Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.

Qua 7 năm thực hiện triển khai đại trà chương trình thay sách giáo khoa mới cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Sinh học đã thực sự ổn định và đi vào chiều sâu. Song hầu hết các giáo viên đều mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, do vậy học sinh cảm thấy tiết học nặng nề, chất lượng tiết dạy còn bị hạn chế.

Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông, môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đi từ thực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy trong giờ dạy sinh học nếu người thầy không tìm cách tổ chức một giờ dạy học sao cho hợp lý sinh động hấp dẫn, thì rất khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan.

Để giờ dạy Sinh học đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ dạy Sinh học. Hiện nay theo tôi được biết, việc tổ chức trong giờ học Sinh học ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều giáo viên quan niệm rằng giờ học Sinh học không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác. Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án. Và đôi khi giáo viên còn cho rằng học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 8 đã lớn không như học sinh mẫu giáo, tiểu học hay các em học sinh lớp 6 đầu cấp, mà còn tổ chức trò chơi.

Với đặc thù của bộ môn Sinh học, là bộ môn khoa học thực nghiệm. Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với chương trình Sinh học 8 thì chỉ phải cần 5- 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học hoặc thực hiện trong những buổi ngoại khoá Sinh học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Sinh học.

Về đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình thích học mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8 chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh.

Mặt khác Sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh, là các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, vệ sinh đây là những kiến thức tuy gần gũi với các em nhưng tương đối khó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tư duy cao, dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là điều rất cần thiết.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 24983 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
? Vận chuyển O2 và CO2 công việc của loại tế bào này.
Đáp án: Hồng cầu.
Học sinh tìm thấy chữ cái  trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 4: Gồm 4 chữ cái.
? Là từ diễn tả trạng thái tồn tại của máu trong cơ thể.
Đáp án: lỏng
Học sinh tìm thấy chữ cái N trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 5: Gồm 11 chữ cái.
? Là quá trình chỉ vai trò khái quát của máu trong cơ thể.
Đáp án: trao đổi chất.
Học sinh tìm thấy chữ H trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 6: Gồm 14 chữ cái.
? Là cụm từ chỉ môi trường gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Đáp án: Môi trường trong
Học sinh tìm thấy chữ cái o trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 7: Gồm 7 chữ cái.
 ? Đây là thành phần chứa 45% thể tích của máu.
Đáp án: các tế bào máu
Học sinh tìm thấy chữ cái a trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 8: Gồm 4 chữ cái.
? Là chất có tỉ lệ 90% trong huyết tương.
Đáp án: nước
Học sinh tìm thấy chữ cái n trong từ chủ đề.
* Các chữ cái trong từ chủ đề đã xuất hiện học sinh đã có thể thấy ngay cụm từ chủ đề là: tuần hoàn. Giáo viên có thể cho học sinh tìm từ chủ đề từ khi chưa mở hết các hàng ngang.
* Nội dung ô chữ:
H
U
Y
ế
T
T
Ư
Ơ
N
G
T
I
ể
U
C
ầ
U
H
ồ
N
G
C
ầ
U
L
ỏ
N
G
T
R
A
O
Đ
ổ
I
C
H
ấ
T
M
Ô
I
T
R
Ư
ờ
N
G
T
R
O
N
G
c
á
c
T
ế
B
à
O
M
á
U
N
Ư
ớ
C
* Thảo luận chung: 
Sau khi các nhóm đoán được ô chữ trong cụm từ chủ đề “ tuần hoàn” là một hệ cơ quan trong cơ thể người.. Giáo viên gọi đại diện của nhóm thắng cuộc nói về ý nghĩa của ô chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ô chữ còn lại, nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình.
- Yêu cầu: học sinh thấy được vai trò hết sức quan trọng của hệ tuần hoàn, đồng thời ghi nhớ được những đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan này trong cơ thể.
2. Trò chơi : Gắn chú thích cho tranh, mô hình nhanh nhất.
Sử dụng khi dạy một nội dung mới hoặc củng cố bài học.
- Mục đích của trò chơi: 
+ Học sinh xác định được vị trí và gọi tên được các cơ quan, hệ cơ quan trên tranh và mô hình cơ thể người.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của học sinh.
- Chuẩn bị:
+ Tranh, mô hình về các cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể 
+ Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan trong cơ thể sinh vật có dán băng dính 2 mặt ở đằng sau.
 + Hai đội chơi mỗi đội có 3-5 học sinh (tuỳ vào nội dung của tranh hoặc mô hình nhiều hay ít). Mỗi đội xếp thành 1 hàng đứng lên phía trước lớp. Một đội gắn chú thích trên mô hình, một đội gắn chú thích trên tranh hoặc cùng gắn vào hai bên của tranh nếu không có mô hình.
+ Thời gian chơi: 2 - 3 phút.
- Tiến hành: 
- Khi giáo viên hô “ bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn chú thích cho một cơ quan, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 lên gắn tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hoàn thành nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay...
- Vận dụng: 
Có thể vận dụng trò chơi này trong các bài dạy về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của các cơ quan trong cơ thể người. Các bài có thể sử dụng được trò chơi này là: bộ xương(bài 7) ; tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá(bài 24); bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu(bài 38); trụ não, tiểu não, não trung gian(bài 46) ; cơ quan phân tích thính giác(bài 51).
Ví dụ: Bài 24 “Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá”.
+ GV chuẩn bị tranh H24.3(tranh câm) và mô hình về cơ thể người có lộ các cơ quan của hệ tiêu hoá và các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan trong hệ tiêu hoá có dán băng dính 2 mặt ở đằng sau (dành cho 2 đội). Các cơ quan đó là: miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, ruột thẳng, hậu môn, tụy.
+ Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin trong H24.3(trang 78 SGK) trong 1 phút để xác định tên và vị trí các cơ quan trong hệ tiêu hoá của người.
+ Gv chia lớp thành 2 đội chơi theo 2 dãy bàn của lớp học
+ Hai đội chơi mỗi đội cử 3 học sinh đại diện cho đội mình xếp thành 2 hàng đứng lên phía trước lớp. Giáo viên đặt 2 bộ chữ (có đính băng dính 2 mặt) trên bàn cho mỗi đội một bộ để sử dụng khi chơi.
+ Gv yêu cầu một đội gắn chú thích trên mô hình, một đội gắn chú thích trên tranh về các cơ quan trong hệ tiêu hoá của người (đã có tên trên các mảnh giấy nhỏ có gắn băng dính 2 mặt ở đằng sau) trong khoảng thời gian 3 phút.
+ Khi giáo viên hô “ bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn chú thích cho một cơ quan, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 lên gắn tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hoàn thành nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay...
Chú ý: những cơ quan không nhìn rõ sau khi học sinh gắn song, giáo viên nhận xét và hỏi tiếp:
Ngoài những cơ quan trên trong hệ tiêu hoá còn những cơ quan nào nữa? Em hãy phân chia tất cả các cơ quan vừa xác định được thành 2 nhóm là nhomd cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá? 
3. Trò chơi : Chức năng.
Có thể dùng để dạy một phần kiến thức trong bài hoặc để củng cố cuối bài.
- Mục đớch của trũ chơi: Rốn luyện phản xạ, tạo khụng khớ để hoạt động và ụn lại chức năng của cỏc bộ phận trờn cơ thể con người(chủ yếu là cỏc cơ quan bờn ngoài).
- Chuẩn bị: giỏo viờn dự kiến cỏc bộ phận của cơ thể: mắt, tai, mũi, miệng..
- Tiến hành:
+ Núi và chỉ đỳng chức năng của cỏc bộ phận.
+ Giỏo viờn cho tập thể lớp chơi và chỉ đỳng cỏc bộ phận sau: 
Mắt - nhỡn; Tai - nghe; Mũi - ngửi; Miệng – ăn
- Cỏch chơi:
+ Giỏo viờn hoặc học sinh được cử hụ tỏc dụng của cỏc bộ phận, người chơi chỉ đỳng và núi tờn cỏc bộ phận.
+ Người hụ cú thể hụ tỏc dụng và chỉ sai, người chơi phải hụ và chỉ đỳng.
    Phạm luật:
+ Chỉ sai với chức năng.
+ Làm chậm so với quy định, làm khụng dứt khoỏt.
+ Khụng nhỡn người hụ.
* Lưu ý: 
+ Cú thể quy định tăng cỏc bộ phận như: chõn: đi; Tay: làm...để tăng mức độ khú của trũ chơi.
+ Tốc độ núi nhanh, chậm tựy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Cú thể sử dụng trũ chơi này để dạy cỏc bài cấu tạo trong cũng được song với cỏc bài cỏc cơ quan nằm sõu trong cơ thể nhắc tờn và chức năng của cỏc cơ quan đú cũn việc chỉ thỡ dựa vào mụ hỡnh hoặc tranh vẽ.
- Vận dụng: cú thể ỏp dụng trũ chơi này vào cỏc bài: cấu tạo ngoài của cơ thể hoặc cấu tạo của cỏc hệ cơ quan trong cơ thể người(trờn tranh hoặc mụ hỡnh).
Vớ dụ: Áp dụng củng cố bài 25 “Tiờu hoỏ ở khoang miệng” để khắc sõu kiến thức về biến đổi lý học ở khoang miệng.
- Giỏo viờn cho học sinh nghiờn cứu kỹ H25.1 trang 81 SGK để xỏc định tờn cỏc cơ quan và chức năng của cỏc cơ quan đú trong quỏ trỡnh tiờu hoỏ.
- Giỏo viờn gọi một học sinh bất kỡ lờn bục giảng sỏt với vị trớ treo tranh. Giỏo viờn hụ “nhai, làm ướt và mềm thức ăn” và chỉ vào “lưỡi” trên tranh học sinh phải và nờu đỏp lại được “nhai, làm mềm và nhuyễn thức ăn” chỉ vào “răng”.
- Tương tự: Gv hụ “đảo trộn thức ăn, làm thức ăn thấm đẫm nước bọt” và chỉ vào lưỡi. Học sinh phải chỉ được: “răng , lưỡi, cỏc cơ mụi và mỏ”. Giỏo viờn cũng cú thể chỉ cần hụ “lưỡi” học sinh phải chỉ vào “lưỡi” và núi rừ chức năng. Cứ như vậy cho hết cỏc hoạt động biến đổi lý học ở khoang miệng. Phần thưởng cho học sinh chỉ đỳng và xỏc định đỳng chức năng là một tràng phỏo tay hoặc cũng cú thể là điểm thưởng nếu hoặc sinh đú hoàn thành tốt nhiều cõu hỏi trong một lần tham gia hoặc một tiết học .
4.Trò chơi: Tiếp sức.
Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài
- Mục đích trò chơi:
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào trong trò chơi.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm.
+ Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể.
- Chuẩn bị:
+ Chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, cũng có thể tổ chức cho 2 hoặc 3 cá nhân.
+ Chia phần bảng và phấn viết cho mỗi nhóm.
+ Quy định thời gian chơi: 2 hoặc 3 phút.
- Tiến hành:
+ Khi trọng tài hô bắt đầu thì 2 nhóm hoặc 2 cá nhân làm bài: lần lượt học sinh số 1 của mỗi nhóm lên làm, sau đó về chỗ giao phấn cho bạn thứ hai lên làm tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.
+ Cá nhân hoặc nhóm nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho, và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng và được thưởng ( bằng điểm hoặc bằng tràng pháo tay).
+ Giáo viên nhận xét, xác định đội thắng, đội thua để cho điểm hoặc thưởng bằng các hình thức khác.
+ Với các bài về cấu tạo của các hệ cơ quan. Giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng trò chơi này.
Ví dụ - Bài 20: “Hô hấp và các cơ quan hô hấp”
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 5 dãy bàn, dãy bàn bên trái là nhóm 1, dãy bàn bên phải là nhóm 2 và chia bảng thành 2 phần. 
- Vận dụng trò chơi vào việc xác định các cơ quan hô hấp ở mục II (SGK Trang 65). GV yêu cầu học sinh cả lớp tự quan sát và tìm hiểu thông tin H20- 2 và H20- 3(trang 65 )
- Giáo viên gọi đại diện của 2 nhóm đứng lên phía trước lớp. Khi giáo viên hô “ Bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi nhóm lên ghi tên một cơ quan trong hệ hô hấp. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định ( 2 phút)
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét đánh giá xác định đội thắng cho điểm thưởng hoặc bằng tràng pháo tay...
Chú ý: Với những bài tập trắc nghiệm điền khuyết. Sau khi thảo luận nhóm giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm báo cáo bằng cách cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, cũng đem lại hiệu quả cao.
5. Trò chơi: Hái hoa ghi điểm.
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ôn tập hoặc tiết bài tập của sinh học 8 .
- Mục đích của trò chơi: 
+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh lý trong cơ thể người.
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả. 
+ Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề .
- Chuẩn bị: 
+ GV cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên quan đến nội dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa có kích thước như nhau và được gấp lại.
+ Với tiết ôn tập GV cho học sinh trước hệ thống câu hỏi để về nhà các em chuẩn bị. Còn với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong SGK, sách bài tập đến hết phần nội dung đã học.
