Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9

Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do

đó, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề được quan tâm hàng đầu để đáp ứng

ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Văn

Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách

hàng đầu, phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến

thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với

hành, lí luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trọng tâm là “ . đổi mới căn bản và toàn diện

giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới tạo

ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, làm cho

giáo dục đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công

cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức

thiết của toàn xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.

Để đáp ứng yêu cầu trên của xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới phương pháp

giáo dục để đào tạo thế hệ kế cận là những con người lao động tự chủ, sáng tạo,

có kỷ luật, có kỹ thuật. Đảng ta coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nay

lại càng được nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn, đặc biệt là phương hướng có

tính chiến lược nhằm tạo ra một động lực cho những thay đổi căn bản và toàn

diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tới. Nghị quyết Trung ương 4 khóa

VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết

hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu

khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng các phương pháp giáo dục hiện

đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

pdf20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m C. dd HCl D. H2O 
Câu 11: Cho 1,6 gam bột CuO tác dụng với 100 gam dd H2SO4 nồng độ 20%. 
Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc? 
A. 17,9% và 31% B. 19,8% và 31% C. 28% và 17,1% D. 31.5% và 17,36% 
Câu 12: Cho các nhóm công thức oxit sau, nhóm công thức nào viết đúng? 
 A. CuO, H2O, Fe2O3. B. Ba2O, H2O, FeO 
C. MgO, K2O, Al2O D. Si2O, CaO2, Ag2O 
Câu 13: Nitơ có hóa trị V trong một số hợp chất. Công thức nào sau đây phù 
hợp với hóa trị trên? 
A. N2O3 B. N2O5 C. NO2 D. NO5 
Câu 14: Trong 4,48 lít khí sunfurơ ở đktc có bao nhiêu mol khí SO2? 
A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol 
Câu 15: Trong 3,36 dm
3
 khí oxi ở đktc có bao nhiêu gam khí O2? 
A. 1,6 gam B. 2,4 gam C. 3,2 gam D. 4,8 gam 
Câu 16: KHối lượng của 15.1023 phân tử CuO là bao nhiêu gam? 
A. 100 gam B. 200 gam C. 300 gam D. 400 gam 
Câu 17: Tỷ khối hơi của chất khí A so với khí CH4 bằng 4. Hỏi A là chất khí 
nào trong các chất khí sau? 
A. NO B. NO2 C. SO2 D. CO2 
Câu 18: Một oxit sắt chứa 70% sắt theo khối lượng. Công thức nào là phù hợp? 
A. FeO B. Fe3O2 C. Fe2O3 D. Fe3O4 
Câu 19: Thành phần % của nguyên tố Al trong hợp chất Al2O3 là bao nhiêu? 
A. 27% B. 52,94% C. 54% D. 64,47% 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
9 
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam quặng pirit sắt (FeS2) trong bình chứa khí 
oxi dư thu đước Fe2O3 và SO2. Tính khối lượng Fe2O3 và thể tích SO2 (đktc)? 
A. 4 gam và 2,24 lít B. 5 gam và 1,12 lít C. 3 gam và 2,24 lít D. 4 gam và 3,36 lít 
Câu 21: Một loại quặng chứa 92% Fe2O3 được dùng để điều chế sắt. Nếu dùng 
CO để khử hoàn toàn 1,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là bao nhiêu? 
A. 0,966 tấn B. 1 tấn C. 1,966 tấn D. 2 tấn 
Câu 22: Khi phân tích một oxit sắt thấy cứ 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 
phần khối lượng oxi. Hỏi đâu là công thức của oxit sắt trên? 
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe3O2 
