Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong tiết Sinh hoạt tập thể lớp 5

Giáo dục là sự kết hợp độc đáo giữa vai trò hướng dẫn của giáo viên và hoạt động tích cực của học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản là học tập và sinh hoạt tập thể ngoài giờ. Học sinh đến lớp không chỉ học đọc, học viết từ thời khóa biểu các môn học chính, mà còn tham gia các phong trào khác do trường lớp đề ra, được giáo viên chủ nhiệm triển khai từ tiết sinh hoạt tập thể.

Tiết sinh hoạt tập thể không những giúp giáo viên nhận xét đánh giá tình hình học tập tuần qua, đề ra phương hướng tuần tới, mà thông qua các trò chơi theo chủ đề còn giáo dục những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, để từ đó học sinh biết đoàn kết gắn bó yêu thương nhau, các em biết yêu quê hương, yêu trường lớp.

Học sinh lớp 5 rất hồn nhiên, trong sáng, các em thích vận động, tìm tòi và làm theo cái mới, nhưng cũng rất dễ chán nản khi không đạt được mục đích hoặc không được động viên kịp thời. Các em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong trào mang tính nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn kịch trước lớp, các em thích khẳng định mình, thích được biểu dương trước lớp.

Chính vì thế mà tiết sinh hoạt tập thể là cơ hội hội nhập những khả năng sáng tạo, giúp các em bộc lộ năng lực trước thầy cô, bạn bè. Làm cho các em biết kính mến thầy cô và đoàn kết gắn bó, yêu thương giúp đỡ nhau. Đồng thời sửa chữa khắc phục những tồn tại của bản thân, phát huy những thành tích đạt được. Vì vậy nếu giáo viên có biện pháp tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể,với nhiều hình thức phong phú sẽ đem lại những kết quả khả quan trong quá trình dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học bởi đây chính là tiết học mang tính giáo dục tổng thể làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5690 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong tiết Sinh hoạt tập thể lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tích của thầy và trò. Là học sinh của trường, các con cần cố gắng phấn đấu học tập thật tốt xứng đáng với con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
*Chủ đề tháng 10: “ Hà Nội trong trái tim em”
a, Mục tiêu giáo dục : 
Giáo dục cho các em tình yêu Hà Nội, tự hào là người con của Thủ đô ngàn năm văn hiến, có ý thức học tập, phấn đấu trở thành học sinh văn minh, thanh lịch.
b, Trò chơi: Giải ô chữ
c, Cách chơi: 
Có 9 từ hàng ngang tương ứng với từ hàng dọc gồm 9 chữ cái. Người chơi được quyền chọn ngẫu nhiên một từ hàng ngang để trả lời, nếu trả lời đúng một ô chữ của từ hàng dọc được mở ra, ai tìm được từ hàng dọc đó là người chiến thắng.
d, Câu hỏi:
- Câu 1: Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1049 và còn có tên là chùa Diên Hựu (10 chữ cái) (Chùa Một Cột)
- Câu 2: Là một Di tích lịch sử nằm bên đường Điện Biên Phủ gồm 3 nền thềm rộng, thân cột và cầu thang xoáy bên trong (10 chữ cái)	 	 (Cột cờ Hà Nội)
- Câu 3: Nơi đây có 82 tấm bia tiến sĩ được công nhận là di sản tư liệu thế giới (7 chữ cái) 	 (Văn Miếu)
- Câu 4: 	Vua nào xuống chiếu dời đô
 Về Thăng Long, vững cơ đồ nước Nam
 (9 chữ cái) (Lí Công Uẩn)
- Câu 5: 	Nơi nào lời Bác đẹp thay
 Tuyên Ngôn Độc Lập những ngày đầu thu 
 (17 chữ cái)(Quảng trường Ba Đình)
- Câu 6: Lắng nghe và cho biết tên bài hát (14 chữ cái)
 (Làng lúa làng hoa)
- Câu 7: Quan sát tranh và hãy cho biết tên cây cầu này (8 chữ cái) 
 (Long Biên)
- Câu 8 : Điền từ vào chỗ chấm : 
 “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
 	Dẫu không thanh lịch cũng người .” 
