Sáng kiến kinh nghiệm Tìm thêm cách giải cho một vài dạng toán cơ điển hình ở bậc trung học cơ sở

Để hướng dẫn giải có hiệu quả các bài tập vật lí cho học sinh, ngoài việc giáo viên phải nắm vững lí thuyết cơ bản về kiến thức bộ môn, có phương pháp truyền thụ tốt. Thì người giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh một niềm tin ở người thầy, xây dựng cho được hình ảnh “Thầy, cô của em”.

 Muốn vậy, người giáo viên phải không ngừng tham khảo tài liệu, tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán. Đồng thời, phải phân tích cho học sinh thấy được ưu, nhược điểm của các cách giải, các cách giải đó được xây dựng dựa trên đơn vị kiến thức cơ bản nào. Chúng ta không thể dừng lại ở một cách giải đơn thuần. Đó cũng chính là cốt lõi của vấn đề - Tức là bằng cách tư duy, tìm ra các cách giải khác nhau cho một bài tập để khắc sâu thêm một đơn vị kiến thức, một hiện tượng vật lí cụ thể và hình thành cho các em thói quen tư duy lôgic trong giải bài tập.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm thêm cách giải cho một vài dạng toán cơ điển hình ở bậc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ngoài việc giáo viên phải nắm vững lí thuyết cơ bản về kiến thức bộ môn, có phương pháp truyền thụ tốt. Thì người giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh một niềm tin ở người thầy, xây dựng cho được hình ảnh “Thầy, cô của em”.
 Muốn vậy, người giáo viên phải không ngừng tham khảo tài liệu, tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán. Đồng thời, phải phân tích cho học sinh thấy được ưu, nhược điểm của các cách giải, các cách giải đó được xây dựng dựa trên đơn vị kiến thức cơ bản nào. Chúng ta không thể dừng lại ở một cách giải đơn thuần. Đó cũng chính là cốt lõi của vấn đề - Tức là bằng cách tư duy, tìm ra các cách giải khác nhau cho một bài tập để khắc sâu thêm một đơn vị kiến thức, một hiện tượng vật lí cụ thể và hình thành cho các em thói quen tư duy lôgic trong giải bài tập.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 Thực tế trong quá trình hướng dẫn giải bài tập các em thường vướng phải một số nhược điểm sau: Chưa chủ động trong việc tự tìm ra cách giải, ngược lại hay bị động vào cách giải có trong tài liệu, còn mơ hồ, chưa phân định được các đơn vị kiến thức rành rọt cho các hiện tượng vật lí có trong các nội dung bài tập tương ứng, còn lúng túng khi xác định đề, thậm chí khi đọc đề mà không định hướng được cách giải.
 Thực trạng chung của học sinh và giáo viên trong quá trình giải và hướng giải bài tập là:
- Đối với giáo viên thường dựa vào tài liệu để đưa ra cách giải. Từ đó, cho các em giải một số bài tập tương tự. 
- Đối với học sinh, trên cơ sở cách giải của thầy, cô, các em áp dụng giải một số bài tập có trong các tài liệu tham khảo và bài tập giáo viên giao.
 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu: Qua nhiều năm giảng dạy bài tập loại này, tôi nhận thấy nếu chỉ dạy theo phương pháp trên thì các em chỉ giải được các bài tập bằng một cách thuần tuý và giải đúng theo phương pháp giải có sẵn trong các loại tài liệu tham khảo mà các em có - Thậm chí còn không hiểu chắc chắn về các bước giải đó. Qua việc phỏng vấn và tiến hành kiểm tra học sinh trong lớp ôn khoá học 2007 - 2008, tôi thu được kết quả như bảng sau: ( Bảng I; II )
* Đầu năm học 2007- 2008
Các nội dung phỏng vấn và các yêu cầu đưa ra đối với học sinh.
Kết quả thu được
Số học sinh nêu ra được cơ sở lí thuyết trong cách giải bài tập. 
