Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề este – lipit

1. Đề xuất vấn đề

Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính thức diễn đạt.

Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề.

2. Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề

Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của học sinh. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó.

3. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức mới nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/công thức mới Trong quá trình đó, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra.

Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống hằng ngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến định hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không phải là quen thuộc đối với học sinh.

 

doc57 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề este – lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
COOH và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3OH.
	C. CH3CH2COONa và CH3OH	D. CH3CH2OH và CH3CH2COONa
Câu 4: Este có mùi dứa là 
A.Gerany axetat B. Isoamyl axetat C. Metyl butirat D. Etyl butirat
Câu 5: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. 
 C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 6: Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)–COOCH3.Tên gọi của este đó là:
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat C. Metyl metacrylic. D. Metyl acrylic
Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COO-CH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 8: Sau khi chưng cất được butyl axetat có lẫn hơi nước thì làm khô bằng
A. H2SO4đặc.	 B. NaOH rắn.	C. CaO.	D. CaCl2 khan.
Câu 9: Cho các lời khuyên sau
1. Nên dùng các dầu có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu gạo, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành
2. Không nên dùng một số loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo không tốt như dầu dừa, dầu cọ.
3. Cân đối chất béo động vật và thực vật
4. Nên hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng các loại bơ 
5. Người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc dùng chất béo nguồn động vật 
Có bao nhiêu lời khuyên hợp lý dùng chất béo tốt cho sức khỏe?
A. 5. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 10: Cho các phát biểu sau: 
1. Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 
2. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
3. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. 
4. Tristearin, triolein có công thức lần lượt là:(C17H33COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5. 
Số phát biểu đúng là 
A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 11: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic	B. Axit glutamic	C. Axit stearic	D. Axit ađipic
Câu 12: Cho các phản ứng:
(1) CH3COOH + CaCO3 	(3) C17H35COONa + H2SO4
(2) CH3COOH + NaCl	 (4) C17H35COONa + Ca(HCO3)2 
Phản ứng không xảy ra được là
A. (2)	B. (2) và (4)	C. (3) và (4).	D. (1) và (2).
Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn một este thu được x mol CO2 và y mol H2O. Ta luôn có: A. x y.	C. x ≥ y.	D. x ≤ y.
Câu 14: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 15: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là 
 A. 9. B. 4.	 C. 6.	 D. 2.
Câu 16: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là 
 A. 4. B. 5.	C. 8.	D. 9.
Câu 17: Để phân biệt etyl axetat và metyl fomiat dùng hóa chất nào sau đây? 
A. Na	B. AgNO3/NH3	C. Na2CO3	D. NaOH
Câu 18: Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
 A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).	C. (2), (3), (5).	D. (3), (4), (5).
Câu 19: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là	
A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. etyl fomiat	 D. metyl axetat.
Câu 20: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối? 
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).	B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.
C. CH3OOC−COOCH3.	D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Câu 21: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là
 A. CH3COOCH2CH2Cl. B. CH3COOCH2CH3. 
C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. ClCH2COOC2H5.
Câu 22: axit X +hidrocacbon Y vinyl fomat. Vậy X và lần lượt là: 
A. HCOOH và CH≡CH 	 B. HCOOH và CH2=CH2	
C. CH3COOH và CH≡CH D. CH3COOH và CH2=CH2 
Câu 23: X + phenol phenyl propionat. Vậy X là: 
A. CH3CH2COOH B. CH3COOH C. (CH3CH2CO)2O D. (CH3CO)2O
Câu 24: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: 
	X + NaOH Y + Z ; 
	Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 +2NH4NO3 + 2Ag 
Chất X là : 
 A. etyl format. 	B. metyl acrylat. 	C. vinyl axetat. 	 D. etyl axetat. 
Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hoá: C3H6 + ddB2 → X; 	X + dd NaOH/t0 → Y;	
 Y + CuO/t0 → Z; 	Z + O2/xt → T; 	 T + CH3OH/ xt → E ( este đa chức). 