+ 1 chậu cây cảnh nhỏ trên có cài các câu hỏi hoặc bài tập để trên bục giảng 
+ Kê riêng 2 bàn dành cho học sinh ngồi chuẩn bị câu trả lời sau khi đã bốc câu hỏi.
Tiến hành:
+ GV phổ biến cách học thông qua trò chơi này: học sinh lựa chọn câu hỏi của mình đã được gài trên các cành cây, học sinh có thể trả lời ngay hoặc về chỗ chuẩn bị trong 2 phút (không được sử dụng tài liệu). Học sinh cũng có thể đổi câu hỏi nếu câu đó không trả lời được(chỉ 1 lần). Nhưng đổi câu hỏi phải bị trừ đi 1 điểm trong kết quả cuối cùng.
+ Sau khi chọn song câu hỏi học sinh đọc to câu hỏi cho các bạn phía dưới lớp biết và có thời gian 2 phút để chuẩn bị(có thể trả lời ngay).
+ Sau 2 phút giáo viên gọi học sinh đã bốc câu hỏi trả lời và cho 1 học sinh chuẩn bị bằng việc bốc một câu hỏi khác.
+ Học sinh trả lời song giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận xét, giáo viên tổng hợp và cho điểm.
+ Với học sinh trả lời tốt cho điểm tương ứng với mức độ đó đồng thời tán thưởng bằng một tràng pháo tay. Đối với các học sinh trả lời chưa tốt hoặc chưa trả lời được cần phê bình nhưng mang tính chất động viên để các em tiếp tục phấn đấu, không bị chán nản.
- Vận dụng: có thể áp dụng trò chơi này vào các tiết bài tập hoặc phần cuối của tiết ôn tập học kì môn sinh học 8.
Ví dụ: Tiết 31- Bài tập
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại và ôn tập tất cả các câu hỏi, bài tập cuối bài trong sách giáo khoa và các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập Sinh học 8 từ bài mở đầu cho tới bài 30 (trừ bài 26).
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi gồm:
Câu 1: Bằng một ví dụ hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể?
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể?
Câu 3: So sánh các loại mô về cấu tạo và chức năng?
Câu 4: Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? 
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 6: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu 7: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch?
Câu 9: Tại sao tim có thể làm việc cả đời mà không mệt mỏi?
Câu 10: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim?
Câu 11: So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?
Câu 12: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người? Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống nhau và khác nhau?
Câu 13: Khi ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào? 
Câu 14: ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào?
Câu 15: Họat động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
Câu16: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu17: Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người?
- Tiến hành: 
+ GV viết 17 câu hỏi trên vào 17 mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa và gấp lại gài lên các cành của cây cảnh được đặt trên bục giảng.
+ GV có thể gọi học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kì học sinh nào (mỗi đợt gọi 2 học sinh, 1 học sinh trả lời và 1 học sinh chuẩn bị).
+ Thưởng điểm với các học sinh trả lời tốt, phê bình các em làm chưa tốt.
Lưu ý: Gv chú ý tạo cho lớp học không khí sôi nổi để học sinh tích cực tham gia, tránh tình trạng căng thẳng hoặc gây cho học sinh sự sợ sệt. 
C. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
I. Kết quả.
1. Qua thực tế:
Khi tổ chức trò chơi trong các giờ dạy Sinh học 8 tôi thấy đã đạt được những kết quả sau:
* Đối với giáo viên:
- Không mất nhiều thời gian, công chuẩn bị và không tốn nhiều thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn hoàn thành tốt các mục tiêu của bài học một cách nhẹ nhàng.
- Giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn tạo một không khí lớp học thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Đặc biệt là khuyến khích học sinh học yếu, chậm và nhút nhát có cơ hội tích cực tham giam vào quá trình học tập. Từ đó mà hiểu bài, học tập sẽ tốt hơn, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
- Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo và có hiệu quả không mang tính công thức, gò bó.
* Đối với học sinh:
- Tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
- Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn.
- Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích bộ môn hơn.
- Tạo thái độ hợp tác trong nhóm, chuẩn bị cho sự phân công lao động hợp tác trong công việc trong tương lai.
- Bồi dưỡng và giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giưũa các em học sinh trong học tập và lao động.
2. Qua khảo nghiệm: 
Trong học kỳ I vừa qua, tôi đã tiến hành dạy một số tiết Sinh học 8 có tổ chức trò chơi trong khoảng thời gian(5-7 phút). Cuối học kì I tôi tiến hành khảo nghiệm theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan về chất lượng, phản hồi của học sinh về việc tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học 8:
 Kết quả đạt sau khi phát phiếu tham dò ý kiến:
+ 100% học sinh cho rằng các em đã được tham gia các trò chơi học tập rất phù hợp với khả năng của các em vì các kiến thức trong các trò chơi đó là các kiến thức trọng tâm, nằm trong tầm hiểu biết và các em hoàn toàn nhận thức được. 
+ 97% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức trò chơi: Thích hơn, hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú học tập bộ môn. Ngoài ra thông qua việc tham gia các trò chơi các em tỏ ra bạo dạn trước tập thể lớp, tự tin với kiến thức của mình.
+ 98% học sinh cho rằng trò chơi đã rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo. Ngoài việc tham gia làm việc theo nhóm trong các hoạt động học tập khác các em còn được hợp tác với nhau trong các trò chơi học tập vì vậy làm việc theo nhóm đối với các em trơ nên nhuần nhuyễn và rất đỗi quen thuộc.
+ 95% học sinh cho rằng học tập theo hình thức trò chơi sẽ giúp tình bạn được củng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể.
+ Đa số các em cũng cho rằng các em thích có hình thức học tập dưới dạng tổ chức trò chơi vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập và học tập dưới hình thức này các em cảm thấy nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và đỡ nhàm chán.
Từ những kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy học sinh học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy, tinh thần đoàn kết và khả năng hợp tác của học sinh. Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học sinh học mà tôi nêu ra ở trên là có tính khả thi.
II. Bài học kinh nghiệm.
1. Đối với Giáo viên.
- Để một giờ dạy sinh học đạt kết quả tốt giáo viên phải chịu khó tìm tòi nghiên cứu, thiết kế giáo án mà trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Tổ chức trò chơi trong giờ dạy sinh học cũng là một trong những cách thức để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Cần vận dụng các trò chơi một cách sáng tạo, hợp lý về nội dung và có tác dụng giáo dục học sinh.
- Không nên quá lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mỏi vì chơi nhiều. Cần phải tránh tổ chức trò chơi lặp lại trong cùng một tiết học vì sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trò chơi, khó thu hút được sự chú ý của học sinh.
- Kinh nghiệm của tôi là chỉ nên sử dụng trò chơi học tập vào dạy một phần nội dung trong bài hoặc sử dụng vào cuối tiết học thay cho việc củng cố kiến thức kỹ năng đã học. Trò chơi học tập tạo sự hưng phấn về môn học vừa để kết thúc tiết học vừa tạo sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học tiếp theo. 
- Khi tổ chức các trò chơi, thưởng phạt chỉ là hình thức khích lệ động viên học sinh, giáo viên không nên lấy điểm kém vì như vậy làm học sinh sợ điểm thấp mà rụt rè không dám tham gia. Sau tiết học, khi hướng dẫn về nhà giáo viên yêu cầu học sinh làm lại bài tập vào vở và thông báo chuẩn bị trò chơi ở tiết học sau( nếu có).
2. Đối với học sinh.
- Phải chuẩn bị bài học chu đáo.
- Học sinh phải mạnh dạn nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập.
- Học sinh phải có tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm chơi.
IIi. Phạm vi ứng dụng và hạn chế của đề tài. 
- Không phải tất cả các giờ học Sinh học đều tổ chức trò chơi. Trò chơi chỉ áp dụng khi nào giáo viên thấy hợp lý về mặt thời gian và nội dung kiến thức.
- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu các mặt.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học ngoài cách tổ chức trò chơi, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện vui, ngắn về Sinh học, về các nhà bác học Sinh học..... có nội dung liên quan đến bài học để kể cho học sinh nghe. Song trong phạm vi bài viết này tôi chưa có điều kiện đề cập đến.
Phần iii: Kết luận và kiến nghị 
 Theo tôi với quan điểm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Sinh học đã đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh họat sáng tạo. Đồng thời còn tạo ra không khí lớp học sôi nổi, phấn khởi.
Kết quả thu được là rất khả quan: Từ chỗ học sinh ít hứng thú thậm chí còn ngại học môn Sinh học đến chỗ học sinh thích học giờ học Sinh học, chất lượng, hiệu quả giờ dạy- học được nâng cao rõ rệt. 
Qua đây tôi xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên tổ chức những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để các giáo viên dạy học Sinh học như chúng tôi có dịp trao đổi và học tập. 
Trên đây là toàn bộ đề tài về tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học 8 của tôi. Tôi mong được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài trên thực sự đạt được hiệu quả trong giảng dạy, góp phần vào việc thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn !	

File đính kèm:

  • docSKKN_sinh_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan