Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Toán Lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

1) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

2) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

– Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

– Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).

– Thống kê và xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất

 3) Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Toán Lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học.
	- Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm.
	- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tuy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp,, mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
	- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
	- Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.
	2. Giải pháp tổ chức các hoạt động học tập theo tiến trình SGK.
	2.1. Tổ chuyên môn xây dựng tốt kế hoạch giáo dục đối với môn học:
	- Phân chia thời lượng số tiết học phù hợp đối với từng chủ đề, từng bài học theo điều kiện của nhà trường.
	- Phân định tiết dạy học lên lớp thường là tiết hình thành kiến thức mới, dạy học theo chủ đề thường là tiết ôn tập, dạy học trải nghiệm trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn: Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hàng ngày.Thực hành các hoạt động lien quan đến vị trí, định hướng trong không gian. Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem tờ lịch hàng ngày.
2.2. Tổ chức các hoạt học tập trong mỗi bài dạy hình thành kiến thức mới:
2.2.1. Tổ chức hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: 
- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng cho mỗi tiết học.
- Nhớ lại kiến thức kĩ năng cần thiết cho các hoạt động học tập bài mới.
- Dẫn dắt học sinh đến bài học mới.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên lựa chọ linh hoạt các hình thức: Trò chơi, tình huống để học sinh trải nghiệm, hát kết hợp vận động, ......
* Kết quả thu được ở hoạt động này:
- Giáo viên đánh giá được khả năng về kiến thức, kĩ năng của HS đối với bài đã học.
	- Giới thiệu bài mới. 
2.2.2. Tổ chức Hoạt động khám phá:
* Mục tiêu:
- Hình thành kiến thức cần đạt của tiết học.
- Học sinh tìm ra kiến thức mới dựa qua những trải nghiệm về một số tình huống thực tế điển hình. 
	- Học sinh phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới.
* Cách tiến hành: 
- Nhận biết, trải nghiệm các tình huống điển hình.
- Tham gia vào các tình huống, trả lời câu hỏi ( Hình thức nhóm, hoặc cá nhân).
- Dựa theo đặc điểm nhận thức của HS phù hợp với đặc diểm tâm sinh lí: Từ trải nghiệm đến hình thành Mô hình trực quan đến Tư duy trừu tượng ( Hình thành kiến thức).
Hoạt động thường diễn ra: Giáo viên tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm trên lớp: Giúp học sinh nhận biết Mô hình ( Hình vuông, hình tròn, hình tam giác,.). Hình thành kiến thức ( Số, phép tính, các nội dung kiến thức Toán học,.). 
* Kết quả thu được của hoạt động này: 
- Hình thành được kiến thức ghi nhớ của tiết học.
2.2.3. Tổ chức các hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: 
- Củng cố hoặc bổ sung kiến thức.
- Hình thành kĩ năng về vấn đề mới học qua việc thực hiện các bài tập.
+ Cách thức tiến hành: 
- Tuỳ thuộc vào nội dung yêu cầu của các bài tập mà giáo viên lựa chọn các hình thức dạy họcc khác nhau( Một số hoạt động tương tự dạy học chương trình phổ thông hiện hành)
*Ví dụ: 
 Viết kết quả phép tính sử dụng trò chơi truyền điện, tiếp sức.
Các dạng bài tìm số, con ong, bông hoa, viết số  GV có thể tổ chức trò chơi như: xếp cánh hoa, tìm nhà cho ong, hái quả, .
Các dạng bài nối, chọn : GV sử dụng học liệu sách mềm, hoặc tranh vẽ, đồ dùng dạy học khác để học sinh thực hành.
- Các bài tập thường được tiến hành theo các bước :
Bước 1. Nêu yêu cầu bài tập.
Bước 2. Thực hành ( Tham gia trò chơi, thảo luận nhóm, báo cáo, trình bày trước lớp, làm bảng con, làm bài tập vào vở ô li)
Bước 3. Chốt lại kiến thức cần ghi nhớ với dạng bài vừa học.
+ Kết quả đạt được của hoạt động này là:
Chốt kiến thức cần nhớ, HS có kĩ năng cần đạt của bài học.
2.2.4. Tổ chức hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế.
- Vận dụng kiến thức vào một trải nghiệm vui để nâng cao kĩ năng cần đạt sau tiết học.
- Hoàn thành kiến thức, kĩ năng cần đạt của bài học (Ở mức độ ghi nhớ).
* Cách thức tiến hành: 
Tiến hành giống như một bài toán mở, giảm trực quan, tăng tư duy trừu tượng. 
Thường tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nêu yêu cầu bài tập.
