lớp, giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành và kiểm tra sự chuẩn 
bị của học sinh : 
- Kiểm tra về kiến thức: (có thể kiểm tra các kiến thức sau) 
+ Trình bày cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan? 
+ Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ? 
+ Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng dựa vào khối lượng và 
thể tích? 
+ 1g = kg? 1cm3 = m3? 
- Kiểm tra về sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh: 
+ Sỏi (đủ số lượng chưa, đã phân chia và ghi số thứ tự vào 3 nhóm sỏi chưa). 
+ Máy tính cá nhân (mỗi nhóm phải có 1 cái). 
+ Khăn khô hoặc giấy lau. 
3. Phát bản báo cáo cho mỗi nhóm học sinh và yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành phần 
tóm tắt lý thuyết trong bản báo cáo. 
4. Yêu cầu học sinh đọc sgk và nêu phương án làm thí nghiệm. Giáo viên chốt lại phương 
án làm thí nghiệm của học sinh. Có thể dùng phương án sau: 
- Mỗi nhóm nhỏ lại phân ra thành 3 nhóm phụ trách 3 công việc sau: 
+ Nhóm a: Đo khối lượng của mỗi phần sỏi, rồi đưa cho nhóm b. 
+ Nhóm b: Đo thể tích của mỗi phần sỏi mà nhóm a đưa. 
+ Nhóm c: Ghi kết quả của hai nhóm a,b đổi đơn vị và tính khối lượng riêng của 
mỗi phần sỏi và khối lượng riêng trung bình sau 3 lần đo. 
5. Giáo viên thao tác mẫu để học sinh quan sát. 
6. Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm (lưu ý: Phải nghiêng bình chia độ để cho sỏi trượt 
nhẹ xuống dưới kẻo vỡ bình.), giáo viên theo dõi quan sát để đánh giá kỹ năng, thái độ và 
tác phong của học sinh (ghi nháp vào tờ giấy nhỏ) đồng thời giúp các nhóm yếu. 
7. Sau khi các nhóm làm thí nghiệm xong, giáo viên yêu cầu các nhóm dọn dẹp vệ sinh nơi 
thực hành, nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ và mang dụng cụ đặt vào vị trí cũ. Giáo viên 
thu bản báo cáo thực hành của các nhóm. 
8. Nhận xét chung về kỹ năng, kết quả, thái độ, tác phong , sự hợp tác trong nhóm của học 
sinh khi thực hành. 
C. KẾT QUẢ: 
Sau nhiều năm giảng dạy vật lý lớp 6. Năm đầu tiên tôi gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trực diện và thí nghiệm thực hành, 
đôi khi tôi rất ngại làm thí nghiệm trực diện mà chỉ làm thí nghiệm biểu biễn. Nhưng từ 
năm dạy thứ hai và thứ ba trở đi bằng cách tổ chức và hướng dẫn nêu trên tôi đã đỡ vất vả 
hơn, tiết học trở nên sôi động hơn. 
Về phía học sinh, vì tự bản thân làm được thí nghiệm (chứ không phải quan sát 
thí nghiệm do giáo viên làm) nên các em rất hứng thú mỗi khi có giờ vật lý và thể hiện sự 
vui mừng khi biết tiết học có thí nghiệm đồng thời kiến thức các em thu được mang tính 
tự giác và chủ động, các em học có nhiều tiến bộ hơn. 
 13 
D. KẾT LUẬN: 
Học vật lý nhất thiết phải có thí nghiệm. Đa số kiến thức dạy ở trường trung học 
sơ sở đều được rút ra từ thí nghiệm hoặc được kiểm tra lại bằng thí nghiệm. Trước đây, 
đa số thí nghiệm do giáo viên thực hiện dưới dạng biểu diễn cho cả lớp xem. Còn theo 
quan niệm dạy học mới đa số thí nghiệm phải do chính tay học sinh thực hiện. Do đó các 
tính năng của dụng cụ, số lượng dụng cụ, cách sử dụng thiết bị, hình thức tổ chức, hướng 
dẫn học sinh làm thí nghiệm đều phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới. Việc này 
không những đòi hỏi nhà nước phải cấp kinh phí, tổ chức sản xuất thiết bị dạy học có 
chất lượng và số lượng đảm bảo, thay đổi mẫu phòng học, bàn học,mà còn đòi hỏi giáo 
viên phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo cách tổ chức và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 
sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường nơi mình công tác 
(trong thời gian chờ đợi nhà nước trang bị cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy học 
mới). 