15%
Số học sinh có lí luận chặt chẽ trong lời giải
20%
Số học sinh chủ động đưa ra cách giải mới
5%
* Cuối năm học 2007- 2008
Các nội dung phỏng vấn và các yêu cầu đưa ra đối với học sinh.
Kết quả thu được
Số học sinh nêu ra được cơ sở lí thuyết trong cách giải bài tập. 
20%
Số học sinh có lí luận chặt chẽ trong lời giải
30%
Số học sinh chủ động đưa ra cách giải mới
5%
 Với thực trạng trên sẽ dẫn đến một số hạn chế sau:
- Không nắm chắc được bản chất các hiện tượng vật lí, từ đó không có khả năng phát triển tư duy chiều sâu.
- Thụ động trong việc tiếp thu cách giải, từ đó không có khả năng giải được một bài tập bằng nhiều cách giải khác nhau.
- Khó nhận diện được thể loại bài tập và do đó khó có thể định hướng nhanh cách giải. Từ đó dẫn đến trong một khuôn khổ thời gian nhất định không hoàn thành được bài giải.
- Khó hình thành đường mòn, đồng thời từ đó thường dẫn đến tình trạng ỉ lại vào thầy, cô - ỉ lại vào tài liệu, thiếu tính sáng tạo trong việc giải các bài tập.
 Cũng chính từ những lí do đó mà tôi có ý định đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân mình trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm ra các cách giải cho một bài tập cơ điển hình ở bậc trung học cơ sở .
III. Thời gian nghiên cứu.
 Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện.
 Để giải quyết thực trạng trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Đưa ra một số cách giải khác nhau cho một bài tập của một số bài tập phần cơ học điển hình trong chương trình vật lí nâng cao bậc trung học cơ sở.
- Phân tích ưu, nhược điểm của các cách giải và chỉ ra cho học sinh thấy được các cách giải đó được thực hiện trên cơ sở những đơn vị kiến thức nào.
 Từ đó giúp cho giáo viên và học sinh khắc sâu thêm một đơn vị kiến thức, một hiện tượng vật lí cụ thể. Đồng thời, xây dựng và kích thích ý thức tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu nhiều cách giải cho một bài tập. 
II. Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
 Bằng việc trao đổi trực tiếp với học sinh trong những năm làm công tác ôn luyện và bằng kinh nghiệm riêng của bản thân, tôi nhận thấy để khắc phục những hạn chế nêu trên thì trong quá trình dạy cho học sinh giải các bài tập phần này giáo viên cần thực hiện một số bước sau:
- Lựa chọn và xây dựng một số bài tập điển hình để đưa các cách giải khác nhau cho một bài tập.
- Phân tích các cách giải cho một bài tập. Đồng thời, có lồng vào việc phân tích chung cho một dạng toán tổng quát.
- Giao hệ thống bài tập về nhà để các em tự giải bằng nhiều cách khác nhau.
- Thực hiện định hướng giải bài tập cho học sinh tương tự như việc dạy lí thuyết.
 Cơ sở lí thuyết để thực hiện được các giải pháp trên là:
- Lí thuyết chung về chuyển động cơ học.
- Định luật Acsimet và mối quan hệ giữa lực đẩy Acsimet với trọng lượng của vật (hoặc hệ vật) khi nhúng trong chất lỏng.
- Đặc điểm của hai lực cân bằng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lực đối với một vật hoặc một hệ vật.
- Đặc điểm của các máy cơ đơn giản. 
TÌM THÊM CÁCH GIẢI CHO MỘT VÀI DẠNG TOÁN CƠ ĐIỂN HÌNH Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 
1. Bài tập 1:
 Một động tử chuyển động từ A đến B, với vận tốc 32m/s. Cứ sau mỗi giây vận tốc giảm đi một nửa. Tính thời gian đi hết quãng đường AB. Biết AB = 60m.
* Cách giải 1: 
Thời gian chuyển động
Vận tốc chuyển động
(m/s)
Quãng đường đi được
S = vt(m)
Giây thứ nhất
V1= 32
S1= vt = 32 
Giây thứ hai
V2= 16
S2= vt = 16
Giây thứ ba
V3= 8
S= vt = 8
Giây thứ tư
V4= 4
S= vt = 4
 Quan sát bảng trên ta thấy sau 4s quãng đường động tử đi được là:
S = S1 + S2 + S3 + S4 = 32 + 16 + 8 + 4 = 60(m)
 Vậy, sau 4 giây động tử đi hết quãng đường AB.
* Cách giải 2: Vì cứ sau mỗi giây vân tốc của động tử giảm đi một nửa. Nên nếu gọi n là số đoạn đường đi được trong mỗi giây thì thời gian đi hết quãng đường AB là: t = n(s)
- Theo bài ra ta có:
S1 + S2 + S3 +  + Sn-1 + Sn = SAB
 vt1 + + +  + + = SAB
 Vì t1 = 1(s) nên: 1 + + +  + + = 
 1 + (1 - ) + ( - ) +  + ( - ) + (-) = = 
 2 - = 
 = = 
 n – 1 = 3 n = 4
 Vậy: t = n = 4(s)
* Phân tích các cách giải:
- Cách giải 1 là cách giải thường được sử dụng trong các tài liệu, được nhiều giáo viên sử dụng. Cách giải này đơn giản, học sinh chỉ cần kẻ bảng (Lựa chọn kết quả) là tìm ra được. Song nó có hạn chế: Không phát triển được tư duy chiều sâu của học sinh, không tạo dựng được cho các em phương pháp giải chung cho thể loại bài tập này.
- Với cách giải 2 học sinh phải tư duy cao hơn, các em muốn giải được cần có một đơn vị kiến thức toán học nhất định. Tuy nhiên, một khi các em đã nắm chắc
cách giải này thì các em có thể có khả năng khái quát nội dung bài toán thành dạng tổng hợp cao hơn: Quãng đường bất kì, giảm hoặc tăng vận tốc theo tỉ lệ bất kì,
2. Bài tập 2: 
 Một ca nô chuyển động ngược dòng, đến A gặp một chiếc bè đang xuôi dòng. Sau 5 phút kể từ khi gặp bè, ca nô quay lại xuôi dòng và gặp bè ở B cách vị trí A một quãng là 1,5 Km. Tính vận tốc dòng nước.
* Cách giải 1:
+ Xét chuyển động của ca nô so với bè, ta có:
A
B
C
D
- Khi chuyển động ngược chiều:
 (vcn + vbè)t1 = SCD (1)
- Khi chuyển động cùng chiều:
 (vcn - vbè)t2 = SCD (2)
+ Xét chuyển động của ca nô và bè so với dòng nước, ta có:
- Khi chuyển động ngược dòng: (3) 
 vcn = v + vnước (v: là vận tốc của ca nô do máy đẩy)
 vbè = -vnước 
- Khi chuyển động xuôi dòng: (4) 
 vcn = v - vnước ; vbè = vnước 
+ Thay các biểu thức có trong (3), (4) vào (1), (2) tương ứng, ta suy ra:
 vt1 = vt2 t1 = t2
+ Xét trên quãng đường AB, ta có vận tốc của dòng nước là:
A
B
S1
S2
 vnước= 
* Cách giải 2: 
 Gọi:
 - Quãng đường ca nô và bè đi được trong thời gian
t = 5 phút = 300s, kể từ khi ca nô và bè gặp nhau lần đầu lần lượt là: S1 và S2.
 - Quãng đường ca nô và bè đi được trong thời gian t’(s), kể từ khi ca nô bắt đầu xuôi dòng cho đến lần gặp nhau tại B lần lượt là: và .
 - Vận tốc của ca nô do máy đẩy là v, vận tốc của dòng nước là vn. 