Câu 23: Cho các oxit sau CaO, P2O5, SO2, NO, Al2O3, SiO2, FeO, Na2O, CO, 
BaO, K2O, SO3, ZnO, CuO. Số oxit tác dụng được với nước là mấy? 
A. 2 B. 4 C. 7 D. 9 
Câu 24: Cho các oxit sau CaO, P2O5, SO2, NO, Al2O3, SiO2, FeO, Na2O, CO, 
BaO, K2O, SO3, ZnO, CuO. Số oxit tác dụng được với nước tạo thành dung dịch 
bazơ là mấy? 
A. 2 B. 4 C. 7 D. 9 
Câu 25: Khí lưu huỳnh đi oxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? 
A. Na2SO4 và CuCl2 B. K2SO3 và H2SO4 C. K2SO4 và HCl D. Na2SO3 và NaCl 
2. Kết quả khảo sát và kết luận sơ bộ trước tác động 
* Kết quả: 
Lớp Sĩ số 0 -> 3 3 -> 5 5 -> 6,5 6,5 -> 8 8 -> 10 
 SL % SL % SL % SL % SL % 
9C 37 3 8,1 6 16,2 16 43,2 9 24,3 3 8,1 
9D 33 2 6,1 7 21,2 13 39,4 8 24,2 3 9,1 
* Kết luận sơ bộ trước tác động: 
- Sự chênh lệch kết quả kiểm tra trước tác động của hai lớp không cao, chênh 
lệch ở mỗi thang điểm giữa hai lớp không quá 5%, tỉ lệ học sinh yếu và trung 
bình ở hai lớp thể hiện rõ rệt nhất ( 9D có tỉ lệ học sinh yếu cao hơn và học sinh 
trung bình thấp hơn 9C). 
- Chất lượng học tập môn hóa của hai lớp còn thấp, năng lực giải quyết vấn đề 
của học sinh chưa hình thành các bước giải quyết vấn từ thấp đến cao. Do đó, 
giáo viên cần hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình 
dạy học và có biện pháp hình thành từng bước năng lực giải quyết vấn đề một 
cách sáng tạo từ thấp đến cao thông qua việc sáng tạo ra phương pháp dạy học 
mới có hiệu quả. 
- Thiết kế nghiên cứu: 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
10 
Lớp Tác động 
9D 
(thực nghiệm) 
Tổ chức học sinh học tập theo nhóm với các kỹ thuật dạy học 
hiện đại khác nhau tùy thuộc vào nội dung từng bài dạy. 
9C 
(đối chứng) 
Dạy theo phương pháp đặc thù bộ môn với lối dạy thuyết trình, 
vấn đáp. 
3. Các giải pháp thực hiện 
 3.1. Xác định rõ vai trò của việc tổ chức học tập theo nhóm. 
- Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ hội phát 
biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu phát hiện kiến thức mới, 
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tìm 
hiểu, khám phá những nội dung kiến thức và kỹ năng mới của bài học. 
- Học tập theo nhóm giúp khắc phục nhược điểm của hình thức học tập cá nhân, 
giúp phát triển tình bạn, tăng ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần tương 
trợ và thể hiện năng lực cá nhân một cách tự nhiên. 
- Học tập theo nhóm tạo điệu kiện phát huy được tính tích cực, chủ động sáng 
tạo của học sinh, kỹ năng vận dụng sáng tạo khi giải thích các hiện tượng trong 
thực tế cuộc sống và sản xuất, bồi dưỡng khả năng tự học, tạo điều kiện cho học 
sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 
3.2. Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề để tăng cơ hội cho học sinh học tập 
theo nhóm có hiệu quả. 
 Công việc lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài dạy, dự kiến các hoạt động tổ 
chức trong giờ học là công việc hết sức quan trọng, người giáo viên sẽ xác định 
rõ định hướng đổi mới phương pháp dạy học qua kế hoạch dạy học và giáo án 
dạy học. Giáo viên xác định rõ việc đưa hoạt động nhóm vào mục nào của bài 
học, cách thức tổ chức, hình thức hoạt động nhóm nào phù hợp với nội dung bài 
học. Từ đó, giáo viên xác định thời gian, mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ 
cần đạt ... với mỗi hoạt động của nhóm của học sinh. Trong quá trình tổ chức 
hoạt động nhóm, giáo viên cần linh hoạt trong tổ chức, điều khiển học sinh hoạt 
động, khai thác và tận dụng triệt để các nguồn thông tin từ thí nghiệm, phương 
tiện trực quan, hiện tượng thực tế để hình thành tình huống có vấn đề cho học 
sinh giải quyết đạt kết quả tốt nhất. 
 Theo cấu trúc và nội dung chương trình hóa học 9, nhóm chuyên môn thảo 