Trên đây chỉ là một số ít kinh nghiệm của bản thân tôi về cách cách tổ chức và 
hướng dẫn cho học sinh lớp 6 làm thí nghiệm vật lý theo nhóm tại phòng học. không 
tránh khỏi mang tính chủ quan nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp 
ý xây dựng của các đồng nghiệp. 
 14 
Phụ lục 1: BẢN BÁO CÁO 
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI 
1. Nhóm:.Lớp: 6/ 
2. Tóm tắt lý thuyết: 
a. Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng ......................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
b. Đơn vị khối lượng riêng là: ............................................................................................... 
c. 52g=.kg. 
d. 20cm3= .m3 
3. Để đo khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau: 
a. Đo khối lượng (m) của sỏi bằng ........................................................................................ 
b. Đo thể tích (V) của sỏi bằng .............................................................................................. 
c. Tính khối lượng riêng (D) của sỏi theo công thức: D = .................................................... 
4. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi: 
Lần 
đo 
Khối lượng sỏi Thể tích sỏi Khối lượng riêng của sỏi 
(kg/m3) Theo g Theo kg Theo cm3 Theo m3 
1 D1= 
2 D2= 
3 D3= 
Giá trị trung bình khối lượng riêng của sỏi là: 
Dtb = ..........................
3
.......................................................
3
321 


 DDD
(kg/m3) 
Phần đánh giá của giáo viên: 
1. Đánh giá về kỹ năng thực hành: ............................................................ Điểm:__/4 
2. Đánh giá kết quả thực hành: .................................................................. Điểm:__/4 
3. Đánh giá thái độ, tác phong, hợp tác trong nhóm: ................................ ....................... 
 ................................................................................................................... Điểm:__/2 
 Tổng điểm:____/10 
 15 
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun 
Phụ lục 2: BẢN BÁO CÁO 
THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ 
1. Họ và tên học sinh:Nhóm:..lớp: 6/ 
2. Ghi lại: 
ĐẶC ĐIỂM NHIỆT KẾ Y TẾ NHIỆT KẾ DẦU 
Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 
Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 
Phạm vi đo của nhiệt kế: từ.đến từ.đến 
ĐCNN của nhiệt kế: 
Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 
3. Các kết quả đo: 
a. Đo nhiệt độ cơ thể người: 
Người Nhiệt độ 
Bản thân . 
Bạn  . 
b. Bảng theo dõi nhiệt 
độ của nước: 
Thời gian 
 (phút) 
Nhiệt độ 
(0C) 
0 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
 0 1 2 
3 4 5 6 7 8 9 
10 
Phần đánh giá của giáo viên: 
1. Đánh giá về kỹ năng thựchành: ................................................................................. Điểm:__/4 
2. Đánh giá kết quả thực hành: ...................................................................................... Điểm:__/4 
3. Đánh giá thái độ, tác phong: ...................................................................................... Điểm:__/2 
 Tổng điểm:____/10 
Nhiệt độ 
ban đầu 
của nước 
phút 
0C 
 16 
PHỤ LỤC 3: DỤNG CỤ VÀ LOẠI THÍ NGHIỆM Ở MỖI BÀI HỌC 
TIẾT BÀI Mỗi nhóm học sinh Giáo viên Loại TN 
1 Bài 1: Đo độ dài 
Thước cuộn, thước dây, thước kẻ có 
ĐCNN 1mm 
 Trực diện 
2 Bài 2: 
Đo độ dài (tiếp 
theo) 
3 Bài 3: 
Đo thể tích chất 
lỏng 
 3 loại bình chia độ (bcđ), một vài loại 
ca đong. 
