Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học chủ đề các cuộc cách mạng Tư sản buổi đầu thời cận đại bằng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực học sinh
* Nhóm năng lực chung, gồm:
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
Nhóm năng lực quan hệ xã hội
Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả.
* Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Lịch sử
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Lịch sử
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
Thực hành với đồ dùng trực quan
Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng
So sánh, phân tích, khái quát hóa
Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra Thông qua
sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn lịch sử: Quan sát, viết, trình bày, lập
luận vấn đề lịch sử
xác định chủ đề 26 Giáo viên giao dự án cho các nhóm Lớp học bố trí theo hình chữ U 27 Phần trình bày của nhóm 1 Phần trình bày của nhóm 2 Phần trình bày nhóm 3 28 HS khác đối thoại thắc mắc giữa các nhóm Bài tập tự luận của HS 29 7. Đánh giá kết quả dạy học 7.1. Đánh giá chung Qua dạy học theo chủ đề bằng hình thức DHDA, GV là người định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, thúc dục, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực cho HS. HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin. Khuyến khích HS tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Kỹ năng sử dụng CNTT của HS đã được nâng lên. Hình thức bài báo cáo đã được các nhóm được đầu tư như thiết kế trình chiếu Powerpoint với các nội dung lý thuyết kết hợp với các hình ảnh minh hoạ. Biết kết hợp kiến thức SGK và vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua đó HS phát triển các năng lực, cụ thể : Phát triển năng lực viết: Qua việc trả lời các câu hỏi, nghiên cứu SGK cùng thông tin, nhiệm vụ của các dự án mà GV cung cấp HS sẽ có đủ thông tin để viết hoàn chỉnh một vấn đề lịch sử cụ thể như HS có thể trình bày nguyên nhân chiến tranh theo ngôn ngữ của mình. - Phát triển năng lực trình bày, lập luận vấn đề: Khi hiểu rõ bản chất sự kiện lịch sử thì HS sẽ có lối trình bày và lập luận chặt chẽ, chính xác, khoa học hơn và có tính thuyết phục người nghe.Ví dụ để trả lời câu hỏi tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang Bắc Mĩ là cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc? Để trả lời được yêu cầu HS hiểu trong xã hội 13 bang Bắc Mĩ lúc đó tồn tại mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân 13 bang với thực dân Anh từ đó đối chiếu cuộc chiến tranh 13 bang Bắc Mĩ để đưa ra lập luận của mình. - Phát triển năng lực hợp tác: trong làm việc nhóm, đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau hiệu quả để nhiệm vụ học tập tiến hành đúng kế hoạch. Đồng thời các nhóm còn học hỏi lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi và hứng thú. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ: lúc đầu học sinh còn e ngại, chưa thực sự mạnh dạn trong quá trình báo cáo. Nhưng càng về sau các em mạnh dạn hơn và có sự chuyển biến rõ rệt trong cách dùng từ, cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể giúp quá trình báo cáo lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. - Phát triển năng lực đánh giá: Qua quá trình theo dõi sản phẩm và báo cáo sản phẩm của các nhóm, học sinh đã hình thành năng lực tự đánh giá nhiệm vụ 30 học tập của nhóm mình, đánh giá nhiệm vụ học tập của nhóm khác một cách khách quan và chính xác. - Phát triển năng lực tái hiện: Qua quá trình theo dõi bài học HS sẽ lĩnh hội kiến thức để tự trả lời các câu hỏi trong SGK sau mỗi mục, mỗi bài. - Phát triển năng lực so sánh: HS sẽ có sự so sánh giữa bài này với bài khác, giữa nội dung này với nội dung khác. Từ đó HS tự rút ra được điểm giống và khác trong từng vấn đề lịch sử. - Phát triển năng lực phân tích, đánh giá vấn đề: trước vấn đề lịch sử HS có cái nhìn khách quan công lao, vai trò, ý nghĩa của từng sự kiện, từng nhân vật lịch sử. - Năng lực tự học: HS tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình học: Tiếp nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK, tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin, thiết kế và trình bày sản phẩm Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của HS. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Với HS lớp 10 việc tìm kiếm khai thác mạng internet, sử dụng máy tính, máy quay, máy ảnh, các em sử dụng khá thành thạo và hoàn thành báo cáo bằng powerpoint trình chiếu khá ấn tượng. 7.2. Kết quả đánh giá cụ thể từng HS. Trong quá trình thực hiện dự án GV theo dõi, ghi nhận những HS tích cực, không tích cực. Đồng thời kết hợp với quá trình các nhóm báo cáo dự án GV sẽ tiến hành cho điểm mỗi dự án học tập. Kết hợp với kết quả đánh giá của các nhóm trưởng và điểm kiểm tra 10 phút cuối buổi báo cáo dự án để cho điểm mỗi HS. * Kết quả đánh giá cho mỗi HS được GV tổng hợp như sau: TT Họ và tên HS Điểm Điểm TB chung Tổ Trưởng đánh giá Điểm TB nhóm Điểm bài kiểm tra Dự án 1 (Nhóm 1): Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản 1 Nguyễn Hùng Anh 6 7.5 6 6.5 2 Hoàng Thị Kim Chi 7 7.5 8 7.5 3 Nguyễn Thị Linh Chi 7 7.5 8 7.5 31 4 Trương mia Chi 8 7.5 9 8.2 5 Ngô Thị Hương Giang (NT) 7 7.5 8 7.5 6 Võ Thị Huyền Diệu 7 7.5 8 7.5 7 Trương Văn Đạt 6 7.5 7 6.8 8 Nguyễn Thị Hà 8 7.5 8 7.8 9 Lê Văn Hải 8 7.5 8 7.8 10 Nguyễn Minh Hải 7 7.5 7,5 7.3 11 Ngô Thị Hoài 7 7.5 8 7.5 12 Ngô Xuân Hoàn 6 7.5 7 6.8 13 Đậu Huy Hoàng 8 7.5 8 7.8 14 Hoàng Đại Hợp 7 7.5 7 7.2 Dự án 2 (nhóm 2): Lực lượng cách mạng và nhiệm vụ cách mạng 1 Nguyễn Thị Huyền 7 9 8 8.0 2 Ngô Thị Hường 8 9 8 8.3 3 Võ Sĩ Linh 7 9 8 8.0 4 Doãn Thị Ngọc Mai 7 9 8 8.0 5 Đặng Thị Quỳnh Mai 7 9 6 7.3 6 Đinh Thị Mai 7 9 8 8.0 7 Phan Thị Mai 7 9 8 8.0 8 Nguyễn Văn Mạnh (NT) 9 9 8 8.7 9 Nguyễn Thị Mùi 8 9 8 8.3 10 Nguyễn Công Ngợi 8 9 8 8.3 11 Bùi Thị Nhi 8 9 7 8.0 12 Lưu Linh Nhi 7 9 7 7.7 13 Trương Thị Nhi 7 9 8 8.0 32 14 Nguyễn Thị Nhung 7 9 7 7.7 Dự án 3 (Nhóm 3): Tính chất, hình thức, kết quả, ý nghĩa. 1 Hoàng Trung Phong 6 8 7 7.0 2 Vũ Văn Quân 8 8 9 8.3 3 Hồ Việt Quốc 8 8 9 8.3 4 Nguyễn Thị Quỳnh 8 8 8 8.0 5 Cao Văn Tới 7 8 8 7.7 6 Lê Thị Trà 6 8 6,5 7 7 Cao Thị Hoa Trang 7 8 8 7.7 8 Lại Thị Quỳnh Trang 6 8 6.5 6.8 9 Nguyễn Thị Thúy Trang 6 8 8 7.3 10 Nguyễn Thị Trúc 8 8 7 7.7 11 Võ Duy Trung 7 8 7 7.3 12 Trương Văn Trường 7 8 8 7.7 13 Phạm Anh Tú 8 8 7 7.7 14 Phạm Thị Tú Uyên 8 8 8 8.0 Đánh giá về mặt kiến thức có sự chênh lệch giữa HS giỏi, khá, trung bình. Còn điểm trung bình chung của dự án giữa các HS có sự chênh lệch không nhiều. Do sự đánh giá của GV, của các tổ trưởng chênh lệch không lớn, chủ yếu động viên tinh thần, kích thích thái độ học tập của HS trong hoạt động hợp tác nhóm. 7.3. Kết quả đánh giá của các nhóm. Điểm trung bình chung của nhóm là điểm trung bình cộng của các thành viên Nhóm I II III Điểm TB chung 7,4 8,02 7,6 Xếp hạng 3 1 2 Nhìn chung các bài báo cáo của các nhóm đều đã được chuẩn bị khá công phu cả về nội dung và hình thức, phối hợp linh hoạt và hợp lý các phần lý thuyết, 33 các hình ảnh. Các thuyết trình viên trình bày rõ ràng, tự tin. Các nhóm biết bảo vệ và bổ sung ý kiến của nhóm mình và đầy đủ nội dung được giao. Tuy nhiên, phần chữ trong powerpoint còn nhiều, khi trình bày báo cáo, người thuyết trình còn phải nhìn tài liệu nên tính thuyết phục chưa cao. Nhóm I hoàn thành dự án chậm, khi duyệt GV phải chỉnh sửa nhiều nội dung, sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên chưa được ăn ý. Nhóm II thiết kế đẹp, khoa học, biết sử dụng kênh hình để làm phong phú bài dự án; người thuyết trình tạo được sự lôi cuốn. Nhóm III hoàn thành sớm, trình bày sản phẩm tốt. 7.4. Kết quả đánh giá bài tập: lập niên biểu so sánh các cuộc cách mạng buổi đầu cận đại. Sau khi thực hiện dạy học ở các lớp bằng DHDA và