 (7 chữ cái) (Tràng An)
- Câu 9: Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho Rùa vàng 
 (6 chữ cái) (Hồ Gươm)
- Từ hàng dọc : THĂNG LONG
→ GV chốt: Thăng Long là tên kinh đô nước Đại Việt thời Lý. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long. Con người đất Thăng Long luôn mang trong mình niềm tự hào, nét văn minh thanh lịch. Là những người con của thủ đô ngàn năm tuổi chúng ta phải phần đấu học tập, rèn luyện xứng đáng trở thành học sinh văn minh, thanh lịch.
* Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo
a. Mục tiêu giáo dục: 
- Giáo dục cho HS hiểu được ngày 20/ 11 là ngày hội của thầy cô giáo , biết được công lao dạy dỗ của thầy cô giáo nhằm giúp các em nên người , tình cảm bao la của thầy cô dành cho các em . Trách nhiệm của các em là phải cố gắng học tập tốt , lễ phép , kính trọng để đáp lại công ơn của thầy, cô giáo.
- Giáo dục thái độ , tình cảm,lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy, cô giáo.
- Giáo dục hành vi thói quen : luôn lễ phép chào hỏi,vâng lời thầy, cô giáo,người lớn tuổi. Học tốt rèn luyện tốt để đáp lại công ơn của thầy, cô giáo.
b. Trò chơi : Đuổi hình bắt chữ
c, Cách chơi: Lớp chia thành các nhóm từ 5-6 người. Với mỗi hình ảnh đưa ra các nhóm nhanh tay ấn chuông để đưa ra đáp án đúng thuộc chủ đề. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. Kết thức trò chơi nhóm nào nhiều điểm nhất giành chiến thắng.
d, Câu hỏi: Chủ đề: Học tập
Câu này muốn nói đến làm việc gì thì phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra 1 quyết định, nếu không hậu quả sẽ do mình chịu tránh nhiệm.
Cao học : bậc học vấn cao hơn đại học một bậc.
Học hành : học đi đôi với thực hành
Xô Viết : phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931
Công cộng : của chung
Truyền hình: đưa hình ảnh đi xa
 Thân mật : gần gũi, mật thiết
Đại lục : phần đất liền lớn xung quanh có biển và đại dương bao bọc.
Thất học: không được học, không biết đọc, không biết chữ.
 Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
→ GV chốt: Học tập tốt là nhiệm vụ của người học, đó cũng là việc làm thiết thực thể hiện tình cảm yêu quý thầy cô giáo.
*Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
 a. Mục tiêu giáo dục:
-Nâng cao nhận thức của HS về truyền thống yêu nước của dân tộc , về truyền thống quang vinh của anh bộ đội cụ Hồ trong công cuộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Giúp cho HS thấy được trách nhiệm của mình về học tập và rèn luyện để sau này lớn lên bảo vệ Tổ quốc.
-Giáo dục các em kính trọng ,yêu mến biết ơn các anh bộ đội , thông cảm với những khó khăn gian khổ của các chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biên giới , hải đảo, yêu mến thương binh ,gia đình liệt sĩ...
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của anh bộ đội Cụ Hồ , thi đua học tập tốt rèn luyện tốt.
b. Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
c, Cách chơi: 
Trong mỗi chiếc hộp có chứa một câu hỏi liên quan đến chủ đề. Trả lời được một câu hỏi sẽ xuất hiện chữ cái trong từ chìa khóa. Sắp xếp cái chữ cái đó bạn tìm được từ chìa khóa, bạn sẽ là người chiến thắng
d, Câu hỏi:
- Câu 1: Chiến dịch nào mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975? (Tây Nguyên) → xuất hiện 2 chữ N
- Câu 2 : Người lính làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển đảo của Tổ Quốc được gọi là gì ? (Hải quân) → xuất hiện 2 chữ H
- Câu 3: Tên gọi thân thương của nhân dân dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam là gì ? (Bộ đội Cụ Hồ) → xuất hiện chữ U
- Câu 4: Đây vừa là tên gọi vừa là nhiệm vụ của chiến sĩ ? (Giải phóng quân) → xuất hiện chữ G
- Câu 5: Đây là một giai điệu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ? (Hò kéo pháo) → xuất hiện A
- Từ chìa khóa : ANH HÙNG
→ GV chốt: Đây là một trong những phẩm chất của anh bộ đội, các anh đã hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Chúng ta rất tự hào về các anh, phấn đấu học tập tốt xứng đáng sinh hi sinh anh dũng đó.