 Xô đựng 
nước 
Trực diện 
4 Bài 4: 
Đo thể tích vật 
rắn không thấm 
nước 
Cốc đựng nước, bcđ, bình tràn, 2 hòn 
đá+dây buộc (1bỏ lọt bcđ và 1 bỏ 
không lọt bcđ) 
 Trực diện 
5 Bài 5: 
Khối lượng – đo 
khối lượng 
 Cân Rôbécvan+hộp quả cân. Vài viên 
sỏi nhỏ để cân. 
 Trực diện 
6 Bài 6: 
Lực – hai lực 
cân bằng 
 Xe lăn, lò xo lá tròn, lò xo 6cm, thanh 
nam châm, quả gia trọng có dây treo, 
giá thí nghiệm (để treo quả gia trọng), 
tuốc nơ vít nhỏ 
 Trực diện 
7 Bài 7: 
Tìm hiểu kết 
quả tác dụng 
của lực 
 Xe lăn+dây treo, lò xo lá tròn, , giá 
thí nghiệm+khớp nối chữ thập, mặt 
phẳng nghiêng, kẹp vạn năng, viên bi, 
tuốc nơ vít nhỏ 
 Trực diện 
8 Bài 8: 
Trọng lực – 
Đơn vị lực 
Giá treo, quả nặng 50g, lò xo xoắn, dây 
treo, thước êke, chậu nước 
 Trực diện 
10 Bài 9: Lực đàn hồi 
 Giá treo, lò xo xoắn, lò xo bút bi, 
thước thẳng ĐCNN 1mm , 3 quả nặng 
50g. 
 Trực diện 
11 Bài 10: 
Lực kế. Phép đo 
lực. Trọng 
lượng và khối 
lượng 
 Lực kế 3N, lực kế 1,5N, dây mảnh nhẹ 
để buộc cuốn sách giáo khoa. 
 Cung+tên, 
lực kế chưa 
chia vạch, 4 
quả nặng 50g. 
Trực 
diện+Mở 
đầu 
12 Bài 11: 
Khối lượng 
riêng. Trọng 
lượng riêng 
 Lực kế 3N, BCĐ 250cm3, cốc đốt , 
nước, quả nặng 200g 
 Trực diện 
13 Bài 12: 
Thực hành và 
kiểm tra thực 
hành: Xác định 
khối lượng 
riêng của sỏi 
 Cân Rôbécvan, BCĐ 250cm3, 9 hòn 
sỏi, nước, bút lông, khăn khô, máy tính 
Thực 
hành 
14 Bài 13: 
Máy cơ đơn 
giản 
 2 lực kế 3N, quả nặng 2N (có móc hai 
bên), giá treo. 
 Trực diện 
15 Bài 14: 
Mặt phẳng 
nghiêng 
 Lực kế 3N, quả nặng 2N, 3 tấm ván có 
độ dài khác nhau và một số vật kê. 
 Trực diện 
16 Bài 15: Đòn bẩy 
 Lực kế 3N, quả nặng 2N, giá đỡ, 
thanh ngang (đòn bẩy) 
 Trực diện 
19 Bài 16: Ròng rọc 
 Lực kế 3N, quả nặng 2N, ròng rọc cố 
định, ròng rọc động, dâyvắt qua ròng 
rọc. 
 Trực diện 
21 Bài 18: 
Sự nở vì nhiệt 
của chất rắn 
 Quả 
cầu+vòng 
kim loại, đèn 
Nghiên 
cứu hiện 
tượng 
 17 
cồn, chậu 
nước 
22 Bài 19: 
Sự nở vì nhiệt 
của chất lỏng 
 Bình tam giác+nút cao su có ống thuỷ 
tinh xuyên qua, chậu thuỷ tinh, cốc 
nước màu, nước nóng 
 Trực diện 
23 Bài 20: 
Sự nở vì nhiệt 
của chất khí 
 Bình cầu+nút cao su có ống thuỷ tinh 
xuyên qua, cồn (để làm mát bình cầu), 
cốc nước màu. 
 Quả bóng 
bàn bị móp 
+kẹp, cốc đốt, 
nước nóng. 