- Bước 2: Học sinh tự làm bài tập hoặc tham gia trò chơi,.
- Bước 3: Nêu đề toán hoặc tình huống thực tế tương ứng (Hình ảnh trực quan giảm dần)
* Kết quả thu được sau hoạt động: 
HS biết vận dụng kiến thức cần nhớ của bài vào thực tế, mở rộng kiến thứ có liên quan.
3. Dạy học theo chủ đề: 
Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, thực hành vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn.
4. Dạy học trải nghiệm:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm ngay trong các tiết học.
- Tổ chức thành tiết học riêng ngoài giờ hoặc chính khoá.
D. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
1. Đối với các cấp quản lý:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo tháo gỡ khó khăn dành cho cán bộ quản lý giáo viên.
- Ban hành và triển khai các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện và điều chỉnh chương trình kịp thời.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình.
- Coi trọng công tác truyền thông, nhân rộng nhân tố điển hình về thực hiện tốt chương trình.
2. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy:
- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng. Chủ động nắm chắc các yêu cầu cần đạt của chương trình, nội dung sách giáo khoa.
-Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đủ năng lực thực hiện chương trình.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh học sinh nắm được các biện pháp hỗ trợ học sinh học tập.
- Khai thác tốt tối đa các nguồn học liệu phục vụ giảng dạy. 
- Tích cực trao đổi với đồng nghiệp, học hỏi lẫn nhau, tháo gỡ khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình.
Trên đây là nội dung chuyên đề "Tổ chức dạy học Toán lớp 1 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018" của Cụm chuyên môn số 4. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí quản lí, các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1. Đặc biệt, ý kiến chỉ đạo của các đc lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ, các đồng chí lãnh đạo chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương để chuyên đề đạt kết quả cao nhất.
 Tứ Kỳ, ngày 7 tháng 11 năm 2020
 CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 4
PHẦN PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 4
1. BỘ SÁCH CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 4 
MÔN TOÁN 
Người thực hiện: Phạm Thị Trang
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tiên Động - Tứ Kỳ - Hải Dương
1. Giáo án 1:
Bớt đi. Phép trừ,dấu – ( Bộ Sách Cùng học để phát triển năng lực)
Thứ bảy ngày 14 tháng 11 năm 2020
TOÁN 
 Bớt đi. Phép trừ,dấu –
I.Mục tiêu 
- Nhận biết được tình huống bớt đi. Biết dùng dấu - để biểu thị về số lượng.
- Trả lời được câu hỏi “Còn lại nhiêu?”.
- Hiểu và vận dụng làm đúng các bài tập
- Có ý thức tính toán cẩn thận, chính xác. Yêu thích các con vật, đồ vật xung quanh, đoàn kết hợp tác với bạn. Phát triển năng lực ngôn ngữ toán học, năng lực tư duy.
II.Đồ dùng dạy học: 
- G: 7 hình vuông, 8 bông hoa, 5 bút chì, phiếu bài tập 2, .. Máy chiếu, máy tính.
- H: Bảng con, vở, bộ đồ dùng toán.
III.Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tổ chức hoạt động khởi động 
- HS múa hát bài “ Tập đếm”- Clip
- GV nêu 1 số câu trong lời bài hát để nhấn mạnh việc thêm vào, gộp lại dùng phép tính cộng.
- GV gọi 1 số HS lên bảng ( lần 1: 5, lần 2: 7)., Y/c HS đếm 
- GV ? tất cả mấy bạn? làm thế nào để tìm ra kết quả đó?
- GV mời hai HS về chỗ? Cô đã mời mấy bạn về chỗ? Trên bục giảng còn mấy bạn? GV cho HS đếm KT.
- Giới thiệu bài mới: Bớt đi. Phép trừ, dấu -
2. Tổ chức hoạt động khám phá
*Tình huống 1: GV chiếu tranh 1, HS thảo luận nhóm 2
- GV gọi các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV chỉ tranh giới thiệu bờ ao, ao, vịt bơi dưới ao.
- Y/C HS đếm xem có mấy con vịt dưới ao?
Có mấy con vịt lên bờ?
- Có 7 con vịt, bớt đi hai con ( là hai con đã lên bờ). Còn lại bao nhiêu con vịt dưới ao?
- GV chốt: Có 7 con bớt đi 2 con, còn 5 con.
* Tình huống 2: chiếu tranh 2: Cho HS khám phá tương tự như bức tranh.
+ GV nhấn mạnh: Tình huống ở tranh thứ hai này có giống với tranh thứ nhất không? Và nó đều là tình huống gì?