 Ta có:
 S1= (v - vn)t ; S2= vnt
 = (v + vn)t’ ; = vnt’
 Mặt khác: S1 + S2 = - (v - vn)t + vnt = (v + vn)t’ - vnt’ 
 vt = vt’ t’ = t = 300(s)
 Mà: S2 + = vnt + vnt’ = SAB vn= = = 2,5(m/s)
Vậy, vận tốc của dòng nước là 2,5(m/s)
* Phân tích các cách giải:
- Trong cách giải thứ nhất, đã sử dụng tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên làm nền tảng chủ yếu. Với cách giải này, học sinh dễ nắm bắt và có thể hiểu sâu về bản chất - là cơ sở lí thuyết của loại toán chuyển động trên sông. Tuy nhiên, cách giải có phần dài, nặng về định tính.
- Cách giải thứ hai kết hợp sơ đồ với phương pháp chung về giải toán chuyển động trên sông. Cách giải này, nặng về thuật toán và khả năng hình dung hiện tượng vật lí cụ thể.
3. Bài tập 3: Đặt một viên bi thép có trọng lượng riêng d1 và thể tích V1 lên một tấm gỗ không thấm nước, rồi thả nổi trong một chậu nước (trọng lượng riêng của nước là d). Sau đó gạt viên bi thép ra khỏi miếng gỗ cho nó chìm trong chậu nước. Hỏi mực nước trong chậu dâng lên hay hạ xuống so với khi chưa gạt bi thép xuống và tính thể tích nước dâng lên hoặc hạ xuống đó?.
* Cách giải 1:
 Gọi H là độ cao của mực nước ban đầu; h là độ cao mực nước sau khi gạt hòn bi xuống; S là diện tích đáy bình; V*là thể tích nước dâng lên hay hạ xuống; d2, V2 là trọng lượng riêng và thể tích của tấm gỗ.
- Áp lực của nước tác dụng lên đáy bình khi chưa gạt viên bi xuống là:
 F1= d.S.H
- Khi gạt viên bi xuống, áp lực tác dụng lên đáy bình là:
 F2= d.(S.h – V1) + V1d1 = d.S.h + V1(d1 – d) 
- Vì trọng lượng của nước, viên bi sắt không thay đổi nên F1= F2 tức:
 d.S.H = d.S.h + V1(d1- d)
 d(SH - Sh) = V1(d1- d)
 V* = 
 Vì viên bi chìm nên d1 > d và do đó (V - V') > 0. Tức V > V'. Vậy khi gạt viên bi xuống thì mực nước trong chậu hạ xuống và thể tích nước hạ xuống là :
 V* = 
* Cách giải 2: 
 Gọi thể tích chất lỏng bị hệ vật chiếm chỗ khi chưa gạt viên bi xuống chậu và khi gạt viên bi xuống chậu nước lần lượt là V và V'; V*là thể tích nước dâng lên hay hạ xuống ; d2, V2 là trọng lượng riêng và thể tích của tấm gỗ.
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hệ vật trong trường hợp đầu là :
 FA = dV = V1d1 + V2d2 (1 )
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hệ vật trong trường hợp thứ 2 là :
 F'A = dV' = V1d + V2d2 (2 )
- Từ (1) và (2) ta có :
 V - V' = 
 Vì viên bi chìm nên d1 > d và do đó (V - V') > 0. Tức V > V'. Vậy khi gạt viên bi xuống thì mực nước trong chậu hạ xuống và thể tích nước hạ xuống là :
 V* = 
* Phân tích các cách giải:
- Để giải được cách giải 1 chúng ta phải dựa vào định luật Pascan, dựa vào việc áp lực tác dụng lên đáy bình gây ra sự dâng lên của mực nước trong bình. Ở cách giải này, thường có trong hầu hết các tài liệu tham khảo (Tuy nhiên, ở biểu thức tính F2 đã xác định dư lên một lượng dV1). Khi sử dụng cách giải này, đòi hỏi học sinh (Kể cả giáo viên) cần lưu ý tới một số đơn vị kiến thức cơ bản sau:
 + Khi vật (hoặc hệ vật) nổi trong chất lỏng thì: PVật= PChất lỏng bị vật chiếm chỗ
 + Khi vật chìm PVật> PChất lỏng bị vật chiếm chỗ
 + Khi xét trong hệ vật kín, ta luôn có: F1= F2
- Đối với giải cách hai, học sinh dựa hoàn toàn vào định luật Acsimet. Cách giải này đơn giản, học sinh dễ nhận thức được vấn đề và có thể nắm được cách giải một cách chắc chắn hơn.(Giáo viên nên hướng cho các em lựa chọn cách giải này).
l2
l1
4. Bài tập 4:
 Một thanh đồng chất, tiết diện đều, đặt trên thành của một bình 
đựng nước. Ở đầu thanh có buộc một quả cầu đồng chất, có bán 
kính R, sao cho quả cầu ngập hoàn toàn trong nước, hệ thống này nằm cân bằng như hình trên. Biết trọng lượng riêng của quả cầu và nước là d và d0, tỉ số . Tính trọng lượng của thanh đồng chất nói trên.
l1
l2
* Cách giải 1: 
F
P1
- Khi hệ thống cân bằng ta có: 
P2
 (*)
- Mặt khác, vì thanh tiết diện đều nên ta có: P1=; P2= 
 Thay P1, P2 vào (*) ta có: 
 P = 
 Trong đó: F = P - FA= V(d – d0) = R3(d – d0)
l2
l1
P
F
A
O
 Do đó: P = 
* Cách giải 2: 
 - Vì quả cầu chìm trong nước nên điểm đặt A phải
nằm bên cánh tay đòn l2, đồng thời vì thanh đồng chất,
tiết diện đều nên ta có: 
 AO = 
 - Khi hệ thống cân bằng ta có: 
 Mà: l2= và F= P – FA=V(d – d0) ; do đó:
 Pl1 = Vl1(d - d0) 
 P = 
* Phân tích các cách giải:
- Trong cách giải thứ nhất, ta sử dụng phương pháp phân tích trọng lượng của thanh thành 2 thành phần: Khi đó điểm đặt của 2 lực thành phần nằm ở trung điểm của các phần đòn bẩy(Vì thanh đồng chất, tiết diện đều). Đồng thời chúng ta phải sử dụng 2 đơn vị kiến thức cơ bản:
 + Biểu thức về điều kiện cân bằng của đòn bẩy.
 + Xét với thanh đồng chất tiết diện đều ta luôn có: 
- Trong cách giải thứ 2, ta đã tổng hợp các trọng lượng phân bố trên thanh bằng hợp lực P. Khi đó, điểm đặt của P chính là trung điểm của thanh(Vì thanh đồng chất, tiết diện đều).
 Đối với loại bài tập này, vì các cánh tay đòn chưa biết và cũng chưa biết mối liên hệ giữa các cánh tay đòn với độ dài của đòn bẩy, nên ta có thể sử dụng cách giải 1. Với cách giải 1 thì việc xác định độ lớn của các cánh tay đòn theo l1, l2 đơn giản hơn cách 2. Tuy nhiên, nếu học sinh biết cách xác định các cánh tay đòn thông qua việc phân tích lực thì cách giải thứ 2 giúp các em khắc sâu hơn về phương pháp phân tích trọng lượng của thanh trên giản đồ.
5. Bài tập 5:
O
B
A
 Một người muốn cân một vật, nhưng trong tay không có cân
Mà chỉ có một thanh cứng đồng chất, tiết diện đều, có trọng
Lượng P= 3N và một quả cân có khối lượng 0,3kg. Người ấy
đặt thanh lên một điểm tựa O, treo vật vào đầu A. Khi treo quả cân vào điểm B thì thấy hệ thống cân bằng và thanh nằm ngang. Đo khoảng cách giữa các diểm người ấy thu được kết quả: OA =, OB =(Hình bên). Hãy xác định khối lượng của vật cần cân. Lấy g = 10 N/kg.