Trực 
diện+Mở 
đầu 
24 Bài 21: 
Mốt số ứng 
dụng của sự nở 
vì nhiệt 
 Băng kép, giá đỡ băng kép, đèn cồn 
 Bộ dụng cụ 
thí nghiệm 
lực xuất hiện 
do sự co dãn 
vì nhiệt 
Nghiên 
cứu hiện 
tượng + 
Trực diện 
25 Bài 22: 
Nhiệt kế – Nhiệt 
giai 
Nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế , 3 ly nhựa 
nhỏ, nước nóng, nước lạnh (đá) 
 Trực diện 
26 Bài 23: 
Thực hành và 
kiểm tra thực 
hành: Đo nhiệt 
độ 
 Đèn cồn, cốc đốt, vòng kiềng, lưới 
kim loại, giá đỡ cốc đốt, nhiệt kế dầu, 
kẹp vạn năng, nhiệt kế y tế. 
Thực 
hành 
28 Bài 24: 
Sự nóng chảy 
và sự đông đặc 
 Đèn cồn, cốc 
đốt, vòng kiềng, 
lưới kim loại, giá 
đỡ cốc đốt, nhiệt 
kế dầu, kẹp vạn 
năng, ống 
nghiệm, băng 
phiến. 
Nghiên 
cứu hiện 
tượng 
29 Bài 25: 
Sự nóng chảy 
và sự đông đặc 
(tt) 
 Dụng cụ như 
bài 24. 
Nghiên 
cứu hiện 
tượng 
30 Bài 26: 
Sự bay hơi và 
sự ngưng tụ 
 Đèn cồn, 2 đĩa nhôm, vòng kiềng, lưới 
kim loại, giá đỡ đĩa nhôm. 
 Trực diện 
31 Bài 27: 
Sự bay hơi và 
sự ngưng tụ (tt) 
 2 cốc đốt, nhiệt kế dầu, nước đá, khăn 
lau 
 Trực diện 
32 Bài 28: Sự sôi 
 Đèn cồn, cốc đốt, vòng kiềng, lưới 
kim loại, giá đỡ cốc đốt, nhiệt kế dầu, 
kẹp vạn năng, 
 Trực diện 
33 Bài 29: Sự sôi (tt) 
Chú thích: Những dụng cụ có gạch chân (Ví dụ: hòn sỏi, khăn khô) là những dụng 
cụ tự trang bị. Giá treo gồm: chân đế, thanh trụ 250mm, thanh trụ 500mm, khớp chữ 
thập. Giá đỡ gồm: chân đế, thanh trụ 500mm, 2 khớp chữ thập,. Các dụng cụ không có 
ghi số lượng ở trước thì số lượng dụng cụ đó là một. Bảng trên chỉ là bảng dụng cụ và 
loại thí nghiệm ở mỗi bài học trên lớp phần thí nghiệm và quan sát ở nhà có thể xem ví 
dụ ở mục: thí nghiệm và quan sát ở nhà. 
Bảng trên mang tính chủ quan của cá nhân tôi sau 3 năm giảng dạy mà rút 
ra được, đối với các giáo viên khác có thể sẽ cần thêm hoặc bớt đi một số dụng cụ, thiết 
bị. 
 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình phương pháp dạy học vật lý – Nguyễn Đức Thâm (cb), Nguyễn Ngọc 
Hưng- nhà xuất bản Đà Nẵng. 
2. Chuẩn bị nội dung phiếu học tập trong phương pháp hoạt động nhóm môn sinh học 
trung học cơ sở – Đỗ Thị Bích Việt trường THCS Quang Trung. 
3. Sách giáo viên và sách giáo khoa vật lý 6 – nhà xuất bản giáo dục. 
4. Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm vật lý lớp 6 – Nguyễn Xuân Sáng, Phạm Đình 
Cương. 
Ngoài các tài liệu trên tôi còn tham khảo thêm một số bài viết trên báo tạp chí giáo dục 
và trên trang web: www.vatlysupham.com 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_va_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_la.pdf
Sáng Kiến Liên Quan