Tên gọi của Y là: 
A. propan-1,2-điol. B. propan-1,3-điol. C. glixerol. D. propan-2-ol.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - ĐỀ SỐ 2 
Câu 1: Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là
A. Isoamyl axetat.	 B. Amyl propionat.	 C. Etyl fomiat	 D. Etyl axetat
Câu 2: C6H5COOCH3 có tên là
A. Phenyl axetat	 B. Benzyl axetat 	
C. Metyl benzoat	D. metyl benzylat
Câu 3: Etyl acrylat có công thức cấu tạo như sau: 
A. CH2=CHCOOCH2CH3	B. C6H5COOCH(CH3)2	
C. CH2=CH(CH3)COOC2H5 	D. CH2=CHCOOCºCH
Câu 4: Este metyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. 
C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 5: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng được gọi là phản ứng:
	A. Crackinh.	 B. Lên men.	
 C. Hiđrat hóa	D. Xà phòng hóa.
Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở thì sản phẩm thu được có
A. số mol CO2 = số mol H2O	B. số mol CO2 > số mol H2O
C. số mol CO2 < số mol H2O	D. không đủ dữ kiện để xác định.
Câu 7: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp	
 A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	B. CH2 =CHCOOCH3. 
 C. C6H5CH=CH2.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 8: Metyl fomiat không thể được phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH	 B. Natri kim loại
C. Dung dịch AgNO3/ NH3	 	D. Cu(OH)2 / OH- đun nóng
Câu 9: Điều kiện phản ứng este hoá đạt hiệu suất cao nhất là gì?
 A. Dùng dư ancol hoặc axit (1).	
 B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp (2).
 C. Dùng H2SO4 đặc hút nước và làm xúc tác cho phản ứng (3).
 D. Cả (1), (2), (3).
Câu 10 : Mệnh đề không đúng là: 
 A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. 
 B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. 
 C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. 
 D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. 
Câu 11: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic	B. Axit glutamic	C. Axit panmitic	D. Axit ađipic
Câu 12 : Cho các nhận định sau: 
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
2. Xử lý vết thương trên da
3. Kích thích ham muốn tình dục
4. Chăm sóc da, trị mụn trứng cá
Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi ích cảu tinh dầu hoa hồng?
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 13: Công thức tổng quát của este no được tạo ra từ ancol no 2 chức và axit cacboxylic đơn chức
A. CnH2n-2O4 (n≥2 ) B. CnH2n-2O4 (n≥4) C. CnH2nO2 (n≥2) D. CnH2n-2O2 (n≥4)
Câu14: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hóa X thành Y. Chất Z không thể là:
A. metyl propionat.	 B. metyl axetat.	
C. etyl axetat.	D. vinyl axetat.
Câu 15: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
 A. 6. B. 3.	 C. 5.	D. 4.
Câu 16: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là 
 A. 1. B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 17: X là chất lỏng không màu và không làm đổi màu phenolphtalein. X tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na. X có phản ứng tráng gương. Vậy X có thể là
A. HCOOCH3	B. HCHO	C. HCOOH	D. HCOONa
Câu 18: Cho glixerol trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 3. 	C. 5 D. 5
Câu 19: Đốt một este X thì thấy số mol CO2 = số mol H2O và tỉ lệ số mol CO2 : số mol X = 3:1. Este đó có tên gọi là
A. etyl fomiat	B. metyl fomat	 C. metyl propionat	 D. etyl axetat
Câu 20: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 2.	B. 3. C. 4.	D. 5
Câu 21: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối? 
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).	B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.
C. CH3OOC−COOCH3.	D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Câu 22 : Cho sơ đồ phản ứng: 
Este X (C4HnO2) Y Z C2H3O2Na.
	Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3COOCH2CH3.	
C. HCOOCH2CH2CH3.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 23: Số đồng phân tác dụng với dung dịch NaOH có công thức C4H8O2 ?
A. 4	 B. 5	 C. 6	 D. 2.
Câu 24: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
 A. CH3-COO-CH2-CH=CH2.	B. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH3-COO-CH=CH-CH3
Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein + H2(Ni, t) →X; 
 X + NaOH →Y, Y+ HCl →Z. Tên của Z là 
A. axit oleic. 	B. axit linoleic. 	C. axit stearic. 	D. axit panmitic. 
Tiểu kêt chương 2
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn ở chương 1, tôi nghiên cứu cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học chủ đề este – lipit gồm 6 tiết. Tôi đã thiết kế giáo án chủ đề este - lipit. Xây dựng quy trình đánh giá năng lực tự hoc của học sinh qua đánh giá hồ sơ dạy học, quá trình học tập và vì sự tiến bộ của học sinh.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp, chất lượng và hiệu quả của PPDH chương Hóa “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12 ” 
II. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Tôi chọn học sinh thực nghiệm ở trường THPT Bình Xuyên. Lớp 12A1, 12A3 là lớp thực nghiệm. Lớp 12A2, 12A4 là lớp đối chứng.
III. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Thiết kế giáo án bài dạy, thông qua tổ nhóm chuyên môn.
Tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch và chấm, trả bài kiểm tra, thu thập số liệu, phân tích kết quả bằng toán học thống kê và xử lí kết quả .
- Lập bảng xếp loại học lực, vẽ biểu đồ xếp loại học lực qua mỗi bài kiểm tra, để so sánh kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng. Phân tích so sánh định lượng dựa trên kết quả các bài iểm tra với thang điểm 10 và cách xếp loại như sau:
	Loại giỏi: Điểm 9, 10 	Loại khá: Điểm 7, 8 	Loại trung bình: Điểm 5, 6	Loại yếu: Điểm 3, 4
Loại kém: Điểm 0, 1, 2.
III. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
 Bảng xếp loại học lực- Bài kiểm tra số 1- Trước tác động
Nhóm
Tổng số HS
Số HS đạt
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Thực nghiệm 
64
0
3
51
10
0
%
0.0%
4.7 %
79.67 %
15.63 %
%
Đối chứng 
64
0
4
50
10
%
%
6.3%
78.07 %
15.63%
%
Bảng xếp loại học lực- Bài kiểm tra số 2- Sau tác động
Nhóm
Tổng số HS
Số HS đạt
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Thực nghiệm 
64
0
1
10
39
14
%
0.0%
1.6 %
15.63%
60.87 %
21.9%
đối chứng 
64
2
17
36
9
%
%
3.1 %
26.6 %
56.3%
14.1 %
Đồ thị biểu diễn luỹ tích bài kiểm tra sau thực nghiệm
 Biểu đồ kết quả xếp loại bài kiểm tra số 1- Trước tác động
 Biểu đồ kết quả xếp loại bài kiểm tra số 2- Sau tác động
IV. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 
Phân tích định tính: 
Qua thu thập thông tin phản hồi của học sinh từ Phiếu thu hoạch quá trình học tập tôi nhận thấy: 
Mức độ hứng thú học tập bộ môn hóa học thấy mức độ tích cực đều tăng sau tác động.
Thời điểm điểm
điều tra
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Phiếu điều tra trước 
thực nghiệm
8.4%
34.4%
51.6%
5.6%
Phiếu thu hoạch sau thực nghiệm
30.38%
53.13%
16.50%
0%
- Phân tích kết quả đánh giá dự án: Qua việc thực hiện các dự án hầu hết các em đều tích cực làm việc trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ tìm hiểu vấn đề có liên quan đến thực tiễn: Quá trình tìm hiểu các dự án đã tạo cơ hội bộc lộ năng khiếu để học sinh tìm hiểu thêm về các lĩnh vực nghành nghề : Nghiên cứu y học- dược học, Công nghệ chế biến thực phẩm, kinh doanh.
- Phân tích kết quả các giá trị tham số đặc trưng cho thấy:
+ Điểm trung bình cộng bài kiểm tra số 2 của học sinh lớp thực nghiệm = 7.25, đối chứng = 7.02, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi tình huống, có kĩ năng tốt hơn học sinh các lớp đối chứng .
+ Độ lệch chuẩn giá trị trung bình thu được trong khoảng từ 0.8 – 1.07 chứng tỏ sự tác động của nghiên cứu ở mức lớn.
+ Kết quả giá trị P trước tác động = 0,312>0,05, hai nhóm trước tác động là tương đương. 
+ Kết quả giá trị P sau tác động = 0,0056 < 0,05. chứng tỏ sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Từ kết quả và sự phân tích các số liệu thu thập chứng tỏ các đề xuất trong sáng kiến là có tính khả thi và hiệu quả.
Tiểu kết chương 3
Trong “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” này tôi đã tiến hành xử lí kết quả thực nghiệm theo phương pháp thống kê toán học. Theo kết quả thực nghiệm giúp tôi bước đầu có thể kết luận rằng học sinh ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng 5 biện pháp mà tôi đã đề xuất. Điều đó cho thấy biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh mang lại tác động tích cực đến kết quả, hứng thú học tập của học sinh và phát triển năng lực tự học cho học sinh .
Những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
Năm học 2018-2019 tôi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề, xây dựng giáo án dạy học chủ đề “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12 ” tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Bình Xuyên. Với kết quả đạt được ở trên, cá nhân tôi hoàn toàn xin được chia sẻ với cộng đồng bạn đọc và đồng nghiệp tại trươnghocketnoi.edu.vn
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sáng kiến cần được áp dụng trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay trong điều kiện có đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phòng học bộ môn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
10.1. Đối với học sinh 
Trước hết“Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” tích hợp các nội dung có tính thực tiễn sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. 
 Điều quan trọng hơn là nếu tổ chức hoạt động tự học của học sinh“Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” giúp cho học sinh tăng cường năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu của học sinh. Đặc biệt từ năm học 2019 đề thi THPT quốc gia có xu hướng tăng cường các câu hỏi và bài tập liên hệ thực tiễn, vì vậy chủ đề còn giúp các em có cơ hội rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn.
10.2. Đối với giáo viên
Khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” hiện nay ở trường THPT Bình Xuyên tác giả đã cập nhật phương pháp dạy học và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Sáng kiến của tác giả có những tính mới sau: 
Một là, tác giả xây dựng nội dung bài học tạo hứng thú để các nhóm học sinh tự tìm hiểu, khám phá một cách tích cực và tự giác.
Hai là, với vai trò là một tổ trưởng chuyên môn tác giả đã triển khai, thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với chủ đề “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” . Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi chuyên môn giữa các nhóm giáo viên trong tổ Hóa –Sinh- KTNN. 
Ba là, đã đổi mới trong hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh. Tác giả không chỉ kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh qua bài kiểm tra, đánh giá quá trình qua hồ sơ học tập sản phẩm dự án.
Bốn là, tác giả đã thiết kế xây dựng giáo án và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề, định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh để cập nhật nội dung sách giáo khoa năm 2020 tác giả có thể phát triển sáng kiến của mình theo hướng mới.
 Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực là yêu cầu tất yếu của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Tôi hi vọng rằng sáng kiến đã góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà. Vì điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những mặt hạn chế, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn đề tài cũng như công việc dạy học và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn!
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Vũ Thị Minh Thúy 
Giáo viên trường THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Quá trình dạy học “Chủ đề este- lipit - Hoá học lớp 12” - Môn hóa học ở trường THPT
2
Tổ chuyên môn Hóa - Sinh- KTNN
Trường THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã được đúc rút trong quá trình giảng dạy và học tập của bạn bè đồng nghiệp, của những thầy cô có nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này của tôi không tránh khỏi có sự thiếu sót và còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các vị đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Xuyên, ngày.....tháng 1.năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Bình Xuyên, ngày 10 tháng 01 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Vũ Thị Minh Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp THPT.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, (6/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chuyên đề dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (11/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Tổ chức hoạt động tự học của học sinh ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
8. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (2014), Tài liệu tập huấn, Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ..
9. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (3/2014), Tài liệu tập huấn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới .
11. Bộ giáo dục và Đào tạo, vụ giáo dục trung học, (8/2015), Tài liệu tập huấn, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật và cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
12. Đặng Đình Bạch (chủ biên) – Nguyễn Văn Hải, (2006). Giáo trình hóa học môi trường. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
13. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nhà xuất bản đại học sư phạm.
14. Ngô Thị Thanh Hoa(2015), Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh yếu kém thông qua dạy học chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học. Luận văn thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn( 2008), Hóa học 12 cơ bản. NXBGD.
16. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh(Chủ biên), Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng,Cao Thị Thặng (2008), Hoá học 12 nâng cao. NXBGD.
17. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên - Trần Khánh Ngọc - Trần Trung Ninh - Trần Thị Thanh Thủy - Nguyễn Công Khanh - Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Tổ chức hoạt động tự học của học sinh – Phát triển năng lực học sinh- Quyển 1 – Khoa học tự nhiên. Nhà xuất bản đại học sư phạm..
18. Đặng Như Tại – Ngô Thị Thuận. (2010), Hóa học hữu cơ tập 1. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
19. Đặng Như Tại – Ngô Thị Thuận. (2010), Hóa học hữu cơ tập 2. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
20. Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong giáo dục - lý thuyết và ứng dụng. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
PHỤ LỤC
CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_tu_hoc_cua_hoc_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan