Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức câu lạc bộ Sinh học trong trường Trung học cơ sở

Để tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và thực hiện lời kêu gọi thi đua “Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác Hồ dạy”, trường THCS Thọ Tân đã tổ chức thực hiện trong cán bộ giáo viên và triển khai đến tất cả các em học sinh và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, trong đó vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh chiếm một vai trò rất quan trọng. Với nhiều hoạt động phong phú trong được tổ chức trong năm học như “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Ngày chủ nhật xanh”, “ Trường em xanh, sạch, đẹp”, tổ chức quét dọn đền vua Đinh ở địa phương theo định kì, phối hợp với các lớp chủ nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện kĩ năng sống cho các em.vv. Trong đó Câu lạc bộ sinh học được thành lập cũng đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động của Đội nói chung và của các lớp nói riêng qua đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng học tập, rèn các kỹ năng sống, phấn đấu trở thành học sinh giỏi, năng động và cũng để giáo viên tìm ra các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả cao

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7126 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức câu lạc bộ Sinh học trong trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim.
- Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn.
Chú ý:
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
- Nếu bệnh nhân khó thở: hô hấp nhân tạo với điều kiện có tại chỗ.
- Không áp dụng các biện pháp sau: chích rạch, trâm, chọc vùng vết cắn, garo, cố gắng hút nọc độc từ vết cắn, dùng viên đá chữa rắn cắn, đắp hoặc uống các hóa chất, các thuốc y học dân tộc, chườm đá, gây điện giật.
- Cần mang rắn đã chết hoặc bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. Thận trọng vì đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không cố bắt hoặc giết rắn.
Đề phòng bị rắn cắn:
Phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe dọa). Các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:
1. Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất, ví dụ: mùa hè, mưa, trời tối...
2. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa  màng thu hoạch và thời gian đêm.
3. Đi ủng, dày cao cổ và quần dài khi đi trong đêm tối, đi khu vực nhiều cây cỏ. 
4. Dùng đèn khi đi ban đêm.
5. Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không cầm, không trêu đùa, đe dọa rắn. Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
6. Không nằm ngủ dưới nền đất.
7. Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.
8. Không cầm, trêu rắn đã chết hoặc giống như đã chết.
9. Không sống gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến: đống gạch vụn, cỏ nát, rác, tổ mối, chuồng gà, nơi nuôi các động vật của gia đình.
10. Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (mái nhà tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).
LỚP 8
Câu 1. Thế nào là nhồi máu cơ tim?
 Là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùytheo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim" 
 Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máuvà xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
Câu 2. Tại sao không biết đau là đáng sợ?
Đau - cảm giác giúp cơ thể nhận biết nguy hiểm để tự vệ. 
Bé gái Kinchen sau khi được 6 tháng tuổi bỗng mất cảm giác đau. Khi tiêm, em không hề khóc. Bị bỏng, em cũng chẳng kêu. Một lần bị gãy tay, phải bó bột, Kinchen thấy vướng đã tự tháo băng ra, đùa nghịch với cánh tay, làm chỗ gãy không khớp lại được nữa...
Đau là một loại cảm giác giúp con người phân biệt những kích thích có thể gây hại cho cơ thể. Ví dụ chạm tay vào lửa, cảm giác đau rát ở da làm người ta rụt lại, đau bụng báo cho người ta biết dạ dày có vấn đề, đau ngực cho thấy tim phổi hoặc gì đó không ổn. Bởi thế cảm giác đau có ý nghĩa tâm sinh lý đặc biệt, giúp con người sinh tồn. Nó có ý nghĩa báo động, giúp cơ thể sớm nhận biết và đề phòng hiểm nguy. Nếu không có cảm giác ấy, chúng ta có thể gặp những hoàn cảnh chết người mà không nhận ra được
Hiện tượng mất cảm giác đau thường chỉ xảy ra do một biến động tâm sinh lý đột ngột nào đó. Rất hiếm khi có trường hợp mất cảm giác đau kéo dài. Tuy vậy, trên thực tế, nếu tập trung vào một việc nhất định, người ta có thể "quên" cảm giác đau. Lúc ấy, các tín hiệu cảnh báo sự nguy hiểm trong não bộ tạm thời nhường chỗ cho các hoạt động khác. Ví dụ, Quan Vũ đã dùng ý chí tập trung vào việc đánh cờ để Hoa Đà cạo xương tay mà không hề kêu ca gì. Nhưng thường chỉ sau khi hết tập trung, cảm giác đau lại xuất hiện.
Câu 3. Tại sao khi ngáp ngủ lại chảy nước mắt?
 Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến mắt ta đầm đìa.
 Nguồn nước mắt do đâu mà có? Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu thôi, hình tròn dẹt, có thể sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “vệ sĩ”.
 Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức, trong vòng 16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5- 0,6 g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ coi như ngừng làm việc. Nếu thế, hai con mắt lúc nào cũng đầm đìa nước ư? Điều kỳ diệu của con người chính là ở chỗ đó, vừa có bộ phận sản xuất lại có bộ phận tiêu thụ. Ở góc trong mỗi con mắt (y học gọi là nội xế) đều có các lỗ nhỏ thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài.
Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu không thở không khí tươi mới, trong cơ thể tích đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp. Cùng với động tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ tràn vào mắt.
 Thực ra, không chỉ có ngáp, mà những động tác làm co cơ mặt khác, ví dụ cười ngặt nghẽo, hắt hơi, ho, nôn đều có thể làm chảy nước mắt. Ngoài ra, đôi khi bụi vào mắt, khói, ánh sáng chói, gió lạnh cũng có thể tạo ra tình huống tương tự. Cũng vì thế, khi chảy nước mắt bao giờ cũng kèm theo nước mũi chảy dài. Tại sao vậy, chắc các bạn cũng suy luận được rồi.
Câu 4. Tập luyện tay trái sẽ thông minh hơn
Viết tay trái theo tự nhiên có lợi cho sự phát triển trí tuệ.
Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì có 8 em thuận tay trái. Một thời gian, già nửa các thành viên trong đội tuyển bóng bàn Trung Quốc không thuận tay phải... Không những hoạt bát hơn, nếu chịu khó luyện tập tay trái, bạn sẽ thông minh hơn đấy!
Não bộ chia thành 2 bán cầu: trái và phải. Mỗi bên có chức năng thiên về các hoạt động ở phía kia của cơ thể. Bán cầu trái chi phối phần lớn hoạt động của nửa phải cơ thể, có quan hệ đặc biệt với sự phát triển ngôn ngữ, gọi là "bán cầu ưu thế ngôn ngữ". Ở đây, các xung cảm giác tập hợp ở mức cao nhất để hình thành tín hiệu ngôn ngữ và khái niệm trừu tượng. Do đó, chức năng của bán cầu trái thiên về giai đoạn nhận thức lý tính, và hình thành tư duy trừu tượng.
Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái cơ thể. Thông qua sự chỉnh hợp, các xung cảm giác tạo ra hình ảnh cụ thể về vạn vật, con người, không gian và thời gian. Do đó, bán cầu phải thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính, gọi là "bán cầu ưu thế không lời".
Bán cầu não trái điều khiển tay phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Nếu ta vận động tay (nhất là ngón tay), ta có thể kích thích tế bào não ở khu vực nhất định, làm cho não phát triển. Điều đó có nghĩa là, nếu người nào thường dùng tay phải, não trái sẽ phát triển hơn, và ngược lại.
Quá trình từ thị giác tới phản ứng ở người thuận tay phải và tay trái có khác nhau. Ở người thuận tay phải, đường nối thần kinh có dạng: "bán cầu não phải - bán cầu não trái - tay phải". Ở người thuận tay trái: "bán cầu não phải - tay trái". Rõ ràng, thông tin từ thị giác đến động tác ở người thuận tay trái bớt được một khâu, do đó anh ta phản ứng nhanh hơn.
Người thuận tay phải, mỗi lần dùng tay trái đều cảm thấy ngượng ngịu, thậm chí không làm nổi việc như cầm đũa chẳng hạn.
Nên rèn luyện tay trái ra sao?
 Thực tế, hai bán cầu não vừa có sự phân công, hợp tác, bổ sung, vừa hạn chế và bù đắp cho nhau. Thông thường, hai bán cầu não hợp tác với nhau cùng hoạt động. Nhờ vậy, bạn mới có các cử động chính xác. Bạn luyện tập tay trái, không có nghĩa là để biến mình thành người thuận tay trái, mà chỉ tăng cường hoạt động phía bên trái, kích thích sự phát triển đồng đều của não bộ.