luận và xây dựng một số chủ đề dạy học cụ thể như sau: 
- Chương 1 có chủ đề “ Oxit – phân loại oxit” được thực hiện trong 3 tiết, cụ thể 
là tiết 2 đến 4 theo phân phối chương trình. 
- Chương 2 có chủ đề “ Kim loại, hợp kim và sự ăn mòn kim loại” được thực 
hiện trong 4 tiết, cụ thể là tiết 24 đến 27 theo phân phối chương trình. 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
11 
- Chương 3 có chủ đề “ Clo - ứng dụng của clo với cuộc sống” được thực hiện 
trong 2 tiết, cụ thể là tiết 31, 32 theo phân phối chương trình. 
- Chương 5 có chủ đề “ rượu và axit hữu cơ” được thực hiện trong 2 tiết, cụ thể 
là tiết 54, 55 theo phân phối chương trình. 
3.3. Soạn giáo án theo chủ đề, chú ý tạo các tình huống học tập mà học sinh 
phải thực hiện theo nhóm. 
 Ví dụ 1: Phân loại oxit dựa vào tính chất hóa học của oxit: 
- Phiếu học tập: 
CTHH Tên gọi Phân loại Phân tử khối 
CaO 
 Lưu huỳnh trioxit 
Al2O3 
 Đi phốt pho penta oxit 
Fe2O3 
Na2O 
 Cacbon mono oxit 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập ( 3 phút). 
 Ví dụ 2: Hoạt động nhóm nghiên cứu tính chất chung của axit qua thí nghiệm 
H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 và NaOH. 
- tổ chức hoạt động nhóm: 
Các thành viên Nhiệm vụ 
Nhóm trưởng - Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo các thành viên trong nhóm tiến 
hành thí nghiệm, quan sát, thảo luận, rút ra nhận xét. 
- Báo cáo kết quả nhóm. 
Thư ký Ghi kết quả báo cáo sau thảo luận của các thành viên. 
Các thành viên - Tiến hành thí nghiệm: 
1. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. 
2. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm chứa dd NaOH. 
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở từng thí nghiệm, nhận xét, viết 
PTHH của phản ứng xảy ra (nếu có). 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và điền kết quả vào phiếu 
học tập sau: 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
12 
Thí nghiệm Hiện tượng, nhận xét Phương trình hóa học 
1. H2SO4 loãng 
tác dụng với 
Cu(OH)2. 
2. H2SO4 loãng 
tác dụng với dd 
NaOH có vài giọt 
phenolphtalein 
Nhận xét chung 
- Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, hoàn thành phiếu học tập và 
báo cáo trước lớp. 
 Ví dụ 3: Chỉ dùng duy nhất một hóa chất, hãy nhận biết các dung dịch đựng 
trong các lọ mất nhãn sau: (NH4)2CO3, FeCl2, Fe(NO3)3, CuSO4, ZnSO4, 
Na2CO3? Viết các phương trình hóa học xảy ra? 
- Mục đích thảo luận nhóm: Bài tập nhằm củng cố kiến thức về bazơ, tạo điều 
kiện cho học sinh trong một nhóm trao đổi kinh nghiệm làm bài tập nhận biết, 
trao đổi về dấu hiệu các phản ứng hóa học xảy ra, từ đó các em trong nhóm 
được mở rộng và ghi nhớ kiến thức. Bài tập trên cũng có tác dụng rèn luyện kỹ 
năng viết và cân bằng phương trình hóa học cho các học sinh trong nhóm. 
- Các bước tiến hành và tổ chức của nhóm học sinh: 
Các thành viên Nhiệm vụ 
Nhóm trưởng - Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo các thành viên trong nhóm 
thảo luận. 
- Báo cáo kết quả nhóm. 
Thư ký Ghi kết quả báo cáo sau thảo luận của các thành viên. 
Các thành viên - Thảo luận tìm ra hóa chất dùng để nhận biết, các dấu hiệu 
nhận biết có thể có, các phương trình hóa học xảy ra. 
- Viết ra các dấu hiệu, các phương trình hóa học, chỉnh sửa và 
thống nhất nội dung trong báo cáo thư ký ghi chép. 
 Ví dụ 4: Nhóm học sinh trình bày sản phẩm nghiên cứu bài học ở nhà. 
Dưới đây là một sản hẩm của nhóm học sinh khi nghiên cứu chủ đề: “Cacbon, 
các oxit của cacbon với cuộc sống”. 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
13 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
14 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
15 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