A
B
O
M
P1
P2
P
N
* Cách giải 1: 
- Ta nhận thấy có những lực sau tác dụng vào thanh AN:
+ Trọng lượng P1 của vật, P2 của quả cân có điểm đặt tại A và B. 
+ Trọng lượng P của thanh, đặt tại trung điểm M của thanh AN (Vì thanh đồng chất, tiết diện đều). 
- Thanh cân bằng khi: P1.OA = P.OM + P2. OB 
 P1 = 
 P1 = P + 2P2 = 9(N) 
 Vậy, vật cần cân có khối lượng: m = 0,9 kg.
A
B
O
M’
P1
P2
P’2
N
P’1
M
* Cách giải 2: 
- Ta nhận thấy nếu phân tích trọng lượng P thành 2 thành
 phần: P’1 và P’2 thì có những lực sau tác dụng lên thanh AN:
+ Trọng lượng P1 của vật, P2 của quả cân có điểm đặt tại A và B.
+ Thành phần P’1 có điểm đặt tại trung điểm M của đoạn OA.
+ Thành phần P’2 có điểm đặt tại trung điểm M’ của đoạn ON.
- Thanh cân bằng khi: 
 P1 + P’1 = P2 + P’2
 P1 
 P1 = 2P2 + 
 Vì thanh đồng chất, tiết diện đều nên: ; 
Do đó: P1 = 2P2 + 
* Phân tích các cách giải:
- Trong cách giải thứ nhất, ngoài 2 ngoại lực P1, P2 ta đã tổng hợp các lực tác dụng lên thanh tại mọi điểm thành hợp lực P.
- Trong cách giải thứ hai, ngoài 2 ngoại lực P1, P2 ta đã phân tích trọng lượng P thành 2 thành phần, có điểm đặt nằm trên hai phần của đòn bẩy.
 Đối với dạng bài tập này, vì vị trí điểm tựa O đã biết. Tức là biết độ dài các cánh tay đòn so với độ dài của đòn bẩy, thì ta nên sử dụng cách giải thứ nhất.
III. Kết quả đạt được.
 Bằng việc xây dựng và tìm ra các cách giải cho một bài tập. Đồng thời, có phân tích chỉ ra các đơn vị kiến thức sử dụng trong các cách giải, có nêu ra ưu điểm và hạn chế của từng cách giải. Tôi nhận thấy: trong những năm gần đây, khi dạy phần này, thì sự tiếp thu và khả năng giải quyết các bài tập của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt :
- Các em nắm chắc được các hiện tượng vật lí trong các nội dung bài tập cụ thể và từ đó có thể chủ động phân tích được nội dung các bài tập. Đồng thời đưa ra được cách giải hợp lí và đi đúng hướng.
- Khả năng giải quyết bài tập trong một thời gian ngắn hơn so với những khóa học trước.
- Đối với giáo viên chủ động, tự tin hơn trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập. Đã tạo dựng được hình ảnh sâu đậm về người thầy, là chỗ dựa vững chắc cho các em về kiến thức bộ môn. Đồng thời, khi đã tạo dựng được thói quen cho mình thì bản thân người thầy đã được củng cố và khắc sâu kiến thức, có khả năng ứng phó – Phản xạ kịp thời với những cách giải mới của học sinh, dễ phát hiện được những bài giải sai (thường nhầm về bản chất của hiện tượng vật lí, ngộ nhận vấn đề, thiếu suy xét kĩ lưỡng).
- Bằng việc kiểm nghiệm lại đối với các khoá ôn năm học 2007 - 2008 và khoá ôn năm học 2008 - 2009, tôi đã thu được kết quả đối chứng so với bảng I và bảng II như sau:
* Đầu năm học 2008-2009
Các nội dung phỏng vấn và các yêu cầu đưa ra đối với học sinh.
Kết quả thu được
Số học sinh nêu ra được cơ sở lí thuyết trong cách giải bài tập. 
20%
Số học sinh có lí luận chặt chẽ trong lời giải
20%
Số học sinh chủ động đưa ra cách giải mới
5%
* Cuối năm học 2008-2009
Các nội dung phỏng vấn và các yêu cầu đưa ra đối với học sinh.
Kết quả thu được
Số học sinh nêu ra được cơ sở lí thuyết trong cách giải bài tập. 
75%
Số học sinh có lí luận chặt chẽ trong lời giải
40%
Số học sinh chủ động đưa ra cách giải mới
15%
 PHẦN III: KẾT LUẬN.
 Trong quá trình giảng dạy việc hướng dẫn học sinh giải được các bài tập là rất cần thiết. Song nếu người giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn giải cho các em bằng một cách (Thường là cách có trong các tài liệu) là chưa đủ. Điều quan trọng là làm thế nào để qua sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh tự lực giải được các bài tập dạng đó trong một tập hợp các bài tập vật lí nói chung. Tức là xây dựng cho các em một khả năng linh hoạt, sáng tạo trong tư duy, nhạy cảm và năng động trong nhận thức đề. Muốn vậy, khi dạy giải bài tập ở một phần học nào đó, người giáo viên phải biết tìm tòi, sắp xếp và xây dựng được một số cách giải khác nhau cho một bài tập. Phân tích các cách giải, chỉ ra cho học sinh thấy được các cách giải đó đã được sử dụng những đơn vị kiến thức nào và cách giải nào phù hợp, khoa học hơn. Thông qua việc phân tích này, giúp học sinh định hướng cách giải, hình thành các bước giải, chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức cần phục vụ cho quá trình giải bài tập. Đồng thời hình thành cho các em một phương pháp phân tích nội dung một bài tập. 
 ở phần trình bày của mình, tôi đã đưa ra một số bài tập cơ điển hình có nhiều cách giải. Trong mỗi bài tập, tôi đã đưa ra hai cách giải có kèm theo việc phân tích các cách. Trong phân tích, đã cho các em thấy được các đơn vị kiến thức cơ bản được sử dụng trong cách giải và chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của cách giải đó.
 Qua những vấn đề đã nêu, tôi mong muốn hình thành cho các em phương pháp tư duy độc lập – Sáng tạo. Giúp các em nắm chắc hơn về bản chất, về cơ chế của các hiện tượng cơ học, các nội dung kiến thức lí thuyết và vận dụng chúng một cách linh hoạt, năng động, sáng tạo. Đồng thời, qua đó giúp các em biết cách nghiên cứu và khai thác cách giải trong các tài liệu tham khảo. Biết dựa vào tài liệu để nhận thức một vấn đề và từ vấn đề đó phải biết mở rộng, biết khái quát tổng hợp để được một phương pháp giải cho riêng mình. 
 Với những ý kiến và con đường đi trên có thể là chưa đầy đủ. Song tôi tin tưởng rằng, phần nào đó có thể giúp các em hiểu sâu thêm về một vấn đề, hình thành một thói quen tự lực trong tư duy, biết suy xét một vấn đề ở nhiều góc độ. Ngược lại, trong phần viết và trình bày của mình có thể vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
 MỤC LỤC
- Phần I: Đặt vấn đề Trang 2 - 4
- Phần II: Giải quyết vấn đề Trang 5 - 15
- Phần III: Kết luận Trang 16 - 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tài liệu SGK vật lí lớp 8 cải cách - Xuất bản 2004.
2. Tài liệu giáo khoa chuyên vật lí - XB 1995.
3. 200 bài tập vật lí chọn lọc - Tác giả Vũ Thanh Khiết.
4. Tuyển tập các bài toán vật lí cơ bản.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THIẾT KẾ
 *** *** *** *** *** *** *** *** ***
TÌM THÊM CÁCH GIẢI CHO MỘT VÀI DẠNG TOÁN CƠ ĐIỂN HÌNH Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Người thực hiện: Mai Khánh Lợi
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Tháng 03 năm 2010

File đính kèm:

  • docSKKN_VAT_LY_DAT_GIAI_CAP_TINH.doc
Sáng Kiến Liên Quan