*Chủ điểm tháng 1 và 2: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
A. Tháng 1: Chủ đề : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
a, Mục tiêu giáo dục: 
Giúp học sinh tìm hiểu về những lễ hội truyền thống của dân tộc để từ đó giáo dục học sinh biết giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc.
b, Trò chơi : Tìm người hiểu biết
c, Cách chơi: 
Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con giơ lên, ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó chiến thắng.
d, Câu hỏi:
- Câu 1: 	Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Câu thơ này gợi nhắc bạn nhớ tới lễ hội nào? (Lễ hội Đền Hùng)
- Câu 2: Bạn hãy quan sát đoạn băng(đoạn băng hát quan họ) sau và cho biết đây là hoạt động tiêu biểu trong lễ hội nào ? (Hội Lim)
- Câu 3: Bức ảnh này gợi nhắc bạn nhớ tới lễ hội nào ? (Hội Gò Đống Đa)
- Câu 4: Đây là một lễ hội tưởng niệm Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.? (Hội đền Cổ Loa)
- Câu 5: Lễ hội này được tổ chức tại đền thờ 8 vị vua thời Lý . Bạn cho biết tên lễ hội ? (Hội Đền Đô)
- Câu 6: Những bức ảnh này gợi nhắc bạn nhớ tới lễ hội nào? 
(Hội Chùa Hương)
- Câu 7: Đây là một lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 16/11/2010? (Lễ hội đền Gióng)
→ GV chốt: Tự hào về một truyền thống văn hóa lâu đời, chúng ta những thế hệ đi sau phải giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
B. Tháng 2: Chủ đề : Mừng Đảng – Mừng Xuân
a, Mục tiêu: 
Giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bác Hồ muôn vàn kính yêu , nguyện suốt đời đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 3/2.
b, Trò chơi: Ô chữ bí mật
c, Cách chơi: 
Có 9 từ hàng ngang tương ứng với từ hàng dọc gồm 9 chữ cái. Người chơi được quyền chọn ngẫu nhiên một từ hàng ngang để trả lời, nếu trả lời đúng một ô chữ của từ hàng dọc được mở ra, ai tìm được từ hàng dọc đó là người chiến thắng.
d, Câu hỏi
- Câu 1: Tháng này diễn ra Tổng khởi nghĩa năm 1945(8 chữ cái ) 
 (Tháng Tám)
- Câu 2: Tên của người được nhân dân tôn là “ Bình Tây đại nguyên soái” 
 (10 chữ cái) (Trương Định)
- Câu 3: Đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn (3 chữ cái) (Huế)
- Câu 4: Tên của người khởi xướng ra phong trào Cần Vương (13 chữ cái)
 (Tôn Thất Thuyết)
- Câu 5 : Tên gọi của chính quyền mới được thiết lập ở Nghệ - Tĩnh thời kì 
 1930 – 1931 (6 chữ cái) (Xô Viết)
- Câu 6: Tên nhà vua được Tôn Thất Thuyết đưa ra Quảng Trị (7 chữ cái)
 (Hàm Nghi)
- Câu 7 : Tên bến cảng nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (7 chữ cái) (Nhà Rồng)
- Câu 8 : Ai là người tổ chức và vận động phong trào Đông Du? 
 (11 chữ cái) (Phan Bội Châu)
- Câu 9 : Tên gọi ngày kỉ niệm 2-9 hằng năm của nước ta là gì? 
 (9 chữ cái) (Quốc khánh)
- Câu 10 : Tên phong trào thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập theo sự vận động của Phan Bội Châu (6 chữ cái) (Đông Du)
- Câu 11: Tên thường gọi của kinh đô Huế (4 chữ cái) (Cố đô)
- Câu 12: Tên của phong trào giúp vua cứu nước sau khi cuộc phản công không thành ở kinh thành Huế (8 chữ cái) (Cần Vương)
- Từ hàng dọc : NGUYỄN ÁI QUỐC
→ GV chốt: Đây là một trong những tên gọi của Bác. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc , tên gọi gắn với thời kì Bác ra đi tìm đường cứu nước, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo đi đến thắng lợi cuối cùng. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn của Người, đi theo con đường mà Bác đã chọn.
*Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo
a, Mục tiêu giáo dục :
 - Giúp HS biết về những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam, biết những người phụ nữ Việt Nam anh hùng qua từng giai đoạn lịch sử.