16 
3.4. Một số cách tổ chức học sinh học tập theo nhóm. 
- Giao nhóm học sinh nghiên cứu bài học ở nhà: Chuẩn bị đồ dùng học tập cho 
tiết học mới; báo cáo kết quả làm bài tập nhóm ở nhà bằng powpoint; báo cáo 
kết quả nghiên cứu bài mới bằng thuyết trình kết hợp mẫu vật, sơ đồ, thí 
nghiệm, powpoint; ... 
- Tổ chức nhóm học sinh làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm trên lớp. 
- Tổ chức nhóm học sinh làm bài tập nhóm củng cố bài trên lớp. 
- Tổ chức nhóm học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội 
dung bài học. 
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 
1. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập : 
- Sau khi tác động, tôi thường dùng bài kiểm tra 5 phút cuối giờ học để kiểm kết 
quả đạt được. Giáo viên cũng ghi lại quan sát, nhận xét của mình để rút kinh 
nghiệm sau mỗi giờ học. Một số bài kiểm tra ngắn được tiến hành cuối giờ học 
như sau: 
+ Bài “ tính chất hóa học của bazơ” tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 5 phút cuối 
giờ với đề bài sau: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 
0,5M. Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím chuyển sang 
màu gì? 
+ Bài “ tính chất hóa học của muối” tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 5 phút 
cuối giờ với đề bài sau: Hãy nối mỗi cặp chất ở cột (B) vào chỗ trống của mỗi sơ 
đồ phản ứng ở cột (A) để tạo thành sơ đồ phản ứng đúng? 
Cột A Nối Cột B 
A1, ..... + ..... CaCO3 + NaCl 
A2, ..... + ..... ZnS + KNO3 
A3, ..... + ..... Ca3(PO4)2 + NaNO3 
A4, ..... + ..... BaSO4 + MgCl2 
A5, ..... + ..... CaCO3 + NaHCO3 
 B1, BaCl2 + MgSO4 
B2, Ca(NO3)2 + Na3PO4 
B3, Na2CO3 + CaCl2 
B4, Zn(NO3)2 + K2S 
B5, Ca(HCO3)2 + Na2CO3 
B6, CuSO4 + H2S 
- Xây dựng và tiến hành kiểm tra cuối chương, giữa học kì, cuối học kì để kiểm 
tra toàn diện hơn tính hiệu quả của tác động. 
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của bazơ không tan là tính chất nào? 
A. Làm giấy quỳ tím chuyển xanh. B. Tác dụng với oxit axit. 
C. Bị nhiệt phân hủy. D. Tác dụng với dung dịch muối. 
Câu 2: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong một dung dịch? 
A. NaOH và HCl. B. NaHCO3 và Ca(OH)2. 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
17 
C. KCl và AgNO3. D. Na2CO3 và NaOH. 
Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra khi cho dd BaCl2 tác dụng với dd Na2SO4? 
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Xuất hiện kết tủa màu xanh. 
C. Không có hiện tượng gì. D. Có kết tủa màu đỏ. 
Câu 4: Đâu là sản phẩm của phản ứng AgNO3 tác dụng với HCl? 
A. H2O B. AgCl C. NaOH D. H2 
Câu 5: Ở 200C, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Hỏi hòa tan bao nhiêu gam muối 
này vào 80 gam nước để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó? 
A. 7 gam B. 8,88 gam C. 6,88 gam D. 10 gam 
Câu 6: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: K2SO4, KOH, NaCl, H2SO4, 
Ba(OH)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? 
A. Dung dịch AgNO3. B.Dung dịch Ba(NO3)2. 
C. Giấy quỳ tím. D.Dung dịch Na2CO3. 
Câu 7: Hòa tan 20,7 gam kim loại kiềm (R) vào nước dư thì thu được 10,08 lít 
khí H2 (đktc). Hỏi kim loại đem dùng là kim loại nào? 
A. Liti (Li) B. Kali (K) C. Natri (Na) D. Rubidi (Rb) 
Câu 8: Cho 12 gam Ca phản ứng với 7,84 dm3 khí Cl2 (đktc) thu được 26,64 
gam CaCl2. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? 
A. 80% B. 85% C. 90% D. 95% 
Câu 9: Có bao nhiêu kim loại dưới đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: 
Al, Fe, Na, Mg, Ba, Cu, K, Ag, Pb, Ca? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 10: Một bạn học sinh nhúng một thanh kẽm lần lượt vào 4 lọ chứa dung 
dịch muối. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng? 
A. Zn + Al(NO3)3 B. Zn + FeSO4 C. Zn + MgSO4 D. Zn + Na2SO4 
Câu 11: Hãy chỉ ra một hệ số sai trong phương trình phản ứng sau: 
 8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 6N2O + 15H2O 
A. 8 B. 30 C. 6 D. 15 
Câu 12: (X) là một quặng hematit chứa 70% Fe2O3. KHối lượng sắt có thể điều 
chế từ 1 tấn quặng (X) là bao nhiêu? 
A. 0,49 tấn B. 0,7 tấn C. 0,78 tấn D. 0,88 tấn 
Câu 13: Thể tích khí N2 chiếm bởi 280 g nitơ ở đktc là bao nhiêu lít? 
A. 112 lít B. 224 lít C. 336 lít D. 448 lít 
Câu 14: R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức chung 
là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. Nguyên tố R là nguyên tố nào dưới đây? 
A. Cacbon B. Nitơ C. Photpho D. Lưu huỳnh 
Câu 15: Dãy nguyên tố hóa học nào dưới đây gồm toàn các nguyên tố phi kim? 
A. P, Fe, Ag, S. B. H, K, Mg, C. 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
18 
C. P, C, Cl, S. D. K, Al, Na, Cu. 
Câu 16: Dùng một thuốc thử nào dưới đây để nhận biết các khí Cl2, O2, HCl? 
A. Giấy quỳ tím khô. B. Giấy quỳ tím ẩm. 
C. Que đóm còn than hồng. D. Giấy tẩm dd phenolphtalein. 
Câu 17: Nếu lấy số mol KMnO4 và MnO2 như nhau cho tác dụng với axit HCl 
đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn? 
A. KMnO4 B. MnO2 
C. Hai chất cho clo như nhau. D. Không xác định được. 
Câu 18: Sục CO2 vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Hỏi dung dịch sau đó có 
màu gì? 
A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không màu 
Câu 19: Trong bốn hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước giaven? 
A. NaCl, NaClO, H2O B. NaCl, NaClO2, H2O 
C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O 
Câu 20: Dẫn từ từ khí H2 qua hỗn hợp FeO và ZnO nung nóng để phản ứng xảy 
ra hoàn toàn thì dùng vừa hết 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu 
được cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thể tích khí H2 (đktc) thu 
được là bao nhiêu? 
A. 3,36 lít B. 5,6 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít 
Câu 21: Cho a gam hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 
loãng thu được 5,6 lít NO (đktc). Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp này tác 
dụng với dung dịch HCl thu được 7,84 lít H2 (đktc). Giá trị của a đêm dùng là 
bao nhiêu? 
A. 11,25 gam B. 12,4 gam C. 13,6 gam D. 16,75 gam 
Câu 22: Để phòng độc CO người ta dùng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây? 
A. CuO và MnO2 B. CuO và Fe2O3 C. CuO và MgO D. Than hoạt tính 
Câu 23: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 ta dùng chất nào sau đây? 
A. dd Br2 B. dd NaOH C. dd Ca(OH)2 D. dd KNO3 
Câu 24: Có 4 chất rắn NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp 
chất nào dưới đây để nhận biết? 
A. H2O và AgNO3 B. H2O và CO2 C. H2O và NaOH D. H2O và BaCl2 
Câu 25: Na2CO3 có lẫn NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất? 
A. Nung B. Hòa tan vào nước rồi lọc. 
C. Cho tác dụng với dd HCl, cô cạn. D. Trung hòa bằng dd NaOH dư, cô cạn. 
2. Phân tích dữ liệu và nhận xét kết quả qua các lần kiểm tra như sau: 
- So sánh kết quả trước và sau tác động ở lớp đối chứng: 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
19 
9C – 37 HS 0 -> 3 3 -> 5 5 -> 6,5 6,5 -> 8 8 -> 10 
( đối chứng) SL % SL % SL % SL % SL % 
Đầu năm 3 8,1 6 16,2 16 43,2 9 24,3 3 8,1 
Cuối kì I 3 8,1 4 10,8 12 32,4 14 37,8 4 10,8 
Tăng+/giảm- 0 0 -2 -5,4 -4 -9,8 +5 +12,5 +1 +1,3 
- So sánh kết quả trước và sau tác động ở lớp thực nghiệm: 
9C – 33 HS 0 -> 3 3 -> 5 5 -> 6,5 6,5 -> 8 8 -> 10 
 thực nghiệm SL % SL % SL % SL % SL % 
Đầu năm 2 6,1 7 21,2 13 39,4 8 24,2 3 9,1 
Cuối kì I 0 0 4 12,1 9 27,3 14 42,4 6 18,2 
Tăng+/giảm- -2 -6,1 -3 -9,1 -4 -12,1 +6 +18,2 +3 +9,1 
- So sánh giữa lớp thực nhiệm và lớp đối chứng: 
+ Lớp đối chứng có tỉ lệ học sinh trung bình và yếu giảm nhưng vẫn ở mức giảm 
dưới 10%, tỉ lệ học sinh giỏi tăng nhẹ, học sinh khá tăng nhiều nhất là 12,5%. 
+ Lớp thực nghiệm có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng môn học sau tác 
động. Cụ thể, lớp đã xóa sổ được số học sinh kém, học sinh trung bình và yếu 
giảm tương đối cao ( số học sinh yếu giảm gần một nửa, học sinh trung bình 
giảm 1/3). Số học sinh khá và giỏi tăng gần gấp đôi, học sinh khá tăng từ 24,2% 
lên 42,4%, học sinh giỏi tăng từ 9,1% lên 18,9%. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
 Sự chênh lệch kết quả học tập ở hai lớp không phải là kết quả ngẫu nhiên mà 
là kết quả tác động khác nhau vào quá trình nhận thức của học sinh. Học sinh 
được học theo phương pháp dạy học tích cực, chú trọng việc tổ chức học sinh 
học tập theo nhóm có hiệu quả giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập. Các em 
có cơ hội trao đổi và rút kinh nghiệm cho quá trình tiếp thu kiến thức mới, từ đó 
hình thành năng lực tự học sáng tạo, tiếp thu kiến thức một cách chủ động và 
thoải mái. 
2. KHUYẾN NGHỊ 
- Theo tôi, mỗi giáo viên cần có lòng say mê với nghề nghiệp của mình, tích cực 
tìm tòi, nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn để việc dạy học đạt 
hiệu quả cao hơn. Mỗi giáo viên cần có ý thức tự học, tự trau rồi kiến thức 
chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp nhằm nâng cao nghiệp 
vụ bản thân. 
- Với mỗi nhà trường, ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa tới việc chỉ đạo và 
thực hiện triển khai phong trào dạy tốt – học tốt, chú trọng đổi mới phương pháp 
theo yêu cầu của chương trình và nền kinh tế - xã hội. Nhà trường cần đầu tư 
Kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả trong môn Hóa học 9 
20 
thêm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các phòng học giúp quá trình đổi 
mới phương pháp của giáo viên thuận lợi hơn. 
- Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục nên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng phương 
pháp dạy học mới, tổ chức các buổi giao lưu chuyên môn giữa các trường để 
giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp đạt hiệu 
quả cao. Đề thi HSG hay GVG cần tăng cường hơn nữa những câu hỏi liên quan 
đến kĩ năng liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề 
nảy sinh trong thực tế cuộc sống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Đặng Văn Đức (chủ biên), Phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tích 
cực, NXB Đại học Sư phạm, 2006. 
2) Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học Hóa học (Phần đại cương), Sách Cao 
đẳng Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, 2006. 
3) Đặng Văn Đức, Thiết kế các môđun Giáo dục môi trường qua khai thác 
sách giáo khoa Hóa học, NXB Đại học Sư phạm, 2006. 
4) Đặng Văn Đức, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên 
THPT về đổi mới phương pháp dạy học Hóa học, NXB Giáo dục, 2006. 
5) Đặng Văn Đức và những người khác, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 
THCS (quyển 1 và quyển 2), 2006. 
9) Sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 9 và một số tài liệu tham khảo khác. 
Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: 
Tôi xin cam đoan sáng kiến của tôi là kinh nghiệm được tôi đúc kết trong quá 
trình giảng dạy môn Hóa học 9 tại nhà trường, chưa công khai trong văn bản, 
sách báo nào, không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng . 
 Ngày 25 tháng 3 năm 2019. 
 Người viết sáng kiến 

File đính kèm:

  • pdfkinh-nghiem-to-chuc-hs-hoc-tap-theo-nhom-co-hieu-qua-trong-mon-hoa-hoc-9.pdf
Sáng Kiến Liên Quan