Bước thứ nhất, bạn có thể co duỗi ngón tay trái, lần lượt từng ngón một. Làm đi làm lại cho đến khi thành thạo. Bước thứ hai, làm một số việc khéo léo bằng tay trái, như xâu kim, vẽ tranh. Bước thứ ba, hãy làm bằng tay trái những việc trước kia chỉ có tay phải mới làm được cho đến khi thành thạo. Hãy kiên trì, bạn sẽ dần thấy rằng, không những bạn có đôi tay khéo léo, mà cơ thể cũng sẽ nhanh nhẹn hơn, nghĩ được nhanh hơn. Trí thông minh phát triển rõ rệt!
Sau cùng, thuận tay phải hay thuận tay trái đều do bẩm sinh. Có người coi thuận tay trái là một tật xấu, ra sức sửa chữa. Điều này rất sai lầm. Các nhà khoa học đã làm cuộc phỏng vấn ở hai nhóm trẻ em: Nhóm thứ nhất gồm các em thuận tay trái được "sửa chữa" thành thuận tay phải, và nhóm thứ hai gồm các em thuận tay trái tự nhiên. Kết quả, nhiều em ở nhóm thứ nhất nói năng không lưu loát, trí lực phát triển chậm. Nhóm thứ hai ngược lại: Các em trả lời lưu loát như mọi đứa trẻ bình thường khác. Như vậy, việc cố công sửa chữa cho người thuận tay trái chỉ có hại.
Câu 5. Vì sao chó hay lè lưỡi?
Người có tuyến mồ hôi ở dưới da. Khi trời nóng, mồ hôi thoát ra, bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Nhưng chó lại không có tuyến mồ hôi dưới da mà ở... lưỡi. Bởi vậy, lúc nóng quá, nó chỉ còn cách làm mát nhờ lè dài lưỡi ra, dẫu không "thẩm mỹ" chút nào!
Mặt khác, việc lè lưỡi thật dài cũng giúp chó phả bớt hơi nóng bên trong, thúc đẩy sự toả nhiệt của cơ thể. Thực tế, dù không phải là mùa hè, mà ngay cả những lúc chó chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể bị nóng lên, nó cũng lè lưỡi để toả bớt nhiệt lượng.
LỚP 9
Câu 1. Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?
Cây nho trồng hay mắc bệnh đốm lá.
Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi đất hoang hoá. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và chua. Nhìn bề ngoài, chúng có vẻ xấu xí hơn cây trồng, nhưng các nhà khoa học gây tạo giống lại rất cảm tình với chúng. Lý do là chúng có khả năng chống bệnh cao hơn hẳn cây trồng.
Đặc tính này cho ta biết cây có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho sự sống hay không.Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh, khả năng chống bệnh đốm lá của cây nho dại cao hơn hẳn so với cây nho trồng: Trong khi phiến lá cây nho trồng đầy những đốm đen (một dạng nấm) thì lá cây nho dại như nho gai, nho lông... lại hầu như không có đốm đen. Vì sao vậy? Đơn giản vì cây nho dại mọc lên không được người quan tâm chăm sóc, lại bị nhiều kẻ thù như gió tuyết, hạn hán, lụt lội, côn trùng, bệnh dịch,... đe doạ. Vì sự sống còn, chúng chiến đấu từ đời này qua đời khác, rèn luyện nên tính chống chịu ngoan cường.
 Để thích ứng với điều kiện khắc nghiệt bên ngoài, cây đã thay đổi cấu tạo sinh lý bên trong. Ví dụ, nhiều cây dại trên thân hoặc trên phiến lá của nó có rất nhiều lông nhỏ, có cây lại có rất nhiều gai, có cây mang độc tố. Tất cả những hình thức tự vệ này đều giúp cây chống trả kẻ thù tốt hơn. Các nhà khoa học rất coi trọng ưu điểm đề kháng mạnh của cây dại. Bằng cách lai tạo, họ hy vọng tạo ra những giống cây trồng mới hoàn thiện, cho thu nhập cao, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt.
Câu 2. Vì sao hoa trên núi có màu sắc sặc sỡ?
Hoa trên núi cao rất đa sắc.
Cũng là hoa, nhưng nếu lên các đỉnh núi cao, bạn sẽ thấy chúng rực rỡ, nhiều màu sắc lạ kỳ. Ngoài điều kiện không khí trên núi trong lành, ít bụi nên màu hoa "nguyên chất hơn", nhưng còn yếu tố gì nữa mới khiến chúng muôn màu như thế?
Nguyên do là tia tử ngoại trên núi cao chiếu rất mạnh, làm cho nhiễm sắc thể của tế bào thực vật bị phá huỷ, gây trở ngại cho sự tổng hợp chất nucleotid, phá hoại phản ứng trao đổi chất của tế bào, rất bất lợi cho sự sống của cây. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài với môi trường sống khắc nghiệt đó, cây trên núi cao đã tạo ra nhiều chất dạng caroten (trong đó có carotin và carotinol) để chống đỡ, vì hai chất đó hấp thụ nhiều tia tử ngoại, làm cho tế bào dần thích ứng với môi trường.
Việc tạo ra nhiều chất dạng caroten và antocyan đồng thời cũng khiến màu hoa vô cùng sặc sỡ, bởi vì các caroten làm cho hoa hiện màu da cam, màu vàng tươi rực rỡ, còn antocyan làm cho hoa có màu đỏ, lam, tím Trong hoa có nhiều sắc tố như vậy, dưới ánh sáng càng trở nên rực rỡ hơn.
Câu 3. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
 Cơ chế xác định giới tính ở người: Ở nam có cặp NST giới tính XY, nữ: XX
 Sơ đồ lai: P : (mẹ) XX x (bố) XY
 G X X, Y
 F1: XX XY
Tỉ lệ giới tính: 1 nữ : 1 nam
-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.
Câu 4. Một bạn học sinh nói rằng: Bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
 Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
 Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
PHẦN KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận 
 Môn sinh học mang lại những kiến thức hiểu biết rất thực tế gắn liên với bản thân các em và với đời sống hàng ngày, bên cạnh đó bản thân tôi cũng là một giáo viên dạy môn Sinh học vì vậy mà việc triển khai thực hiện gặp nhiều thuận lợi. Qua thời gian nghiên triển khai tổ chức câu lạc bộ sinh học tôi nhận thấy rằng việc tổ chức câu lạc bộ sinh học đã mang lại những hiệu quả thiết thực mà Đội, nhà trường hay bản thân các em đã thừa nhận. 
 Đề tài này đượctriển khai từ năm học 2010 – 2011 đến nay đã được gần hai năm học vì vậy nội dung đề tài này là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình điều hành tổ chức và giảng dạy môn Sinh học ở trường, 
II. Những bài học kinh nghiệm
 Từ việc tổ chức chương trình CLB Sinh học tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết:
+ Trong quá trình hoạt động phải có sự phối hợp với các bộ ban nhà trường như: bộ phận chuyên môn, GV bộ môn, GVCN, TPT Đội đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường để hoạt động thường xuyên hơn, hiệu quả hơn 
+ Mặc dầu các em học sinh luôn có sự chủ động, tự giác trong quá trình làm việc nhưng việc quan trọng là việc thành lập Ban chủ nhiệm phải là những học sinh năng động có học lực khá, giỏi, ban cố vấn là những GV của trường cũng như Ban phụ trách Đội để theo dõi, động viên nhắc nhở các em trong quá trình hoạt động
+ Cần đa dạng hóa các loại hình câu lạc bộ để cuốn hút học sinh tham gia; định hướng và hỗ trợ các điều kiện để các em tự tổ chức, nhất là chọn lựa nội dung thiết thực gắn với các chủ đề, các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục nhà trường, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của các em được hình thành, bộc lộ và phát triển.
+ CLB phải xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động cụ thể của CLB cho cả năm học (theo chủ đề từng tuần/ tháng), xây dựng điều lệ/ nội quy hoạt động CLB, lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với từng chủ đề, chuẩn bị cơ sở vật chất, tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động của CLB
+ Thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các CLB, qua đó có thể phát hiện và nhân rộng điển hình những câu lạc bộ, cá nhân có thành tích cao, mang lại hiệu quả cho giáo dục nhà trường.
 + Những học sinh yêu thích môn sinh học, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đều có tham gia vào CLB. 
+ Chủ đề hoạt động của CLB mỗi tháng thường xuyên được đổi mới, để CLB có thể hoạt động hiệu quả suốt năm học thì điều quan trọng là từng chủ đề của mỗi tháng phải được ban chủ nhiệm CLB thảo luận kỹ, đặt ra các mục tiêu, xác định 4-5 câu hỏi liên quan đến những nội dung quan trọng nhất mong muốn đạt được. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sưu tầm tài liệu qua mạng, sách báo, chụp ảnh thực tế. Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể, dựng các tiểu phẩm hài, trình diễn thời trang bằng các vật liệu tái sử dụng, tái chế.
