Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số phát triển một cách nhanh chóng. Học sinh của chúng ta bị bao vây bởi thế giới của công nghệ hiện đại. Có rất nhiều điều hấp dẫn trong thế giới số khiến cho học sinh đôi khi không còn cảm thấy say mê, hứng thú với các môn học trong nhà trường, đặc biệt là Ngữ văn – môn học đòi hỏi cao về cả về khả năng tư duy, khả năng liên tưởng, tưởng tượng cũng như diễn đạt.
Trong một thời đại mà sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, từng ngày, từng giờ, yêu cầu của chính người học, của xã hội, của ngành đối với giáo viên càng cao hơn lúc nào hết. Việc đổi mới về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học trở thành vấn đề cấp thiết. Mỗi giáo viên chắc chắn đều ý thức được việc cần thiết phải thay đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự xoay sở và thử nghiệm bao giờ cũng mất rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi phải nếm trải nhiều thất bại trên con đường tìm kiếm phương pháp dạy học mới.
Từ thực tế giảng dạy đó, chúng tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản, người giáo viên ngoài việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực còn phải có phương pháp gây hứng thú cho học Sinh, tạo niềm yêu thích văn học, từ đó giúp các em thâm nhập sâu vào tác phẩm, tự phát hiện những nét đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm. Qua đó góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình.
Như vậy, để tìm kiếm con đường mới trong việc giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nên những tiết học hấp dẫn, phát triển năng lực của học sinh và để phát huy tinh thần cộng tác, huy động trí tuệ của tập thể thì việc đổi mới phương pháp dạy học chính là vấn đề quan trọng nhất, là gốc rễ để giải quyết vấn đề đổi mới trong giáo dục.
liên quan đến di sản cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, qua đó trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt. Điều đó góp phần không nhỏ vào chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như công tác phát triển du lịch. - Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bởi một khi học sinh có ý thức bảo tồn di sản văn hóa thì nhận thức về việc giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cũng được nâng cao. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. Theo "Nguồn Bộ Tài Nguyên Môi Trường", chúng ta phải bỏ ra một nguồn vốn không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán hàng năm dành riêng cho công tác bảo vệ môi trường. - Thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy, khá nhiều học sinh bộc lộ rõ năng lực, sở trường của các em: năng lực thu thập, tìm kiếm thông tin; năng lực thiết kế, dàn dựng và xử lí hình ảnh; nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh;...Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy rõ nhất ở các em học sinh là khả năng viết một bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử thuyết phục người nghe bằng chính niềm đam mê và sự hiểu biết của các em. Điều này đã gợi ý cho chúng tôi trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho các em. 2. Hiệu quả xã hội - Di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy... Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa, di tích lịch sử bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm sự tinh túy các di sản văn hóa. Do đó, thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã góp phần bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.Việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản văn, di tích lịch sử góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc. - Di sản văn hóa, di tích lịch sử là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc. Giáo dục ý thức và trách nhiệm về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thông qua các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo, có thể áp dụng vào hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên và học sinh sau khi áp dụng đề tài này vào công việc dạy và học đã rất ấn tượng, thích thú và mong muốn được mở rộng, phát triển hơn nữa đề tài này để có thể áp dụng vào nhiều các phần nội dung kiến thức ớ các khối lớp học khác nhau. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng - Điều kiện về cơ sở vật chất: Nhà trường phải có phòng học chung với không gian và trang thiết bị phù hợp để HS chuẩn bị và trình bày sản phẩm. - Điều kiện về con người: + Về phía giáo viên: Để sáng kiến của của chúng tôi có thể được đưa vào áp dụng trong thực tế thì trước hết giáo viên cần phải năng động, tích cực, dám mạnh dạn đổi mới, có hiểu biết vững vàng về việc tổ chức dạy học theo chủ đề, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS. Giáo viên cũng cần có năng lực về công nghệ thông tin, phải thực sự khơi dậy được hứng thú cho học sinh, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh cụ thể, rõ ràng. - Về phía học sinh: Vì đây là một bài học trải nghiệm, sáng tạo, học sinh phải tự đi lấy tư liệu thực tế, tự quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint nên các em phải có đủ thiết bị cần thiết(máy tính, máy quay phim, chụp ảnh hoặc điện thoại di động thông minh)...Hs cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình học tập cũng như việc tiếp nhận những nội dung kiến thức mới. - Chúng tôi cũng rất mong nhận được kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để sáng kiến của chúng tôi được áp dụng rộng rãi trong thực tế. 2. Khả năng áp dụng. - Đề tài sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi với mọi giáo viên và ở nhiều cấp học. - Đặc biệt sáng kiến của chúng tôi rất phù hợp với những tiết học trải nghiêm, ngoại khóa: +Về mặt nội dung: Sáng kiến của chúng tôi rất khả thi với tiết dạy học trải nghiệm của môn ngữ văn, cụ thể là tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. + Về mặt phương pháp: Sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi trong trường phổ thông đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân bởi đó cũng là các môn học cần có sự trải nghiệm thực tế. Và trên hết, qua trải nghiệm ấy tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa quý báu của cha ông sẽ thấm nhuần một cách tự nhiên vào tâm hồn của các em. Điều đó còn quý giá, có ý nghĩa và hiệu quả hơn những lời thuyết giảng suông. + Về thời gian: Sự linh hoạt của chủ đề cho phép HS chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các em không cần phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện mà cơ bản là lên kế hoạch hợp lý và xử lý thông tin phù hợp. Việc thực hiện chủ đề cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa làm việc trên lớp với hoạt động ngoài giờ, giữa làm việc theo nhóm với hoạt động cá nhân. - Sáng kiến của chúng tôi còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hóa, trong các hoạt động thăm quan, du lịch của các tổ chức, cá nhân. - Trên thực tế, sáng kiến của chúng tôi đã được áp dụng ngay tại cơ sở dưới ba hình thức: + Cho học sinh trải nghiệm sáng tạo. Các em tự phân nhóm, tự bầu nhóm trưởng, tự chọ đề tài sau đó các nhóm đi lấy tư liệu thực tế tại khu di tích cố đô Hoa Lư. Các em đã tự dàn dựng chương trình, quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint. Khi các em quay trở về lớp, giáo viên xem xét thành quả hoạt động của các em và nhận xét, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm. + Tổ chức cho học sinh học một tiết học trải nghiệm ngay tại đền thờ Nguyễn Công Trứ (Áp dụng cho bài Bài ca ngất ngưởng). Trong tiết học trải nghiệm này, chúng tôi nhận thấy các em rất say mê, hào hứng. Rất nhiều em đã thể hiện khá tốt kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng soạn thảo văn bản, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là kĩ năng, năng lực viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn. Qua tiết học trải nghiệm, học sinh thực sự được phát huy tính tích cực chủ động của các em. + Tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề cho các em. Chúng tôi đã đưa các em đến thăm khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ , các em được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về toàn khu di tích, các em được trải nghiệm, từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về những trang sử vẻ vang của cha ông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa quý báu của quê hương. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, cả ba hoạt động trên đây đều mang lại hiệu quả rất thiết thực. Hoạt động 1(cho học sinh trải nghiệm sáng tạo) ít tốn kém kinh phí hơn nhưng vẫn phát huy được năng lực tìm tòi, sáng tạo của các em. Hoạt động 2 và 3( tổ chức dạy học trải nghiệm ngay tại khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ và tổ chức ngoại khóa, chuyên đề) tuy có tốn kém kinh phí nhưng mang lại hiệu quả cao bởi các em được trực tiếp quan sát, trải nghiệm, được "sống" cùng không gian văn hóa của khu di tích, được trở về với quá khứ lịch sử của cha ông chứ không phải chỉ là hiểu biết qua lí thuyết, sách vở. 3. Kết quả thực nghiệm Sau tiết học, giáo viên tiến hành cho HS của lớp đã học theo chủ đề và HS của lớp không học theo chủ đề làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả cụ thể như sau: Lớp dạy học thực nghiệm: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 (%) Điểm từ 5-8 (%) Điểm trên 8 (%) 11A 40 0 25 (62,5%) 15 (39,5%) Lớp không dạy học thực nghiệm: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 (%) Điểm từ 5-8 (%) Điểm trên 8 (%) 11M 40 5 (12,5%) 30 (75%) 5 (12,5%) Từ kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy học theo chủ đề như trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất cần thiết cho học sinh. V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. Để sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: - Về phía học sinh: Các em cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, tránh học chay, học vẹt, thụ động... - Về phía giáo viên: Giáo viên cần khơi dậy cho các em niềm hứng thú, say mê trong học tập bằng việc đổi mới phương pháp, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Điều mà mỗi giáo viên thu hút được học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, nghiên cứu cho các em chính là cái Tâm và khả năng sư phạm của mình. - Về phía tổ nhóm chuyên môn: Tích cực đổi mới hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài dạy, mạnh dạn giao việc cho giáo viên, chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy- học. - Về phía các cấp quản lí: + Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoạt động chuyên môn trong nhà trường. + Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. + Sở giáo dục và Đào tạo thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả( tổ chức hội thảo, chuyên đề bằng những tiết dạy cụ thể để giáo viên các trường tham dự, học tập)... III. PHẦN KẾT LUẬN. Những kinh nghiệm nhỏ trên đây chúng tôi đã áp dụng cho đối tượng là học sinh Trung học. Về mặt kiến thức, nó hoàn toàn phù hợp với trình độ giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm. Về mặt phương pháp, xuất phát từ phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Về ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng lòng say mê, yêu thích môn học, biết khám phá, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho học sinh. Sáng kiến của chúng tôi có thể còn những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp. Phụ lục 1: DANH SÁCH HỌC SINH CÁC NHÓM NHÓM 1 STT Họ và tên Ghi chú 1 Đỗ Hữu Toàn Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Hải Duyên Thư kí 3 Trịnh Thị Quỳnh 4 Mai Thành Long 5 Nguyễn Thành Trung 6 Lê Thị Ngọc Minh 7 Phạm Thị Trang Nhung NHÓM 2 STT Họ và tên Ghi chú 1 Lê Thùy Dương Nhóm trưởng 2 Vũ Thị Hoa Thư kí 3 Trần Minh Ngọc 4 Phạm Quang Linh 5 Nguyễn Minh Quang 6 Nguyễn Đức Lương 7 Đinh Xuân Linh NHÓM 3 STT Họ và tên Ghi chú 1 Lê Quang Minh Nhóm trưởng 2 Phạm Thị Ngân Thư kí 3 Mai Tùng Lâm 4 Lê Thị Ngọc Minh 5 Trần Hùng Mạnh 6 Bùi Huỳnh Điệp 7 Phạm Tiến Cương NHÓM 4 STT Họ và tên Ghi chú 1 Đỗ Tú Tài Nhóm trưởng 2 Phạm Mạnh Tài Thư kí 3 Phạm Hoàng Đạt 4 Nguyễn Phú Lâm 5 Phạm Nhật Linh 6 Nguyễn Trần Thị Hoa NHÓM 5 STT Họ và tên Ghi chú 1 Bùi Thị Vân Anh Nhóm trưởng 2 Nguyễn Lan Phương 3 Tống Phương Anh 4 Lê Thị Tố Uyên Thư kí 5 Phạm Mạnh Hải 6 Nguyễn Thành Trung 7 Vũ Trường Phúc NHÓM 6 STT Họ và tên Ghi chú 1 Nguyễn Hạnh Trang Nhóm trưởng 2 Trần Thu Hà 3 Nguyễn Thị Vân Anh 4 Giang Quốc Hoàn Thư kí 5 Phạm Thành Trung 6 Nguyễn Thị Hằng Phụ lục 2: Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Hãy kể tên những tác phẩm ca trù mà em biết ? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 2: Ca trù còn có tên gọi nào khác? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3: Chức năng chung của hát ca trù là gì ? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Những hiểu biết của e về từ Ngất ngưởng trong bài thơ? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 2: Em có nhận xét gì về cá tính độc đáo của nhà thơ Nguyễn Công Trứ qua tác phẩm Bài ca ngất ngưởng? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? (Có hấp dẫn người đọc không? Vì sao?) ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu hỏi: Đứng trước nguy cơ âm nhạc truyền thống, nhất là thể Ca Trù đang có nguy cơ bị mai một và mất dần trong đời sống tinh thần của giới trẻ, em cần phải làm gì để giữ gìn và bảo tồn nền âm nhạc truyền thống đó? + Thực trạng: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. + Giải pháp: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. + Giới trẻ ngày nay có cảm nhận như thế nào về Ca Trù: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Phụ lục 3: Sản phẩm của HS Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ Đền thờ Nguyễn Công Trứ Các ca nương hát trầu văn Cây đàn đáy Phụ lục 4: Các biểu mẫu Biên bản thảo luận Phiếu đánh giá cá nhân Phiếu đánh giá kết quả nhóm 1 Phiếu đánh giá kết quả nhóm 3 Phụ lục 5: Danh mục chữ viết tắt - HS: Học sinh - Gv: Giáo viên - TP: Tác phẩm - PPDH: Phương pháp dạy học - NXB: Nhà xuất bản - THPT: Trung học phổ thông Phụ lục 6: Tài liệu tham khảo 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông-Những vấn đề chung, nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, nxb Giáo dục. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2013) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông Việt Nam, nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1,2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 5. Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1, 2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 6. Tác phẩm văn học trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi, Tập 3 (2012), nxb Giáo dục. 7. Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm, Nguyễn Văn Tùng ( 2012), nxb Giáo dục. 8. Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7, lớp 10, 11. 12 ( 2012) , nxb Giáo dục. 9. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 9, lớp 12 ( 2012) , nxb Giáo dục. 10. Sách giáo khoa Giáo Dục Công Dân lớp 10 ( 2012) , nxb Giáo dục. 11.Sách giáo khoa Mỹ Thuật lớp 8, 9 ( 2012) , nxb Giáo dục. 12. Sách giáo khoa Tin Học lớp 10 ( 2012) , nxb Giáo dục. 13. Nguồn tài liệu từ Internet 14. Tuyển tập 15 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ - tập 1, 2, 3 (2014), nxb Giáo dục. 15. Lịch sử địa phương
File đính kèm:
- 6. HLA ổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ.docx