các lớp dạy bằng PPDH khác, chúng tôi đã cho HS khối 10 - Trường THPT Lê Lợi, làm bài tập lập niên biểu so sánh các cuộc cách mạng buổi đầu cận đại với hình thức tự luận (Phụ lục). Chúng tôi thu được kết quả như sau: Lớp Loại giỏi (8→10) Loại khá (6.5→7.9) Loại TB (5→6,5) Loại yếu (0→5) PPDH GV Dạy 10A2 30 10 2 DHDA Bùi Kim Luyến 10A9 25 12 5 Các PPDH khác 10A11 25 11 6 10A1 17 20 5 Các PPDH khác Cao Thị Huế 10A5 29 10 3 DHDA Sự chênh lệch ở HS đạt điểm >8 ở các lớp bằng DHDA và các lớp dạy bằng PPDH khác, cho thấy các lớp DHDA có tỷ lệ cao hơn hẳn. Với phương pháp DHDA, HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin, sự hiểu biết HS không chỉ giới hạn SGK mà nắm bắt kịp thời các kiến thức thực tiễn mới. Điều này chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế dạy học. 8. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. 34 Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành giờ dạy " chủ đề các cuộc cách mạng buổi đầu thời cận đại" theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Lê Lợi. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT hiện nay. 35 PHẦN 3: KẾT LUẬN Thời gian qua chất lượng giáo dục đối với môn Lịch sử rất thấp. Bởi trong suy nghĩ của mỗi người: Học Lịch sử để làm gì? Chỉ là đào bới lại quá khứ, những gì đã đi qua. Vậy làm thế nào để thay đổi nhận thức của HS đối với môn Lịch sử. Để làm được điều đó không phải dễ. Trách nhiệm đè năng lên mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng khơi dậy sự đam mê, ham học của HS. Không những thế giáo viên cần phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực và rèn luyện kỹ năng cho HS. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã khẳng định được tính khoa học và khả thi của đề tài trong dạy học môn Lịch sử bằng phương pháp dạy học dự án. Thông qua phương pháp này giáo viên đã góp phần đổi mới giáo dục phát triển năng lực học sinh. Đồng thời HS hứng thú hơn, kích thích sự tò mò nghiên cứu quá khứ. Dù đó là những gì diễn ra từ xa xưa nhưng được HS tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu. Mặt khác làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn, nhẹ nhàng hơn, kết quả học tập môn lịch sử của học sinh có nhiều tiến bộ hơn. Qua đề tài đã giúp HS hiểu rõ hơn về quy luật phát triển của lịch sử: cái mới tiến bộ sẽ dần thay thế cái cũ, lạc hậu, lỗi thời. Sự mâu thuẫn khi đạt đến đỉnh cao tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh. Quan trọng hơn HS hiểu rõ được bản chất của từng sự kiện. Vì vậy học Lịch sử giúp HS biết trân trọng quá khứ và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây thì phương pháp dạy học dự án cũng bộc lộ những khó khăn nhất định như mất nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp, HS dù được thỏa sức sáng tạo nhưng cũng có lúc lúng túng khi xử lí thông tin. Vì vậy theo tôi chỉ nên áp dụng vào một số chủ đề hay một số bài nội dung ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử thế giới để HS có cái nhìn khái quát chứ không nên áp dụng đại trà cho tất cả các bài. Trên đây là một số kinh nghiệm được tôi đúc rút từ quá trình giảng dạy còn nhiều sai sot rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Ban nghiệm thu SKKN, Sở GD – ĐT Nghệ An, các anh chị em đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Kì, tháng 4 năm 2019 Tác giả: Bùi Kim Luyến 36 PHẦN 4: PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng HS Câu 1: Em có hứng thú như thế nào đối với các tiết học trong môn Lịch sử 10 bằng viêc sử dụng DHDA?. A. Rất hứng thú vì rèn luyện các kĩ năng cần thiết. B. Rất hứng thú vì chúng em chủ động hơn trong học tập. C. Không thích, vì hoạt động nhóm nhiều, mất thời gian liên hệ thực tế hơi nhiều. D. Không biết, vì chưa bao giờ được học. Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 12/84 14,3 40/84 47,7 B 12/84 14,3 32/84 38 C 20/84 23,8 12/84 14,3 D 40/84 47,6 0/84 0 Câu 2: Theo em việc đổi mới dạy học môn Lịch sử bằng DHDA như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan tâm Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 15/84 17,9 79/84 94 B 30/84 35,7 3/84 3,6 C 30/84 35,7 2/84 2,4 D 9/84 10,7 0/84 0 Câu 3: Bằng phương pháp DHDA khi thuyết trình bản thân em thấy như thế nào? A. Rất tự tin B. Tự tin C. Không tự tin D. Ý kiến khác Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % 37 A 17/84 20,2 35/84 41,7 B 32/84 38,1 45/84 53,6 C 35/84 41,7 4/84 4,8 D 0/84 0 0/84 0 Phụ lục 2. Phiếu học tập – giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm I. Mục tiêu và sản phẩm cần đạt được (GV photo: Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm dự án cho mỗi nhóm) II. Thông báo triển khai kế hoạch TT Nội dung Thời gian Địa điểm 1 Thực hiện dự án 1 tuần Theo kế hoạch của nhóm 2 Thời gian duyệt nội dung Trước khi nghiệm thu 1 ngày Tại phòng máy chiếu số 3 Nghiệm thu dự án 1 tiết Tại phòng máy chiếu số III. Thông báo tài liệu tham khảo SGK Lịch sử 10, Sách Bài tập Lịch sử 10 NXB Giáo dục. www.violet.vn; http: //.www.google.com.; http: //.www.youtube.com ; tailieu.vn IV. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm (Theo hướng dẫn sau) Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Sản phẩm dự kiến Tất cả thành viên trong nhóm Họp nhóm Giấy, bút, SGK, Máy vi tính Sau 1 ngày nhận dự án Kế hoạch hoạt động của nhóm. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên nhóm Tất cả thành viên trong nhóm Tìm tài liệu, tranh ảnh video, mô hình SGK Lịch sử 10, Internet, Tài liệu tham khảo 5 Ngày Tìm ảnh, tư liệu trả lời các vấn đề gợi ý của bộ câu hỏi định hướng 38 Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Sản phẩm dự kiến A Lên ý tưởng với trình bày Dưa vào SGK Lịch sử 10, Internet 1 Ngày Bản ý tưởng B Thiết kế Power Point Máy vi tính, tài liệu của cả nhóm. 3 ngày Bản thuyết trình Power Point C Thuyết trình viên Máy tính trình chiếu Power Point 3 ngày (làm việc với thiết kế) Chạy bài thuyết trình trên Power Point D Viết nhật kí hoạt động của nhóm Bút, vở Cả quá trình hoạt động DA Nhật kí hoạt động nhóm E Ghi các câu hỏi chất vấn nhóm mình Bút, vở Trong thời gian thảo luận Các câu hỏi nhóm khác chất vấn Nhóm trưởng Đánh giá các thành viên Bút, vở Cả quá trình hoạt động DA Bảng điểm từng thành viên (Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm theo mục tiêu và sản phẩm cần đạt, rồi gửi cho GV sau 1 ngày) Phụ lục 3: Đề kiểm tra kết thúc dự án *MA TRẬN ĐỀ 10 PHÚT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân CMTS Anh 1 câu – 1 điểm 1 câu - 1 điểm 1 câu - 1 điểm Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang Bắc Mĩ 1 câu - 1 điểm 1 câu - 1 điểm 1 câu - 1 điểm Bối cảnh lịch sử và nguyên 2 câu - 1 điểm 1 câu - 1 điểm 1 câu - 1 điểm 39 nhân CMTS Pháp Số câu - số điểm 4 câu - 4 điểm 3 câu – 3 điểm 3 câu – 3 điểm *NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC DỰ ÁN (Thời gian làm bài 10 phút) Câu 1: Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần, biểu hiện là A. Giai cấp thống trị không muốn thay đổi chế độ chính trị B. Đẳng cấp thứ ba bị lệ thuộc vào đẳng cấp có đặc quyền C. Giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lực của phong kiến D. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa các đẳng cấp Câu 2: Mâu thuẫn cơ bản nhất ở Anh nửa thế kỉ XVII: A.Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và quý tộc B. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế. C. Mâu thuẫn gữa công nhân với tư sản. D. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với giai cấp tư sản. Câu 3: Ở miền Bắc của Bắc Mĩ nền kinh tế nào đã phát triển ? A. Nông nghiệp B. Thương nghiệp C. Công thương nghiệp D. Buôn bán Câu 4: Thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã hình thành ở đâu ? A. Địa Trung Hải B. Ven bờ Đại Tây Dương C. Thái Bình Dương D. Châu thổ các con sông Câu 5: Điểm nỗi bật của tình hình nước Anh trước cách mạng là: A. Phát triển khoa học kỉ thuật tiên tiến. B. Nền công hòa đã được thiết lập ở Anh. C. Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu D. Không duy trì được đặc quyền của xã hội phong kiến. Câu 6: Trong xã hội của nước Pháp bao gồm mấy đẳng cấp ? A. 6 đẳng cấp B. 5 đẳng cấp C. 4 đẳng cấp D. 3 đẳng cấp Câu 7. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng là A. Kết luận giai cấp vô sản là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản. 40 B. Chỉ rõ sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. C. Nêu lên hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. D. Phê phán phong kiến và nhà thờ kitô giáo, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước mới. Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Anh và cách mạng Pháp là A. Xã hội đều phân chia thành đẳng cấp B. Nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính C. Đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp D. Đều do quý tộc mới lãnh đạo Câu 9. Từ thế kỷ XVI, ngành sản xuất nào dưới đây được đánh giá là ngành sản xuất nổi tiếng ở Anh ? A.Sản xuất len dạ B.Sản xuất thủ công nghiệp C.Sản xuất nông nghiệp D.Sản xuất và chế biến thủy tinh Câu 10: Tiền đề quan trọng nhất dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ A.Bắc Mĩ dần dần hình thành 1 thị trường thống nhất. B. Nền kinh tế công thương nghiệp TBCN ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể C. Sự hình thành dân tộc và ý thức dân tộc Mĩ, muốn tách khỏi sự lệ thuộc Anh. D. Chính phủ Anh đã thực hiện mọi biện pháp hà khắc để ngăn cản sự phát triển kinh tế của thuộc địa ĐÁP ÁN: D B C B C D D B A B Phụ lục 4: Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm dự án Phiếu 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM CỦA NHÓM TRƯỞNG (Nộp cho GV trước 1 ngày báo cáo dự án tức vào ngày duyệt dự án) Tên dự án: .......................................................... Lớp: Nhóm đánh giá: ....................... 41 TT Tên các thành viên Tiêu chí đánh giá Điểm trung bình Tích cực trong hoạt động Tinh thần trách nhiệm Hiệu quả thu thập kiến thức Kỹ năng hợp tác nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm) Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM (Đánh giá trong quá trình báo báo) *Nhóm đánh giá: ... TT Các tiêu chí đánh giá Nhóm được đánh giá I II III 1 Nội dung trình bày (Chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, có nhiều liên hệ thực tiễn) 42 2 Hình thức trình bày sản phẩm (Đẹp, khoa học, sáng tạo) 3 Thuyết trình sản phẩm (Giọng nói, cử chỉ, độ lôi cuốn, khả năng bảo vệ quan điểm, thời gian sử dụng) Điểm trung bình (Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm) * Nhận xét: (ngắn gọn) Nhóm Ưu điểm Hạn chế I II III Phiếu 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GV (Đánh giá cả quá trình thực hiện và báo cáo) *Đánh giá: TT Nội dung đánh giá Nhóm được đánh giá I II III 1 Thu thập, chọn lọc kiến thức 2 Kỹ năng vận dụng kiến thức 3 Tích cực trong học tập 4 Kỹ năng hợp tác nhóm 5 Tinh thần trách nhiệm 6 Tính sáng tạo Điểm trung bình * Nhận xét: Nhóm Ưu điểm Hạn chế I 43 II III Giáo án Powerpoint ở tiết 1 của chủ đề: Xác định chủ đề-Giao dự án Các slide trình chiếu của các nhóm thực hiện dự án Tiết 1: Xác định chủ đề - Giao dự án 44 45 46 47 48 PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Lịch sử 10 CB và Lịch sử 10 NC, SGV Lịch sử 10 -NXB giáo dục 2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Lịch sử 10 -Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. 3. Dạy học dự án và tiến trình thực hiện, Tạp chí Giáo dục, (157), 12-14. 4. Một số kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp. 5. Thông tin trên mạng internet www.violet.vn http: //.www.google.com. http: //.www.youtube.com tailieu.vn TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT BGH
File đính kèm:
- video_50.pdf