+ Những học sinh đạt thành tích tốt trong các hoạt động của CLB cần được tuyên dương trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, trong bản tin CLB, bản tin hoạt 
động của trường hàng tuần.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tốt có ý nghĩa quan trọng, nhà trường tạo điều kiện phòng trưng bày, máy chiếucho học sinh sử dụng Internet tại trường. Nguồn kinh phí cho các hoạt động CLB sẽ được vận động từ phụ huynh, quỹ đội, quỹ nhà trường, doanh nghiệp ở khu vực gần trường đóng góp.
+ Mô hình hoạt động của CLB Sinh học có thể áp dụng cho nhiều câu lạc bộ khác, nhưng tùy vào đặc trưng của các CLB mà có sự thay đổi sao cho phù hợp với tiêu chí của CLB.
+ Các hoạt động phải được tổ chức sao cho học sinh có nhiều cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, vận dụng kiến thức được học, hình thành những kỹ năng phù hợp, biết tương tác trong học tập, mạnh dạn phát biểu chính kiến, thể hiện năng lực cá nhân. Qua đó nảy sinh những xúc cảm tích cực, hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết.
 + Để chương trình CLB sinh học tiến hành có chất lượng, ban thi đua nhà trường nên lồng vào thang điểm sau mỗi đợt thi đua như : Cá nhân được khen thưởng mỗi tuần, mỗi tháng thì cũng được cộng thêm điểm thi đua cho lớp, học sinh vi phạm thì cũng được ghi theo dõi để xét hạnh kiểm cuối kì, cuối năm. Từ đó đã kích thích tinh thần hăng hái của các cá nhân và tập thể để đạt chất lượng cao trong mỗi đợt thi đua. 
 + Phát hiện từng năng khiếu của các em ngay từ đầu năm để phân công đúng người đúng việc, theo dõi các em làm việc để kịp thời thay đổi nhân sự theo yêu cầu.
 + Từ sự quan tâm sâu sát của BGH , Ban phụ trách làm tốt công tác tham mưu cho BGH và Chi đoàn, biết kết hợp nhiều lực lượng hỗ trợ như: Chuyên môn, Công đoàn, Thư viện, Thiết bị, GVCN tranh thủ các bưổi họp hội đồng GV để thông tin về hoạt động của nhóm cũng như các hoạt động khác của Đội để nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía như: Sách báo, tài liệu, phương pháp học tập
+ Một điều quan trọng và cần thiết là phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các em để từ đó các em có thể làm việc tốt hơn, tự khẳng định vai trò của mình để chủ động trong mọi công tác mà Ban phụ trách giao cho. Nên lên kế hoạch và qui định chế độ hội họp định kỳ để rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc .
 + Cần hướng dẫn các em thực hiện phù hợp với chủ điểm của tháng, tuần, sách báo tài liệu phải cung cấp kịp thời thường xuyên cho các em, khuyến khích các em tự nghiên cứu tìm tòi trong thư viện, báo Đội, các loại sách tham khảo khác..Theo dõi giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn kịp thời.
+ Biết vận dụng kết hợp chương trình hoạt động CLB sinh học với nhiều hoạt động khác của Đội để nâng cao hiệu quả hoạt động     
III. Đề nghị
- Hoạt động của câu lạc bộ đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượngdạy và học trong trường trung học cơ sở, đặc biệtlà ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Vì vậy cần nhân rộng mô hình sang những câu lạc bộ khác như câu lạc bộ vật lí, hoá học.
- Căn cứ vào số lớp, số học sinh, đặc điểm của từng trường mà đối tượng trong CLB có thể là học sinh toàn trường hay chỉ là nhóm học sinh ở các khối yêu thích môn Sinh học
- Trong điều kiện cho phép thì hàng năm CLB nên tổ chức chọn một số thành viên xuất sắc trong năm đi tham quan một số khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn bách thú
- Để CLB hoạt động hiệu quả thì chuẩn bị cơ sở vật chất tốt có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện được thì nhà trường tạo điều kiện phòng trưng bày, máy chiếucho học sinh sử dụng Internet tại trường. Nguồn kinh phí cho các hoạt động CLB sẽ được vận động từ phụ huynh, quỹ đội, quỹ nhà trường, doanh nghiệp ở khu vực gần trường đóng góp.
Thọ Tân ngày 03 tháng 4 năm 2012
Người viết
 Đàm Duy Thắng

File đính kèm:

  • docSKKN_MON_SINH_2012_hay.doc
Sáng Kiến Liên Quan