- Có những việc làm phù hợp để tỏ lòng biết ơn những người phụ nữ thân yêu của mình.
b, Trò chơi : Rung chuông vàng
c, Cách chơi: 
Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con giơ lên, ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó rung được chuông vàng.
d, Câu hỏi :
- Câu 1: 	 Quyết trả nợ nước thù nhà
 Liễu đào cũng cưỡi voi ra trận tiền
Câu thơ trên gợi nhắc bạn nhớ tới ai? (Hai Bà Trưng)
- Câu 2: Loài hoa này tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn người VIỆT NAM nói chung, phụ nữ nói riêng. (Hoa sen)
- Câu 3 : Hãy nghe đoạn nhạc sau (Bài hát Mùa hoa lê – ki – ma nở) và cho biết đoạn nhạc đó nhắc đến nữ anh hùng nào? (Võ Thị Sáu)
- Câu 4 : Nữ ca sĩ có chất giọng mượt mà với tên gọi thân mật là Bống? (Hồng Nhung)
- Câu 5 : Bạn hãy nghe đoạn nhạc sau và cho biết 4 trong 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ VN là gì? (Trung hậu – Đảm đang)
- Câu 6 : Bức ảnh này chụp chân dung ai? (Nguyễn Thị Định)
- Câu 7 : 4 đức tính cần có của phụ nữ xưa. Bạn hãy cho biết đấy là gì? 
 (Công – Dung – Ngôn – Hạnh)
→ GV chốt: Phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ đã trao tặng. Ngày nay, trong thời kì hội nhập nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được truyền thống đó. Chúng ta phải yêu quý, kính trọng những người phụ nữ thân yêu, học tập tốt để bà, mẹ, cô giáo vui lòng.
*Chủ đề tháng 4: Hòa bình – Hữu nghị
a, Mục tiêu giáo dục : 
- Giúp HS biết về những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam từ đó HS có ý thức tôn trọng những nét riêng biệt của mỗi dân tộc, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
b, Trò chơi : Rung chuông vàng
c, Cách chơi: 
Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con giơ lên, ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó rung được chuông vàng.
d, Câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Đất nước Việt Nam ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống? (54 dân tộc)
- Câu hỏi 2: Quan sát hình và cho biết đây là những món ăn truyền thống của dân tộc nào? (Kinh)
- Câu hỏi 3: Hãy nghe bài hát sau(Bài hát Chiếc khăn piêu) và cho biết chiếc khăn được nhắc tới trong bài hát của dân tộc nào? (Thái)
- Câu hỏi 4: Bạn hãy cho biết đây là trang phục truyền thống của dân tộc nào? (H’mông)
- Câu hỏi 5: Xem đoạn băng sau(Đoạn băng Ngày hội đua voi) và cho biết đây là lễ hội tiêu biểu của các dân tộc vùng nào ? (Tây nguyên)
- Câu hỏi 6: Đàn tính là loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc nào?(Tày)
- Câu hỏi 7: Bạn hãy xem đoạn băng sau(Đoạn băng cách làm gốm) và cho biết đây là cách làm gốm của dân tộc nào?(Chăm)
→ GV chốt: Để đất nước Việt Nam ta có thể phát triển đàng hoàng, to đẹp, sánh vai cùng bè bạn năm châu như ngày nay chính là nhờ tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em. Đó là truyền thống tốt đẹp mà chúng ta tiếp tục phát huy.
*Chủ đề tháng 5: Thành ngữ - Tục ngữ
a, Mục tiêu giáo dục : 
Giúp học sinh được khám phá kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Từ đó giúp các em tự hào về Tiếng Việt “giàu”, thêm yêu Tiếng Việt, giữ gìn nét đẹp ngôn ngữ.
b, Trò chơi: Nhìn hình đoán chữ
c, Cách chơi:
 Lớp chia thành các nhóm từ 5-6 người. Với mỗi hình ảnh đưa ra các nhóm nhanh tay ấn chuông để đưa ra đáp án đúng thuộc chủ đề. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. Kết thức trò chơi nhóm nào nhiều điểm nhất giành chiến thắng.
d, Câu hỏi:
Đầu vôi đuôi chuột: Công việc lúc khởi đầu thì to tát nhưng kết quả thực hiện thì lại nhỏ bé thậm chí còn bị bỏ dở.
