Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức sinh hoạt lớp sinh động, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4
- Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình.
- Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo., thì bộ môn sinh hoạt lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên., vẫn có sự khác biệt.
- Một số học sinh chưa chủ động, tích cực trong các hoạt động, còn trông chờ các bạn cùng nhóm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TÊN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP SINH ĐỘNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 LĨNH VỰC: SINH HOẠT CUỐI TUẦN TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP SINH ĐỘNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 I. TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO: 1./ Lý do chọn đề tài: Đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là ở bậc tiểu học giờ sinh hoạt là khoảng thời gian vô cùng quý báu để triển khai công việc, chấn chỉnh nền nếp, uốn nắn học sinh, khơi dậy trong các em sự thích thú, khả năng sáng tạo....và đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các em một cách tập trung và hiệu quả. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ sinh hoạt cuối tuần, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức sinh hoạt lớp sinh động, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4”. 2. Điểm mới của đề tài: Công tác chủ nhiệm lớp là làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp. Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm, góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh. Nghe qua thì ai cũng cảm thấy đề tài có vẻ như quen thuộc nhưng việc tổ chức sinh hoạt lớp là phải không ngừng đổi mới, phải đổi mới cả nội dung và phương pháp để tạo được sức hấp dẫn với học sinh. Những năm gần đây mô hình trường học mới được áp dụng khá rộng rãi và mang lại những hiệu quả tích cực. Từ đó việc tổ chức sinh hoạt lớp ở bậc tiểu học cũng được thực hiện theo mô hình này. Một trong những đặc trưng của mô hình VNEN là hoạt dộng của hội đồng tự quản. Điểm mới nổi bật trong phương pháp này là đổi mới về các hoạt động sư phạm: + Chuyển từ hoạt động chỉ đạo của giáo viên sang hoạt động tự diều khiển của học sinh. + Hoạt dộng quy mô lớp chuyển thành quy mô nhóm. + Chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường sang hoạt dộng tự giáo dục của học sinh. + Tạo diều kiện cho học sinh phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng đánh giá, nhận xét, kĩ năng phê bình và tự phê bình, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng lên kế hoạch và tổ chức hoàn thành công việc,... Về nội dung, theo chỉ đạo tiết sinh hoạt lớp ngoài các hoạt động như trò chơi tập thể, báo cáo tổng kết hoạt dộng trong tuần qua, nêu phương hướng tới còn được lồng ghép thêm hoạt động giáo dục Rèn kĩ năng sống và Đạo dức Bác Hồ góp phần làm cho nội dung sinh hoạt thêm phong phú. Cơ sở lý luận và thực tiễn: - Sinh hoạt lớp là một môn học bắt buộc. Tuy nhiên đây là một môn học có nhiều điểm khác biệt với những môn học văn hóa khác.Vì sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. - Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình... - Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo..., thì bộ môn sinh hoạt lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên..., vẫn có sự khác biệt. - Một số học sinh chưa chủ động, tích cực trong các hoạt động, còn trông chờ các bạn cùng nhóm. b) Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học sinh nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” học sinh). Biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập.Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau: - Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất. - Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen. - Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện, nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát. Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất, nhân cách. Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu b.1. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh nhằm tiết kiệm thời gian của giờ sinh hoạt vừa giúp cho các em có trách nhiệm hơn với lóp. Lớp tôi chủ nhiệm có 36 học sinh, được tổ chức 6 nhóm theo mô hình VNEN: - Nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng tự quản là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. - Phó chủ tịch HĐTQ phụ trách học tập (cùng trưởng Ban học tập): Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. - Phó chủ tịch phụ trách Văn- Thể - Mĩ: đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Theo dõi, các hoạt động văn nghệ, thế dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. - Các nhóm trưởng: Điều hành các hoạt động của nhóm. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm. - Nhóm phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ chủ tịch HĐTQ đến thành viên của lớp, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác. Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp. Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời.Với mỗi vị trí như thế sẽ làm cho giờ sinh hoạt lớp phong phú hơn. b.2 Tổ chức các trò chơi, hoạt động tập thể : Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần. Kế hoạch sinh hoạt lớp sẽ được giáo viên chủ nhiệm thông qua và thực hiện. Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. Một số trò chơi như tổ chức thi “Rung chuông vàng” giữa các nhóm với nhau, “Đường lên đỉnh Olympia” . Nội dung câu hỏi do các em tự sưu tầm và có ý kiến tham khảo các thầy cô giáo bộ môn, tổng phụ trách Đội để cho câu hỏi sát với nội dung Chủ điểm mà chống nhàm chán. Các trò chơi vận động như: Bắn Tên, đổ nước vào chai hoặc cướp cờ cũng được đan xen. Tham gia vào trò chơi giúp các em cảm thấy thoải mái vừa ôn lại kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của một tuần học tập. Giúp các em có một tâm thế thoải mái cho những giờ học tuần sau. Hoặc Trò chơi “Mong muốn, hy vọng, quan tâm”: Tất cả các HS trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. Các em HS làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến. GVCN tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các HS. Từ đó GV đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em HS.Với trò chơi này, HS được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. GV cũng có cơ hội thấu hiểu HS, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp. Có thể thay thế bằng hình thức tọa đàm, chẳng hạn: Chủ đề “Kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ” . Ôn lại lịch sử ngày 8-3 . Thi kể về những người phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kì lịch sử . Văn nghệ: Hát các bài hát về mẹ: Mỹ Linh, Thùy Trang trình bày b.3 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đạo đức Bác Hồ Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm còn phải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc đầu tư vào môn dạy của mình sao cho vừa đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ có phương pháp giáo dục hợp lý, linh hoạt, hiểu biết tâm lý học sinh. Và điều không thể thiếu là phải có tâm huyết và tình yêu thương đối với học sinh. Căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT, đồng thời thấy được tính thiết yếu của việc giáo dục này, tôi đã thiết kế các hoạt động theo sách để học sinh tự nhận ra những kĩ năng cần thiết cũng như những giá trị đạo đức: - Xây dựng quy chế hành vi giao tiếp giữa "Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò" gần gũi thân thiện, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tâm sinh lí của học sinh, thông qua các hoạt động hưởng ứng phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" để rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử, rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho. b.4 Biện pháp thứ năm: Xây dựng nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ các buổi trong tuần: Để cho các giờ sinh hoạt 15 phút thêm phong phú. Các trưởng ban phụ trách sẽ thay phiên nhau để điều hành các buổi sinh hoạt nhằm tránh nhàm chán. Kế hoạch sinh hoạt 15 phút đầu giờ được phân công theo các buổi trong tuần tránh sinh hoạt đơn điệu. Cụ thể: Thứ 2: Đọc sách báo. Để cho phong phú các loại sách thì giữa các lớp sẽ thường xuyên đổi đầu báo cho nhau. Hoặc các thành viên trong lớp sẽ tìm kiếm và cung cấp bổ sung vào thư viện sách báo của lớp. Thứ 3: Sửa bài.Các cán sự bộ môn sẽ lên bảng hướng dẫn cách làm hoặc cách giải bài. Không chép bài lên bảng để các bạn khác chép vì làm thế một số học sinh ỷ lại không làm bài ở nhà mà lên lớp chép. Thứ 4: Sinh hoạt văn nghệ. Lớp phó văn thể sẽ tập cho lớp hát các bài hát mới. Đây là một trọng trách nặng nề vì thế lớp phó văn-thể- mỹ phải thường xuyên học các bài hát mới. Thứ 5: Đố vui. Các tổ sẽ cử từng thành viên lên đọc câu đố để các bạn giải. Thứ 6: Sinh hoạt tổ.Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt theo tổ về các hoạt động trong tuần. * Tự chấm điểm: 30 điểm III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: - Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. - Nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh. - Các biện pháp này có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể tách rời hoặc bỏ đi một biện pháp nào ở trên. Chỉ khi phối hợp các biện pháp trên với nhau thì mới đem lại kết quả cao. - Nếu có điều kiện trang bị thiết bị nghe nhìn trong mỗi phòng học, hoạt động trò chơi tập thể có thể thay thế bằng hoạt động xem phim. Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. GV có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt. Các HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. GV sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống. Phương pháp này đem lại hiệu quả GD rất lớn mà GV không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với những kỹ năng sông mà GV đang lựa chọn giáo dục cho HS. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. * Tự chấm điểm: 30 điểm III. HIỆU QUẢ: Với việc vận dụng những đổi mới, sáng tạo trong khi vận dụng mô hình VNEN đã nêu trên, nề nếp tự quản của lớp tôi phụ trách được giáo viên trường, phụ huynh học sinh và ban giám hiệu ghi nhận. Tiết sinh hoạt lớp không còn nhàm chán vì thời gian kiểm điểm phê bình quá nhiều mà thay vào đó là các hoạt động vui chơi, học tập đầy vui vẻ và phấn khởi. Qua đó học sinh được hình thành các kĩ năng sống, được giáo dục những giá trị đạo đức cần thiết. Sau một thời gian thực hiện, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, nhóm. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm cán sự lớp cũng có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu giáo viên chủ nhiệm phân công các em làm bàn trưởng hoặc các nhiệm vụ đơn giản hơn để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn. * Tự chấm điểm: 40 điểm
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem lop 4_12762294.doc