* Tình huống 3: GV yêu cầu HS lấy dồ dùng. Mỗi HS lấy 7 hình cùng loại xếp trên bàn.
-Y/c HS kiểm tra nhau 
- GV kiểm tra Y/c một số em nêu em đã lấy mấy hình gì?
- GV gắn 7 hình vuông .
- Y/C HS bớt đi 2 hình còn lại bao nhiêu hình?
- GV bớt hai hình vuông.
- Có 7 hình bớt đi 2 hình còn lại bao nhiêu hình?
 - Vậy có 7 hình bớt 2 hình còn 5 hình.
- GV Y/C HS cất đồ dùng
- GV trình chiếu cả 3 tình huống.
- Cả 3 tình huống có điểm gì giống nhau?
- GV giới thiệu: Khi bớt đi ta dùng phép trừ. Còn lại chính là kết quả của phép trừ. 
- GV trình chiếu Bảy trừ hai bằng năm. 
Để biểu thị các tình huống trên bằng 1 phép tính: 7 - 2 = 5.
- GV giới thiệu:dấu trừ. Dấu trừ được viết bằng mấy nét, là nét gì?
- GV trình chiếu cách viết dấu trừ. viết dấu “-” trên bảng; yc HS viết bảng con.
- Gv viết dấu +; dấu =
GV củng cố: bớt đi dùng phép trừ, cách viết dấu trừ.
* Thư giãn. HS chơi trò chơi
3. Tổ chức hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: Bớt đi thì còn lại bao nhiêu?
- Chiếu tranh 1, GV nêu yêu cầu
- Y/C HS QS đếm có mấy tờ giấy màu?
- Bớt đi mấy tờ giấy màu để gấp ếch? còn lại bao nhiêu tờ giấy màu?
+ Em nào nói được phép tính ở tình huống 1? - GV gọi 1 HS lên bảng lấy từ trong hộp bút ( GV đã chuẩn bị) 5 chiếc.
- Y/c HS thực hiện bớt đi hai bút chì? 
? Còn lại bao nhiêu bút chì?
? Em nào có thể nêu được phép trừ tương ứng?
- GV gọi HS nhận xét; Tuyên dương
GV KL: Qua BT 1 các em đã hiểu rõ hơn bớt đi thì còn lại bao nhiêu.
Bài tập 2: Nêu số.
- GV chiếu BT 2; định hướng yêu cầu và nhiệm vụ
*GV trình chiếu phần a. ( HD gợi ý)
- Có mấy khúc xương trong đĩa?
- Hai chú chó đã ăn mấy khúc xương?
Còn lại bao nhiêu khúc xương?
- GV: Có 4 khúc xương ta có số 4, bớt đi ta dùng dấu trừ, bớt đi 2 khúc xương ta trừ 2. Còn lại 2 khúc xương là kết quả của phép trừ ta viết vào ô trống sau dấu bằng. 4 - 2=2
*GV:tương tự như phần a, phần b,c,d các em hãy QS tranh và thảo luận với bạn cùng bàn để rồi tự điền phiếu vào ô trống trong phiếu bài tập.
- GV theo sát từng nhóm để biết tình hình và giúp đỡ nhóm.
- GV thu bài 1 số nhóm.
- Chữa bài: chiếu bài HS đã làm. Gọi HS TB kết hợp đánh giá (chấm), nhận xét cả lớp.
*GV KL: BT 2 củng cố khi bớt đi ta dùng phép trừ, còn lại bao nhiêu chính là kết quả của phép trừ đó.
* Hoạt động vận dụng thực hành
Bài tập 3: 
- GV gắn 8 bông hoa trên bảng giới thiệu đây là những bông hoa có tên gọi " bông hoa điểm tốt". 
 -Gọi 3 tổ trưởng lên và tặng mỗi em một bông hoa. ? đã tặng mấy bông hoa?
- GV nêu yêu cầu: Vậy có 8 bông hoa, bớt đi 3 bông hoa. Còn lại bao nhiêu bông hoa?
Em nào nêu được phép tính phù hợp.
 - GV viết 8 - 3 = 5, củng cố dấu trừ, phép trừ
- GV hướng dẫn cả lớp tham gia 1 hoạt động củng cố về bớt đi, phép trừ.
- YC HS cất đồ dùng ngồi đúng vị trí kết hợp sử dụng việc đếm lùi.
4.Củng cố, dặn dò
- Trong giờ học toán này các em đã biết được thêm những điều gì?
-Về nhà các em hãy vận dụng tìm thêm nhiều ví dụ trong thực tế để chia sẻ với bạn bè và người thân nhé. Xem trước bài sau: Trừ bằng cách đếm lùi.
- HS múa hát kết hợp dùng ngón tay để đếm.
- HS đếm. (5 bạn, thêm 2 bạn.)
- 5 bạn
- HS nêu: đếm, cộng 5+2=7.
- 2 bạn
- 5 bạn.
- 1 số HS nêu tên bài
- HS quan sát nêu nội dung bức tranh trong nhóm đôi
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- Có 7 con.
- 2 con.
- 5 con
- Nhiều HS nói: Có 7 con bớt đi 2 con, còn 5 con.
- HS thảo luận nhóm đôi nêu nội dung bức tranh, trình bày trước lớp
+ Trong đĩa có 7 quả táo, bớt đi 2 quả (đã ăn), còn lại 5 quả
+ Bớt đi
- HS lấy đồ dùng
- Đếm và kiểm tra nhau. Nhiều HS nêu
- HS thực hiện bớt 2 hình
- 5 hình
- HS quan sát
- Một số HS nêu
- HS cất đồ dùng.
- HS nêu đều là bớt đi, đều có 7 bớt đi 2 còn lại 5
- HS nói lại từng tình huống rồi nói 7 trừ 2 bẳng 5
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát, nêu, đọc.
- HS QS
- HS viết bảng con.
- HS so sánh điểm khác nhau
- HS nêu lại ý nghĩa của dấu trừ và dấu bằng 
- HS tham gia chơi trò chơi
-HS nhắc lại Y/C.
- HS lên bảng chỉ, lớp cùng đếm 6 tờ; 2 tờ
- 4 tờ ( HS TL thành câu)
- HS nêu
- HS quan sát và đếm cùng HS trên bảng .
- HS cùng quan sát và đếm
- Có 5 bút chì lấy đi 2 bút chì còn 3 bút chì.
- HS nêu 5-2=3; HS nhận xét
HS đọc yêu cầu và biết nội dung để thực hiện
- HS quan sát tranh
- 4 khúc xương
- 2 khúc xương
- 2 khúc xương
HS đọc 4-2=2
- HS quan sát tranh SGK thảo luận nhóm đôi, sau đó tìm số viết vào phiếu của nhóm mình.
- HS trình bày trước lớp (nói lại đầy đủ mỗi tình huống), nhận xét, bổ sung, tự đánh giá.
- HS đếm 8 bông
-3 bông
-5 bông hoa
8 - 3 = 5
- Nhiều HS đọc
- HS tham gia chơi cùng GV
- HS chia sẻ; 2-3 HS nêu Bớt đi , phép trừ, dấu trừ..
2. BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 4 
MÔN TOÁN 
Người thực hiện: Bùi Thị Mai
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Quang Trung - Tứ Kỳ - Hải Dương
2. Giáo án 2:
Phép trừ trong phạm vi 6 ( Bộ Sách Cánh Diều)
Bài 25: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả của một phép trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vềphép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ti vi, máy tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động 
- YCHS hát và vận động theo lời bài hát: Chú ếch con
- YCHS quan sát bức tranh SGK – 56
- TL nhóm đôi và nói với bạn những điều quan sát trong bức tranh liên quan đến phép trừ .
- HS hỏi đáp với nhau
- Các tình huống còn lại làm tương tự 
B. Hoạt động khám phá hình thành kiến thức
* Hình thành phép trừ 6 - 4 = 2
- HS quan sát tranh 
- GV chỉ vào tranh cụ thể, hỏi:
Có mấy con chim?
Có mấy con chim bay đi?
Hỏi còn lại mấycon chim đậu trên cành?
- Gv YCHS lấy bằng chấm tròn:
+ Có 6 con chim lấy 6 chấm tròn. 4 con chim bay đi tương ứng với bớt đi 4 chấm tròn. 
+ Có 6 con chim, 4 con chim bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim? Có 6 chấm tròn, bớt đi 4 chấm tròn. Hỏi còn lại mấy chấm tròn?
- Để biết còn lại mấy cốc nước, mấy chấm tròn ta làm phép tính gì? 
Nêu phép tính
- Gọi HS đọc phép tính vừa lập
* Hình thành phép trừ 5 - 3 = 2
- YCHS quan sát tranh
- YCHS dựa vào tranh vẽ nêu tình huống. 
- YCHS lấy số chấm tròn tương ứng với tình huống bạn vừa nêu.
- Gọi 1 số HS trình bày cách lấy.
- Gv thao tác trên bảng lớp.
- YCHS viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc lại phép tính vừa lập được.
- YCHS quan sát lại tranh vẽ, suy nghĩ ngoài tinh huống mà các em vừa nêu, thì còn cách nêu tình huống nào khác?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nêu phép tính thích hợp.
- Goi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- YC HS đọc lại các PT
- Nêu số đầu tiên trong các PT vừa lập
- GV chốt: Các PT mà có số đầu tiên bằng 6 hoặc bé hơn 6 là các PT trong phạm vi 6.
Bây giờ các em hãy dựa vào các đồ vật xung quanh mình, ở nhà hay ở trường, thảo luận nhóm đôi, 1 bạn nêu tình huống, 1 bạn nêu phép tính trừ tương ứng trong phạm vi 6.
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số
Bài tập yêu cầu gì?
- YC HS quan sát kĩ các chấm tròn và các phép tính để điền số đúng vào ô trống.
- YCHS làm bài vào VBT
- GV nhận xét
- Đọc lại các phép tính của bài tập 1
D. Hoạt động củng cố
- Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV nêu luật chơi
- Tiến hành cho HS chơi
- GV nhận xét.
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS quan sát tranh
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Nêu các tình huống có liên quan đến phép trừ có trong tranh.
-Có 6 con chim đậu trên cây, 4 con chim bay đi.Hỏi còn lại mấy con chim?
- HS nêu tình huống phù hợp
- HS quan sát tranh
- Có 6 con chim, 4 con chim bay đi. 
- Còn lại 2 con chim đậu trên cành.
- HS thao tác lấy chấm tròn.
.
- HS TL
- Tính trừ
- 4= 2
-HS quan sát
- Có 5chiếc cốc, 3 chiếc cốc không có nước. Hỏi còn lại mấy còn lại mấy chiếc cốc có nước?
- HS thao tác lấy số chấm tròn.
- HS trình bày.
- HS viết phép tính: 5 – 3 = 2
- HS nhận xét.
- HS đọc các nhân, đồng thanh
- Có 5chiếc cốc, có 2 chiếc cốc có nước. Hỏi còn lại mấy chiếc cốc không có nước?
- HS nhận xét.
Nêu PT: 5 – 2 = 3
- HS đọc
- HS nêu
 - Hs thảo luận nêu tình huống và lập phép tính phù hợp với mỗi tình huống.
-2-3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài
-HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS chơi TC
-Phép trừ trong phạm vi 6.
Bài 25: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả của một phép trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vềphép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ti vi, máy tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động 
- Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng
+ GV nêu luật chơi
+ HS chơi
5- 2 = ? 3 – 1 = ? 4 – 2 = ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 2: Tính
-Bài tập yêu cầu gì?
-Bài tập có mấy cột tính 
- HDHS làm 
- YCHS làm
- GV chữa bài
- GV nhận xét
Bài 3: Số 
- YCHS quan sát tranh 1 
+ Con nhìn thấy gì trong tranh
- HDHS viết số vào ô trống
Tranh 2:
+ Chú chuột đã ăn mất mấy miếng bánh?
+ Trên đĩa còn lại mấy miếng bánh 
- YCHS thảo luận nhóm đôi nêu tình huống, phép tính phù hợp với tranh 2.
GV nhận xét và HDHS ghi phép tính
Các tranh khác hỏi đáp trương tự như tranh 2
- GV chữa bài và nhận xét
GVHDHS tập kể chuyện theo mỗi phép tính trên
C. Hoạt động vận dụng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu thêm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
- Nhận xét
D. Hoạt động củng cố
- Qua bài học này giúp em biết được thêm điều gì?
- GV đưa ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS chơi TC
- Có 3 cột tính
- HS lắng nghe
- HS làm VBT
2 - 1 = 3 4 - 2 = 2 4 - 4 = 0
3 - 2 = 1 4 - 1 = 3 5 - 5 = 0
5 - 1 = 4 6 - 5 = 1 6 - 6 = 0
HS đọc nối tiếp kết quả
- HS quan sát
Trên đĩa có 3 miếng bánh
HS viết số 3 vào ô trống
- 1 miếng bánh
- 2 miếng bánh
- Trên đĩa có 3 miếng bánh, chú chuột đã ăn mất 1 miếng. Hỏi trên đĩa còn lại mấy chiếc bánh?
PT 3 - 1 = 2
HS hỏi đáp và nêu phép tính
Tranh 3: 2 - 1 = 1 hoặc 3 - 2 = 1
Tranh 4: 1 - 1 = 0 hoặc 3 - 3 = 0
HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS nêu được phép tính phù hợp với tình huống của GV

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_toan_lop_1_theo_chuong.docx
Sáng Kiến Liên Quan