Nước mắt ngắn nước mắt dài : chỉ người mau nước mắt
Mắt nhắm mắt mở; Vội vã, hấp tấp trong trạng thái nửa thức, nửa ngủ.
Kẻ khóc người cười: trạng thái đối lập nhau của hai người trước kết quả một sự việc
Ghen tị, kèn cựa, tức tối với người được hưởng quyền lợi hơn mình.
Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.
→ GV chốt: Kho tàng thành ngữ tục ngữ Việt Nam rất giàu, chúng ta cần phải gìn giữ nét đẹp ngôn ngữ, thêm yêu Tiếng Việt.
IV.Kết quả
 Sau một thời gian áp dụng đề tài, tôi đã thu được những kết quả như sau:
Về giáo viên: Có một bộ sưu tầm các trò chơi phù hợp với chủ đề từng tháng. Chủ động linh hoạt tổ chức cho các em tham gia những trò chơi trong các tiết sinh hoạt. Mỗi tháng tôi đều lựa chọn một chủ đề phù hợp và tổ chức trò chơi cho các em vào tuần thứ ba của tháng. 
Các tiết sinh hoạt dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường hay cấp huyện tôi đều được cấp trên khen ngợi và xếp loại tốt.
 Năm học 2017 – 2018 tôi có tham gia dự thi “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống huyện Ba Vì” và đã đạt giải Ba.
Về học sinh : Học sinh rất phấn khởi và hứng thú khi tham gia tiết sinh hoạt tập thể. Hình thành cho các em khả năng tự quản, biết phối hợp giữa học tập, sinh hoạt và rèn luyện. Chất lượng học tập của lớp được nâng lên, các em tham gia tất cả các hoạt động thi đua nhiệt tình hơn, phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau.
Tôi đã lập ra những câu hỏi trắc nghiệm để điều tra mức độ yêu thích các trò chơi trong tiết sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 5A1 trường tôi. 
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
Em hãy điền dấu X vào ô trống mà em chọn
Câu 1: Em có thích tham gia trò chơi trong tiết sinh hoạt không:
Rất thích
Thích 
Bình thường
Không thích
Câu 2: Trong các trò chơi em đã tham gia, em thích trò chơi nào:
Ô chữ bí mật
Rung chuông vàng
Tìm người hiểu biết
Chiếc hộp bí mật
Đuổi hình bắt chữ
Câu 3: Em thích các trò chơi đó là vì:
Cho em thêm hiểu biết
Giúp em ôn tập kiến thức các môn học
Xây dựng tinh thần hợp tác, đoàn kết
Rèn luyện phản xạ nhanh
Trò chơi mang yếu tố bất ngờ
Kết quả cho thấy: 
Câu hỏi
Mức độ
Kết quả
Em có thích tham gia trò chơi trong tiết sinh hoạt không?
Rất thích
31HS = 84 %
Thích
4HS = 10,6%
Bình thường
2HS = 5,4%
Không thích
0
Trong các trò chơi em đã tham gia, em thích trò chơi nào
Ô chữ bí mật
28 HS
Rung chuông vàng
30 HS
Tìm người hiểu biết
16 HS
Chiếc hộp bí mật
26HS
Đuổi hình bắt chữ
37HS
Em thích các trò chơi đó là vì:
Cho em thêm hiểu biết
35 HS
Giúp em ôn tập kiến thức các môn học
37 HS
Xây dựng tinh thần hợp tác, đoàn kết
25 HS
Rèn luyện phản xạ nhanh
26HS
Trò chơi mang yếu tố bất ngờ
37HS
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ:
Học sinh tham gia trò chơi “Ô chữ bí mật” trong tiết học
Một tiết hoạt động tập thể
 Học sinh hào hứng tham gia Học sinh tham gia trò chơi
 các hoạt động trong tiết học 
 Kết quả trên đã cho thấy việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5 đã góp phần giúp học sinh học tốt các môn học khác. Đây là một đề tài có tính triển vọng khi áp dụng cho học sinh lớp 5, giúp giáo viên xây dựng được chương trình hoạt động, làm cho tiết sinh hoạt tập thể có nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5.
C. PHẦN KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Hoạt động vốn là bản tính của trẻ, do đó cần phải trả hoạt động cho chính trẻ, do chính trẻ tự tổ chức, điều khiển với sự cố vấn, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Có như thế mới giáo dục học sinh trở thành những con người làm chủ, có tri thức, có lòng nhân ái, có óc sáng tạo và sự nhạy bén trong cuộc sống; đó cũng chính là thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học.
Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là phương tiện thu hút, tập hợp, giáo dục toàn diện cho học sinh có hiệu quả nhất. Với các đặc trưng về bản chất, thể loại trò chơi chứa các yếu tố nhằm nâng cao tính tích cực hoạt động, phát triển trí tuệ, năng lực, thể chất của các em.
Tổ chức trò chơi trong các tiết Sinh hoạt tập thể tạo được bầu không khí của buổi sinh hoạt sôi nổi, thu hút được sự chú ý của các thành viên trong lớp, đồng thời tạo cho các em hứng thú hoạt động, học tập. Khi thực hiện trò chơi, ngoài việc thể hiện năng lực của bản thân, các em còn biết hợp lực với các bạn trong nhóm một cách hài hòa, hợp lý từ đó dần hình thành cho HS cách làm việc và thói quen làm việc theo nhóm – một kĩ năng sống rất cần thiết ở trẻ.
Để các trò chơi phát huy được hiệu quả GD như mục tiêu đã định trong giờ Sinh hoạt tập thể, người GV khi tổ chức cần tuân thủ theo quy trình đã thống nhất, đồng thời cần có sự sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức phù hợp, nhưng cũng cần lưu ý khi thực hiện luôn đề cao vai trò tự chủ của hoạt động, với nội dung của mỗi buổi sinh hoạt cụ thể; tuỳ vào tình hình HS của lớp, điều kiện về cơ sở vật chất... mà thay đổi HS.
 Trên đây là cách tổ chức một số trò chơi trong tiết sinh hoạt, các trò chơi này có thể áp dụng vào các tiết sinh hoạt (sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, sinh hoạt tập thể theo chủ đề), có thể vận dụng linh hoạt với các khối lớp (có thể thay đổi nội dung câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh) nhằm tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích, phát huy tính tự giác, tính tích cực của học sinh, Đặc biệt phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân học sinh. Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của trường, của lớp. Đẩy mạnh phong trào sinh hoạt văn nghệ của lớp, và phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” tạo cho học sinh thói quen sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh, thông qua tiết sinh hoạt tập thể giúp tình thầy trò xích lại gần nhau hơn, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày tỏ những điều em muốn nói. Đây cũng là đề tài giúp giáo viên có cơ hội nghiên cứu, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời giáo dục được ý nghĩa các ngày chủ điểm trong năm, giúp các em tham gia học tập và sinh hoạt một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi, và đôi khi sự động viên tinh thần của giáo viên đối với học sinh lớp 5 trong giờ sinh hoạt tập thể, cũng có thể là món quà tinh thần quý giá có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài, giúp các em phát triển và tiến bộ.
2. Khuyến nghị
Với phòng giáo dục
- Cần có hướng dẫn về nội dung cụ thể về chương trình hoạt động của giờ Sinh hoạt tập thể theo từng năm học.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, chỉ đạo hoạt động GD ngoài giờ lên lớp nói chung và giờ Sinh hoạt tập thể nói riêng cho đội ngũ tổng phụ trách và GV.
Với các cấp quản lý nhà trường Tiểu học
- Thành lập ban tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.
- Trang bị cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho hoạt động vui chơi của học sinh, đặc biệt trong giờ Sinh hoạt tập thể.
- Hỗ trợ GV về mặt kimh phí tổ chức, tạo điều kiện về thời gian.
Với tổng phụ trách đội và GV
- Tổng phụ trách: 
+ Cần lập nội dung chương trình giờ Sinh hoạt tập thể cụ thể, rõ ràng cho từng khối lớp hàng tuần, hàng tháng.
+ Cần phối hợp với GV chủ nhiệm tổ chức, đánh giá các hoạt động của HS thường xuyên, kịp thời.
GV
+ Cần quan tâm đúng mức đến vai trò của giờ Sinh hoạt tập thể.
+ Nghiên cứu, tìm tòi những trò chơi phù hợp với từng chủ điểm hoạt động.
+ Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức hoạt động.
Với trường Sư phạm
Cần giúp cho HS có thêm hiểu biết về vai trò cũng như đặc điểm của giờ Sinh hoạt tập thể trong chương trình Tiểu học.
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docSkkn_CtacCN_SonBTa.doc
Sáng Kiến Liên Quan